Chuyện chị Mận giội nước rửa ban thờ hay ngụp lặn trong hố phân heo chỉ là hành động trong giai đoạn bệnh còn... nhẹ. Sau đó, chị còn tự cắt gân tay, lấy dao cứa cổ và rượt đuổi đòi giết chồng.
Phát bệnh sau khi… nghe chuyện ma
Trước cổng trường Đại học Nông nghiệp I (thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội) có một quán ăn rất đông khách. Anh chủ quán tên Minh, kiêm luôn đầu bếp, lúc nào vui vẻ, niềm nở với khách. Chị Mận là vợ anh Minh, vừa là thủ quỹ và cũng là chân chạy bàn chính của quán.
Khách hàng đều hài lòng với bà chủ quán vui vẻ, hay nói hay cười. Có người thậm chí không tiếc lời khen rằng chị Mận sắc sảo, tính toán cẩn thận, bán buôn tài tình. Họ chẳng bao giờ ngờ nổi chị Mận từng là bệnh nhân tâm thần nặng.
Chị Mận hiện nay lạc quan, vui vẻ, không còn là bệnh nhân tâm thần
Chị Mận đã từng rạch tay mình khi lên cơn điên
Mấy vết cắt ở gáy là do chị Mận tự cứa
Anh Minh bàng hoàng kể lại quãng thời gian chăm sóc người vợ tâm thần
Trước cổng trường Đại học Nông nghiệp I (thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội) có một quán ăn rất đông khách. Anh chủ quán tên Minh, kiêm luôn đầu bếp, lúc nào vui vẻ, niềm nở với khách. Chị Mận là vợ anh Minh, vừa là thủ quỹ và cũng là chân chạy bàn chính của quán.
Khách hàng đều hài lòng với bà chủ quán vui vẻ, hay nói hay cười. Có người thậm chí không tiếc lời khen rằng chị Mận sắc sảo, tính toán cẩn thận, bán buôn tài tình. Họ chẳng bao giờ ngờ nổi chị Mận từng là bệnh nhân tâm thần nặng.
Chị Mận hiện nay lạc quan, vui vẻ, không còn là bệnh nhân tâm thần
Chị Mận phát bệnh thần kinh từ năm 2008. Lúc bấy giờ, chị là công nhân của một nhà máy may. Kể lại quãng thời gian đó, người phụ nữ 40 tuổi mạch lạc: “Tôi nghĩ bệnh của mình là do ức chế tâm lý lâu dài vì đầu óc căng thẳng do tiếng ồn. Công việc của tôi phải đứng máy liên tục trong 8 tiếng làm việc nên người lúc nào cũng căng như dây đàn. Buồn bực, mệt mỏi!
Tôi nhớ, hôm ấy tôi làm ca đêm thì nhà máy mất điện, mấy chị em công nhân quây quần buôn chuyện. Họ kể chuyện ma tà, quỷ quái để trêu đùa nhau. Ngay lúc đó, tôi không sợ hãi gì lắm. Song, khi có điện trở lại, tôi quay về đứng máy, thì trong đầu tôi xuất hiện cảm giác lo sợ vẩn vơ, như kiểu có người khác đang điều khiển mình ấy. Tôi cứ sợ những vấn đề ở đâu đâu, như là có người hại mình, hoặc có người hại gia đình mình”.
Tôi nhớ, hôm ấy tôi làm ca đêm thì nhà máy mất điện, mấy chị em công nhân quây quần buôn chuyện. Họ kể chuyện ma tà, quỷ quái để trêu đùa nhau. Ngay lúc đó, tôi không sợ hãi gì lắm. Song, khi có điện trở lại, tôi quay về đứng máy, thì trong đầu tôi xuất hiện cảm giác lo sợ vẩn vơ, như kiểu có người khác đang điều khiển mình ấy. Tôi cứ sợ những vấn đề ở đâu đâu, như là có người hại mình, hoặc có người hại gia đình mình”.
