Wednesday, February 1, 2017

CHÂU LỢI BÀN ĐẶC * CẤP CÔ ĐỘC * A NAN ĐÀ.

TRƯỞNG LÃO CHU-LỢI BÀN-ĐẶC (Cūlapanthaka) - Bình Anson
http://thuvienhoasen.org/a10334/truong-lao-chu-loi-ban-dac-c-lapanthaka

Trưởng lão Chu-lợi Bàn-đặc (Cūlapanthaka) là một trong những vị đại đệ tử của Đức Phật. Tàu âm ra nhiều tên khác nhau: Chu-lợi Bàn-đặc, Chu-lợi Bàn-đà-già, Chú-trà Bán-thác-ca, Tri-lợi Mãn-đài, v.v. Trong Tăng chi, Chương Một Pháp, liệt kê các vị Tỳ khưu đại đệ tử, ngài Cūlapanthaka được nhắc đến 2 lần:
- Trong các vị đệ tử Tỳ khưu của Ta, có thể dùng ý hóa thântối thắng là Cūlapanthaka. 
- Trong các vị đệ tử Tỳ khưu của Ta, thiện xảo về tâm thắng tiếntối thắng là Cūlapanthaka. 
Trong Tăng nhất A-hàm, Chương Một Pháp, thuộc Hán tạng, cũng có đề cập đến ngài: 
- Tỳ khưu bậc nhất trong chúng Thanh văn của Ta về tài hay thay hình đổi dạng, tạo mọi thứ biến hóa, chính là Tỳ khưu Chu-lợi Bàn-đặc.
1. Tiểu sử
Một thương gia giàu có ở thành Vương Xá có một cô con gái duy nhất. Cô gái có lòng thương yêumột người đầy tớ, và sợ bị gia đình cấm đoán, cô cùng người yêu trốn nhà ra đi. Chẳng bao lâu, cô mang thai. Khi đứa con trong bụng đã lớn, lo sợ khi phải sinh con ở nơi xa xôi không bà con thân thuộc, cô đề nghị với chồng cùng nhau trở về nhà cha mẹ
Trên đường đi, cô hạ sinh một bé trai. Vì đứa con sinh ra giữa đường nên được đặt tên là Panthaka, có nghĩa là người đi đường hay lữ khách, Tàu âm là Bàn-đặc. Cả hai quyết định ở lại nuôi con, không quay về Vương Xá. Rồi cô lại mang thai đứa thứ hai, lại diễn tiến như trước, sinh con giữa đường, nên cũng đặt tên là Panthaka. Để phân biệt, đứa đầu gọi là Mahāpanthaka (Đại Bàn-đặc, Ma-ha Bàn-đặc), và đứa sau là Cūlapanthaka (Tiểu Bàn-đặc, Chu-lợi Bàn-đặc). Có sách dịch là Đại Lộ Biên Sinh và Tiểu Lộ Biên Sinh.
Lớn lên, Đại Bàn-đặc biết ông ngoại mình là một thương gia giàu có ở thành Vương Xá, nên đòi cha mẹ dẫn đến thăm. Ngoài cô con gái, ông bà thương gia không có đứa con nào khác, nên bằng lòng nhận cháu ngoại, còn hai vợ chồng thì được cho tiền để đi nơi khác sinh sống.
Ông bà thương gia thường đến thăm viếng Đức Phật, và Đại Bàn-đặc đã lớn khôn nên được đi theoông ngoại nghe Đức Phật thuyết pháp. Một ngày nọ, chàng muốn xuất gia, sống đời tu sĩ. Ông thương gia nghe cháu nhỏ trình hày ý định như vậy, vô cùng hoan hỷ và dẫn chàng đến gặp Đức Phật.
Đức Phật chấp nhận cho Đại Bàn-đặc xuất gia, nhập Tăng đoàn, giao chàng cho một vị Trưởng lãochỉ dạy. Vị tu sĩ trẻ nhận đề mục thiền quán về năm yếu tố đầu tiên cấu tạo thân (tóc, lông, móng, răng, da). Với đề mục này, trong suốt mùa an cư, vị tỳ khưu miên mật tu hành, và do chuyên cần tinh tấn hành thiền, ngài đắc quả vị A-la-hán. Tỳ khưu Đại Bàn-đặc nghĩ rằng em mình cũng có khả năng chứng nghiệm được Chánh pháp, nên đến gặp ông ngoại xin cho Chu-lợi Bàn-đặc xuất gia. Ông thương gia hoan hỷ chấp thuận.
Chu-lợi Bàn-đặc được gia nhập Tăng đoàn, nhưng đầu óc đần độn, trong bốn tháng cũng không thuộc được bài kệ:
Như hoa sen thắm đượm, 
Tròn nở sáng tinh sương, 
Ngào ngạt trinh nguyên hương, 
Kìa, xin mời chiêm ngưỡng, 
Đấng Thế Tôn chói lọi, 
Như mặt trời lừng không.
Hòa thượng Minh Châu dịch như sau:
Như bông sen thơm dịu, 
Vào rạng đông buổi sáng, 
Hoa được nở toàn diện 
Với mùi hương bát ngát. 
Nhìn đức Phật chói sáng 
Với hào quang chiếu diện, 
Như mặt trời rực sáng 
Trên bầu trời quang đãng.
Tỳ khưu Đại Bàn-đặc thấy em mình như vậy, nghĩ rằng không thể đạt cứu cánh tối thượng của người xuất gia, nên có ý muốn cho Chu-lợi giải y, rời khỏi Tăng đoàn. Nhưng Chu-lợi rất tha thiết gắn bó với giáo lý của Đức Phật, không muốn quay về đời sống thế tục.
Một hôm, y sĩ Kỳ-bạt (Jivaka) đến đảnh lễ Đức Phật, rồi đến gặp ngài Đại Bàn-đặc, lúc bấy giờ là vị quản chúng, xin thỉnh mời tất các các vị các Tỳ khưu đến thọ thực tại nhà. Trưởng lão Đại Bàn-đặc nhận lời mời cả chúng Tỳ khưu, trừ vị Tỳ khưu đần độn không thuộc kinh kệ. Chu-lợi Bàn-đặc thấy anh không đoái hoài đến mình, nên buồn bã, quyết định rời Tăng đoàn, về nhà sống đời cư sĩ. Sáng hôm sau, ông rời tinh xá rất sớm. Cũng sáng sớm đó, Đức Thế Tôn quan sát thế gian, thấy rõ việc này, nên Ngài đến trước cổng chờ Chu-lợi Bàn-đặc.
Khi thấy Đức Phật, Chu-lợi đảnh lễ. Được Ngài hỏi đi đâu vào giờ này, ông kể tự sự. Ngài bảo ông:
- Chính Ta thu nhận ông vào Tăng đoàn. Nay anh ông đuổi ông đi, tại sao ông không đến Ta? Ông hoàn tục thì làm được gì? Hãy ở lại với Ta.
Đức Phật cho ông một tấm vải trắng, và nói:
- Này Chu-lợi Bàn-đặc, ông hãy ngồi tại đây, mặt hướng về phía đông, dùng khăn này để lau thân thểvà niệm: “Tẩy sạch bụi bẩn, tẩy sạch bụi bẩn, tẩy sạch bụi bẩn!”
Rồi Đức Phật hướng dẫn Tăng chúng đến nhà y sĩ Kỳ-bạt để thọ thực, và ngồi xuống chỗ đã dành sẵn.
