Có một câu chuyện ngụ ngôn rất thú vị như sau:
“Ngày kia có một chú khỉ nhỏ quyết định đi chơi lang thang trong rừng. Chú khỉ không biết đi đâu nhưng đã khởi hành từ sáng sớm. Chú nhảy từ cành cây này qua cành cây khác cho đến khi thấy mệt. Rồi chú gặp chàng bò tót. Chàng bò tót hỏi, “Cậu trẻ đi đâu đó?” Chú khỉ trả lời rằng chú không biết đi đâu nhưng bây giờ đã mệt rồi. Chàng bò tót nói, “Vậy leo lên lưng tôi để tôi chở chú đi.” Chú khỉ con leo lên lưng bò tót và chúng đi với nhau cách chậm rãi.
Một lúc sau có con chim đại bàng mẹ rất lớn bay theo. Chim đại bàng mẹ hỏi: “Chú khỉ con, chú đang đi đâu đó?” Chú khỉ trả lời: “Cháu không biết nhưng chắc chắn cháu đang đi chậm lắm.” Chim đại bàng nói: “Vậy hãy để ta ôm chú lên và bay nhanh hơn nhé.” Chú khỉ trẻ nói: “Thế thì thích quá!”
Thế là chim đại bàng mẹ cắp chú khỉ trong đôi chân mạnh mẽ của nó và bay thật nhanh về tổ. Bầy chim con trong tổ mừng rỡ khi thấy chú khỉ, chúng túm lại xé xác chú khỉ làm bữa ăn tối.”
Hẳn khi đọc xong câu chuyện trên, bạn đã rút ra một bài học quan trọng: “Nếu bạn không biết bạn đang đi đâu thì chắc chắn bạn sẽ đi đến một nơi mà bạn không muốn đến.”
Vậy bạn đang đi đâu và bạn có biết chắc mình sẽ về đâu chưa?
Người Việt Nam xưa thường nhắc câu, “Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống!” Kinh nghiệm này cho thấy sống hay chết liên quan đến sự biết hay không biết. Người đầu tiên nói câu nầy là cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Câu nói này nay đã trở thành thành ngữ được nhiều người biết đến và hay trưng dẫn ra trong những câu chuyện người già nhắc lại cho người trẻ.
Trong sách lịch sử cũng nói nhiều đến: Khôn - Dại - Sống - Chết.
Ngày xưa, vua Ai Công, nước Lỗ, hỏi Đức Khổng Tử:
- Người khôn có sống lâu không?
Khổng Tử đáp:
“Khôn thì sống lâu, chứ dại thì sống lâu sao được! Có cái chết là tự mình làm cho mình chết, chứ không phải số mệnh đáng phải chết: Ăn uống không chừng mực, thức ngủ không điều độ, làm lụng khó nhọc quá, lười biếng, chơi bời quá, người như thế phải chết về bệnh tật. Phận là người dưới mà can phạm người trên, lòng tham muốn không chừng, tính yêu cầu không chán, người như thế thì chết về hình pháp. Mình ngu mà kình địch với người khôn, mình yếu mà khinh bỉ người mạnh; không biết lượng sức mình mà cứ giận dữ làm liều, người như thế thì chết về binh đao. Ba thứ chết ấy, thực không phải là số mệnh, chỉ tự mình giết mình mà thôi.” (Trích Thành ngữ Điển tích Danh nhân Từ điển của Trịnh Vân Thanh, NXB Xuân Thu, 1966).
Cụ Phan Bội Châu, một danh nhân Việt Nam yêu nước cũng có viết:
“Khôn thì người ghét, tìm cách mưu hại cho chết; dại thì dễ bị dìm, bị hại, cũng chết; chỉ có người biết tùy thời mà hành động, gặp lúc địch mạnh thì ẩn nhẫn tránh xa để rèn luyện sức mạnh; đợi lúc địch yếu hoặc bận tay với kẻ khác thì xông vào đánh bất thình lình, có vậy mới sống được.” (theo Việt Nam Tự Điển).
Biết để sống trên đời là cần thiết
“Biết thì sống” là câu nói thật hay. Vấn đề biết hay không biết thật là quan trọng. Nhờ biết thích nghi với hoàn cảnh mà dân tộc Việt Nam tồn tại cho đến ngày nay và cũng nhờ ham hiểu biết mà đầu óc dân Việt không thua gì các dân tộc khác trên thế giới. Chúng ta có thể tự hào về dân tộc Việt Nam trên nhiều phương diện.
