Khởi hành từ lúc 5:45 sáng, qua khỏi Cam Ranh, tốc độ vẫn trên 60km/h. Thế nhưng khi vô đến Quán Thẻ thì gió đã nổi lên.
Mình đã chuẩn bị cho những tình huống này nhưng không thể ngờ rằng gió lại lớn đến như vậy. Gió thổi từ hướng Tây xuống, cuốn theo cát mịt mù, con đường trở nên mờ mờ ảo ảo, cứ như đang ở Anh Quốc cho dù đây không phải là sương mù. Hầu hết, mọi xe di chuyển qua lại đều phải bật đèn lên, cho dẫu bây giò là buổi sáng. Gió lớn quá, thôi dừng lại, tấp vào quán cafe ven đuờng rồi hãy đi tiếp.
Ngồi chung bàn với mình là ông làm nghề in Plastic dạo. ông ta thấy cái Balo to tướng của mình tuởng mình đi buôn bán thứ hàng gì đo, chứ không nghĩ mình là sinh viên.
Ngồi được khoảng 15′, xuất hành thôi. Gió vẫn lớn quá, tốc độ di chuyển trong đoạn đuờng này chỉ dao động từ 10-20km/h mà thôi, mình không dám mạo hiểm vì nếu chạy nhanh hơn có thể sẽ bị những cơn gió đẩy ra ngoài lòng lề đuờng, nơi chỉ dành cho xe tải và xe bốn bánh. Kinh nghiện di chuyển trong những trường hợp này là các bạn hãy chuẩn bị tình huống bị gió thổi lên trời, những ai có thân hình mảnh mai như mình thì phải chuẩn bị những cục đá thật to, chất đầy quanh mình, để gió không cuốn bạn lên không trung.
Xe vẫn di chuyển với tốc độ của một con rùa. Hầu hết những chiếc xe máy di chuyển trong đoạn đuờng này đều nghiêng 1 góc gần 30 độ, kinh khủng, gió tác động vào cả cuộc sống của người dân. Những nóc nhà ở đây hầu hết đều có những bao cát đè trên nóc cho gió khỏi tốc mái tôn hoặc mái làm bằng thạch cao bay lên trời. Gió cứ tiếp tục bản tình ca kinh dị của mình, cát cứ làm con đuờng trở nên mịt mù, cũng may là mình đội nón bảo hiểm và kèm theo 1 đôi kiếng cận, chứ nếu không cát đã bay vào mắt
Khu vực Cà Ná là nơi gió rất to, do những dãy núi từ phía Tây thấp xuống nên gió cứ thỏa thê mà tràn xuống biển, hàng quán ven đuờng cứ xơ xác, cây cối cứ trơ trụy đưa thân gầy còm của mình ra đón gió. Chạy đến Miếu Thần Đồng là gió to nhất, co thể vì do ở đây là đồng vắng, không có những ngọn núi che chắn nên gió ra sức hoành hành.
Nói thêm về Miếu thần đồng, đây là ngôi miếu được xây dựng vào khoảng thập niên 90 của thế kỷ truớc, những cái còn lại của ngôi miếu chỉ là tảng đá bằng phẳng, nơi nguời ta đã dùng để làm nền xây ngôi miếu.Thần đồng là tên của một cậu bé chỉ mới khoảng 5-6 tuổi, cậu ta đuợc mẹ mình, nguời đi buôn hàng chuyến theo những chuyến xe IFA. Hôm đó,cũng vào khoảng tháng gió bão như năm nay, nguời ta chẳng hiểu vì sao cậu bé chết nhưng khi thi hài của đứa bé đi ngang qua đoạn này thì chiêc xe IFA không thể dịch chuyển đuợc. Nguời mẹ đành phải để đứa bé nằm lại đây. Kể từ đó, theo những lời dân chạy xe tải, cứ vào những đêm mưa gió, thì thuờng có bóng 1 đứa bé, vẩy tay hỏi những chuyến xe tải chạy qua có mẹ cháu ở trên đó không. Do vậy, cư dân ở đây, với sự hổ trợ của đám dân chạy xe tải mê tín, xây cho cậu 1 ngôi miếu, dân bản xứ gọi là Miếu thần đồng.