Về phần Chu-lợi Bàn-đặc, ông vâng lời Đức Thế Tôn, dùng khăn trắng đó vừa lau thân thể vừa niệm thầm: “Tẩy sạch bụi bẩn, tẩy sạch bụi bẩn, tẩy sạch bụi bẩn!” Chiếc khăn ban đầu trắng sạch, bây giờ nhớp nhúa do mồ hôi và bụi bặm. Từ đó ông nhận ra, vì thân này mà khăn đã mất hết sự sạch sẽ tinh khiết ban đầu và trở thành nhiễm ô cáu bẩn, nên thốt lên: “Các hành quả thật vô thường!” Ngay khi ấy, ông khai mở tuệ sinh diệt
Tại nhà y sĩ Kỳ-bạt, Đức Phật biết ông đã được đầy đủ phước duyên. Ngài dùng thần thông phóng hào quang hiện thân đến ngồi trước mặt ông và nói: 
“Chu-lợi Bàn-đặc, đừng nghĩ rằng chỉ tấm vải ấy trở thành cáu bẩn, mà ngay trong tâm ông, cũng đầy cấu uế của tham áisân hận, và si mê. Ông hãy tẩy sạch chúng”. Rồi Ngài đọc bài kệ:
Tham ô nhiễm, chẳng phải là bụi bẩn. 
Ô nhiễm chính dùng để chỉ tâm tham. 
Các Tỳ khưu, hãy tẩy sạch tham lam. 
Và sống đúng pháp của bậc Vô Nhiễm 
Sân ô nhiễm, chẳng phải là bụi bẩn. 
Ô nhiễm chính dùng để chỉ tâm sân. 
Các Tỳ khưu, hãy tẩy sạch hận sân. 
Và sống đúng pháp của bậc Vô Nhiễm. 
Si ô nhiễm, chẳng phải là bụi bẩn. 
Ô nhiễm chính dùng để chỉ tâm si. 
Các Tỳ khưu, hãy tẩy sạch mê si, 
Và sống đúng pháp của bậc Vô Nhiễm.
Bản dịch khác của Hòa thượng Minh Châu:
Tham mới gọi là bụi, 
Chớ không phải bụi này; 
Tham mới thật đồng nghĩa 
Với chữ bụi thường dùng. 
Hỡi này các Tỳ khưu, 
Hãy từ bỏ bụi này, 
Hãy sống trong Giáo pháp 
Của vị không bụi bẩn.
Sân mới gọi là bụi, 
Chớ không phải bụi này, 
Sân mới thật đồng nghĩa 
Với chữ bụi thường dùng. 
Hỡi này các Tỳ khưu, 
Hãy từ bỏ bụi này, 
Hãy sống trong Giáo pháp 
Của vị không bụi bẩn.
Si mới gọi là bụi, 
Chớ không phải bụi này; 
Si mới thật đồng nghĩa 
Với chữ bụi thường dùng. 
Hỡi này các Tỳ khưu, 
Hãy từ bỏ bụi này, 
Hãy sống trong Giáo Pháp 
Của vị không bụi bẩn.
Nghe xong bài kệ, Chu-lợi Bàn-đặc chứng quả A-la-hán và các thần thông, và đắc được trí tuệ phân tích, thông suốt tất cả các bài giảng của Đức Phật.
Trong khi đó, tại tư gia, y sĩ Kỳ-bạt dâng nước lên Đức PhậtĐức Phật lấy tay đậy bình bát, ngăn lại, và hỏi:
- Này Kỳ-bạt, không còn Tỳ khưu nào ở tinh xá sao?
- Bạch Thế TônTrưởng lão Đại Bàn-đặc đã cho biết là không còn vị Tỳ khưu nào trong tinh xá.
Đức Phật bảo:
- Này Kỳ-bạt, còn có Tỳ khưu đấy!
Y sĩ Kỳ-bạt lập tức cho người đến tinh xá xem còn vị Tỳ khưu nào không, để thỉnh mời đến nhà.
Do thiên nhĩ thông, Chu-lợi Bàn-đặc nghe như thế, nên dùng thần thông biến ra hằng ngàn Tỳ khưu trong vườn xoài, người may y, kẻ nhuộm y, người khác tụng đọc kinh, v.v., không người nào giống người nào. Khi gia nhân của y sĩ Kỳ-bạt đến đó, thấy rất đông Tỳ khưu, liền quay về, trình báo:
- Thưa gia chủ Kỳ-bạt, con thấy còn rất nhiều vị Tỳ khưu ở tinh xá.
Đức Phật bảo gia nhân trở lại tinh xá nói Đức Thế Tôn gọi Chu-lợi Bàn-đặc đến thọ thực. Khi người ấy đế khu vườn xoài và gọi tên Chu-lợi, cả ngàn Tỳ khưu đồng thanh trả lời “Ta là Chu-lợi Bàn-đặc”. Người ấy ra về thưa lại. Đức Phật bảo hãy trở lại tinh xá lần nữa, và nắm tay vị Tỳ khưu đầu tiên nói “Ta là Chu-lợi Bàn-đặc”, và thỉnh vị ấy đi thọ thực, những vị còn lại sẽ biến mất tức khắc. Sự việc xảy ra đúng như lời Đức Phật, và anh ta trở về tư gia y sĩ Kỳ-bạt với ngài Chu-lợi Bàn-đặc.
Sau buổi thọ thực, Đức Phật dạy y sĩ Kỳ-bạt thỉnh Trưởng lão phúc chúc. Thay mặt chư Tăng, ngài Chu-lợi có một thời giảng xuyên suốt, và phúc chúc gia đình Kỳ-bạt, âm vang như tiếng rống của loài sư tử
2. Tiền kiếp
2.1) Trong một kiếp trước, Chu-lợi Bàn-đặc là một vị vua. Có lần trong một buổi lễ đi tham quan quanh thành, mồ hôi tươm ướt trán, ông lau trán với một chiếc khăn sạch, và khăn trở nên lem luốt. Vị vua nhận ra thân thể nhơ bẩn của mình đã khiến chiếc khăn trước sạch sau dơ, và sau đó thấy được tính vô thường trong đời sống. Nhờ có phước trí hiểu rõ tính vô thường này, trong kiếp hiện tại, quán xuyên suốt về đề mục tẩy sạch ô nhiễm đã giúp ông giác ngộ.
2.2) Vào thời Đức Phật Ca-diếp (Kassapa), Chu-lợi Bàn-đặc rất thông minh, nhưng khi vào Tăng chúng, ông đã chế nhạo một Tỳ khưu kém trí. Vị này vì bị làm trò cười nên xấu hổ, không học thuộc, thậm chí không lặp lại được lời kinh. Do quả báo của nghiệp bất thiện này, ông tái sinh thành người đần độn. Học xong câu sau, câu trước đã quên mất.
2.3) Vị Thầy lỗi lạc và chàng trai trẻ ngu độn
Chú giải Pháp Cú có ghi một câu chuyện tiền kiếp mà Đức Phật đã từng giúp đỡ ngài Châu-lợi Bàn-đặc. Đức Phật kể một chuyện tiền kiếp như sau:
Ngày xưa, một chàng trẻ tuổi ở Ba-la-nại đi đến thành Hoa Thị để học nghề với một vị thầy rất lỗi lạc. Anh làm hết mọi việcphục vụ tận tụy cho thầy. Nhưng anh lại đần độn, không thuộc nhớ một điều gì. Dù vị thầy thấy anh rất đắc lựccố gắng dạy nghề cho anh nhưng chỉ mất công vô ích. Qua một thời gian lâu, anh ta vẫn không thuộc được một lời dặn dò nào. Chán nản, anh muốn bỏ về nhà.
Vị thầy thấy anh ta hết lòng hầu hạ mình, nên ông dạy cho anh một câu chú. Ông bắt anh học thuộc câu: “Ngươi đang âm mưu, ngươi đang âm mưu! Tại sao ngươi làm thế? Ta biết hết cả rồi!” Vất vảlắm anh ta mới học thuộc câu chú. Rồi ông cho chàng một số tiền làm lộ phí và dặn dò:
- Bây giờ anh hãy đi kiếm sống bằng câu chú này. Anh không được quên, phải luôn luôn nhắc đi nhắc lại.