Ở tại Hoa Kỳ, hầu như ngành nào quan trọng cũng có người Việt Nam chen chân sánh bước. Học sinh Việt Nam nhiều em nổi tiếng học giỏi. Nhiều công nhân Việt Nam được chủ nhân công ty kính nể vì khả năng thông thạo công việc và tính cần cù, tháo vát. Truyền thống ham học, trọng tri thức vẫn sống mạnh giữa cộng đồng người Việt. Tinh thần “thờ cha kính mẹ” hay “kính lão đắc thọ” của người Việt không thua kém chút nào so với các dân tộc khác. Biết để sống là giá trị trường tồn của dân tộc Việt xưa nay.
Muốn biết chúng ta cần dừng lại lắng nghe, học hỏi và nghiên cứu thêm, nhưng nhiều người Việt hay có cách nói chủ quan: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” Điều này có thể dẫn đến thái độ bịt tai lại với nhiều điều mới mẻ đáng biết, đáng nghe. Một điều mà nhiều người không để ý giữa những lo toan, bận rộn của cuộc sống nhưng nó lại là điều quan trọng nhất, một nhu cầu cần thiết: đó là hiểu biết tâm linh. Thân thể chúng ta cần ăn uống hít thở để sống, linh hồn cũng cần sống như vậy. Biết thì sống. Không biết thì chết.
Biết để sống đời đời là cần thiết và quan trọng nhất
Sống không phải chỉ là hiện hữu nhưng là sống một cách có giá trị, có ý nghĩa và có mục đích. Thời gian chúng ta sống trên đời nầy thật ngắn ngủi so với cõi đời đời. Đời này ta đang thấy, đời sau ta chưa thấy nhưng những gì thấy được chỉ là tạm, còn những gì chúng ta không thấy được là vô cùng vô tận. Đời này tạm bợ, đời sau lâu dài. Kinh Thánh nhắc nhở: “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần rồi chịu phán xét.” Chết thể xác không phải là hết, chết chỉ là cánh cửa mở ra dẫn ta vào cõi đời đời.
Vì vậy, người Việt chúng ta hay nói là “qua đời”, nghĩa là có đời sau; hoặc nói “về chầu Trời” nghĩa là gặp Thượng Đế chứ ít khi dùng từ “chết”. “Sống là cõi tạm, chết là cõi về.” Chúng ta biết nhiều về cõi tạm nhưng biết rất ít cõi về. Chúng ta thường lo đầu tư cho cõi tạm mà không biết lo đầu tư cho cõi vĩnh hằng. Chúng ta quên rằng sống trên đời nầy là để chuẩn bị cho cuộc sống đời sau. Sớm muộn gì mỗi chúng ta sẽ phải ra mắt trước Thượng Đế - Đấng Tạo Hóa. Chúng ta sẽ phải trả lời những câu hỏi của Ngài về lý do Ngài cho chúng ta vào Thiên Đàng.
Vì vậy, chữ biết thật sự cần thiết là phải biết chuẩn bị cho cuộc hành trình đi về cõi đời đời của mỗi chúng ta. Ca dao Việt Nam có câu: “Biết được cơ Trời việc đời chẳng khó.” Nếu ông Trời không bày tỏ cho chúng ta biết gì về ý muốn của Ngài, về cõi đời đời, về bí quyết sự sống vĩnh phúc, thì không một người khôn ngoan, không một nhà hiền triết nào có thể giúp cho chúng ta được.
Kinh Thánh chép: “sự sống đời đời là nhận biết Đức Chúa Trời có một và thật và Chúa cứu thế Jesus mà cha đã sai đến…”. Mong bạn thật sự biết được điều quan trọng nhất cho cuộc đời mình. By: Văn Huệ.
Lời thêm: "Biết" theo đạo Phật mình là nên biết cuộc đời là giả tạm, Thân vọng, Tâm vọng. Biết để tìm về Chân Tâm (từ vô thỉ đã có, là cái Thiệt của mình) để không tham đắm Tài-Lợi-Danh, bình thản trước sự được và cái mất, trở về với sự tu học, tu tập, chọn một pháp môn thích hợp mà tu hành, giúp Chơn Tâm hiển lộ.