Lòng bất an, chị Mận xin trưởng ca cho về. Không được đồng ý, chị Mận giả đò xin đi vệ sinh, rồi lừa cả bảo vệ, trốn về nhà. Nỗi sợ hãi mông lung mỗi lúc một lớn, chị Mận liêu xiêu chạy về nhà.
Chị tiếp tục kể (đây là những gì chị còn nhớ được trước khi lý trí bị che mờ hoàn toàn): “Nhà tôi hồi bấy giờ vừa xây xong. Không hiểu sao, tôi cứ thấy mất vệ sinh, dơ dơ ghê ghê thế nào đó. Đặc biệt là ban thờ. Giấy tiền vàng mã làm ban thờ bị ô uế, khiến các cụ giận nên quở phạt. Tôi phải lấy nước, thật nhiều nước, giội vào ban thờ để tẩy uế. Giội mãi, giội mãi, ai can ngăn tôi cũng mặc. Mà càng giội nước, càng thấy uế tạp, không làm sao để làm cho sạch được”.
Chị tiếp tục kể (đây là những gì chị còn nhớ được trước khi lý trí bị che mờ hoàn toàn): “Nhà tôi hồi bấy giờ vừa xây xong. Không hiểu sao, tôi cứ thấy mất vệ sinh, dơ dơ ghê ghê thế nào đó. Đặc biệt là ban thờ. Giấy tiền vàng mã làm ban thờ bị ô uế, khiến các cụ giận nên quở phạt. Tôi phải lấy nước, thật nhiều nước, giội vào ban thờ để tẩy uế. Giội mãi, giội mãi, ai can ngăn tôi cũng mặc. Mà càng giội nước, càng thấy uế tạp, không làm sao để làm cho sạch được”.
Chị Mận đã từng rạch tay mình khi lên cơn điên
Những việc làm khủng khiếp trong lúc mất lý trí
Cho đến bây giờ, chị Mận vẫn phân bua: “Tôi không hiểu sao chồng và mọi người trong nhà lại đối xử với tôi như người điên. Đơn giản là tôi thấy bất an một chút và có hành động ngoài mong muốn một tý. Còn lại, tôi vẫn bình thường, tỉnh táo chứ không rồ dại gì cả”.
Tuy nhiên, đó chỉ là những gì chị Mận nhớ được trong lúc còn tỉnh táo. Sự thật, căn bệnh hoang tưởng đã khiến chị có những việc làm vô cùng đáng sợ. Người chứng kiến rõ ràng nhất những việc làm trong cơn mất lý trí của chị Mận là chồng chị, anh Minh.
Khi phát hiện vợ bị bệnh thần kinh – chính là hôm chị Mận từ công ty trở về và hất nước vào ban thờ - anh Minh hoảng sợ vô cùng. Anh ôm chặt vợ, cố gắng giữ không cho chị tiếp tục lảm nhảm đòi tẩy uế. Sáng hôm sau, bất chấp sự chống cự của vợ, anh Minh đưa chị Mận ra bệnh viện khám xét.
Bác sỹ kết luận cơ thể chị Mận hoàn toàn khỏe mạnh, có chăng, tinh thần của chị bị tổn hại do chịu nhiều áp lực tâm lý. Họ khuyên anh Minh cho vợ nhập viện điều trị tâm thần. Song, 3 lần nhập viện, 3 lần chị Mận bỏ trốn. Có bận, không biết bằng cách nào, chị trốn từ Hà Nội về tận Thái Bình (quê gốc của hai vợ chồng).
Nhận được tin báo, anh Minh chạy xe máy vượt hơn trăm cây số tìm vợ. Đến nơi, anh thấy chị đang nhặt thóc giúp người dân ở cánh đồng. Không ai ngờ rằng chị là người điên.
Tuy nhiên, đó chỉ là những gì chị Mận nhớ được trong lúc còn tỉnh táo. Sự thật, căn bệnh hoang tưởng đã khiến chị có những việc làm vô cùng đáng sợ. Người chứng kiến rõ ràng nhất những việc làm trong cơn mất lý trí của chị Mận là chồng chị, anh Minh.
