Sunday, November 22, 2015

Hồi hướng công đức

Phúc lâm chung của Mẹ

phut-lam-chung-cua-meNăm ngoái vợ chồng tôi có dịp cùng về thăm quê . Hôm đến giả biệt , mẹ đã tần mẫn dặn dò :  “Hôm nay hai con cùng ra thăm mạ như rứa là mạ mừng lắm. Vào trong đó khi mghe mạ có chuyện chi thì  hai con cùng ra với mạ nghe” tôi nói đùa : “Có chuyện chi là chuyện chi “Mẹ đưa tay lên che miệng và nói nhỏ” là chết đó”. Tôi cười đùa nói tiếp “gần trăm tuổi rồi, chết thì nói chết chứ sợ gì mà nói nhỏ” Mẹ vừa cười vừa đưa tay đánh nhẹ vào đầu tôi  “Cha cái thằng ngang đầu cứng cổ, đi mô rồi cũng còn cái tật đó”.Thế rồi ngày ấy đã đến …
Hay tin mẹ yếu, vợ chồng tôi thu xếp hành trang lên đường với hy vọng mong manh sẽ gặp được mẹ trước lúc người vĩnh viễn ra đi. Đến nhà, tôi chạy ngay đến bên giường mẹ – mẹ chỉ còn một nắm xương bọc da. Xót xa thấy người nằm bất động, tôi cúi sát nhìn vào đôi mắt mẹ nhắm nghiền, khẻ lay người mẹ và nói trong nỗi nghẹn ngào “mẹ ơi mẹ , con về đây, mẹ nè“ .T uyệt nhiên không có dấu hiệu phản hồi. Nhìn những giọt nước chậm chập rơi trong ống dịch truyền như một cố gắng muộn màng vô vọng, tôi thở dài, lặng lẽ nắm lấy bàn tay khô héo của mẹ …
“Đã năm ngày rồi mẹ vẫn như vậy đó chú ạ. Mẹ liệt nửa người. Còn nước còn tát  anh chị em đã cố gắng đua mẹ đi nhiều nơi chạy chữa  Bác sĩ bảo mẹ đã đến tuần thời, gần trăm tuổi rồi còn gì nữa chứ”, anh cả nói trong nước mắt. Ba ngày đệm liền, vợ chồng tôi thay nhau hầu bên mẹ. Đến ngày thứ tư  tình hình sức khỏe mẹ dần dần xấu đi, bón từng muỗng nước cho mẹ thấm giọng mà mẹ cũng không nuốt được nữa; dịch truyền lúc chảy, lúc tắt  chúng tôi quyết định rút kim truyền dịch. Mạng sống của mẹ chỉ còn đếm từng giờ. Bổng vợ tôi kiềm đâu ra cái máy tụng kinh điện tử đặt vào tai mẹ. Những âm thanh “Nam mô A di đà Phật” phát ra từ chiếc máy niệm Phật nghe sao mà sâu lắng, thanh thoát lạ thường. Chị Ba tôi hớn hở “Mợ hay quá ! vậy mà mấy ngày nay không ai để ý đến, để mẹ nghe kinh Phật sẽ độ cho mẹ ra đi thanh thản“. Kỳ diệu thay, chỉ nửa giờ sau, nước da mẹ trổ nên sáng lại, đôi mắt đă có dấu hiệu hồi sinh. Bổng nhiên mẹ nhấc nhẹ bàn tay phải đẩy cái máy sát vào tai, cùng lúc ấy, mấy ngón tay mẹ duồng như cùng đánh nhịp theo tiếng mõ. Tôi mừng quá, vội la lên “Mẹ tỉnh rồi“ Cả nhà xúm lại, tôi cúi xuống sát mặt mẹ mà gọi “Mẹ ơi ! vợ chồng con ra thăm mẹ đây nè“ mẹ vẫn nằm bất động, hơi thở đều đều như đang ngủ. Bỗng tay mẹ buông thỏng xuống chiếu. Anh  em chúng tôi đã đông đủ bên mẹ. Người cố giương đôi mắt đã cạn mòn sinh lực nhìn chúng tôi lần cuối, buông tiếng thở dài rồi lặng lẽ ra đi. Có những đôi mắt ráo hoảnh, có những cặp mắt đỏ hoe và cũng có những giòng lệ tuôn trào xuống  má ; nhưng tuyệt đối không có tiếng khóc tiềng kể. Chúng tôi đã làm theo lời mẹ dặn lúc sinh tiền  Tất cả chúng tôi đều chắp tay kính cẩn niệm “Nam mô Tiếp Dẫn Đạo sư A di Đà Phật ”.
Kinh Báo Ân có một câu khiến tôi vô cùng xúc động “Mẹ già trăm tuổi, khóc con tám mươi “ Anh em chúng tôi được diễm phúc – con sắp tám mươi lại còn được khóc mẹ già trăm tuổi. Điều khiến tâm hồn chúng tôi an ổn nhất là mẹ đã thanh thản ra đi trong lời kinh cầu nguyện  sự tiếp độ của Đức Phật A Di Đà.