“Ngày kia có một chú khỉ nhỏ quyết định đi chơi lang thang trong rừng. Chú khỉ không biết đi đâu nhưng đã khởi hành từ sáng sớm. Chú nhảy từ cành cây này qua cành cây khác cho đến khi thấy mệt. Rồi chú gặp chàng bò tót. Chàng bò tót hỏi, “Cậu trẻ đi đâu đó?” Chú khỉ trả lời rằng chú không biết đi đâu nhưng bây giờ đã mệt rồi. Chàng bò tót nói, “Vậy leo lên lưng tôi để tôi chở chú đi.” Chú khỉ con leo lên lưng bò tót và chúng đi với nhau cách chậm rãi.
Một lúc sau có con chim đại bàng mẹ rất lớn bay theo. Chim đại bàng mẹ hỏi: “Chú khỉ con, chú đang đi đâu đó?” Chú khỉ trả lời: “Cháu không biết nhưng chắc chắn cháu đang đi chậm lắm.” Chim đại bàng nói: “Vậy hãy để ta ôm chú lên và bay nhanh hơn nhé.” Chú khỉ trẻ nói: “Thế thì thích quá!”
Thế là chim đại bàng mẹ cắp chú khỉ trong đôi chân mạnh mẽ của nó và bay thật nhanh về tổ. Bầy chim con trong tổ mừng rỡ khi thấy chú khỉ, chúng túm lại xé xác chú khỉ làm bữa ăn tối.”
Hẳn khi đọc xong câu chuyện trên, bạn đã rút ra một bài học quan trọng: “Nếu bạn không biết bạn đang đi đâu thì chắc chắn bạn sẽ đi đến một nơi mà bạn không muốn đến.”
Vậy bạn đang đi đâu và bạn có biết chắc mình sẽ về đâu chưa?
Người Việt Nam xưa thường nhắc câu, “Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống!” Kinh nghiệm này cho thấy sống hay chết liên quan đến sự biết hay không biết. Người đầu tiên nói câu nầy là cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Câu nói này nay đã trở thành thành ngữ được nhiều người biết đến và hay trưng dẫn ra trong những câu chuyện người già nhắc lại cho người trẻ.
Trong sách lịch sử cũng nói nhiều đến: Khôn - Dại - Sống - Chết.
Ngày xưa, vua Ai Công, nước Lỗ, hỏi Đức Khổng Tử:
- Người khôn có sống lâu không?
Khổng Tử đáp:
“Khôn thì sống lâu, chứ dại thì sống lâu sao được! Có cái chết là tự mình làm cho mình chết, chứ không phải số mệnh đáng phải chết: Ăn uống không chừng mực, thức ngủ không điều độ, làm lụng khó nhọc quá, lười biếng, chơi bời quá, người như thế phải chết về bệnh tật. Phận là người dưới mà can phạm người trên, lòng tham muốn không chừng, tính yêu cầu không chán, người như thế thì chết về hình pháp. Mình ngu mà kình địch với người khôn, mình yếu mà khinh bỉ người mạnh; không biết lượng sức mình mà cứ giận dữ làm liều, người như thế thì chết về binh đao. Ba thứ chết ấy, thực không phải là số mệnh, chỉ tự mình giết mình mà thôi.” (Trích Thành ngữ Điển tích Danh nhân Từ điển của Trịnh Vân Thanh, NXB Xuân Thu, 1966).
Cụ Phan Bội Châu, một danh nhân Việt Nam yêu nước cũng có viết:
“Khôn thì người ghét, tìm cách mưu hại cho chết; dại thì dễ bị dìm, bị hại, cũng chết; chỉ có người biết tùy thời mà hành động, gặp lúc địch mạnh thì ẩn nhẫn tránh xa để rèn luyện sức mạnh; đợi lúc địch yếu hoặc bận tay với kẻ khác thì xông vào đánh bất thình lình, có vậy mới sống được.” (theo Việt Nam Tự Điển).
Biết để sống trên đời là cần thiết
“Biết thì sống” là câu nói thật hay. Vấn đề biết hay không biết thật là quan trọng. Nhờ biết thích nghi với hoàn cảnh mà dân tộc Việt Nam tồn tại cho đến ngày nay và cũng nhờ ham hiểu biết mà đầu óc dân Việt không thua gì các dân tộc khác trên thế giới. Chúng ta có thể tự hào về dân tộc Việt Nam trên nhiều phương diện.