Anh ta lên đường trở về Ba-la-nại sống với mẹ. Lúc bấy giờ, vua Ba-la-nại khởi tâm muốn đi khắp hoàng thành để tìm hiểu, lắng nghe ý kiến của dân chúng về sự cai trị của nhà vua. Đêm đó, vua cải trang ra khỏi cung điện, đi đến nhà dân. Có bọn trộm đang đào một đường hầm giữa hai nhà để chui vào, trong đó có nhà của chàng trai trẻ. Vừa đúng lúc, chàng trai thức giấc, nhớ lời dặn của thầy, chàng ôn lại câu chú, miệng đọc: “Ngươi đang âm mưu, ngươi đang âm mưu! Tại sao ngươi làm thế? Ta biết hết cả rồi!” Bọn trộm nghe qua, rất kinh sợ vì tưởng là đã bị phát giác, liền tháo chạy. Vua đang ở gần đó, thấy bọn trộm chạy vì nghe chàng trai đọc thần chú, nên sáng hôm sau, khi về hoàng cung, ngài ra lệnh đòi chàng trai đến để để truyền dạy câu chú cho ngài. Anh ta đồng ý và được vua ban cho một ngàn đồng vàng.
Viên tướng chỉ huy quân đội thời đó muốn soán ngôi nên âm mưu với anh thợ cạo để giết vua. Đến ngày cạo râu cho vua, anh thợ cạo vào hoàng cung, thấm ướt râu vua với nước hoa, mài dao cạo cho bén để cắt cổ vua. Lúc ấy, nhà vua sực nhớ đến câu chú vừa học, nên ngài đọc ôn lại cho thuộc: “Ngươi đang âm mưu, ngươi đang âm mưu! Tại sao ngươi làm thế? Ta biết hết cả rồi!” Anh thợ cạo kinh sợ khi nghe câu đó, vì nghĩ rằng vua đã biết âm mưu của mình. Anh ta ném dao, quỳ mọp sát chân vua, run rẩy. Vua đoán ngay việc gì xảy ra nên ra vẻ giận dữ, bảo:
- Tên ngu xuẩn kia! Ngươi nghĩ rằng ta không biết gì sao? 
- Tâu bệ hạ, xin tha mạng cho thần! 
- Được. Hãy nói hết đầu đuôi cho ta nghe.
Nghe xong, vua gọi viên tướng đến, trục xuất khỏi vương quốc, và giao chức thống lãnh quân đội cho chàng trai trẻ để đền ơn.
Đức Phật kết thúc câu chuyện:
- Trong tiền kiếp, chàng trai trẻ là Chu-lợi Bàn-đặc, và vị thầy lỗi lạc là Ta.
Ngài kết luận:
Người khôn ngoan thông minh, 
Có thể nâng đời mình, 
Lên địa vị cao sang 
Bằng chút ít tài sản, 
Như thổi ngọn lửa nhỏ, 
Gây nên đám lửa to.
***
KỲ THỌ CẤP CÔ ĐỘC VIÊN 
Trieu Anh Nguyen

Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đứcbố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó, hay đem cơm gạo, quần áo bố thí cho họ. Trong toàn khu vực thành Xá-vệ, không phân biệt nam hay nữ, già hay trẻ, cứ hễ nghèo khổ, không nơi nương tựa, một khi tìm đến là được ông vui vẻ giúp đỡ ngay. Vì thế mọi người đều gọi ông là trưởng giả“Cấp Cô Độc”, nghĩa là “người thường chu cấp cho những kẻ cô độc, không nơi nương tựa”.
Hôm ấy ông có việc đến thành Vương Xá để thăm một người anh rể, nhưng ông anh rể không ra tận cửa trước đón ông như mọi khi. Đến khi ông vào nhà và đi ra tận nhà sau thì thấy mọi người đang bận rộn chuẩn bị một bữa tiệc. Hỏi ra mới biết là gia đình người anh rể đang chuẩn bị đón tiếp Đức Phật vào ngày hôm sau. Vừa nghe đến tiếng “Phật” là lòng ông cảm thấy một niềm hoan hỷ lạ thường, nên ông cũng mong mỏi gặp được Phật để thấy tận mắt xem sao, mà mới vừa nghe nói tới là lòng đã thấy an lạc như vậy, ông nao nức muốn gặp mặt Phật càng sớm càng tốt. Ông tự nghĩ dù sao thì ngày mai Phật cũng tới đây, rồi mình sẽ gặp thôi chứ có việc gì mà phải nôn nao? Rồi ông lên giường ngủ, nhưng không thể nào chợp mắt. Thế rồi nửa khuya đêm ấy, ông một mình băng rừng đi đến khu rừng Sitavana, nơi Đức Phậtđang ngự. Khi ông tới rừng Sitavana thì cũng nhằm lúc Đức Phật đang ra tọa thiền ngoài trời, vì biết rằng ông sẽ tới. Đức Phật gọi ông bằng tên ‘Sudatta’ và bảo ông đến gầnTrưởng giả Tu Đạt rất lấy làm hoan hỷkhi được diện kiến Đức Phật. Và sau một thời pháp của Thế Tôn, ông đã xin quy-y Phật, rồi sau đó cả nhà ông đều xin quy-y với Đức Thế Tôn.
Sau đó ông thỉnh Phật sang nước Xá Vệ hoằng hóa. Khi trở về thành Xá Vệ, ông tìm mua một thửa đất thích hợp cho Đức Phật và Tăng đoàn.
Trưởng giả Tu-đạt trở về thành Xá-vệ lập tức đi xem khắp nơi để tìm một địa điểm thích hợp. Ông nhận thấy trong số các nơi đã xem qua chỉ có vườn cây của thái tử Kỳ-đà là vô cùng rộng rãi, thoáng mát, có sông có nước, có đồi có núi, có hoa thơm cỏ lạ, cảnh đẹp như tranh, thật là một khung cảnh vô cùng thanh tịnh, u mỹ.
kythocapcodoc-01
Ông nghĩ, nếu được một chỗ như thế này để xây dựng tinh xá cúng dường đức Phật, để Thế Tôn về đấy thuyết pháp và chư tỳ-kheo an trú thì thật không có chỗ nào tốt đẹp hơn. Nhưng đây lại là khu vườn mà thái tử Kỳ-đà yêu thích nhất, nên trưởng giả Tu-đạt không biết phải làm cách nào để thái tử chịu nhượng lại khu vườn cây này cho ông. Ông suy nghĩ rất nhiều và tuy biết là sẽ rất khó khăn nhưng không còn cách nào khác hơn đành phải trực tiếp đến gặp thái tử Kỳ-đà để khẩn khoản xin thái tử nhượng lại khu vườn ấy.
kythocapcodoc-02
Nhưng dù ông có nói thế nào thái tử Kỳ-đà cũng khăng khăng một mực không chấp thuận. Đến khi nghe trưởng giả Tu-đạt nài nỉ tới lần thứ ba, thái tử cảm thấy thật khó mà cự tuyệt mãi một người danh tiếnglừng lẫy trong cả nước như ông trưởng giả này, bèn nghĩ kế đòi một giá bán thật cao để khiến cho trưởng giả phải thối chí. Nghĩ sao làm vậy, thái tử bèn nói:
– Thật sự tôi không muốn nhượng khu vườn này cho ông, nhưng thấy ông cứ nài nỉ mãi như thế, thôi thì thế này. Tôi bằng lòng bán với điều kiện như sau: Ông hãy lấy vàng trải đầy khắp mặt đất của khu vườn. Nếu ông đồng ý trả đủ số vàng như thế thì tôi sẽ nhượng đất cho ông.
