Sunday, November 22, 2015

Duy Na * Duyệt Chúng.

PHẦN I

BÀI THỨ 21

DUY NA, TĂNG TRỊ,
KIỀN CHÙY, TÍCH TRƯỢNG

          DUY NA:  Chức Duy na bên Ấn Độ cùng với nước ta không đồng nhau. Vì sao? Bởi Ấn Độ thẳng ngay chức Duyệt chúng gọi là Duy Na, còn ở nước ta ngoài chức Duy Na có thêm chức Duyệt Chúng.

            TĂNG TRỊ:  Trong chúng Tăng luân phiên trị nhựt, để xem xét các việc chùa và chúng vậy.

            KIỀN CHÙY: Tức là bên tây Vức (Ấn Độ) mỗi khi tới kỳ nhóm chúng, thường đánh lên những tiếng: Chuông, trống, mõ và khánh v.v… để chúng Tăng biết thời nhóm họp gọi là tiếng Kiền Chùy.

            TÍCH TRƯỢNG: Tích trượng cũng gọi là Trí trượng. Thầy Tỳ Kheo đi khất thực, khi đến ngoài cửa nhà của người, thì rung cây tích trượng cho có tiếng kêu lên nghe lích kích, lích tích, để cho người biết đúng thời mà đem cơm ra cúng thí. Trên đầu cây tích trượng có làm 4 khâu, 12 vòng, để tiêu biểu cho pháp Tứ Đế và pháp Thập nhị nhơn duyên vậy.

            LỜI PHỤ:

            Duy na: Là người đứng bên chuông( Khi khóa lễ để ra ni mẫu cách thức cho chúng noi theo , cũng như người chỉ huy ra hiệu lịnh).

            Duyệt chúng:  Là người đứng bên mõ, đánh mõ cho có trường canh, theo điệu “tiềng bần hậu phú”. Ban đầu tụng tiếng nhỏ và hưỡn đãi, sau lần lớn và mau, làm cho trong chúng sanh lòng vui thích nên gọi là Duyệt chúng.

            Tích trượng:  Tích, là sắt; trượng, là gậy nghĩa là cây gậy bằng sắt, có ba ý:
1)      Khi rung làm cho người trong nhà biết đem cơm ra cúng dường.
2)      Khi đi đường gặp chó dữ nó nhảy ra muốn cắn; liền đưa các đầu gậy tích (có 4 khâu, 12 hưỡng) này cho nó cắn, nó cắn một hồi mệt mỏi, thì nó phải thua.
3)      Khi qua sông, rạch, trước hết phải lấy cây tích dò thử coi cạn sâu để tránh sự ướt át… hiểm nguy.


Trí trượng:  Có nghĩa là người tu hành nương nhờ cây gậy này mà sự tu hành càng thêm tăng tiến và phát sanh trí huệ, nên gọi là trí trượng.


No comments:

Post a Comment