Friday, May 29, 2015

Vì sao toa thuốc bác sĩ kê không ai đọc được?


11:38, Thứ Hai, 01/08/2011 (GMT+7)
“Chữ thế này thì đọc thế nào được?” - Một cụ ông chừng 70 tuổi đứng lạc lõng giữa hàng chục người buông lời than vãn. “Lại còn chữ tây nữa chứ, thế này biết đường nào mà mua, sao mà chữ xấu đến thế.”

Toa thuốc như “gà bới”?

Mới sáng bảnh mắt, trước cửa nhà thuốc của bệnh viện Bạch Mai đã có rất nhiều người đứng xếp hàng chờ mua thuốc, trên tay ai cũng cầm tờ đơn kê thuốc của các bác sỹ. Nhiều người, trong lúc chờ đợi cầm đơn kê lên cố đọc nhưng rồi đành chép miệng, thở dài.

Mô tả ảnh.
Một trong số những đơn thuốc mà bác sỹ đã kê

Chữ thế này thì đọc thế nào được?” - Một cụ ông chừng 70 tuổi đứng lạc lõng giữa hàng chục người buông lời than vãn. “Lại còn chữ tây nữa chứ, thế này biết đường nào mà mua, sao mà chữ xấu đến thế.” “Không sao đâu cụ ơi, lát nữa đưa cho người bán thuốc, người ta khác lấy thuốc cho cụ, cụ bận tâm làm gì. Có ai đọc được chữ bác sỹ bao giờ đâu.” - một phụ nữ trung tuổi đứng gần đó nói.

Biết là khi mang đơn ra quầy thuốc, dược sỹ sẽ biết bác sỹ kê thuốc nào, nhưng bệnh nhân như chúng ta cũng cần biết mình được kê uống loại thuốc nào, có phù hợp hay không chứ. Tại sao bác sỹ là người được đào tạo qua trường đại học lại viết chữ cẩu thả thế này?” - người đàn ông đứng gần đó lên tiếng tranh luận.

Xưa nay vẫn vậy rồi anh ơi, nói ra rả thế mà có thay đổi gì đâu. Mà kể cũng lạ nhỉ. Bác sỹ nhiều tuổi rồi thì không nói, mấy bác sỹ trẻ được học hành đàng hoàng từ bé mà sao vẫn viết chữ xấu đến thế nhỉ?”

Này, anh tinh mắt nhìn xem hộ tôi đây là chữ “u” hay “e e” hả?”

“Đâu cụ, hình như là chữ u đấy cụ ạ. Mà cháu cũng không chắc, khó nhìn quá. Viết kiểu này đúng là đánh đố rồi. Hơn cả gà bới rồi.”

Mô tả ảnh.Mô tả ảnh.
Đơn thuốc của các bác sỹ tại Bệnh viện Bạch Mai

Ông cụ và người được nhờ đọc dùm cùng chăm chú nhìn thêm chút nữa rồi thở dài thườn thượt. Mặc dù ai cũng biết cái điều hiển nhiên này, nhưng trong đầu vẫn không khỏi đặt ra câu hỏi: Vì sao chữ bác sỹ lại xấu đến vậy?

Vì sao chữ bác sỹ lại xấu?

“Chữ bác sỹ à? trước giờ vẫn xấu thế thôi, nó thành truyền thống của ngành y rồi hay sao ấy. Còn nếu hỏi vì sao thì có thể bao biện rằng đông bệnh nhân đến khám quá nên bác sỹ bắt buộc phải viết thật nhanh. Nhanh thì ẩu, mà ẩu thì xấu thôi” - Đó là ý kiến của một trong số những bệnh nhân đến mua thuốc tại nhà thuốc bệnh viện Bạch Mai cho biết.

Nhưng nếu chỉ vì đông bệnh nhân mà viết ẩu thì dường như không được thoả đáng lắm. Thay vì hỏi “dân tình”, chi bằng hỏi đích danh các bác sỹ tương lai thì chắc sẽ ra được câu trả lời.