Không ngờ thái tử vừa nói giá như thế thì trưởng giả Tu-đạt tỏ ra vui mừng khôn xiết, lập tức trở về huy động người nhà lấy xe chở vàng nhanh chóng đến trải đầy khắp mặt đất chỗ khu vườn.
kythocapcodoc-03
Khoảng xế chiều thì toàn bộ khu đất đã được phủ kín vàng, chi còn thiếu một khoảnh nhỏ. Thái tử Kỳ-đà nhìn thấy ông trưởng giả có vẻ như đang trầm ngâm suy nghĩ liền đến bảo:
– Bây giờ ông đổi ý vẫn còn kịp đấy. Đất vẫn là của tôi, ông có thể lấy vàng về.
Trưởng giả Tu-đạt nói:
– Tôi chỉ đang nghĩ xem nên lấy số vàng còn thiếu này từ kho nào cho thuận tiện đó thôi.
Ban đầu thái tử Kỳ-đà vẫn tưởng có thể làm cho trưởng giả Tu-đạt phải thối chí trước một giá bán quá cao như thế, không ngờ ông này chẳng tiếc gì số vàng lớn, vẫn quyết tâm mua cho bằng được khu đất. Thái tửlấy làm tò mò, liền gạn hỏi nguyên do mua đất. Trưởng giả Tu-đạt mới thật lòng đem dự tính xây dựng tinh xá cúng dường đức Phật và chư tăng mà nói cho thái tử nghe. Thái tử không khỏi lấy làm cảm động trước tín tâm chân thành của vị trưởng giảTu-đạt liền hỏi tiếp:
– Đức Phật là người như thế nào mà ông đối với ngài nhiệt tâm và thành tín đến thế?
Trưởng giả Tu-đạt liền kể lại việc mình được gặp Phật tại thành Vương-xá và được nghe giáo pháp giải thoát của ngài như thế nào. Thái tử nghe xong cũng sinh lòng hoan hỷ, rất mong muốn chính bản thân mình sẽ được gặp Phật. Thái tử liền nói:
– Trưởng giả! Số vàng còn thiếu ông không cần phải chở đến nữa, xem như tôi cúng dường số vàng ấy vào việc xây dựng tinh xáNgoài ra, đất đai thì xem như bây giờ đã là của ông, nhưng cây cỏ hoa lá trong vườn thì tôi chưa hề bán. Vậy nay tôi cũng xin tự nguyện cúng dường tất cả cây cối trong vườn này để góp phần làm chỗ cho đức Phật và chư tăng an trú.
Trưởng giả Tu-đạt thấy thái tử Kỳ-đà phát khởi lòng tin như thế thì rất vui. Từ đó cả hai đều hết sức hân hoan, cùng nhau đốc thúc việc xây dựng và chờ đợi ngày đức Phật tới.
Khi tinh xá vừa xây xong, trưởng giả Tu-đạt lập tức nghênh thỉnh đức Phật và chư tăng về. Bởi vì tinh xánày là do trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường khu đất và thái tử Kỳ-đà cúng dường vườn cây, nên người thời bấy giờ gọi tên tinh xá này là “Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên”, nghĩa là vườn của ông Cấp Cô Độc, cây của thái tử Kỳ-đà.
Danh thơm này luôn được các Sa môn tán thán, những bằng hữu ca ngợi và muôn đời được hậu thếtruyền tụng, nhắc tên. Cấp Cô Độc (cấp dưỡng cho những người cô độc, cơ nhỡ) là danh thơm của Phật tử Tu Đạt không chỉ ngát hương khắp toàn cõi Ấn Độ thời bấy giờ mà dư âm của hương xưa còn vang vọng đến tận hôm nay và mãi ngàn sau đúng như lời phật dạy :
“Không một hương hoa nào;
Bay ngược chiều gió thổi
Dầu là hoa Chiên đàn
Già la hay Mạt lỵ
Chỉ hương người đức hạnh
Bay ngược chiều gió thổi
Chỉ hương bậc Chân nhân
Biến mãn mọi phương trời”
(ĐTKVN, Tăng Chi I, chương 3, phẩm Ananda, phần Hương, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.408)
Trieu Anh Nguyen
***
TÔN-GIẢ A-NAN-ĐÀ
Toàn Không

 Tôn-giả A-nan-Đà, là dòng dõi hoàng tộccon người chú ruột của Thái-tử Sĩ-Đạt-Ta, tức là em họ của đức Phật. Tôn-giả A-nan-Đà là bậc kỳ tài hiếm có trên thế-gian này, vì Ngài có một bộ óc siêu phàmtuyệt vời. Ngài nhớ được tất cả những lời đức Phật giảng dạy hàng ngày mà Ngài đã được nghe trong suốt thời gian hai mươi lăm năm làm Thị-giả cho đức Phật.
 Đức Phật xếp Tôn-giả A-Nan-Đà vào hàng các đại đệ-tử vì các điểm đặc biệt, đó là: “Sức học uyên thâmtrí nhớ vô cùng đúng, kiên trì chuyên chú cần mẫn, và khéo biết ý Phật”. Những bộ Kinh ngày nay chúng ta được đọc là do sự đóng góp của Ngài và năm trăm vị Thánh Tăng thời ấy đọc lại thành Kinh sau khi đức Phật nhập Niết-bàn chừng ba bốn tháng.
1)- A-Nan-Đà làm Thị-giả của Phật.
 Khi đức Phật trú tại thành Vương-Xá, lúc đó có rất nhiều đệ-tử Tỳ-kheo từ Trưởng-Lão trở xuống cũng trú tại thành Vương-Xá, tất cả đều ở vây quanh Phật trong Kỳ-viên Tịnh-xá, bấy giờ Ngài bảo các Tỳ-kheo:
- Các thầy nên biết, hiện nay Ta đã già rồi (Lúc này Phật đã 55 tuổi), thân thể càng ngày càng suy yếu, nên Ta cần có người chăm sóc. Các thầy hãy cử cho Ta một thầy Thị-giả, làm sao để chăm sóc Ta xứng ý, chứ không phải không xứng ý, ghi nhớ lời Ta nói mà không quên mất ý nghĩa.
 Lúc ấy Tôn-giả Câu-lân-Nhã liền đứng dậychắp tay hướng về đức Phật thưa rằng :
- Thưa đức Thế-Tôn, con xin được làm Thị-giả, con xin nguyện hầu hạ Thế-Tôn xứng ý, chứ không phải không xứng ý, con ghi nhớ những lời Ngài nói mà không quên mất ý nghĩa.
 Đức Thế-Tôn bảo:
- Này Câu-lân-Nhã, chính thầy tuổi đã già, thân thể càng ngày càng suy yếu; chính thầy cũng cần có Thị-giả, Thầy nên ngồi xuống đi.
 Cũng như vậy, hai mươi mốt vị Tôn-giả, hoặc Tôn-giả Trưởng-Lão lần lượt đứng dậychắp tayhướng về đức Phật xin được làm Thị-giả; các vị Tôn-giả đều nguyện hầu hạ xứng ý Phật, và ghi nhớ những lời Ngài giảng dạy mà không quên ý nghĩa, nhưng tất cả đều bị Phật từ chối. 
 Khi ấy, Tôn-giả Đại Mục-kiền-Liên suy nghĩ“Đức Thế-Tôn muốn vị nào làm thị-giả, ý Ngài đặt vào vị Tỳ-kheo nào? Ngài muốn ai chăm sóc cho xứng ý, và ghi nhớ lời Ngài dạy mà không quên mất ý nghĩa? Có lẽ ta nên nhập Như-kỳ tưởng-định để quán sát tâm niệm của toàn thể đại-chúng”. Nghĩ rồi, Tôn-giả liền thực hành ngay và biết Thế-Tôn muốn chọn Tôn-giả A-Nan-Đà, vì ý Ngài đặt vào A-Nan-Đà; biết vậy xong, Tôn-giả xuất định, và thưa với đại-chúng:
- Chư Tôn-Hiền biết không? Đức Thế-Tôn muốn chọn: Tỳ-kheo A-Nan-Đà làm Thị-giả, bây giờ chúng ta nên cùng nhau đến chỗ Tôn-giả A-Nan-Đà khuyến dụ thầy ấy chịu làm Thị-giả.