Có phải mẹ về

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo 111 | PHẠM THANH CHƯƠNG 

có phải mẹ vềNhững cơn mưa vào lúc trời gần sáng bao giờ cũng êm ả và buồn, những hạt mưa rơi xuống mái tôn rời rạc, mơ hồ như tiếng lá khô lăn trên mặt đường trong buổi trưa đầy nắng. Tôi thức giấc và nghe tiếng gió mênh mông ngoài đầu ngõ…
Mẹ tôi mất, căn nhà trở nên trống vắng và hiu quạnh, những chậu hoa ngày trước bố tôi trồng đã được ông bỏ nhiều thời gian còn lại của tuổi già để tỉa xén, nâng niu nay cũng tàn đi, xiêu vẹo. Mười năm rồi, tôi không nhìn thấy hình ảnh quen thuộc của mẹ tôi bên  ngưỡng cửa chờ tôi với bữa cơm chiều như ngày nào tôi còn bé. Mẹ tôi đã bỏ lại những ràng buộc, những yêu thương và biết bao kỷ niệm trong căn nhà này để đến một nơi mà tôi không thể hình dung ra được.
Người ta vẫn thường nói đó là “một cõi đi về”, một miền đầy cỏ hoa  hay nơi yên nghỉ, mà ở đó, mẹ tôi sẽ ở lại đời đời? Nơi ấy có nắng vàng, có khói ấm vươn lên như căn nhà mẹ tôi đang sống?
Mười năm rồi, tôi không còn nghe tiếng bước chân nhẹ nhàng của mẹ tôi nữa, không còn  nhìn thấy những đêm mưa gió mẹ tôi ngồi bên ngọn đèn dầu leo lét vá lại những chiếc áo cho tôi. Lúc ấy nằm trong chăn, tôi nhìn thấy bóng mẹ in trên tường hiền lành, nhẫn nại, hắt hiu một đời của mẹ. Những cái khi mất rồi tôi mới biết rằng mình đã có. Sự nhận biết muộn màng này làm tôi ray rứt khôn nguôi.
Ngày xưa, căn nhà ấm áp với tiếng nói sang sảng của bố và giọng cười dịu dàng của mẹ. Bây giờ cũng về căn nhà  ngày trước nhưng tôi có cảm giác như lạnh hơn, trống vắng và đầy bóng tối.
Mẹ tôi đến với cuộc đời này rồi lại ra đi, để lại cho tôi biết bao điều để nhớ. Cái giếng nước ngày nào mẹ ngồi giặt quần áo cho tôi vẫn còn đó với đám cỏ dại vây quanh, những buổi xế trưa tôi nhìn ra bờ giếng, thấy nắng vàng từng mảng loang lỗ, tiếng côn trùng râm ran trong bui cây, tiếng gà gáy trưa vọng về từ cuối xóm nghe buồn bã như một lời từ biệt.
Tôi ngồi bên bục cửa, nơi mà ngày xưa mẹ tôi vẫn ngồi chờ tôi vào buổi cơm chiều, tôi nhìn vào khoảng trời xanh mênh mông tự hỏi: Ở một nơi xa xăm nào đó, có khi nào mẹ chợt nhớ lại nơi này? Mẹ có trở về thăm lại căn nhà thân yêu mà một thời bố mẹ đã sống với nỗi đắng cay, hạnh phúc của kiếp làm người? Nhưng trước mắt tôi chỉ là màn sương mờ lãng đãng.
Người ta thường nói thời gian sẽ làm cho ta nguôi ngoai, quên đi nhiều thứ, liệu có đúng như vậy hay không? Mười năm tôi vẫn nhớ tiếng cười, giọng nói và bước chân nhẹ nhàng quen thuộc của mẹ tôi. Mười năm có ngắn lắm không? Hay phải thêm một khoảng thời gian nữa rồi tôi sẽ quên đi như đã quên mọi chuyện trong cuộc đời này?
Những cơn mưa vào lúc trời gần sáng bao giờ cũng làm cho tôi có cảm giác êm ả và một nỗi buồn nhè nhẹ len vào.
Trong giấc ngủ chập chờn tôi thấy mẹ về tôi trở về trong làn sương mỏng, mơ hồ như khói tan trên mặt nước. Mẹ tôi cười với tôi trong giấc ngủ và thấy ánh nắng lưa thưa, vàng nhạt trên bờ giếng sau hè.
Cơn mưa rồi cũng phải tạnh và giấc mơ rồi cũng sẽ tàn phai.
Khi thức dậy nhìn đám rêu ướt sũng trước sân nhà, chiếc cổng vẫn còn đóng kín, không một bước chân nào đến hay đi.
Mẹ tôi đã sống một kiếp đời ngắn ngủi, nghèo khó với bao nhiêu cay đắng, từ những ngọt ngào từ cuộc đời này mang lại. Tất cả rồi cũng chỉ là hư ảo. Từ trong sâu thẳm nhất của tâm hồn, tôi muốn nói với mẹ tôi một lời “ Con thương yêu mẹ biết bao nhiêu!”■
shared http://vanhoaphatgiaoblog.com/tuy-but/co-phai-me-ve.html