Miếu thần đồng bị buộc phải tháo dở vào khoảng năm 1995 khi nghị định 36cp của cố thủ tuớng Võ Văn Kiệt có hiệu lực về bài trừ tệ nạn mê tín. Nhưng cư dân ở đây vẫn hằng ngày nhang khói cho cậu, thêm vào đó là dân chạy xe khi chạy ngang cũng khấn vái. Tôi cũng đã 1 lần vào đây thắp nhang để cầu mong sự bình an khi đi đường khi miếu hãy còn.
Xe tiếp tục bò qua Cà Ná. Ô! Có bà nguời Chăm kia đang dắt chiếc xe đạp nghiêng ngã, liêu xiêu trong gió, nè, bà đừng có thả chiếc xe ra nha, gió thổi bay về huớng tôi đó!
Nguời Chăm ở đây sồng tập chung nhiều từ Phan Rang đến Bình Thuận, một số họ là Chăm Bà La Môn(Bình Thuận và Ninh Thuận), Bà Ni(Bình Thuận) và số ít là Hồi giáo (ở Ninh Thuận). Gió ở Phan Rang thì không phải nói, gió như phang và nắng như rang. Nguời Chăm khi ra đuờng thuờng mặc 1 chiếc sà rông, đàn ông cũng như đàn bà, đàn ông thì trên đầu quấn thêm 1 chiếc khăn mà tôi không biết gọi là gì. Thiếu nữ nguời Căm không trắng chút nào, nhưng họ có đôi mắt tuyệt đẹp, mấy anh đa tình coi chừng bị đôi mắt đó hớp mất hồn..
Qua khỏi Cà Ná, đến Vĩnh Hảo, gió thổi nhẹ hơn, tốc độ di chuyển đuợc tăng lên, có lẽ là nhờ những dảy núi xa xa chắn bớt sức mạnh của gió. Đôi khi, những cơn gió từ biển thổi lên, bắt gặp những cơn gió từ huớng Tây thổi xuống tạo nên 1 cơn gió xoáy, cuốn vòng vòng, tốc bay những chiếc lá khô, cành khô nhỏ và cả những túi nilông lên trời.
Chạy qua khỏi, Liên Huơng, mình ghé vào Nha Mé, men theo con đuờng cát, vào khuôn viên nghĩa trang tộc Ngô để thắp nhang cho ông bà Nội. Truớc đây, để vào đụơc đến đây là rất khó, cát phủ kín con đuờng, xe máy khó mà di chuyển đụoc. May cũng nhờ ” ơn Đảng và nhà nuớc” nguời dân ở đây tự làm duờng để dễ thông thuơng với thế giới bên ngoài, cư dân ơ khu vực này sống khá thưa thớt, nhà này cách nhà kia vài trăm mét, có gọi nhau cũng bị gió cuốn bay mất, nhà bên này muốn nghe nhà bên kia gọi phải giăng 1 cái luới, khi nhà này gọi, nhà kia tung luới ra đem gió vô nhà, đóng phòng lại và …nghe( hìhì).
Mình có cô em họ, nhỏ hơn mình 3 tuổi nhưng đã có con 3 tuổi, dân ở đây thông thuờng lập gia đình sớm, vì ở đây chẳng có điều kiện giải trí, vui chơi gì nhiều, có lẽ họ cưói nhau về để giải trí chăng? Đúng hay sai thì ko biết nhưng dân số ở đây tăng rỏ rệt, cho dù cơ quan nhà nuớc đã có rất nhiều chính sách để ngăn cản tình trạng ” giải trí” của họ như đưa tuyên truyền viên về làng, phát condom miễn phí… Trẻ con ở đây rất thích condom, bọn nhóc lấy condom ra và …thổi làm bong bóng, còn nguời lớn thì chẳng biết condom có tác dụng gì.
shared https://thiensau.wordpress.com/2008/12/20/
Vào đến Phan Rí Cửa, ghé dzô nhà Nội lấy giấy tạm trú, tạm vắng rồi đi tiếp. Xin nói thêm, Phan Rang, Phan Rí ngày xưa thuộc vuơng quốc Champa, nguời xưa gọi là Phan Lang, Phan Lý theo Hán tự, vì kí tự R không đọc được theo cách đọc chữ Hán.