 Bấy giờ Tôn-giả Đại Mục-kiền-Liên và các thầy Tỳ-kheo cùng nhau đến chỗ Tôn-giả A-Nan-Đà, chào hỏi nhau xong, Tôn-giả Đại Mục-kiền-Liên bảo:
- Này Hiền-giả A-Nan, thầy biết không? Đức Thế-Tôn muốn: đại-chúng Tỳ-kheo cử một thầy làm Thị-giả cho Ngài, đã có hai mươi mốt Tỳ-kheo từ bậc Trưởng-lão trở xuống tình nguyện xin được làm Thị-giả, nhưng đều bị đức Thế-Tôn từ chối, không chấp thuận. Tôi đã nhập định để quán sát, được biết đức Thế-Tôn muốn chọn Thầy làm Thị-giả, vì ý Ngài đặt vào Thầy. Ngài muốn: Thầy chăm sóc, vì Thầy xứng ý Ngài chứ không phải không xứng ý; Thầy ghi nhớ lời dạy của Ngài mà không quên mất ý nghĩa.
 Tôn-giả A-Nan-Đà nói:
- Thưa Tôn-giả Đại Mục-kiền-Liên và các vị Tôn-giả, tôi không thể lãnh trách nhiệm hầu hạ đức Thế-Tôn nổi, vì với đức Thế-Tôn khó xứng ý, khó hầu hạ, nghĩa là khó làm Thị-giả. Cũng như con voi rất hùng mạnh, kiêu dũng, sức mạnh cường thịnh, đủ ngà, đủ vóc, khó gần gũi, khó làm xứng ý, nghĩa là khó mà coi sóc. Thưa Tôn-giả Đại Mục-kiền-Liên, với đức Như-Lai cũng lại như thế, khó gần gũi, khó xứng ý, khó làm Thị-giả, vì vậy, tôi không thể làm Thị-giả được.
 Tôn-giả Đại Mục-kiền-Liên nói:
- Này Hiền-giả A-Nan: Thầy hãy nghe tôi nói, người trí nghe thí dụ liền hiểu ý nghĩa của nó. Cũng như hoa Ưu-đàm-bát-La đúng thời mới xuất hiện ở thế-gian chứ không phải lúc nào cũng xuất hiện, dù trăm nghìn vạn ức năm cũng chưa chắc xuất hiện. Này Hiền-giả: đức Như-Lai, Vô-Sở-Trước, Chính-Đẳng Chính-Giác cũng lại như vậy, đúng thời mới xuất hiện ở thế-gian; Thầy nên mau nhận làm Thị-giả của đức Như-Lai, Thầy sẽ được kết quả rất lớn, và rất tốt đẹp.
- Thưa Tôn-giả Đại Mục-kiền-Liên, nếu đức Thế-Tôn thuận cho tôi tám điều nguyện ước thì tôi mới có thể làm Thị-giả, đó là:
1) Tôi nguyện không mặc áo Cà-Sa của đức Thế-Tôn dù cũ hay mới.
2) Tôi nguyện không ăn thực phẩm do Thiện-tín dâng đến đức Phật.
3) Tôi nguyện không gặp đức Thế-Tôn không đúng lúc.
4) Tôi nguyện không ở chung cùng một phòng-thất với đức Thế-Tôn.
5) Đức Thế-Tôn hoan-hỷ chấp thuận cùng tôi đi đến nơi nào có thí-chủ thỉnh tôi đến.
6) Đức Thế-Tôn hoan-hỷ cho phép tôi được tiến dẫn những vị khách đến xin yết kiến Ngài.
7) Đức Thế-Tôn cho phép tôi đến thưa hỏi mỗi khi có điều hoài nghi phát sinh.
8) Đức Thế-Tôn hoan-hỷ lập lại bài Pháp mà Ngài đã giảng trong lúc không có mặt tôi.
 Thưa Tôn-giả Đại Mục-kiền-Liên, nếu đức Thế-Tôn chấp thuận cho tôi tám điều, gồm bốn điều nguyện và bốn điều ước vừa kể, thì tôi mới có thể làm Thị-giả được.
 Tôn-giả Đại Mục-kiền-Liên sau khi khuyên Tôn-giả A-Nan-Đà nhận làm Thị-giả, Tôn-giả cùng các vị Tôn-giả Tỳ-kheo từ giã Tôn-giả A-Nan-Đà và trở về chỗ Phật. Tôn-giả Đại Mục-kiền-Liên trình lên đức Phật về sự ưng chịu của Tôn-giả A-Nan-Đà nhận làm Thị-giả với tám điều thỉnh nguyện kể trên và xin đức Thế-Tôn chấp thuận.
 Sau khi nghe Tôn-giả Đại Mục-kiền-Liên đọc tám điều thỉnh nguyện của Tôn-giả A-Nan-Đà, đức Phậtbảo:
- Này Đại Mục-kiền-Liên, Tỳ-kheo A-Nan-Đà thông minhmẫn tiệpdự đoán sẽ có những lời tị hiềm, như có người nói: “Tỳ-kheo A-Nan-Đà vì áo mặc nên hầu hạ đức Thế-Tôn”. Hoặc nói“Tỳ-kheo A-Nan-Đà vì miếng ăn nên hầu hạ đức Thế-Tôn”. Những dự đoán đó là pháp-vị qúy hóa của Tỳ-kheo A-Nan-Đà, Tỳ-kheo A-Nan-Đà khéo biết thời, biết lúc nào nên đến gặp Như-Lai, lúc nào không nên đến gặp Như-Lai; Tỳ-kheo A-Nan-Đà biết lúc nào chúng Tỳ-kheo, chúng Tỳ-kheo Ni nên đến gặp Như-Lai, đối với chúng Ưu-bà Tắc và Ưu-bà Di cũng như thế; Tỳ-kheo A-Nan-Đà biết lúc nào các Sa-môn, Bà-la-Môn, Phạm-chí, Dị-học nên đến gặp hoặc bàn luận hay không nên đến gặp hoặc bàn luận với Như-Lai. Tỳ-kheo A-Nan-Đà biết thức ăn loại nào Như-Lai dùng rồi sẽ được biện tài thuyết phápthức ănloại nào sau khi dùng rồi sẽ không được biện tài thuyết pháp, đó là những pháp vị đáng khen ngợi của Tỳ-kheo A-Nan-Đà.
 Do những lời chấp thuận và khen ngợi của đức Phật, nên ngay ngày hôm sau Tôn-giả A-Nan-Đà bắt đầu làm Thị-giả Phật. Tôn-giả A-Nan-Đà làm Thị-giả Phật cho đến khi đức Phật nhập Niết-Bàn. Trải qua hai mươi lăm năm làm Thị-giả, Tôn-giả A-Nan-Đà theo đức Phật đi du-hóa khắp mọi nơi trên đất Ấn-Độ. Tôn-giả rất chuyên cần chăm sóc đến mọi nhu yếu của đức Phật với một lòng kính ngưỡng và tôn quý.
2)- A-Nan-Đà bị nạn Ma-Đăng-Già.