Ở tại Hoa Kỳ, hầu như ngành nào quan trọng cũng có người Việt Nam chen chân sánh bước. Học sinh Việt Nam nhiều em nổi tiếng học giỏi. Nhiều công nhân Việt Nam được chủ nhân công ty kính nể vì khả năng thông thạo công việc và tính cần cù, tháo vát. Truyền thống ham học, trọng tri thức vẫn sống mạnh giữa cộng đồng người Việt. Tinh thần “thờ cha kính mẹ” hay “kính lão đắc thọ” của người Việt không thua kém chút nào so với các dân tộc khác. Biết để sống là giá trị trường tồn của dân tộc Việt xưa nay.
Muốn biết chúng ta cần dừng lại lắng nghe, học hỏi và nghiên cứu thêm, nhưng nhiều người Việt hay có cách nói chủ quan: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” Điều này có thể dẫn đến thái độ bịt tai lại với nhiều điều mới mẻ đáng biết, đáng nghe. Một điều mà nhiều người không để ý giữa những lo toan, bận rộn của cuộc sống nhưng nó lại là điều quan trọng nhất, một nhu cầu cần thiết: đó là hiểu biết tâm linh. Thân thể chúng ta cần ăn uống hít thở để sống, linh hồn cũng cần sống như vậy. Biết thì sống. Không biết thì chết.
Biết để sống đời đời là cần thiết và quan trọng nhất
Sống không phải chỉ là hiện hữu nhưng là sống một cách có giá trị, có ý nghĩa và có mục đích. Thời gian chúng ta sống trên đời nầy thật ngắn ngủi so với cõi đời đời. Đời này ta đang thấy, đời sau ta chưa thấy nhưng những gì thấy được chỉ là tạm, còn những gì chúng ta không thấy được là vô cùng vô tận. Đời này tạm bợ, đời sau lâu dài. Kinh Thánh nhắc nhở: “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần rồi chịu phán xét.” Chết thể xác không phải là hết, chết chỉ là cánh cửa mở ra dẫn ta vào cõi đời đời.
Vì vậy, người Việt chúng ta hay nói là “qua đời”, nghĩa là có đời sau; hoặc nói “về chầu Trời” nghĩa là gặp Thượng Đế chứ ít khi dùng từ “chết”. “Sống là cõi tạm, chết là cõi về.” Chúng ta biết nhiều về cõi tạm nhưng biết rất ít cõi về. Chúng ta thường lo đầu tư cho cõi tạm mà không biết lo đầu tư cho cõi vĩnh hằng. Chúng ta quên rằng sống trên đời nầy là để chuẩn bị cho cuộc sống đời sau. Sớm muộn gì mỗi chúng ta sẽ phải ra mắt trước Thượng Đế - Đấng Tạo Hóa. Chúng ta sẽ phải trả lời những câu hỏi của Ngài về lý do Ngài cho chúng ta vào Thiên Đàng.
Vì vậy, chữ biết thật sự cần thiết là phải biết chuẩn bị cho cuộc hành trình đi về cõi đời đời của mỗi chúng ta. Ca dao Việt Nam có câu: “Biết được cơ Trời việc đời chẳng khó.” Nếu ông Trời không bày tỏ cho chúng ta biết gì về ý muốn của Ngài, về cõi đời đời, về bí quyết sự sống vĩnh phúc, thì không một người khôn ngoan, không một nhà hiền triết nào có thể giúp cho chúng ta được.
Kinh Thánh chép: “sự sống đời đời là nhận biết Đức Chúa Trời có một và thật và Chúa cứu thế Jesus mà cha đã sai đến…”. Mong bạn thật sự biết được điều quan trọng nhất cho cuộc đời mình. By: Văn Huệ.
Lời thêm: "Biết" theo đạo Phật mình là nên biết cuộc đời là giả tạm, Thân vọng, Tâm vọng. Biết để tìm về Chân Tâm (từ vô thỉ đã có, là cái Thiệt của mình) để không tham đắm Tài-Lợi-Danh, bình thản trước sự được và cái mất, trở về với sự tu học, tu tập, chọn một pháp môn thích hợp mà tu hành, giúp Chơn Tâm hiển lộ.
No comments:
Post a Comment