Me oi, duyen o coi Ta ba nay da het, xin me hay tinh thuc, dung so hai ma hay buong xa tat ca, hay binh tinh va an tam voi cau niem Nam mo A di da Phat. Nguyen xin an duc Phat A di da tu bi gia ho, huong me con vao con duong chanh dao, hieu ro cuoc doi vo thuong, biet buong xa tat ca, nhat tam niem Phat. Nguong mong Phat A di da phong quang tiep do cho than tam me con duoc an lac, nhe nhang, sang suot theo Phat ve coi Phat.
Nguyet NguyenJamie LaTim Phuong and 5 others like this.
Comments
Kim Nguyển Co chuyen buon ha chi Thuy Tran?
Van Liu Dạo nhạc...

Đừng nhắc chi em...thôi buồn chi em.......See More

Phuong Candler Đời chỉ là cỏi tạm mà thôi, Bác đã hoàn thành tốt nhiệm ở cỏi đời và ra đi rất nhẹ nhàng, hãy tự nhủ lòng rằng " Mẹ đang đến một nơi tốt đẹp hơn gấp triệu lần cỏi đời ô trọc nầy, vì Mẹ xứng đáng được như thế!" để bớt đi nổi đau buồn tiếc nuối.
Tư trong sâu thẳm lòng mình, P xin chia buồn với bạn. Tiếc rằng những ngày sầu thảm đó mình không ở cạnh bạn để sớt chia nổi mất mát nầy. Thương!

Thuy Tran Trong moi chung ta deu co mot vi Bo Tat song, mot vi Phat song luc nao cung gan ke vui, buon theo niem vui, noi buon cua con cai..Thac roi cung van-dung tanh linh de chuyen tam nhung dua con vo-minh biet huong ve Tam bao, biet tao phuoc bau, khoi doa vao tam do, luc dao..Loi chia xe that am-ap. Cam on P nguoi ban phuong xa!
Thuy Tran Buon tham-thiet do Kim Nguyển, Ma cua chi da dot-ngot vinh-biet dan con..Gio day con-cai chi biet doc long lam viec tot de ghi diem cho Me som theo Phat ve coi Phat ..
Kim Nguyển O VN ha chi Thuy Tran? Em xin chia buon cung chi nhe.
November 25, 2014 at 8:21amLike


Chi con do 10 ngay nua la du 49 ngay de sieu-thoat, con chau cua Me (Noi, Ngoai..) la cu.ba` Dinh thi Tuat P.D Chanh Ngoc hay rang len, lam moi dieu tot lanh roi nho*' Hoi-huong cho huong-linh cua me som duoc nuong vao cua Phat nhe.

Theo Kinh điển Phật giáo, thông thường, người ngay sau khi chết phải trải qua giai đoạn thân trung ấm trong vòng 49 ngày. Trong giai đoạn này thân trung ấm luôn chờ đợi cơ duyên thành tựu để chuyển sanh vào một trong sáu đường

Niệm Phật chân thành hồi hướng cho những hương linh là một trong những cách thức ‘siêu độ’ vi diệu nhất, đây là một trong nhiều công đức thù thắng của Thánh hiệu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, như Pháp Nhiên Thượng Nhân trong quyển “Niệm Phật Tông Yếu’ thuyết, “Vì người chết mà niệm Phật hồi hướng cho họ thì Phật A DI ĐÀ phóng quang minh soi chiếu địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Kẻ bị chìm trong ba đường dữ chịu khổ sẽ hết khổ, người chết sau khi lâm chung được giải thoát.” (Trang 34)
Ngài Pháp Nhiên thuyết rất có căn cứ vì y theo Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ ở phẩm 12 ghi, “…Quang Minh của Phật A DI ĐÀ chiếu khắp mười phương, nếu chúng sinh nào chạm quang minh này, cấu diệt thiện sinh, thân ý nhu nhuyến, nếu trong tam đồ, chỗ vô cùng khổ, thấy Quang minh này, đều được dừng dứt, đến khi mạng chung đều đặng giải thoát.” (trang 39).
Ấn Quang Đại Sư năm xưa khi còn sống cũng dùng cách niệm Phật hồi hướng cho hương linh. Phật tử yêu cầu siêu độ tồ tiên, thân bằng quyến thuộc thì Ngài Ấn Quang đều để bài vị ở Niệm Phật đường rồi lấy công đức niệm Phật của đại chúng ở Niệm Phật Đường hồi hướng cho họ. Theo Ngài Tịnh Không, cách này rất đáng được học tập và nhân rộng.
Vì thế, quý vị an tâm niệm Phật chân thành để ‘siêu độ’ cho người thân quá cố của mình. Bài viết mở rộng dưới đây về việc siêu độ cho hương linh trong vòng 49 ngày sau khi chết và sau 49 ngày hoặc thời gian dài sau đó nhằm giúp quý vị hiểu rõ quan điểm siêu độ của Phật giáo và các vị Thánh tăng.
1. Siêu độ cho hương linh trong vòng 49 ngày sau khi chết
Người học Phật cần phải biết đối tượng giáo hóa của đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sống chứ không phải là người chết. Nếu vì hương linh siêu độ đó chỉ là biện pháp thứ yếu chứ không phải là sứ mạng căn bản của Phật giáo.

