shared Catherine Yen Pham's post.
Catherine Yen Pham
LÀM SAO ĐỂ HỌC TỐT NHẤT?
Đáng lẽ tôi không viết status này, Có lẽ sẽ động chạm rất nhiều đến lối giáo dục truyền thống của chúng ta, có lẽ sẽ có nhiều gạch đá, nhưng tôi viết bằng cả trái tim mình.
Tôi thương các con, thương cô giáo và thương cả phụ huynh, nhưng tôi thương các con quá. Tôi hay nói điều đầu tiên với phụ huynh học lớp của mình là, bạn chép ngay câu này và sẽ thấy nó xuyên suốt trong chương trình dạy của tôi, đó là hãy tin con, hãy cho con sự tự do và hãy nhớ, nhớ rằng: HỌC TẬP KHÔNG PHẢI LÀ MỘT QUÁ TRÌNH NHỒI NHÉT CÀNG NHIỀU KIẾN THỨC CÀNG TỐT, CÀNG THAM CÀNG TỐT, MÀ LÀ MỘT QUÁ TRÌNH KHƠI GỢI CÁI BÊN TRONG CỦA ĐỨA TRẺ, THẮP LÊN NHỮNG GIÁ TRỊ TỪ BÊN TRONG CON TRẺ VÀ ĐỂ NÓ TỰ VƯƠN LÊN, NẢY MẦM.
Tôi nói cho quý vị rằng: Trong thời gian trẻ học mầm non, chơi là hình thức học tốt nhất của trẻ, không phải nhất định hôm nay trẻ phải học được oto, tàu hỏa , xe điện, ngày mai trẻ “phải “ làm được cái này cái khác mới “được” đâu. Trẻ con khác chúng ta ở chỗ, trẻ con chỉ tập trung khám phá cái mà nó thích, mình chưa hiểu trẻ ở chỗ, cứ nghĩ con còn nhỏ, cái này không biết cái kia không biết, nên chỉ có áp đặt con mới tốt.
Nếu bạn quan sát một đứa trẻ chơi đùa, bạn sẽ thấy chúng rất “hiểu chuyện”, chúng leo lên, nhìn xuống, rồi leo xuống, chúng tự biết lúc nào là dừng. Ăn cũng vậy, trẻ con chỉ cần được tin tưởng, chúng tự biết ăn và dừng ăn lúc chúng no.
Chúng ta đều được “thiết kế” để tìm hiểu điều chúng ta thích thú và mong muốn, đều được “thiết kế” để biết đủ, nhưng chúng ta không TIN vào cái thiết kế này, thay vì để cho con phát triển khả năng của mình, cho chúng môi trường học tập tự khám phá và trải nghiệm, tự tư duy và rút ra kết luận, mà thứ kiến thức này mới được chuyển hóa thành “trí tuệ”, chúng ta làm thui chột khả năng đó bằng cách ngăn chặn các hành động khám phá của con, nhồi nhét chúng cái chúng ta muốn, áp cho chúng một cái nhãn không nghe lời, hư, khi chúng ta “không đạt được mục đích” của chính mình.
Ở nhà trường thì giáo dục chúng ta dùng thêm các “kỹ năng” để đạt thêm mục đích này cho bằng được.
Ở nhà trường thì giáo dục chúng ta dùng thêm các “kỹ năng” để đạt thêm mục đích này cho bằng được.
Các con khổ quá quý vị biết không? Con muốn sáng tạo mà có gì để con sáng tạo đâu, ngay khi khám phá là đã bị chặt chém rồi. Cho nên khi “con” lớn con chém gió thành bão, thay vì sáng tạo con hành xử lại cái mà con đã được lưu trong tiềm thức ngày trước, xã hội nó ra thế này quý vị biết tại sao không?
Trẻ con cần được tự do. Tự do khám phá, tự do sáng tạo.
Vậy tại sao bạn thấy cô giáo mầm non trường quốc tế (tôi nói trường quốc tế thực sự chứ không phải trường mang cái mác quốc tế) lại nhẹ nhàng đến thế, cô giáo “lay back” (ngồi chơi) nhiều đến thế mà con lại chơi và học giỏi, tự tin, giao tiếp tốt. Bí quyết là gì bạn biết không? Đó là bí mật “ghê gớm” mà chúng ta phải bỏ mấy trăm triệu một năm đó thật ra rất đơn giản, đó là CHO TRẺ SỰ TỰ DO và môi trường khám phá, sáng tạo thoải mái.