Dân Chăm sống chủ yếu bằng chăn nuôi và nông nghiệp, một số ít họ có làm thuơng nghiệp nhưng không nhiều, chủ yếu là dân Chăm kinh cựu, nghĩa là vợ Chăm chồng Kinh hoặc nguợc lại. Tuy họ sống gần biển nhưng hầu như họ không đi biển vì 1 luật lệ được ban ra từ thời Minh Mạng, cấm tuyệt người Chăm không được làm bất cứ công việc đến hàng hải. Hiện nay, chỉ còn người Chăm ở Châu Đốc là còn giữ được nghề đánh cá, đi lại trên sông từ tổ tiên ngàn đời c�
Tôi còn nhó, lúc tôi còn nhỏ, một số nguời Chăm làm than vẫn thuờng hay gánh than đem xuống Phan Rí Cửa bán cho Nội tôi.
Đi qua Chợ Lầu một chút thì có chiếc xe 4 bánh áp sát vào xe mình, lạy chúa con hết hồn, cứ tuởng police đến bắt con vì tội” rời khỏi nơi cư trú” chứ, hoá ra từ trong xe là thằng Hoàng, bạn mình. Nó ngốc đầu ra và kiu :” Gởi xe đâu đó rồi lên xe đi với tao!” Cám ơn mày, nhưng gởi xe rồi dzô sài gòn tao đi bộ hả. Mình không đi, nó bèn đi truớc và không quên dặn dzô sài gòn phone cho nó và dẫn nó đi chơi bời với.
Tiếp tục đi….Con đuờng phía truớc cứ dài lê thê như cái tuơng lai mờ mịt của mình, có chông gai không nhỉ? Chỉ có ông trời mới biết đuợc.
shared https://www.otosaigon.com/threads/ke-chuyen-ma-tren-duong-thien-ly-di-cac-bac.4964686/page-34
Em thì được bố của 1 người bạn, là tài xế xe từ trước giải phóng (nau này lái xe tải - là người mà em kể lái xe Kamax đó) kể một lần khi xe đi ngang qua Cà Ná dừng lại thắp nhang. (Cũng là chuyến đi mà trong comment trc em post gặp cô gái mặt áo trắng đạp xe dưới đèo Cù Mông đó.). Chuyện em nghe kể rằng:
- Sau giải phóng 1, 2 năm gì đấy, lúc đó trên một chuyến xe khách (nói xe khách chứ khách ít mà chở buôn thì nhiều) từ hướng SG ra Nha Trang. Trên xe có 1 bà mẹ ẵm một đứa bé sơ sinh, xe chạy bon bon trên đường và dừng đón khách trả khách cũng nhiều. Khi đi ngang qua đoạn ấy xe bỗng trục trặc mà lái xe và phụ xe không biết lý do là gì, cứ chạy mấy trăm mét là dừng. Tài xế và phụ xe mới nói từng người xuống xe xem có mang theo vật hay con vật gì hay không (lái xe sợ chở mèo hay vật gì đó). Khi xuống xe thì mới phát hiện đứa trẻ sơ sơ đã chết rồi - lúc đó bà mẹ mới khóc òa lên (bà mẹ biết be đã chết trước đó nhưng sợ kg nói ra chỉ sụt xùi - khách trên xe tưởng bà bị chồng bỏ ẳm con về ngoại nên khg ai hỏi chuyện)... Lúc này, nhà xe không cho bà mẹ ẳm bé lên xe nhưng khách đi thấy tội mới nói tài xế ráng chạy xuống thị xã để bà mẹ xuống lo an tang cho bé... Nhưng xe cứ cù rụch cù tang chạy không được... Các bà buôn thì cũng sợ trễ hàng nên góp tiền cho me đứa trẻ và nói bà để tạm đứa trẻ xuống xe rồi đi xuống thị xã mua đồ lên an táng chở về. Thì cũng đành vậy, bà mẹ sợ chó tha nên đã đặt đứa trẻ ấy lên tảng đá cao bên vệ đường và theo xe chạy bon bon xuống thị xã...
