Friday, November 27, 2015

Eran Katz.

shared

***
15 gợi ý và phương pháp của người Do Thái để phát triển một trí nhớ siêu việt!
1. Phải có niềm tin vào trí nhớ của mình và dựa vào trí nhớ đó.
2. Hãy viết rõ ràng, dễ đọc bằng mực đen trên nền giấy trắng.
3. Hãy học cùng một Hevrutah (bạn học, người hợp gu, hợp “cạ”), nói to trong khi học và nói có ngữ điệu.
4. Hãy học trong lúc tản bộ hoặc đung đưa người, và học trong tâm trạng vui vẻ.
5. Hãy học ở một nơi cho bạn nguồn cảm hứng, trái tim bạn phải muốn có mặt ở nơi đó.
6. Hãy tránh xa những điều phiền toái, chúng chỉ làm phân tán sự chú ý của bạn mà thôi.
7. Hãy áp dụng những phương pháp làm tăng khả năng tập trung: một lời cầu nguyện, một bài hát hay bất cứ điều gì cho bạn động cơ học tập.
8. Hãy bắt đầu bằng một thứ gì đó dễ thôi nhưng phải thú vị.
9. Thà học hai tiếng trong khi năng lượng dồi dào còn hơn là năm tiếng mà cơ thể mệt mỏi.
10. Khi học, hãy lướt cùng với con sóng của tài liệu học tập. Khi năng lượng đã cạn, hãy nghỉ giải lao và để cho đầu óc thảnh thơi hoàn toàn.
11. Hãy tóm tắt những khái niệm, ý chính bằng những tự chủ đạo có thể giúp khởi động trí nhớ của bạn sau này.
12. Hãy tạo ra một chuỗi các từ chủ đạo bằng một câu chuyện liên tưởng.
13. Hãy sắp xếp các thông tin một cách logic – theo nhóm và theo thứ tự thời gian…
14. Hãy sử dụng những từ viết tắt, những biểu tượng đối lập và biểu tượng song song.
15. Luôn luôn nhắc lại và ôn luyện thường xuyên.

***

Hãy coi tài sản của bạn mình cũng quý giá như của chính mình.
Nếu người nào sống trung thực trong công việc làm ăn của mình và được người khác tôn trọng, thì người đó được đánh giá như là đã tuân thủ trọn vẹn những lời răn dạy của bộ Tora. Nhiều người cho rằng sống đạo nghĩa là biết giữ và tuân thủ theo những lễ nghi tôn giáo. Nhưng trong tiêu chuẩn của người Do-thái, theo quyển sách dạy sống đạo Talmud của họ, thì thái độ trung thực của con người trong công việc cũng quan trọng giống như đòi hỏi tuân thủ những điều răn của Tora. Thậm chí trong sách Talmud đó còn ghi rằng, khi con người kết thúc cuộc sống của mình trên đất, đến trước mặt toà án thiên thượng để chờ đợi bản phán quyết về số phận của mình, anh ta sẽ phải trả lời câu hỏi: "Ngươi đã sống trung thực trong công việc của mình không?" Trong sách Tora có chép rằng, điều kiện để cho người Do-thái còn được sống trong đất hứa, đó là những người lái buôn của họ sẽ không lừa gạt khách hàng của mình. Phục truyền 25:15 "Phải dùng trái cân đúng thật và công bình, cũng phải có ê-pha đúng thật và công bình, để ngươi được sống lâu trên đất mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi..." Một ông Rabbin Iosi người Do-thái đã có một lời khuyên mà có thể áp dụng được trong mọi hoàn cảnh: "Hãy coi tài sản của bạn mình cũng quý giá như của chính mình". Tất nhiên, những lời dựa trên nền tảng của Quy Tắc Vàng: "Hãy yêu kẻ lân cận như mình". Ai đó có thể nghĩ rằng vừa giữ theo Quy Tắc Vàng vừa làm ăn kinh doanh là không thực tế, thậm chí còn quá ngây thơ nữa. Chính vì lý do đó mà họ muốn đánh giá đạo đức con người theo việc tuân thủ những nghi lễ tôn giáo mà thôi. Vì như thế thì dễ sống thực dụng hơn là việc giữ theo tiêu chuẩn đạo đức cả trong tôn giáo cả trong công việc kinh doanh hàng ngày. Thế nhưng truyền thống của người Do-thái luôn nhấn mạnh điều này. Trong một đoạn Thi thiên 116 có câu "Tôi sẽ đi trước mặt Đức Giê-hô-va tại đất kẻ sống.” Những thầy Rabbin dạy luật của người Do-thái trước kia rất chú ý về một đoạn câu nói "tại đất kẻ sống", vì theo lời của ông Rabbin Giehuđa, rất nổi tiếng trong thời của mình, thì cách nói đó có ý nghĩa "là một chỗ như là chợ để buôn bán" (theo Talmud Babylon). Nghĩa là có thể xét xem đức tin của một con người có thật không theo cách cư xử của anh ta nơi phố chợ, chứ không phải là nơi nhà hội. "Chỉ có người nào có thể tin cậy được trong công việc mới có thể coi là một người sống tin kính đạo đức".