 Một hôm Vua Ba-Tư-Nặc nước Xá-Vệ, nhân ngày giỗ của phụ-Vương làm lễ trai Tăng. Vua cho sắm sửa các món ăn qúy báu và đích thân Vua đến thỉnh Phật cùng các vị Bồ-Tát vào cung thụ trai; ngoài ra, Văn-Thù Bồ-Tát được chỉ định phân chia đại chúng Tỳ-kheo đi dự cúng dàng tại một số nhà Trưởng-giả trong thành. Riêng Tôn-giả A-Nan-Đà đã được một vị ở xa mời riêng trước nên chưa về kịp để đi thụ trai cùng Tăng chúnglúc ấy đang trên đường trở về một mình, Tôn-giả không biết việc các Bồ-Tát và chúng Tăng đều được Vua và các trai chủ mời vào thành thọ trai. Tôn-giả ôm bình bátđi khất thực theo thứ lớp từng nhà đúng theo phép khất thực. Khi lần lượt đi đến một nhà kia, Tôn-giả (vì trẻ, lại đẹp trai) bị một người đàn bà dùng bùa yêu tà chú mê hoặc cám dỗđang khi người đàn bà ấy còn đang cám dỗ, ve vuốt, và sắp tới giai đoạn hoại giới thể A-Nan-Đà.
 Lúc ấy Phật đã biết trước việc này, thụ trai xong, Ngài liền cùng các Bồ-Tát về ngay, có Vua, các quan Đại-Thần, Trưởng-giả, Cư-Sĩ đi theo để xin nghe pháp. Vừa về an tọa xong tại đại giảng đường, trên đầu Phật phóng ra hào quang Bách-Bảo Vô-úy, trong hào quang nở ra Bảo-Liên-Hoa nghìn cánh, trên Bảo-Liên-Hoa có Hóa-Phật ngồi kiết già thuyết thần-chú. Ngài liền sai Văn-Thù Bồ-Tát đem chú đi cứu hộ A-Nan-Đà, khi Bồ-Tát Văn-Thù đem chú đến, tà chú của dâm nữ liền bị tiêu diệt ngay, nên Tôn-giả A-Nan-Đà liền hết mê hồi tỉnh; Bồ-Tát Văn-Thù liền dẫn cả hai người về nơi Phật ngự.
 Tôn-giả A-Nan-Đà vừa về tới nơi liền đảnh lễ Phật, nức nở rơi lệ, nói lời hối hận việc xẩy ra vì do thiếu đạo lực, nên không chống trả nổi tà chú. Để có thể tu hành đủ đạo lực, Tôn-giả A-Nan-Đà khẩn khoản thỉnh cầu Phật giảng ba thứ thiền quán mà mười phương Chư Phật đã tu được thành chính giác; vì nhân duyên này, Phật thuyết cho A-Nan-Đà, Vua Ba-Tư-Nặc, Đại-chúng, Bồ-Tát nghe Kinh Lăng-nghiêm. (Trích Kinh Lăng-Nghiêm, Hòa-Thượng Thích-Duy-Lực dịch năm 1993, trang 8 và 9).
3)- Tôn-giả A-Nan-Đà đại ngộ.
 Mặc dù là một đệ-tử thông suốt giáo lý, Tôn-giả A-Nan-Đà chỉ là bậc hữu học cho đến ngày đức Phậtnhập diệt, Tôn-giả vẫn chưa đắc qủa Thánh; sau khi đức Thế-Tôn nhập đại Niết-Bàn, Tôn-giả Đại Ca-Diếp là vị Tổ thứ nhất kế truyền Chính Pháp Nhãn-Tạng do đức Phật phó chúc.
 Ngày bắt đầu kết tập, chỉ có năm trăm vị A-La-Hán (Thánh Tăng) mới đủ tư cách kết tập; do đó Tôn-giả Đại Ca-Diếp cùng các vị Thánh Tăng vào động, còn các vị Tỳ-kheo chưa chứng quả Thánh, các Vua, Quan, Cư-sĩ, Nhân dân, đều phải ở ngoài.
 Tôn-giả A-Nan-Đà đã là Thị-giả của Phật, biết nhiều, nhớ giỏi, nhưng vẫn chưa chứng qủa Thánh nên cũng phải ở ngoài; một trở ngại lớn lao trong việc kết tập là mỗi vị Thánh Tăng chỉ được nghe một phần khi Phật giảng, chứ không vị nào được nghe nhiều như Tôn-giả A-Nan-Đà, nên việc kết tập có thể thiếu sót.
 Do đó, khi bắt đầu kết tập Kinh điển, Tôn-giả Đại Ca-Diếp nói với các vị Thánh-Tăng rằng:
- Tôn-giả A-nan-Đà đã là Thị-giả của Phật, ông có nhiều cơ hội gần Phật, thường hằng ngày được nghe giảng dạy. Ông lại là người có trí tuệ rất sáng suốt, mặc dù ông chưa chứng quả Thánh, nhưng hễ ông nghe Chính pháp như mước rót vào đồ đựng, không chút nào dư lại, mà cũng không vươngvãi ra ngoài, nếu việc kết tập có ông tham dự sẽ tránh được nhiều điều thiếu sót.
 Đại hội Thánh-Tăng nghe Tôn-giả Đại Ca-Diếp nói thế, đều im lặng làm thinh, tỏ dấu rằng cũng hợp ý cả, nhưng không biết làm sao để ra ngoài nguyên tắc “Chỉ có Thánh Tăng mới đủ tư cách tham dựkết tập Kinh điển của Phật”.
 Cũng vì sau khi năm trăm vi Thánh Tăng vào động rồi, thì cửa động được khóa lại. Khi ấy Tôn-giả A-Nan-Đà ở bên ngoài cảm thấy tủi hổ cho thân phận vì đã nương nhờ nơi đức Phật mà được đại-chúng nể nang, cho dù có trí nhớ siêu phàm, mà chưa chứng qủa Thánh, cũng không được tham dựkết tập, thật là tủi nhục vô cùng. Bởi vì trong lúc Phật còn tại thế không chịu tinh tấn tu hành, nên mới có ngày nay tủi nhục! Nghĩ vậy, Tôn-giả không dằn lòng được sự hối thúc tu hành bèn đến gõ cửa động kêu cầu Tôn-giả Đại Ca-Diếp mà nói lớn lên rằng: 
- Trong khi đức Thế-Tôn phó chúc và truyền cái áo Cà-Sa Kim-Lư cho Tôn-Huynh (Tôn-giả Sư huynh) đó, vậy đức Thế-Tôn còn truyền pháp gì riêng cho Tôn-Huynh nữa hay không?
 Tôn-giả Đại Ca-Diếp nghe hỏi, liền cất tiếng nói lớn vọng ra:
- A-Nan!
 Tôn-giả A-Nan-Đà đứng ngoài ứng khẩu thưa:
- Dạ.
 Tôn-giả Đại Ca-Diếp liền nói rằng:
- Cây trụ cờ phướn trước cửa đổ rồi!
 Tôn-giả A-Nan-Đà không hiểu tại sao Tôn-giả Ca-Diếp nói thế với ý nghĩa gì, tại sao lại nói cây trụ cờ phướn đổ rồi? (trong khi cây trụ cờ phướn không đổ) Tôn-giả A-Nan vô cùng thắc mắc, bèn hỏi lại:
- Cây trụ cờ phướn đâu có đổ, Tôn Huynh nói như vậy có ý nghĩa gì?
 Bên trong im lặng, không thấy Tôn-giả Đại Ca-Diếp trả lời, Tôn-giả A-Nan-Đà thắc mắc không hiểu: tại sao Tôn Huynh nói cây trụ cờ phướn đổ? Rồi Tôn-giả A-Nan-Đà thắc mắc ngày thắc mắc đêm, ăn không được, ngủ không được, và thắc mắc mãi về lời nói ấy (đây là đại nghi tình, đại thắc mắc của Thiền tông mà Tôn-giả A-Nan không biết là mình đang tham thiền, tìm đọc cuốn “Pháp Môn Đốn Ngộ” của cùng tác giả). Sau bẩy ngày vẫn còn thắc mắc mê man như thế, trong khi Tôn-giả đang nghiêng mình nằm xuống về phiá bên tay phải, thì đột nhiên tỏ ngộ (Kiến tánh), và tâm tánh sáng suốt vô cùng. Liền khi ấy, như trút được gánh nặng nghìn cân, vui mừng, Tôn-giả vội vàng đến gõ cửa động xin mở cửa để vào báo tin mừng. Tôn-giả Đại Ca-Diếp biết được nói vọng ra:
- Nếu đã ngộ rồi thì tự vào, sao còn nhờ mở cửa?