Khi phát hiện vợ bị bệnh thần kinh – chính là hôm chị Mận từ công ty trở về và hất nước vào ban thờ - anh Minh hoảng sợ vô cùng. Anh ôm chặt vợ, cố gắng giữ không cho chị tiếp tục lảm nhảm đòi tẩy uế. Sáng hôm sau, bất chấp sự chống cự của vợ, anh Minh đưa chị Mận ra bệnh viện khám xét.
Bác sỹ kết luận cơ thể chị Mận hoàn toàn khỏe mạnh, có chăng, tinh thần của chị bị tổn hại do chịu nhiều áp lực tâm lý. Họ khuyên anh Minh cho vợ nhập viện điều trị tâm thần. Song, 3 lần nhập viện, 3 lần chị Mận bỏ trốn. Có bận, không biết bằng cách nào, chị trốn từ Hà Nội về tận Thái Bình (quê gốc của hai vợ chồng).
Nhận được tin báo, anh Minh chạy xe máy vượt hơn trăm cây số tìm vợ. Đến nơi, anh thấy chị đang nhặt thóc giúp người dân ở cánh đồng. Không ai ngờ rằng chị là người điên.
Cầm bàn tay trái của vợ, anh Minh miêu tả: “Chỗ này là nhà tôi tự cắt tay. Cô ấy trốn mọi người, nấp vào một góc rồi cứ rạch cổ tay của mình bằng con dao gọt hoa quả sắc như nước. Máu chảy rười rượi, may mà có người phát hiện kịp, không thì cô ấy đã chẳng còn sống đến bây giờ. Chỉ không để mắt một chút là cô ấy tìm cách tự tử. Mấy vết cắt ở sau gáy cô ấy cũng là do cô ấy dùng dao cứa vào. Lần ấy, vợ tôi cũng suýt chết”.
Mấy vết cắt ở gáy là do chị Mận tự cứa
Không chỉ gây nguy hại cho bản thân, chị Mận (trong lúc điên) còn uy hiếp tính mạng của những người xung quanh. Khi bệnh viện không cầm giữ nổi chị Mận, anh Minh đưa chị về nhà để tìm cách chữa trị và phải gửi đứa con 7 tuổi về nhà nội. Còn một mình, anh luôn cảnh giác và sẵn sàng... bỏ chạy.
Anh giải thích: “Vợ tôi có thể bất thình lình nổi cơn điên và cầm dao đòi chém tôi bất cứ lúc nào. Hàng xóm không ai lạ gì cảnh tôi chạy bán sống bán chết đằng trước, vợ tôi huơ huơ dao sắc đuổi sát phía sau. Tôi chạy đến lúc cô ấy thấm mệt thì lại khống chế cô ấy, đưa về nhà”.
Anh giải thích: “Vợ tôi có thể bất thình lình nổi cơn điên và cầm dao đòi chém tôi bất cứ lúc nào. Hàng xóm không ai lạ gì cảnh tôi chạy bán sống bán chết đằng trước, vợ tôi huơ huơ dao sắc đuổi sát phía sau. Tôi chạy đến lúc cô ấy thấm mệt thì lại khống chế cô ấy, đưa về nhà”.
Bất ngờ khỏi bệnh sau 3 tháng tụng kinh
Như đã nói, anh Minh tìm cách chữa chạy cho vợ bằng cách đưa chị Mận vào viện tâm thần nhưng không hiệu quả. Nghe lời mách nước, nghĩ rằng vợ bị ma ám, anh chuyển sang chạy chữa bằng liệu pháp tâm linh. Tổng cộng, anh đã thực hiện 4 khóa lễ, tiêu tốn rất nhiều tiền bạc với hi vọng đuổi “con ma” trong người vợ ra ngoài. Nhưng việc làm ấy của anh càng làm tình thế thêm bi đát.