Vấn đề này được Pháp sư Thánh Nghiêm, một vị cao tăng uy tín của Phật Giáo Đài Loan nói riêng và của Thế giới nói chung, sáng lập dòng thiền Phật Giáo Pháp Cổ Sơn (Dharma Drum Mountain.) thuyết giảng trong bài viết “Vì sao làm phật sự” đăng trên trang mạng điện tử Thư viện Hoa Sen ngày 7/7/2011. Thế nhưng, ngày nay một số chùa chuyên làm ‘phật sự’ cúng bái, siêu độ cho người chết trong khi đó độ cho người sống là thứ yếu, vì thế  Pháp sư Tịnh Không  thuyết rằng “‘phật sự’ – hai chữ này là dạy học hiện nay đã biến chất rồi. Biến thành cái gì vậy? Siêu độ cho người chết gọi là phật sự, điều này ở trong Phật giáo không có, trong kinh điển không có. Phật sự là dạy học, chính là giáo dục. Chỉ một việc này.”
Những xác quyết của quý ngài đều đúng như pháp vì sao vậy?  
Y theo Kinh Địa Tạng, người thân vì người chết trong vòng bảy thất (49 ngày), làm ‘phật sự’ một cách thành khẩn như là ăn chay, phóng sinh, cúng dường Tam Bảo, tạc tượng Phật, giữ giới, tụng kinh, niệm Phật vv... rồi lấy công đức này hồi hướng cho người mất.

Trong vòng 49 ngày người sống rốt ráo làm phật sự như vậy, thì trong bảy phần công đức, người chết chỉ nhận được một phần mà thôi. Vì thế khi còn thân người, thì chúng ta nên tu tập là tốt nhất. Ai tu nấy hưởng. 
Tuy nhiên,  những người thân của người quá cố chí tâm tu hành như Pháp thì dù chỉ một phần công đức cho người chết nhưng họ sẽ được siêu thoát vào cõi lành (thiên, nhân) hoặc có thể về Cực Lạc Quốc của Đức Phật A DI ĐÀ. Việc này cũng được Pháp sư Thánh Nghiêm xác quyết “Người chết trong thời gian bảy tuần gia đình nên vì họ mà làm các phật sự, sẽ có công dụng rất lớn đối với người chết. Gia đình nên đem các tài vật mà người chết khi sanh tiền yêu thích để cúng dường Tam Bảo, bố thí kẻ nghèo khổ, và hồi hướng công đức này cho người chết, người chết sẽ nương nhờ công đức đó mà được tái sanh về các cảnh giới an lành.”

Vì sao vậy?
Y theo Kinh Địa Tạng, hình ảnh thánh nữ Ba la môn siêu độ cho mẹ bằng chính sự tu tập của bản thân sau khi được vị cao tăng cho biết mẹ của cô đang chịu cực hình ở địa ngục. Quý vị thấy rằng trong Kinh, cô không mời pháp sư, không mời thầy cúng đến tụng kinh. Thay vào đó, cô quay đầu, quyết tâm đoạn ác tu thiện một cách nghiêm túc và chí thành. Suy ngẫm kỹ, chúng ta thấy việc đọa vào địa ngục của thân mẫu là động lực thúc đẩy cho cô quyết chí tu tập. Khi đã được chứng quả, công đức này đã gây cảm ứng cho thân mẫu và từ đó mẹ cô liền được sinh thiên. Hình ảnh này cũng được Pháp sư Tịnh Không thuyết giảng trong bài “Phât sự….” như một lời nhắn nhũ rằng điều tốt nhất để siêu độ cho người chết là chính bản thân người thân của hương linh phải đoạn ác tu thiện một cách chí thành không những trong vòng 49 ngày mà hơn thế nữa. 
Tụng kinh siêu độ cho người chết tuy là thứ yếu nhưng cũng mang lại lợi lạc cho người quá cố. Tại sao vậy?
Y theo Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Vấn Đức Thế Tôn có đoạn:
“Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Như người ở trên đời không có trai giới mà hay làm phước huệ cho đời. Sau khi chết rồi có con hiếu thuận hoặc trai hay gái thỉnh thầy tụng kinh đại thừa, làm thủy lục hoặc trai đàn lớn cầu siêu độ vong linh, không biết vong linh có thể siêu độ không?