 Tôn-giả A-Nan-Đà liền biến mình nhỏ lại chui qua khe cửa mà vào, rồi đảnh lễ Thánh chúngđại hộiThánh chúng vui mừng đón tiếp Tôn-giả A-Nan-Đà đã đại ngộ, và liền cử Tôn-giả lên tòa cao ngồi trùng tuyên Kinh Giáo của Phật!
4)- Tôn-giả A-Nan-Đà làm Tổ thứ hai.
 Sau khi kết tập xong bộ Tăng Nhất và toàn bộ Đại-Tạng Kinh xong, toàn thể Thánh chúng vui mừngnhẹ nhõm vô cùng, Tôn-giả Đại-Ca-Diếp liền truyền giao chính pháp cho Tôn-giả A-Nan làm Tổ thứ hai.
 Bấy giờ vô số Bồ-Tát đến dự, có các Thiên Vương và Thiên chúng các cõi Phạm Thiên, Hóa Tự TạiTha Hóa Tự TạiĐâu Suất, Diệm Ma, Đạo-Lợi, Tứ Thiên Vương đến dự.
 Cũng có các Vương và chúng của tám bộ là:
1- Đề-Bà (Deva: Thiện, hưởng phúc vi diệu).
2- Càn-Thát-Bà (Grandhava: Thần hầu Đế-Thích để ca và tấu nhạc).
3- Dạ-Xoa (Yaksa: Yểm-Quỷ giữ các cửa thành cõi Đạo-Lợi).
4- Na-Dà (Naga: Rồng giữ địa luân và các cung điện cõi Trời, làm mưa v.v..).
5- A-Tu-La (A Sura: Phi Thiên, Thần).
6- Ca-Lâu-La (Garuda: Chim Súy-Điểu, Chim Cánh-Vàng, hai cánh soè ra đến 360,000 dặm (theo quyển Nhị-Khóa Hiệp-Giải trang 278). Có 4 loại chim bằng noãn, thai, hóa, thấp sinh, bắt 4 loại Rồng noãn, thai, hóa, thấp sinh để ăn).
7- Khẩn Na-La (Kini Nara: Nghi NhânNhân Phi Nhân, giống người mà có sừng, cũng là Thần đánh nhạc cho Đế-Thích).
8- Ma-Hầu La-Già (Mahoraga: Đại Phúc-Hành, đầu Rắn mình người, Thần Rắn, Địa Long ThầnĐại Mãng Thần) đến dự. (Ghi chú: Bát bộ kể trên, nhục nhãn loài người không thể trông thấy được.
 Hai bộ Thiên và Long, thần nghiệm khá nhất, nên gọi là Thiên Long Bát BộThiên Long Bát Bộthường hầu Phật mỗi khi Phật thuyết pháp).
 Lúc ấy Bồ-Tát Di-Lạc bảo chúng hội:
- Các Đại-Sĩ, hãy khuyên các thiện nam tín nữ đọc tụngthọ trì Tăng Nhất Tôn Pháp, giảng nói rộng rãi khiến Trời Người vâng làm.
 Khi Ngài nói những lời trên xong, tất cả hội chúng đều nói: “Chúng tôi ủng hộ triệt để, quyết không dừng nghỉ nửa chừng”.
 Tôn-giả A-Nan cũng nói:
- Nay tôi đem Tăng Nhất A-Hàm này giao cho Hiền giả Ưu Đa-La, hãy khéo tụng đọc, chớ để thiếu sót, vì bộ Kinh này nêu lên lời dạy 37 đạo Phẩm.
 Tôn-giả Đại Ca-Diếp nghe nói thế liền hỏi:
Hiền giả A-Nan, Tăng Nhất A-Hàm lại có thể xuất sinh 37 đạo phẩm và các pháp đều do đây sinh sao?
 Tôn giả A-Nan đáp:
- Đúng thế, thưa Tôn Huynh Đại Ca-Diếp, không những thế mà chỉ một bài kệ trong đây cũng xuất sinh 37 đạo phẩmngoài ra nghĩa của bốn bộ A-Hàm cũng chỉ trong một bài kệ cũng đầy đủ hết lời chư Phật. Bài kệ là: 
Các điều ác chớ làm,
Các điều lành vâng làm,
Tự trong sạch ý mình,
Là lời chư Phật dạy.
 Vì sao thế? Các điều ác cấm làm là đầy đủ cấm giới, các điều lành vâng làm là đầy đủ hạnh thanh bạch; tâm ý trong sạch là tự sạch ý mình, trừ tà chấp điên đảo, lời chư Phật dạy là bỏ các ngu dốt. Thưa Tôn-huynh, người giữ giới thanh tịnh thì tâm ý của họ lại bất tịnh sao? Người mà ý thanh tịnh thì không điên đảo, vì không điên đảo nên ngu dốt diệt, ba mươi bảy đạo phẩm liền được thành tựu; đã thành đạo qủa há chẳng phải là các pháp ư?
 Tôn-giả Đại Ca-Diếp lại hỏi:
- A-Nan, tại sao lại đem Tăng Nhất A-Hàm giao phó Ưu-Đà-La mà chẳng giao cho Tỳ-kheo khác?
- Thưa Tôn-Huynh, 91 kiếp xưa, có đức Tỳ-Bà-Thi Như-Lai, Ngài đã giao phó Tăng Nhất cho Tỳ-kheo Ưu-Đa-La, lúc đó có tên là Câu Ưu-Đa đọc tụng. Rồi 31 kiếp xưa có Thi-Khí Như-Lai, cũng trao Tăng Nhất cho Ưu-Đa-La lúc ấy có tên là Mục-Gia Ưu-Đa-La tụng đọc. Cũng ở kiếp 31 ấy, lúc có Tỳ-Xá-Phù Như-Lai, cũng lại trao Tăng Nhất cho Ưu-Đa-La lúc này có tên là Long Ưu-Đa-La đọc tụng. Tôn-giả nên biết, trong Hiền kiếp này, 3 vị Như-Lai ra đời trước kia cũng đều đem Tăng Nhất trao cho Ưu-Đa-La đọc tụng như thế cả. Ngày nay có Thích-Ca Như-Lai, tuy đã nhập Niết-Bàn, nhưng Ngài đã đem hết giáo pháp trao cho Tôn-giả, rồi Tôn-giả lại trao hết cho tôi, nay tôi lại trao hết lại cho Ưu-Đa-La.