Giấu nụ cười khổ não, anh Minh cho biết: “Mỗi lần làm lễ để đuổi ma cho vợ tôi, các thầy cúng đều đòi ít nhất là 10 triệu. Đỉnh điểm là tôi chi 52 triệu cho một khóa lễ ở tận Hàm Rồng (Thanh Hóa). Song, bệnh của vợ tôi không thuyên giảm mà còn nặng hơn. Thầy cúng bảo là con ma trong người vợ tôi ghê gớm quá, cách cuối cùng là mua 2 can nước “đầu nguồn” – được hứng ở… đỉnh Fanxipan – cho vợ tôi tắm, giá là 10 triệu, thì mới mong khỏi bệnh. Ấy thế mà, tiền mất tật mang, vợ tôi chẳng “bớt điên” tý nào”.
Anh Minh bàng hoàng kể lại quãng thời gian chăm sóc người vợ tâm thần
Tiền hết, vợ mang bệnh, anh Minh rơi vào cùng quẫn. Giữa lúc khó khăn ấy, có người khuyên anh đưa vợ đến đền Thó chữa bệnh tâm thần cho đỡ tốn kém. Không còn lựa chọn, anh Minh đành đưa vợ đến thôn Lương Tảo C, xin nhà đền tiếp nhận chị Mận.
Về quãng thời gian ở đền Thó, chị Mận nhớ lại: “Khi đặt chân vào đền, tôi thấy rất bình yên, thư thái. Ngày ngày, tôi lao động cùng với các bạn bệnh nhân và được đọc kinh, nghe thầy giảng kinh. Trí óc của tôi như được soi sáng trở lại. Sau hơn 1 tháng, đám mây mù trong óc tôi được vén ra dần dần, tôi tỉnh trí lại.
Lúc ấy, tôi mới biết mình đã bị điên trong thời gian dài – quãng thời gian trước đó, tôi chẳng nhớ gì hết. Tôi quyết tâm tìm lại mình. Ý chí khiến tôi dần dần hồi phục. Sau 3 tháng ở đền, tôi không còn cảm thấy sợ hãi nữa. Tôi trở về đúng là tôi của trước đây”.
Lúc ấy, tôi mới biết mình đã bị điên trong thời gian dài – quãng thời gian trước đó, tôi chẳng nhớ gì hết. Tôi quyết tâm tìm lại mình. Ý chí khiến tôi dần dần hồi phục. Sau 3 tháng ở đền, tôi không còn cảm thấy sợ hãi nữa. Tôi trở về đúng là tôi của trước đây”.
Ông Nguyễn Văn Tự, thủ nhang đền Thó nhớ lại: “Khi mới đến, chị Mận hoàn toàn không có khả năng tự kiểm soát. Chị gào thét, chửi bới tất cả mọi người. Rồi chị toan lao xuống cái ao sâu trước đền để tự vẫn. Lần ấy, chúng tôi ngăn lại được.
Ông Nguyễn Văn Tự, thủ nhang đền Thó
Song, có một lần, chị chui qua hàng rào, sang vườn nhà bên cạnh. Nhà đấy nuôi bầy lợn hơn chục con, tất cả phân lợn tập trung vào một cái ao nhỏ chừng 20m2. Chị nhảy xuống, lặn ngụp ở đấy, chỉ thò mỗi cái mũi lên. Nhà đền phải lấy sào tre kéo chị ta vào bờ vì phân lợn đặc quánh, không ai dám xuống. Thật may, nhờ phúc của nhà chị Mận, sau 3 tháng, chị đã khỏi bệnh và tỉnh táo đến tận bây giờ
Cảnh tượng hàng chục người điên đeo cùm sắt to tướng ở chân, nhễu nhão nước dãi ngồi nghiêm chỉnh đọc kinh Phật trong đền Thó mang lại cảm giác vừa kinh sợ, vừa lạ kỳ. Bản thân những người trông nom đền cũng không thể lý giải tại sao những bệnh nhân điên loạn trở lại bình thường.