Đức Phật nói: …

“Còn như thỉnh thầy uống rượu ăn thịt chẳng đặng trong sạch, tụng kinh lấy bạc tiền. Thiên thần chẳng giáng lâm, Phật thánh không đến trợ, lại vong linh ấy càng thêm tội lỗi.”

Bằng như có con hiếu thuận chân chánh, cha mẹ chết rồi, trong mỗi tuần bảy ngày làm chay bảy thất, hoặc trong ba năm cả nhà ăn chay giữ giới, xuất tiền của trong sạch, cầu thỉnh thầy tu hành đức hạnh, trai giới tinh nghiêm, tụng kinh đại thừa, hoặc làm chay thủy lục thiết lập nghiêm trang, thắp hương rãi hoa y theo pháp cúng dường, có lòng thành kính thay thế cho vong hồn khỏi tội đặng phước. Nếu cầu siêu bố thí bạc tiền như vậy, vong linh mới đặng sanh lên cõi trời, người sống cũng đặng phước, kẻ còn người mất đều an vui, người vui mừng thần thánh cũng vui mừng, như vậy mới thật là con cháu hiếu thuận.”

Quan điểm này cũng được Pháp sư Thánh Nghiêm đề cập trong bài viết ‘Vì sao làm phật sự’sẽ được trình bày dưới đây.

2. Siêu độ cho hương linh sau 49 ngày
Theo Kinh điển Phật giáo, thông thường, người ngay sau khi chết phải trải qua giai đoạn thân trung ấm trong vòng 49 ngày. Trong giai đoạn này thân trung ấm luôn chờ đợi cơ duyên thành tựu để chuyển sanh vào một trong sáu đường: thiên, nhân, a tu la, ngạ quỹ, súc sanh và địa ngục. Tuy nhiên, có hai loại người sau khi chết không trải qua giai đoạn thân trung ấm này đó là những người khi còn sống tu tạo những công đức lành (như niệm Phật, tu thập thiện) liền được thoát sinh lên Tây Phương Cực Lạc hoặc cõi thiên. Hoặc là những người khi còn sống tạo ác nghiệp, trọng nghiệp lập tức đọa vào địa ngục. Vì thế, như đã đề cập ở trên, trong vòng bảy thất này, hương linh rất cần sự giúp đỡ đầy thành tâm của gia đình thì mới mong được chuyển sinh vào cõi lành.  Vấn đề này cũng được Ðại sư Dilgo Khyentse Rinpoche vấn đáp trong quyển “Death and Rebirth” “trong bảy tuần lễ đầu sau khi chết là thời gian rất quan trọng để cho người sống làm mọi việc có thể giúp sức tái sinh cho người chết.” Tuy nhiên sau 49 ngày, chuyện gì xảy ra với hương linh và việc siêu độ họ như thế nào? Có hai khả năng xảy ra.
2.1 Khả năng thứ nhất 
Sau 49 ngày người mất đã có chỗ thoát sinh, một trong sáu đường tùy theo nghiệp lực khi còn sống và tùy thuộc vào công tác “Phật sự’ của người thân trong vòng 49 ngày. Khi họ đã có chỗ ‘an sinh’, thì việc làm công tác ‘phật sự’ hồi hướng cho họ chỉ làm tăng thêm phước phần cho họ mà thôi. Sau đây là đoạn trích bài thuyết Pháp của Pháp sư Thánh Nghiêm trong bài “Vì sao làm phật sự" cũng đã xác minh quan điểm này:
“Phật Giáo chủ trương siêu độ vong linh tốt nhất là trong khoảng thời gian sau khi chết bốn mươi chín ngày. Nếu như qua bốn mươi chín ngày mà làm Phật sự hồi hướng, đương nhiên cũng có tác dụng nhưng lúc này chỉ tăng thêm phước phần cho họ chứ không thể cải biến được cảnh giới họ đã chuyển sanh. Giả sử một người khi sanh tiền đã tạo các điều ác, định sẵn đời sau họ phải đọa làm thân trâu bò hay mèo chó, ngay sau khi họ chết trong vòng bốn mươi chín ngày nếu gia đình vì họ mà làm các phật sự đồng thời tạo cơ duyên cho họ đang ở trong giai đoạn thân trung ấm mà nghe được người xuất gia tụng kinh, nhân đó biết được một số đạo lý Phật pháp, ngay đó họ sẽ sanh tâm hối cải lập chí hướng thiện, nhờ đó có thể tránh được làm thân súc sanh mà tái sanh làm người.
Nếu như qua bốn mươi chín ngày họ đã tái sanh làm thân trâu bò, mèo chó, lúc này gia đình vì họ mà làm các phật sự thì chỉ cải thiện được hoàn cảnh sanh hoạt của trâu bò, mèo chó như làm cho họ được ăn uống đầy đủ, không bị cày bừa lao nhọc, được mọi người yêu mến cho đến tránh được cái kiếp phải bị dao đâm. Còn bằng người chết đã sanh làm người liền có được thân thể khỏe mạnh, sự nghiệp thuận lợi, bà con thương yêu bảo bọc. Nếu như họ đã vãng sanh cũng khiến cho phẩm vị Liên hoa của họ được tăng cao sớm được thành Phật.”
Lời sau cùng trong Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni có trích một câu chuyện kể về sự linh ứng khi trì chú Đà ra ni này cho thấy Thánh Nghiêm Đại sư xác tín phước phần tăng thêm cho thân bằng quyến thuộc sau khi có chỗ thọ sinh là có căn cứ. Sau đây là đoạn trích nguyên văn mẩu chuyện này từ trong Kinh.
“Trong niên hiệu Khai Nguyên, có vị cư sĩ tinh tu ở non Ngũ Đài, người thường gọi là Vương Sơn Nhơn, cũng trì tụng chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni này. Sau vì cầu siêu cho cha, ông tụng chú đến vài mươi muôn biến, cầu xin được biết nghiệp báo lành dữ và chỗ sanh của phụ thân. Nhưng kết cuộc không thấy chi, ông thối tâm muốn ra khỏi núi. Bỗng gặp một lão nhơn đón lại, bảo: "Hiền giả tụng trì thật là cần mẫn, nhưng vì cách Phật lâu xa, văn cú thất lạc, thiếu sót nhiều. Nên không mau được ứng nghiệm. Nay gặp nhau đây, tôi xin truyền lại toàn bản của thần chú". Vương Sơn Nhơn mời về đảnh lễ và thọ pháp. Lão nhơn dạy: "Hiền giả tụng chú bản này độ một ngàn biến sẽ thấy hiệu lực".