Sau khi mua Quách và đồ cúng kiến, bà đón xe lên lại thì da thịt đứa bé đã tan ra và dính chặt trên phiến đá, quá đau buồn và bà khóc thét thảm thiết cho đến chiều về công nhân làm đường đã phụ bà chất thêm đá lên và Thach táng luôn đứa trẻ trên ấy.... Câu chuyện đau lòng ấy đã được đồn ra và tôn hô cháu bé ấy là Thần Đồng Cà Ná.... Hàng ngày trăm xe chạy đường dài đi ngang qua dừng lại thắp nhanh cầu bình an đi đường. Công nhân đường sắt khu vực ấy lập miếu thờ để tiện việc khách thập phương Phúng Viếng.
Do ngày càng nhiều, nên xe tập trung khu vực ấy nên Chính Quyền Địa Phương đã cho phép lập Miếu Thờ lớn hơn và di dời mộ lên cao như hiện tại.
Còn thông tin về chiếc xe kia bị tai nạn thì em không nghe....
- Sau giải phóng 1, 2 năm gì đấy, lúc đó trên một chuyến xe khách (nói xe khách chứ khách ít mà chở buôn thì nhiều) từ hướng SG ra Nha Trang. Trên xe có 1 bà mẹ ẵm một đứa bé sơ sinh, xe chạy bon bon trên đường và dừng đón khách trả khách cũng nhiều. Khi đi ngang qua đoạn ấy xe bỗng trục trặc mà lái xe và phụ xe không biết lý do là gì, cứ chạy mấy trăm mét là dừng. Tài xế và phụ xe mới nói từng người xuống xe xem có mang theo vật hay con vật gì hay không (lái xe sợ chở mèo hay vật gì đó). Khi xuống xe thì mới phát hiện đứa trẻ sơ sơ đã chết rồi - lúc đó bà mẹ mới khóc òa lên (bà mẹ biết be đã chết trước đó nhưng sợ kg nói ra chỉ sụt xùi - khách trên xe tưởng bà bị chồng bỏ ẳm con về ngoại nên khg ai hỏi chuyện)... Lúc này, nhà xe không cho bà mẹ ẳm bé lên xe nhưng khách đi thấy tội mới nói tài xế ráng chạy xuống thị xã để bà mẹ xuống lo an tang cho bé... Nhưng xe cứ cù rụch cù tang chạy không được... Các bà buôn thì cũng sợ trễ hàng nên góp tiền cho me đứa trẻ và nói bà để tạm đứa trẻ xuống xe rồi đi xuống thị xã mua đồ lên an táng chở về. Thì cũng đành vậy, bà mẹ sợ chó tha nên đã đặt đứa trẻ ấy lên tảng đá cao bên vệ đường và theo xe chạy bon bon xuống thị xã...
Sau khi mua Quách và đồ cúng kiến, bà đón xe lên lại thì da thịt đứa bé đã tan ra và dính chặt trên phiến đá, quá đau buồn và bà khóc thét thảm thiết cho đến chiều về công nhân làm đường đã phụ bà chất thêm đá lên và Thach táng luôn đứa trẻ trên ấy.... Câu chuyện đau lòng ấy đã được đồn ra và tôn hô cháu bé ấy là Thần Đồng Cà Ná.... Hàng ngày trăm xe chạy đường dài đi ngang qua dừng lại thắp nhanh cầu bình an đi đường. Công nhân đường sắt khu vực ấy lập miếu thờ để tiện việc khách thập phương Phúng Viếng.
Do ngày càng nhiều, nên xe tập trung khu vực ấy nên Chính Quyền Địa Phương đã cho phép lập Miếu Thờ lớn hơn và di dời mộ lên cao như hiện tại.
Còn thông tin về chiếc xe kia bị tai nạn thì em không nghe....
No comments:
Post a Comment