Ngặt nghèo ở khâu “đầu vào”
Đền Thó là nơi chữa trị nhiều bệnh nhân tâm thần từ nhiều năm nay
Ông Nguyễn Văn Tự (thủ nhang chính ở đền Thó)
Dù điên loạn và đang đeo cùm, người đàn ông này vẫn ngoan ngoãn đọc kinh
Những bệnh nhân nhẹ được phân công làm bếp
Người bệnh tâm thần đọc kinh tại đền Thó
Qua tìm hiểu, đền Thó (hay còn gọi là đền Nhật Tảo ở xã Lương Tài, Văn Lâm, Hưng Yên) đã trở thành “đất lành” của bệnh nhân tâm thần từ lâu. Thế nhưng, số lượng bệnh nhân tại đền này không bao giờ quá nhiều, thường là dưới 100 người. Nguyên nhân một phần là vì bệnh nhân luân chuyển, người khỏi rời đi, người bệnh mới nhập vào.
Song, gốc rễ nằm ở chỗ những người trông nom ngôi đền cổ kính này không dám nhận bừa bệnh nhân. Người có vấn đề thần kinh phải trải qua một cuộc “khảo nghiệm” trước khi được tiếp nhận chữa trị tại đền Thó. “Ban giám khảo” đánh giá kết quả “khảo nghiệm” là “Thánh” chứ chẳng phải người trần.
Song, gốc rễ nằm ở chỗ những người trông nom ngôi đền cổ kính này không dám nhận bừa bệnh nhân. Người có vấn đề thần kinh phải trải qua một cuộc “khảo nghiệm” trước khi được tiếp nhận chữa trị tại đền Thó. “Ban giám khảo” đánh giá kết quả “khảo nghiệm” là “Thánh” chứ chẳng phải người trần.
Đền Thó là nơi chữa trị nhiều bệnh nhân tâm thần từ nhiều năm nay
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tự (thủ nhang chính ở đền Thó) phân trần: “Tục lệ truyền đời này qua đời khác trong họ tôi là như vậy, tôi chỉ biết nối tiếp. Nói thật, tôi không phải là người mê tín dị đoan, và cũng rất ít khi tin những chuyện hoang đường, nhưng, có những chuyện xảy ra khiến tôi không thể giải thích được, chỉ có thể coi là ứng nghiệm của tâm linh.
Theo đó, bước đầu tiên mang tính lễ nghi (nghi lễ này do bố tôi trực tiếp dạy cho tôi, không truyền cho người ngoài), đấy là lễ xin “Thánh” tiếp nhận bệnh nhân. Ý chí của “Thánh” được thể hiện qua hai đồng tiền Âm – Dương. Nếu “Thánh” đồng ý tiếp nhận bệnh nhân, gieo Âm – Dương sẽ lên một đồng sấp, một đồng ngửa. Nếu không được như vậy thì nhất định không được tiếp nhận bệnh nhân, vì chữa thế nào cũng không khỏi, còn thiệt mình, hại người”.
Theo đó, bước đầu tiên mang tính lễ nghi (nghi lễ này do bố tôi trực tiếp dạy cho tôi, không truyền cho người ngoài), đấy là lễ xin “Thánh” tiếp nhận bệnh nhân. Ý chí của “Thánh” được thể hiện qua hai đồng tiền Âm – Dương. Nếu “Thánh” đồng ý tiếp nhận bệnh nhân, gieo Âm – Dương sẽ lên một đồng sấp, một đồng ngửa. Nếu không được như vậy thì nhất định không được tiếp nhận bệnh nhân, vì chữa thế nào cũng không khỏi, còn thiệt mình, hại người”.
Ông Nguyễn Văn Tự (thủ nhang chính ở đền Thó)
Sau khi bệnh nhân được nhà đền tiếp nhận, gia đình không được gặp nữa. Hàng tháng, mỗi gia đình có bệnh nhân lưu trú tại đền đóng gạo (từ 5kg đến 30 kg, tùy khả năng) và tiền (50 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng, nhà đền không nhận vượt quá số tiền này vì quy định truyền đời là trị bệnh điên để làm phúc chứ không phải để làm giàu).