Cư sĩ trì niệm y theo lời. Vài hôm sau lúc ban đêm, bỗng nghe tiếng ngọc hoàn bội khua thanh thao, giọng tiêu cầm dìu dặt, lần lần giáng xuống trước sân nhà, cư sĩ kinh lạ bước ra xem, thấy mấy mươi thiên nhơn vây quanh ủng hộ một vị thiên tiên tướng mạo siêu phàm đi đến. Vị thiên tiên hỏi: "Người biết ta chăng?" Cư sĩ thưa: "Kẻ dung phàm này mới được hân hạnh diện kiến". Thiên tiên nói: "Ta là phụ thân của người, năm rồi người trì tụng Tôn Thắng Đà Ra Ni, ta được nhờ phước lực sanh lên cõi trời. Mấy hôm nay, y phước lại tăng gấp bội hơn trước, ta được làm vua trong hàng thiên tiên. Bản chú ngươi vừa trì tụng công hiệu thật không thể nghĩ bàn!". Nói xong, tất cả đồng bay về thượng giới, cư sĩ vui mừng, cúi lạy tiễn đưa. Từ đó về sau càng thêm tinh tấn.” (trang 48-49)
2.2 Khả năng thứ hai
Theo Kim Cang Thừa, Trong giai đoạn 49 ngày của thân trung ấm, đa số thần thức đều được đầu thai một trong sáu đường (lục đạo). Tuy nhiên có một số trường hợp, thần thức bị kẹt ở trạng thái thân trung ấm này một khoảng thời gian như Ðại sư Dilgo Khyentse Rinpoche vấn đáp “có một số người khác cứ vất vưởng trong thế giới trung ấm này một thời gian rất lâu, có lúc đến bảy năm mới đi tái sinh. Nếu trường hợp họ bị kẹt lại trong thế giới trung gian này, họ sẽ trở thành ma quỷ.”
Trong Kim Cương Thừa dạy rằng khi bị kẹt trong trạng thái trung ấm, chúng sinh phải chịu đựng rất nhiều khổ đau, lang thang khắp nơi trong sợ hãi, đói khát, buồn khổ, tham chấp, sân hận và hối tiếc về những kiếp sống đã trôi qua. Họ phải trải qua rất nhiều khó khăn, uất hận và đau đớn khổ sở.” Vì thế họ rất cần sự giúp đỡ của một vị cao tăng ‘siêu độ’ cho họ. Tác giả Vô úy trong bài viết “Ý nghĩa lễ Quán đỉnh Changwa” viết, “Thông qua các pháp tu Bản tôn A Di Đà Phật, Bất Động Phật, Bản tôn Quán Âm trong Kim Cương thừa, nương nhờ hồng ân Tam Bảo, nương theo giáo pháp chân thực và năng lực quán tưởng chư Phật Bản tôn, một bậc Thượng sư đã thực chứng Đại định A Di Đà hoặc thành tựu bất kỳ pháp môn nào khác, trong khi nhập đại định, Ngài có khả năng dẫn dắt thần thức của những vong linh đang phải gánh chịu khổ đau trong trạng thái trung ấm tới trước mặt mình và ban dạy giáo pháp về vô thường, khai thị cho họ biết chính tâm tham chấp của họ với kiếp sống trước đây khiến họ bị kẹt trong trung ấm không thể siêu thoát.  Nhờ đó vong linh sẽ lợi lạc vô vàn và tức thời được siêu thoát.”
Trong trường hợp này, gia đình có thể thỉnh cao tăng Tịnh độ về khai thị, Quy y Tam Bảo và ban pháp niệm Phật vãng sanh cho hương linh. Trong khi đó mọi người trong gia đình đều thành tâm niệm Phật, đọc Thần Chú Vãng sanh, làm những ‘Phật sự’ khác  và hồi hướng công đức này cho họ thì họ mới có cơ may siêu thoát vào cõi lành. 
Nguyện đem công đức này
Hướng về tất cả chúng sanh khắp pháp giới
Đồng sanh cõi An Lạc
Tâm Tịnh sưu tập
--------------------------
Nguồn tham khảo:
1) Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh – Nguyên Hán bản: Ngài Hạ Liên Cư hội tập – Tâm Tịnh chuyển ngữ; Viện nghiên cứu Phật học Phước Huệ hiệu đính và ấn hành; Phật Lịch 2546 -2002
2) Đại Thừa Kim Cang Luận – Thích Viên Giác; PL.2543 –TL. 2000
3) Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni – Hòa Thượng Thích Thiền Tâm dịch; Phật Lịch 2550 –TL: 2006
4) Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân – Nguyễn Văn Nhàn dịch; Nhà Xuất Bản Phương Đông; Phật Lịch 2555 – TL. 2011
5) Khai Thị Pháp Môn Niệm Phật- Hòa Thượng Tịnh Không; PL.2553 – TL, 2010
6) Death & Rebirth – Chết & Tái Sinh – Thích Nguyên Trạng, Melourne, Úc châu: PL. 2545 – TL. 2002
7) Vì sao làm Phật sự - Pháp sư Thánh Nghiêm: Hội Bông Sen, 2011
8) Từ Điển Phật học online. Quangduc.com.