Nguyễn Thị Hoài Thương (sinh viên năm thứ 3 trường ĐH Y – HN) có vẻ ngạc nhiên trước câu hỏi của tôi. Không phải ngạc nhiên vì câu hỏi của tôi mới mẻ, làm bạn không biết trả lời thế nào. Mà ngạc nhiên vì tại sao tôi lại đi hỏi một câu “cũ rích” như thế. Nhưng rồi bạn cũng vui vẻ kể cho tôi nghe một câu chuyện, có thể tạm gọi là “khởi nguồn” của việc vì sao chữ bác sỹ lại xấu.

Chuyện xưa kể rằng: Thủa ấy, ở bên Tàu có một vị lương y “gia truyền mười mấy đời” nức tiếng giỏi giang. Ông này không chỉ giỏi chữa bệnh mà còn là một nhà thư pháp đại tài, chữ của ông phải nói là nhìn thoáng qua phải khen ngay rằng rất đẹp. Chính vì vậy mà không bao giờ ông có thể viết nhầm đại loại như: “Đau hạch hàm phải” thành “Đau hạch... háng phải” như một số hậu thế thời nay cả.

Mô tả ảnh.
Bệnh nhân xếp hàng mua thuốc tại bệnh viện Bạch Mai

Một hôm, trước khi vị lương y nhà mình đang mải mê suy nghĩ một kiểu thư pháp mới cho chữ “tâm” thì có người làng bên đến nhờ ông kê đơn thuốc. Tại bởi  chưa “qua cơn mộng mị” nên vị lương y đã viết nhầm một nét trong đơn thuốc, mà chữ Tàu viết nhầm một nét xem như đi cả bài. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên, hậu quả là bệnh nhân uống thuốc ấy đã qua đời, và lương y tội nghiệp bị quan tống giam hai năm trong ngục.

Sau khi ra ngục, vì đã bị tước giấy phép hành nghề vĩnh viễn nên vị lương y ấy đành phải kiếm kế mưu sinh bằng nghề... nuôi gà. Một hôm, trong lúc ngắm nhìn đàn gà bới đất tìm giun, “cựu” lương y nọ thở dài ngẩng mặt lên nhìn... giàn mướp hoa vàng mà than rằng:

- Trời ơi, trời hỡi! Phải chi lúc đó trong đơn thuốc ta viết theo kiểu “thư pháp... gà bới” thì trước mặt các quan ta đã có thể cãi chày cãi cối rằng vị thuốc đó “thế này” chứ không phải là “thế kia”, tại người nhà bệnh nhân đã đọc nhầm chứ không phải tại ta viết sai”.

Đời này không được thì truyền cho đời sau vậy. Ông đem kinh nghiệm đó mách nhỏ các con cháu, những đồng nghiệp thế hệ sau để họ tránh tai họa như ông.

Con cháu ông lại nhắc nhở chút chít ông, dần dần các “đấng” hậu thế cứ thế mà noi theo. Ai ai cũng dùng “chữ bác sĩ” kê đơn cho chắc!

Đó chỉ chuyện vui mà bọn em thường hay kể cho nhau nghe thôi chị, chứ thực ra chữ bác sỹ xấu là do rất nhiều nguyên nhân. Ví dụ như: khi đi học, thầy giáo đọc nhanh quá nên bọn em phải cố gắng chép cho kịp bài nên không thể nắn nót được, và sau này ra đi làm có thể thành quen nên viết ẩu. Hoặc có thể do chữ người đó xấu sẵn rồi…” – Thương chia sẻ.

Một lý do mà như người ta vẫn thường nói, đó là một số bác sỹ giấu dốt nên cố tình viết nghệch ngoạc đi, để lỡ có điều gì thì còn đổ cho cái này, cái kia được. (như câu chuyện vừa kể)” - Trần Hoài Nam (sinh viên năm 2 – ĐH Y HN) cho biết.