Nếu không phải các cô giáo mầm non mỗi ngày vừa phải dạy, vừa phải lên kế hoạch tuần, tháng, năm, vừa phải cố gắng… nhồi trẻ trên mức cần thiết để đạt cái gọi là “5 mục tiêu phát triển” của bộ giáo dục Đào tạo. Vì phòng GD xuống kiểm tra liên tục. Cô phải làm để con “biết”. (nói thật bạn không cần nhồi trẻ trẻ cũng tự phát triển, không có bạn kéo cái cây cái cây vẫn vươn lên, vậy mà bạn càng cố kéo nó nó chỉ thêm èo uột mà thôi). Rồi thêm phụ huynh không tin bộ GD , nhồi thêm buổi chiều cho con học đàn, học vẽ, học võ…. Thế là buổi chiều sau một buổi sáng bị chương trình và kế hoạch “quần” khủng khiếp, buổi chiều các cô lại chạy như vịt để cho con ăn lẹ, ăn nhanh, ăn hết suất để đi học đàn, học vẽ, học anh văn.
Khốn khổ cho con, giờ nào để con tự do khám phá, được free play, được chơi theo ý mình, không có sự tự do này cũng đồng nghĩa với không có thời gian tưởng tượng, con chỉ được chơi những đồ chơi theo đúng “giá trị sử dụng” của nó, còn cái ghế mà muốn tưởng tượng thành cái khác, muốn chơi theo cách khác cũng không được.
Một ngày của con và của cô vất vã, lăn lộn, chạy theo hai tầng thành tích: thành tích của BGD và thành tích của phụ huynh.
Con không có tự do tức là không được khám phá tốt trong quy tắc, không có khám phá thì không có lấy đâu ra tưởng tượng, rối lấy gì sáng tạo.
Cho nên từ khi VN và Trung Quốc bị bó buộc bởi Nho Giáo và kHổng giáo thì đã không có nhiều nhà phát minh, trong khi Châu Âu lúc này được tự do giăng buồm ra khơi tìm vùng đất mới. Kết quả từ thế kỷ 16 đến nay thì bạn biết rồi.
Cho nên từ khi VN và Trung Quốc bị bó buộc bởi Nho Giáo và kHổng giáo thì đã không có nhiều nhà phát minh, trong khi Châu Âu lúc này được tự do giăng buồm ra khơi tìm vùng đất mới. Kết quả từ thế kỷ 16 đến nay thì bạn biết rồi.
Sự siết chặt tự do trong học tập và chỉ biết nhồi nhét kiến thức là cách nhanh nhất giết chết đi hứng thú,sáng tạo và nhu cầu học tập của trẻ. Cho nên thay vì khơi dậy sự hứng thú trong học tập cho trẻ và để trẻ biết “tự học”, tự khám phá, và cho trẻ môi trường sáng tạo, đơn giản lắm mà. Thay vào đó mình ép trẻ, rồi đề con “mỗi ngày đi học là một niềm đau”. Bạn nghĩ con có thể học trong niềm vui và học “giỏi” thực sự hay không? Hay ta chỉ cho ra những đứa trẻ giỏi nghe lời, không là chính mình và giỏi gạo bài?
Thử hỏi bây giờ bạn đang hứng thú tìm hiểu về marketing, ai đó nhất quyết bắt bạn học y dược, ép buộc, lôi kéo bạn ra khỏi cái project bạn đang làm, nhét bạn vào phòng thí nghiệm, bắt bạn phân tích nước tiểu, bạn thích không, bạn muốn không, bạn giận không? Bạn có toàn tâm đi phân tích nước tiểu không?
Trẻ khổ hơn mình, mình đủ sức vùng dậy, la lối, bỏ đi, trẻ thì không. Trẻ dần dần thua cuộc, xem ép buộc là bình thường, rồi sống như cái bóng vật vờ. Và tất cả đi vào tiềm thức, trẻ lớn lên, ta có một thế hệ, ghen ghét với người khác, thích áp đặt, chém gió, nhưng thiếu sự khám phá, ngọn lửa vươn lên bùng cháy và khát vọng sáng tạo để đổi thay.
Vậy mà nhà trường luôn làm vậy, giáo dục luôn làm vây, và cả cha mẹ vẫn luôn làm vậy.