Ngoc Tran 8 GIỜ CHỦ NHẬT TỚI NGÀY 30/11/2014 XIN THÔNG BÁO ĐẾN ANH CHỊ EM GIA ĐÌNH ... NÀO RẢNH TẬP TRUNG TẠI NHÀ MÁ ĐỂ ĐI CÁC TRUNG TÂM TRẺ KHUYẾT TẬT, TRẺ MÔ CÔI TẶNG QUÀ , CÁC GIA ĐÌNH CÓ QUẦN ÁO KHÔNG DÙNG ĐẾN, HAY ĐỒ ĐẠC .... THÌ GÓI LẠI MANG THEO CHO CÁC TRUNGTÂM NÀY NHÉ .....RẤT CÁM ƠN TẤM LÒNG HẢO TÂM CỦA CÁC ANH CHỊ EM .....

Những điều hối tiếc nhất trước khi lìa đời
Hôm nay đọc được một bài viết hay, nói về 5 điều hối tiếc nhất trước khi lìa đời do một cô y tá chuyên chăm sóc bệnh nhân trong một thời gian dài đã ghi lại. Cô nhận ra rằng khi người sắp qua đời được hỏi có điều gì trong cuộc đời mà họ hối hận vì đã không làm khác đi, đã có một số câu trả lời rất phổ biến trong tâm lý chung của con người ở giai đoạn này mà cô có thể tổng kết lại thành năm điều và viết thành cuốn sách cùng tên: “5 điều hối tiếc nhất lúc sắp lìa trần”.
Trong đó có một điều tôi băn khoăn mãi đó là điều thứ nhất:” Giá mà tôi có đủ can đảm để sống một cuộc sống đúng với bản thân mình, chứ không phải là cuộc sống mà những người khác mong đợi ở tôi”
Tôi đã sống đúng một cuộc sống với bản thân mình, tôi từ chối mọi cuộc sống mà người khác mong đợi ở tôi. Tôi chọn lựa những điều tôi thích, tôi làm những việc tôi muốn, tôi yêu người tôi chọn, tôi sống cuộc sống tôi tự tạo ra và tự chịu trách nhiệm. Nhưng hành trình này rất gian nan và mệt mỏi, không phải muốn sống đúng với bản chất là được. Trên hành trình đó bạn phải trả giá và tôi rất mệt mỏi. Rất nhiều lần buông xuôi và muốn bỏ cuộc, nhưng phút cuối tôi lại tự động viên mình tiếp tục cố gắng dù đôi khi tưởng chừng sắp gục ngã. Như một hành trình vô định, không biết nơi nào là đích đến, không biết phía trước là thứ gì.
Có lẽ vì vậy, nhiều người bỏ cuộc, họ sống một cuộc sống do người khác vẽ ra, do xã hội mong muốn. Và đến cuối đời họ tiếc nuối, liệu ngày đó họ làm ngược lại, họ có tiếc nuối không? Hay tiếc nuối hơn nữa…
Sau đây là 5 điều tôi muốn nhắc lại:
1. Giá mà tôi có đủ can đảm để sống một cuộc sống đúng với bản thân mình, chứ không phải là cuộc sống mà những người khác mong đợi ở tôi.
“Đây là niềm hối tiếc phổ biến nhất. Khi con người ta nhận ra rằng cuộc đời của họ đang gần đến điểm kết thúc, ngoảnh nhìn lại, thật dễ dàng để nhận ra có bao nhiêu giấc mơ đã trôi đi mà chưa thành hiện thực. Hầu hết mọi người đã không tôn trọng thậm chí chỉ một nửa giấc mơ của mình và giờ đây họ phải ra đi trong suy nghĩ rằng điều này hoàn toàn do những gì họ đã lựa chọn, hoặc không lựa chọn. Sức khỏe mang lại một sự tự do mà rất ít người nhận ra, cho đến khi họ không còn có nó được nữa”.