“ Theo em thì do những tên thuốc cũng như dược liệu, hóa chất quá nhiều và quá loằn ngoằn, dài khó nhớ, nhiều khi bác sĩ cũng không thể nhớ hết nên chỉ nhớ được đặc điểm nhận dạng là khúc đầu tên thuốc, phần còn lại thì ghi loằn ngoằn để cho dược sỹ tự hiểu” - Nguyễn Thu Trà (sinh viên năm 2 – ĐH Y) cho biết.

Có thể thấy, có rất nhiều lý do khác nhau để giải thích cho việc viết chữ xấu của các bác sỹ. Đây đều là những lý do đơn giản, dễ hiểu và có thể là khá chính đáng để biện minh. Ai ai cũng biết những điều đó, còn bệnh nhân thì mỗi lần đi khám bệnh, nhận đơn, mua thuốc thì kêu vẫn hoài kêu. Kếu thế chứ có kêu nữa thì vẫn vậy, vẫn chưa thay đổi được gì nhiều. Chỉ tự hỏi: các bác sỹ đã được dạy gì, học gì ở trong trường đại học?  

Dược sĩ  cũng đọc nhầm toa thuốc?

Một bà hàng xóm ở gần nhà tôi đưa ông chồng đi khám bệnh. Bác sỹ khám xong, kê toa trong đó có một loại thuốc bổ có tên là “a-si-bi-ô” (Assibiol). Tiếng Tây lại viết loằng ngoằng  nên hai ông bà già không thể đọc được và  cũng chẳng hiểu gì. Mang đơn thuốc ra hiệu thuốc hỏi mua. Cô dược sỹ cầm đơn đọc rồi đưa cho bà ấy một tuýp thuốc và tính tiền. Bà ấy thấy hơi lạ, vì đây là thuốc bôi chứ không phải thuốc uống nhưng cũng không hỏi gì mà mang về. Đến tối ăn cơm xong, do mắt kém quá không đọc nổi hướng dẫn sử dụng nên mới nhờ đứa con gái đọc hộ. Đọc xong mới giật mình vì hoá ra đây là thuốc bôi ghẻ chứ không phải thuốc bổ gì.

Sáng hôm sau, bà ấy mới chạy ra hiệu thuốc hỏi cô dược sỹ thì cô ấy mới trả lời: Chiều hôm qua vội quá nên cháu nhìn không kỹ, chữ bác sỹ xấu quá làm cháu nhầm Ascabiol thành Assibiol.

Nghe xong cả hai được một phen tá hoả, chung quy thì cũng chỉ tại chữ bác sỹ xấu quá mà thành ra nhầm lẫn như vậy. Đấy, ngay cả dược sỹ còn dịch  không ra thì chúng ta đọc làm sao được”

Có thể thấy, việc viết chữ xấu của bác sỹ sẽ gây ra những hậu quả khôn lường đối với bệnh nhân. Câu chuyện mà người phụ nữ kia vừa kể vẫn còn là may mắn, vì cô dược sỹ mới chỉ đọc nhầm mà đưa cho thuốc bôi, chứ nếu cô ấy đưa cho một loại thuốc uống khác thì không hiểu sẽ thế nào.

Một trường hợp khác cũng suýt là nạn nhân từ việc viết chữ xấu của bác sỹ, đó là anh Nguyễn Văn Hải (116/5 Trương Định – Hà Nội).

Vào tháng 2/2011, anh Hải không may bị tai nạn sau khi va chạm với một xe máy khác ở gần nhà. Sau đó anh Hải được đưa đi cấp cứu và tình trạng khá nguy kịch vì mất máu nhiều. Trước khi chuyển anh Hải lên bệnh viện Việt Đức, bác sỹ tại một bệnh viện tư nhân gần đó đã viết thuốc Ménarex (một loại thuốc cầm máu) ra giấy và bảo vợ anh Hải chạy đi mua rồi cho anh Hải uống ngay lập tức.

Vợ anh Hải tức tốc chạy ra hiệu thuốc đưa tờ giấy cho cô dược sỹ, nhưng do chữ bác sỹ xấu quá nên cô bán thuốc đã dịch nhầm thuốc Ménarex (thuốc cầm máu) thành thuốc Mérinax (một thứ thuốc ngủ) và đưa cho vợ anh Hải. Cũng may, khi chị chạy về đến bệnh viện tư nhân thì mọi người đã đưa anh Hải lên Việt Đức.