Bạn thử cho con tìm hiểu cái nó đang thích thú, bạn sẽ thấy nó ngoan ngay, tự chơi ngay, tập trung cả mấy tiếng đồng hồ không chán. Chỉ có bạn giằng nó ra, sợ dơ, sợ “nguy hiểm” nó mới khóc, mới quậy, mới đòi hỏi. Mà bạn xem lại xem , bạn giằng nó khi nó muốn cắt thử một chiếc bánh sinh nhật với con dao nhựa, giằng nó ra khi nó cố gắng chơi với ông ngoại cờ lê, mỏ lết, giằng nó ra khi nó muốn tự quét nhà, xếp quần áo. Thay vì cho con làm chung, mua cho con cái món đồ chơi giống của ba, mẹ, ông ngoại? Để con cũng được làm khi ba mẹ ông ngoại làm?
Bạn mua hàng đống đồ chơi không liên quan bảo nó chơi đi, nhưng bạn có biết món đồ chơi mà trẻ con thích nhất chính là bắt chước bố mẹ, ông bà chúng, chính là khám phá một thứ gì đó xung quanh chúng.
Thay vì cho chúng những quy tắc nhất định để chúng chơi trong sự tự do và bình an, trong cái chúng muốn thì chúng ta cầm đoán chúng. Y như ai đó cấm chúng ta ăn cái món mình thích mà chỉ được ăn cơm gạo lứt muối mè vì nó tốt. Bạn quên rằng, bạn không thể cho ai ăn gạo lứt muối mè khi họ chưa sẵn sàng cho cái nhận thức đó. Trẻ em cũng vậy, đừng ép con phi tự nhiên. Chỉ có lại là niềm đau cho cả hai thôi. Nếu chúng có làm theo đi chăng nữa, có thành công theo kiểu bạn muốn đi chăng nữa, cái chúng mất đi chính là sự hạnh phúc khi được là chính mình, hạnh phúc khi được làm sai và sửa lại, hạnh phúc vì chính mình sáng tạo cuộc đời mình.
Bạn thử ai đó cho bạn một vé đi xem nhạc thứ nhạc bạn ghét (ví dụ nhạc thính phòng) giá 2 triệu một vé, vì họ nghĩ nó tốt cho bạn, vậy bạn có thích hơn, đi nghe trong vui sướng và hiểu thứ nhạc đó hơn, hay chỉ là họ để bạn tìm hiểu thứ bạn thích, rồi nhiều khi họ bảo bạn tự kiếm tiền mua cái vé đó , tới khi bạn mua được cái vé nhạc nhẹ bạn thích rồi, thậm chí mua cả cho mẹ mình , bạn gái mình, cảm giác đó sung sướng hơn rất nhiều?
Bạn vẫn cố cho con “nghe nhạc thính phòng” đó bạn biết không? Bạn tốn 2 triệu mà cho dù nó chịu đi nghe, nó mà không chịu thì còn tệ hơn , nó bị dán nhãn” con cãi cha mẹ trăm đường con hư” , nó mà nghe lời rồi thì nó đi nghe có vui không? Có hạnh phúc không? Khốn khổ cho đứa trẻ biết vâng lời biết bao. Còn tiền bạc công sức bạn bỏ ra có xứng đáng không? Chỉ vì một chữ không hiểu mà thôi.
Nhà trường còn tệ hơn, trẻ em thay vì chỉ cần 2 lần circle time trong ngày, mỗi lần 15 phút, sau đó được free play, được khám phá, và nhiệm vụ của nhà trường là tạo môi trường, đặt câu hỏi, quan sát chúng và giúp đỡ chúng khi cần, thì lúc này, ta nhồi chúng, trẻ con không có giờ cho chính chúng để phát triển khả năng tự nghiên cứu, tự giải quyết vần đề, lúc nào cô giáo cũng phải có hoạt động, cũng phải kè kè bên cạnh, rồi phải chạy theo thành tích, chạy theo chương trình, chạy theo cái đòi hỏi đôi khi quá vô lý của phụ huynh. Cô giáo cũng không có giờ cho chính mình, cô nào mà không mệt, không dễ nổi khùng?
Chỉ cần đặt ra những quy tắc nhẹ nhàng và yêu thương, xong cho con TỰ DO, bạn sẽ thấy đứa trẻ rất ngoan, rất chăm chú, rất vui vẻ và hợp tác, rất sáng tạo. Điều đó khó đến thế sao?
Ước mong sao phụ huynh hiểu con hơn, xã hội hiểu trẻ hơn, nhà nước bớt gánh nặng cho cà cô lẫn trò, để con chúng ta lớn lên “BÌNH THƯỜNG” để con “TỰ SÁNG TẠO CUỘC ĐỜI MÌNH”.
No comments:
Post a Comment