2. Giá mà tôi đã không làm việc một cách cật lực.
“Điều hối tiếc này này đến từ tất cả các bệnh nhân nam mà tôi chăm sóc. Họ đã bỏ lỡ tuổi trẻ của con cái họ cũng như sự đồng hành của người bạn đời. Phụ nữ cũng có nhắc đến điều hối tiếc này, nhưng vì hầu hết họ đến từ thế hệ cũ, họ đã không cần phải là trụ cột gia đình. Tất cả những người đàn ông mà tôi đã chăm sóc đều hối hận một cách sâu sắc rằng họ đã chi tiêu quá nhiều cuộc sống của họ để chạy đua với công việc”.
3. Giá mà tôi có đủ can đảm để bộc lộ cảm xúc của mình.
“Nhiều người phải ức chế cảm xúc của mình để giữ hòa khí với những người xung quanh. Kết quả là, họ phải tự nén mình xuống sống một cuộc sống tầm thường và không bao giờ trở thành người mà họ đã thực sự có khả năng trở thành. Nhiều căn bệnh phát triển liên quan đến sự cay đắng và oán giận mà họ đã phải ôm trong người”.
4. Giá mà tôi giữ liên lạc với bạn bè của tôi.
“Thường thì họ sẽ không thực sự nhận ra những lợi ích đầy đủ của những người bạn cũ cho đến những tuần cuối cùng của cuộc đời, và không phải lúc nào cũng có thể tìm lại được bạn bè. Nhiều người đã bị kẹt trong cuộc sống riêng của họ đến nỗi đã để những tình bạn vàng trôi đi theo năm tháng. Đến cuối đời họ cảm thấy rất ân hận bởi đã không dành đủ thời gian và nỗ lực để chăm chút cho tình bạn của mình. Tất cả họ đều nhớ đến những người bạn của mình khi họ đang hấp hối”.
5. Giá mà tôi để cho bản thân mình được hạnh phúc hơn.
“Đây là một niềm hối hận phổ biến đến mức ngạc nhiên. Nhiều người cho đến phút cuối cùng mới nhận ra hạnh phúc chính là một sự lựa chọn cho cuộc sống. Họ bị kẹt trong những mô hình và thói quen cũ. Cái gọi là “sự dễ chịu” của sự quen thuộc đã lấn át đời sống tinh thần cũng như thể chất của họ. Sự sợ phải thay đổi đã khiến họ phải giả vờ với mọi người xung quanh và với chính bản thân họ, rằng họ đang rất mãn nguyện, nhưng thực ra, ở sâu bên trong, họ thèm được cười hết mình và có được lại sự khờ dại”.
Tim PhuongMarisa Duong and Tran Man Hue like this.
Comments
Tim Phuong rất hay . cảm ơn Thuy Tran dã chia sẽ .
Lamtamha Le HAY LAM- CAM ON BAN NHIEU

No comments:

Post a Comment