Ngoài ra, nhà đền còn 2 mẫu ruộng hương hỏa từ đời các cụ truyền lại. Bệnh nhân và các thành viên trong dòng họ Nguyễn ở thôn Lương Tảo C chung tay trồng cấy trên thửa ruộng này để lấy lương thực, phục vụ cuộc sống.
Ngoài ra, nhà đền còn 2 mẫu ruộng hương hỏa từ đời các cụ truyền lại. Bệnh nhân và các thành viên trong dòng họ Nguyễn ở thôn Lương Tảo C chung tay trồng cấy trên thửa ruộng này để lấy lương thực, phục vụ cuộc sống.
Ông Tự chia sẻ: “Người dân đồn rằng gia đình tôi nuôi người điên để trục lợi, nhưng, điều ấy là sai hoàn toàn. Tôi và các thành viên trong họ làm công việc này là do Tổ truyền, chứ nào phải mưu cầu vật chất. Có trường hợp, gia đình người bệnh đưa họ đến đền rồi bỏ mặc, chúng tôi vẫn phải nuôi không. Âu cũng là cái nghiệp mà dòng họ chúng tôi phải mang”.
Bệnh nhân tìm lại bản thân qua lao động và đọc kinh
Theo quan sát thực tế, kết hợp với lời kể của ông Tự, thấy rằng bệnh nhân tại đền Thó đều hiền lành, dễ bảo một cách khó tin. Họ chấp nhận sự phân phó của thủ nhang, dù trước khi bước vào ngôi đền này, họ từng có những hành động rồ dại, cuồng điên.
Chỉ vào một anh chàng đang đi lơ ngơ ở khoảng sân trước cửa đền, ông Tự bảo: “Bệnh nhân này từ miền Nam ra. Gia đình gần như phải bắt trói anh ta để đến trước cửa Thánh, vì anh ta quậy phá khủng khiếp, ai đến gần đều bị đấm, đạp. Thế mà, từ lúc được nhận vào đền, anh ta thay đổi hẳn, trở thành một người rất bình tĩnh, vừa đi dạo vừa... làm thơ”.
Chỉ vào một anh chàng đang đi lơ ngơ ở khoảng sân trước cửa đền, ông Tự bảo: “Bệnh nhân này từ miền Nam ra. Gia đình gần như phải bắt trói anh ta để đến trước cửa Thánh, vì anh ta quậy phá khủng khiếp, ai đến gần đều bị đấm, đạp. Thế mà, từ lúc được nhận vào đền, anh ta thay đổi hẳn, trở thành một người rất bình tĩnh, vừa đi dạo vừa... làm thơ”.
Dù điên loạn và đang đeo cùm, người đàn ông này vẫn ngoan ngoãn đọc kinh
Sự chuyển biến “ngoặt 180 độ” của bệnh nhân từ khi bước chân vào đền Thó khiến không ít người dân ở xung quanh ngôi đền tỏ ra nghi ngờ. Thậm chí, có lời đồn rằng gia đình ông thủ nhang cho bệnh nhân uống thuốc nên họ mới trở nên ngoan ngoãn, bảo gì làm nấy.
Ông Tự kể khổ: “Những suy diễn ấy quả thật là sai hoàn toàn. Gia đình nhà đền cũng ăn cùng mâm, uống cùng cốc với bệnh nhân, chứ không có phân biệt. Làm sao có chuyện chúng tôi cho bệnh nhân uống thuốc này nọ. Tôi xin khẳng định, chúng tôi trị bệnh tâm thần không dùng thuốc. Theo “bí quyết” mà ông nội tôi dạy cho bố tôi, rồi bố tôi truyền cho tôi, thì chữa bệnh tâm thần chỉ gồm hai việc: Lao động và đọc kinh”.