***
Nguyên tắc về việc nâng cấp:
Chẳng việc gì phải phát minh ra một loại bánh xe khác. Tốt hơn hết là dùng cái đã có sẵn nhưng theo cách phù hợp nhất với những nhu cầu của riêng mình.

***
Tất cả chúng ta đều trải qua những giai đoạn khó khăn khiến chúng ta thất vọng, giận dữ và chán nản. Một số người đương đầu với những giai đoạn đó tốt hơn những người khác. Vì sao lại như vậy? Hãy tham khảo 7 cách dưới đây, bạn sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn một cách nhẹ nhàng và tích cực hơn:
1. Chấp nhận
Bước đầu tiên là chấp nhận. Sự chấp nhận giúp bạn tập trung vào những điều tích cực và bắt đầu hành động.
Việc này có thể đơn giản như nhận trách nhiệm với cuộc đời bạn. Dù thích hay không, bạn vẫn phải chịu trách nhiệm với những việc xảy ra.
Nhận ra điều này, bạn có thể bắt đầu kiểm soát cuộc đời mình và bắt đầu thay đổi những gì mình không thích.
2. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?
Viết ra những vấn đề sẽ giúp bạn dễ dàng giải quyết và buông bỏ chúng hơn. Điều này đặc biệt đúng với việc viết ra những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Nếu bạn có thể chấp nhận điều tồi tệ nhất thì gánh nặng cảm xúc đối với vấn đề của bạn sẽ tan biến.
Nếu bạn không nghĩ mình có thể chấp nhận được điều tồi tệ nhất, bạn nên cân nhắc lại xem liệu mình có muốn đi tiếp con đường đó. Hãy làm những gì con tim và trực giác mách bảo.
3. Chú trọng vào những điều tích cực
Liệu những thách thức mà bạn đang trải qua có phải là những gì bạn đang cần để trở thành một con người tốt hơn?
Hãy luôn tìm kiếm những may mắn ẩn sau mọi rắc rối mà bạn tình cờ vướng phải. Hầu hết mọi vấn đề trong cuộc đời đều chứa đựng những bài học bên trong nó.
Hãy cho những thách thức, vấn đề và nỗi sợ hãi của bạn thời gian, chúng sẽ đem lại sự bất ngờ thú vị cho bạn.
4. Giải phóng sự tiêu cực
Những suy nghĩ của chúng ta và những câu chuyện chúng ta nói với bản thân về các sự kiện chúng ta đã trải qua sẽ quyết định cảm xúc của chính chúng ta.
Luôn có một suy nghĩ đằng sau mọi cảm xúc. Giải phóng những suy nghĩ tiêu cực sẽ đem lại sự bình yên cho cuộc đời bạn.
5. Đặt ra những mục tiêu thông minh
Khi đặt ra các mục tiêu hợp lý, bạn sẽ cảm thấy chắc chắn hơn và có cảm hứng để hành động.
Khi bạn đặt ra các mục tiêu, bạn đang nói với tiềm thức về cái đích mà bạn muốn tới. Tiềm thức của bạn sẽ làm việc để biến điều đó thành hiện thực.
Thay vì cứ bám lấy những điều tiêu cực, hãy nghĩ về những điều bạn muốn trong cuộc đời mình. Các mục tiêu hiệu quả thường cụ thể, dễ đánh giá, có thể đạt được, thực tế và kịp thời. Đây là những tiêu chuẩn thông minh dành cho các mục tiêu.
Và hãy nhớ rằng, nếu bạn không đặt ra các mục tiêu, có thể một cuộc sống mà bạn không mong muốn đang chờ bạn ở phía trước.
6. Gỡ rối tâm trí của bạn
Hãy nói chuyện với người nào có thể giúp bạn, một người giỏi lắng nghe và đem lại sự rõ ràng cho tình huống mà bạn gặp phải. Quan trọng là bạn phải tìm được ai đó có thể đem lại cho bạn sự bình yên.
Cùng ai đó phân tích vấn đề của mình sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc tự mình giải quyết nó. Những niềm tin tiêu cực ăn sâu vào gốc rễ rất dễ nảy sinh khi bạn tự mình giải quyết rắc rối của chính mình.
7. Theo đuổi niềm đam mê của bạn
Những người hạnh phúc nhất là những người theo đuổi niềm đam mê và những mong muốn từ sâu thẳm trái tim họ.
Việc tìm ra niềm đam mê sẽ giúp bạn thấy được mục đích của cuộc đời, có thêm động lực để hồi phục từ những thất bại, cản trở và nỗi sợ hãi.
Tất cả chúng ta đều có điều khiến mình đam mê và hào hứng. Bạn có mặt trên cuộc đời này đều có lý do. Bạn có điều gì đó để đóng góp cho thế giới. Việc của bạn là tìm ra mục đích của mình và khiến thế giới này trở nên tốt đẹp hơn.
Theo Goodlifezen

***
"Ai cũng trải qua một thời kỳ với cảm giác mắc kẹt, vô dụng hay nhàm chán. Khi đó người ta có ít động lực để cố gắng hơn. Tương lai dường như mờ mịt" =>>>> Khi đó ta cần có một chuyến đi xa trong vài ngày, ở một thành phố khác.
Trích: Trí Tuệ Do Thái

***




No comments:

Post a Comment