Chạy lên đến nơi, chị tức tốc chạy vào phòng cho chồng uống thuốc. Các bác sỹ thấy lạ mới hỏi thuốc gì thì chị đưa cho bác sỹ xem. Xem xong mới được phen hú vía, vì suýt chút nữa chị đã cho chồng uống thuốc ngủ và chắc anh Hải đã ngủ luôn.

Giờ nghĩ lại vẫn còn thấy sợ. Đúng là tôi cao số, chứ nếu không chắc giờ không còn ngồi đây được nữa. Chung quy cũng chỉ vì bác sỹ viết chữ xấu mà ra. Nguy hiểm thật” – Anh Hải bàng hoàng kể lại.

Sao không kê toa bằng máy tính?

Liên quan đến vấn đề viết chữ xấu của các bác sĩ, phóng viên đã có cuộc trao đổi nhanh với PGS.TS Nguyễn Đức Hinh - Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội.

Chuyện bác sĩ viết chữ xấu không phải là mới một vài năm trở lại đây mà là một truyền thống từ xưa đến nay, tận từ thời Pháp và cũng không chỉ ở Việt Nam mà phổ biến trên toàn thế giới. Còn bác sỹ học gì từ trường đại học thì chúng tôi chỉ đào tạo chuyên môn, y đức, cứu người… còn chuyện chữ nghĩa thì rèn luyện từ thời phổ thông, chứ đâu phải vào đại học sinh viên mới được học viết chữ…”

Mô tả ảnh.
Trường ĐH Y Hà Nội - Nơi đào tạo các bác sỹ tương lai cho nước nhà

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Đức Hinh, nếu nói rằng vào đại học, do các thầy cô đọc nhanh quá, sinh viên phải thật nhanh mới chép kịp rồi thành ra chữ xấu thì cũng một phần có lý. Vì thế hệ sinh viên trước đây, do điều kiện vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn nên sinh viên trường Y khi lên giảng đường phải chú ý lắng nghe rồi ghi chép nhiều. Còn hiện nay, tài liệu phục vụ cho việc học tập, máy chiếu, micro… cho từng bộ môn đều rất đầy đủ, đảm bảo sinh viên có thể lắng nghe và giảm thiểu việc ghi chép rất nhiều.

Nếu để phân tích các lý do mà bác sỹ viết chữ xấu thì nhiều vô kể. Còn ngay cả Bộ Y tế cũng đã nhắc đi nhắc lại các quy cách viết toa thuốc mà sinh viên y khoa nào cũng đã đựơc học từ các năm cuối trong trường Y. Nên đôi khi, còn do ý thức của mỗi sinh viên nữa. Riêng nhà trường, các thầy cô cũng cố gắng nhắc nhở và lồng ghép các câu chuyện liên quan đến hậu quả của việc chữ viết xấu của các bác sỹ để giáo dục sinh viên.”

Mô tả ảnh.
PGS.TS Nguyễn Đức Hinh - Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội

Bên cạnh đó, ông Hinh đã đưa ra một số giải pháp để cải thiện việc viết chữ xấu của bác sỹ như: đưa tất cả dữ liệu y học vào mẫu chung, quản lý bằng hệ thống hoàn chỉnh trên máy tính, bao gồm cả việc kê toa của bác sĩ. Ở Pháp, 100% các bệnh viện kê toa bằng máy tính. Như vậy bác sĩ không phải viết bằng tay…

Không ai một ngày ra nhiều mệnh lệnh liên quan trực tiếp đến sinh mệnh con người như bác sĩ. Vì trong toa, mọi thứ thuốc đều là thuốc độc, kể cả thuốc bổ nếu dùng không đúng cách. Một ông bác sĩ đông bệnh nhân mỗi ngày có thể kê đến hàng trăm lệnh... chết người. Chính vì vậy chữ viết 

No comments:

Post a Comment