Ông Tự kể khổ: “Những suy diễn ấy quả thật là sai hoàn toàn. Gia đình nhà đền cũng ăn cùng mâm, uống cùng cốc với bệnh nhân, chứ không có phân biệt. Làm sao có chuyện chúng tôi cho bệnh nhân uống thuốc này nọ. Tôi xin khẳng định, chúng tôi trị bệnh tâm thần không dùng thuốc. Theo “bí quyết” mà ông nội tôi dạy cho bố tôi, rồi bố tôi truyền cho tôi, thì chữa bệnh tâm thần chỉ gồm hai việc: Lao động và đọc kinh”.
Theo ông Tự, bệnh nhân tâm thần cần phải được cho lao động để kích thích não bộ, đẩy lui những “cơn điên”. Bệnh nhân càng nặng, càng phải làm việc nhiều, việc nặng. Bệnh nhân nhẹ hơn sẽ được giao những việc đơn giản như nhặt lá, quét sân (thế mới có chuyện một bệnh nhân chỉ thực hiện hành động duy nhất suốt cả buổi chiều là nhặt chiếc lá khô từ bên trái bỏ sang bên phải và ngược lại).
Bệnh nhân “tỉnh” hơn chịu trách nhiệm những công việc phức tạp như nấu cơm, rửa bát, thậm chí quản lý những bệnh nhân vẫn còn “say” nặng.
Bệnh nhân “tỉnh” hơn chịu trách nhiệm những công việc phức tạp như nấu cơm, rửa bát, thậm chí quản lý những bệnh nhân vẫn còn “say” nặng.
Những bệnh nhân nhẹ được phân công làm bếp
Thường thì ông Tự phải bày việc cho bệnh nhân lao động. Trong làng, trong xã có gia đình nào xây cửa dựng nhà, ông đều kéo “đội quân người điên” đến làm giúp. Có mặt ông Tự, những người bệnh tâm thần đều không dám phá phách, trái lại, họ làm việc nề nếp như nhóm thợ thực thụ. Những khi không tìm được công việc, ông Tự mua mấy khối cát đổ ở sân như quả núi con, rồi cho bệnh nhân xúc cát từ chỗ này, đổ qua chỗ kia.
Một yếu tố quan trọng không kém trong cách chữa bệnh ở đền Thó là những khóa đọc kinh Phật hàng ngày. Dù bệnh nặng hay nhẹ, buổi tối, sau bữa cơm, bệnh nhân tụ tập trong tiền đường của đền, đọc kinh Dược sư và nghe ông Tự giảng về đạo Phật, về hướng thiện, về trách nhiệm của một con người đối với gia đình và xã hội. Không rõ thế lực thần bí điều khiển, những người tâm thần tưởng như đã mất hết tự chủ lại lành lẽ ngồi trước Phật, Thánh để tụng niệm.
Người bệnh tâm thần đọc kinh tại đền Thó
“Thực ra, kinh Phật mà chúng tôi cho bệnh nhân tụng niệm không khác gì so với kinh Phật thông thường, nghĩa là không có vấn đề bùa chú huyền bí gì ở đây cả” – ông Tự nhấn mạnh – “Chẳng qua, sự tụng niệm ở trong đền Thó dường như mang lại hiệu quả đặc biệt, khiến cho người điên trở nên thư thái, thần trí tỉnh táo dần, thoát khỏi u mê. Bằng chứng là rất nhiều bệnh nhân đã thoát khỏi bệnh điên sau một thời gian điều trị tại ngôi đền này”.
Hoài Sơn
Kỳ 3: Cuộc trò chuyện không tưởng với người phụ nữ từng dội nước rửa ban thờ và tắm trong phân heo
Chao ban, minh tinh co doc duoc bai nay tren blog cua ban. Minh co mot ong cau cung bi mac chung benh tam than tu may chuc nam nay, da chua tri o nhieu noi ma khong khoi. Minh muon hoi ban co biet so dien thoai cua ngoi den nay khong de minh lien lac hoi them thong tin, vi nha minh o xa (Nghe An) khong truc tiep den ngay duoc.
ReplyDeleteDia chi email cua minh la ghita_thung@yahoo.com.
Cam on ban truoc va xin loi da lam phien ban.