 Còn nữa, Tôn-giả nên biết, một hôm Thế-Tôn đi kinh hành trong vườn Cam-lê, lúc đó tôi thấy Thế-Tôn mỉm cười, tôi liền vái mà hỏi: “Như-Lai không cười vô cớ, xin Ngài giải thích cho sự mỉm cườivừa rồi”Phật bảo tôi rằng:
 “Ở đời qúa khứ trong Hiền kiếp này, có một vị vua tên Ma-Ha Đề-Bà, dùng chính pháp cai trị, vua có đủ bảy báu là Xe báu, Voi báu, Ngựa báu, Châu báu, Ngọc-nữ báu, Cư-sĩ báu, và Chủ-binh báu, Vua lấy đức trị dân trong thời gian lâu dài. Khi ấy, vua bảo người thợ hớt tóc rằng: “Nếu trên đầu ta có tóc bạc hãy cho ta hay”. Người hớt tóc nghe lệnh vua, qua một số năm, thấy đầu vua có tóc bạc, liền tâu vua: “Thưa Đại Vương, đầu Ngài đã có tóc bạc mọc rồi”. Vua bảo người ấy nhổ sợi tóc bạc ấy để lên tay vua. Khi vua trông thấy tóc bạc liền tự nói: “Trên đầu ta có tóc bạc là báo hiệu già sắp chết, nên ta phải xuất gia tu đạo”. Bấy giờ vua bảo Thái-tử lớn nhất là Trường-Thọ: “Con biết chăng, tóc ta đã bạc, ý ta muốn xuất gia học đạo để lià các khổ, con hãy nối ngôi ta, lấy chánh pháp giáo hóa cai trị, chớ sai lời ta dạy, vì nếu sai lời ta dạy thì sẽ ở trong khổ sở sau này”.
 Sau khi truyền ngôi, vua đến nơi thanh tịnh, cạo bỏ râu tóc, khéo tu phạm hạnh, hành 4 đẳng tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả, đến khi mạng chung sinh lên cõi Trời Phạm Thiên.
 Vua Trường-Thọ nhớ lời cha dạy, dùng chính pháp cai trị, cũng làm Chuyển-luân Thánh-Vương. Rồi cũng dùng đường lối của vua cha, khi có tóc bạc liền dặn bảo và truyền ngôi cho con trưởng là Thiện-Quán, và cũng tu hành y như vua cha, kết cục khi mạng hết cũng sinh lên cõi Phạm-Thiên.
 Vua Thiện-Quán cũng làm theo lời dạy của cha ông, dùng chính pháp cai trị, làm Chuyển LuânThánh-Vương, cũng có bảy báu v.v...
 Tôn-huynh nên biết, Vua Ma-ha Đề-Bà khi đó đâu phải người nào xa lạ, vua bấy giờ nay là Phật Thích-Ca. Vua Trường-Thọ nay là thân A-Nan đây, còn vua Thiện-Quán lúc đó nay là Tỳ-kheo Ưu-Đa-La, đã từng nhận Vương pháp chưa từng bỏ mất, cũng chẳng dứt. Vua Thiện-Quán đã làm hưng phục lệnh vua cha, dùng chánh pháp cai trị, chẳng dứt lời vua cha dạy, vì lời dạy của phụ vương khó làm trái được; tôi quán nghĩa này nên đem Tăng-Nhất trao cho Tỳ-kheo Ưu-Đa-La. 
 Sau khi Tôn-giả Đại Ca-Diếp đến núi Kê-Túc nhập diệt định để chờ đức Phật Di-Lặc ra đời thấy thân áo bát, Tôn-giả A-Nan-Đà đi truyền Chính-Pháp khắp nơi, và hóa độ chúng-sanh rất nhiều.
 Một lần, Tôn-giả A-Nan-Đà đến tịnh-xá Trúc-Lâm thì nghe một vị Tăng tụng bài kệ rằng: 
Nếu người sống trăm tuổi,
Không thấy thủy lão hạc.
Chẳng bằng sống một ngày,
Được trông thấy tận mắt.
 Tôn-giả bèn kêu vị Tăng ấy mà bảo rằng :
Bài kệ của thầy đọc đó không nhằm nghĩa của Phật nói. Thầy nên đọc lại như thế này mới đúng: 
Nếu ngưòi sống trăm tuổi,
Không biết pháp sinh diệt.
Chẳng bằng sống một ngày,
Mà biết pháp sinh diệt.
 Khi Tôn-giả đi rồi, Chủ trì nghe vị Tăng thưa lại, bèn nói rằng:
- Ông A-Nan-Đà già cả lẫn lộn, nên bày không trúng, đừng tụng theo mà sai lầm.
 Ngày khác Tôn-giả trở lại, cũng nghe vị Tăng ấy tụng sai lầm y như bữa trước, Ngài hỏi lại mới biết rằng thầy Chủ trì cản trở, Tôn-giả tự nghĩ: “Cái bệnh ngu si của người ta thật khó hóa độ”. Ngài liền nhập định mà cầu bậc Tôn Thánh làm chứng, bỗng đâu đất liền chấn độngánh sáng chói lòa phát chiếu, rồi có một vị Đại-sĩ xuất hiện ngay bên vị Tăng và nói:
Bài kệ ngươi tụng không phải ý của Chư Phật, nay gặp Tôn-giả A-Nan-Đà chỉ bảo thì ngươi phải tuân theo mới được.
 Vị Đại-sĩ nói xong liền biến mất, vị Tăng thấy vậy thất kinh, liền phát tâm cung kính mà tụng bài kệtheo lời dạy của Tôn-giả; về sau vị Tăng ấy chứng qủa thứ hai.
5)- Tôn-giả A-Nan-Đà nhập diệt.
 Về sau, một hôm, Tôn-giả A-Nan-Đà nhớ lại lời thỉnh cầu của Vua A-xà-Thế rằng: “Khi nào Tôn-giả nhập Niết-Bàn thì cho Vua hay trước”, nên Tôn-giả đi đến gặp người Thủ môn canh giữ cổng thành Hoàng-cung mà nói rằng:
- Ta là A-Nan-Đà sắp nhập Niết-Bàn, nên tới đây báo cho Vua A-xà-Thế biết.
 Quan Thủ-môn thưa rằng:
- Bây giờ Thánh-Thượng còn đang an giấc, nên chưa dám thưa trình.
 Tôn-giả bảo vị quan ấy:
- Thôi được, khi nào đức Vua thức dậy ông thưa trình cũng được.
 Nói xong, Tôn-giả từ biệt nước Ma-kiệt-Đà, rồi ngồi thuyền ra sông Hằng mà qua xứ Phệ-xá-Ly; trong khi ấy, Vua A-xà-Thế ngủ trên Long-Sàng, và Ngài đang trong giấc mộng chiêm bao. Vua mơ thấy một Bảo-Cái có treo bảy món báu vật, xem rất trang nghiêm rực rỡ, Vua còn mơ thấy có vô số người đang ngưỡng mộ lễ bái Bảo-Cái; thình lình một trận mưa gió bão đùng đùng nổi lên rất là dữ tợn, làm cho các món trân-bảo, anh-lạc đều rơi rớt tứ tung cả; Vua thấy vậy thì trong lòng kinh sợ, vì kinh sợ nên giật mình thức dậy, và lúc ấy mới biết là chiêm bao.
 Trong lúc Vua còn đang ngồi suy nghĩ điềm mộng ấy hung kiết thế nào, thì bỗng có quan Thủ-môn đến tâu trình sự việc Tôn-giả A-Nan-Đà đến cáo biệt, và đã đi đến xứ Phệ-xá-Ly để nhập Niết-Bàn rồi. Vua nghe xong liền khóc rống lên một cách thảm thiết, và Vua lập tức truyền lệnh cho ngựa xe cấp tốc thân hành đi mà yêu cầu Tôn-giả trở lại.
 Khi tới bờ sông Hằng, Vua trông thấy Tôn-giả A-Nan-Đà đang ngồi Kiết-già trong một chiếc thuyền ở giữa dòng sông, Ngài đứng nơi mé bờ sông mà đảnh lễ Tôn-giả, và kêu lớn lên rằng:
- Xin: Tôn-giả thương tình xứ Ma-kiệt-Đà mà trở lại, và xin đừng vội nhập diệt.
 Còn về Vua xứ Phệ-xá-Ly, vì một nhân duyên được nghe tin Tôn-giả A-Nan-Đà đến nước mình, nên đem binh tới bờ sông Hằng mà chực rước, nhà Vua ở nơi bờ sông bên kia, ngó qua mà lễ lạy Tôn-giả, và kêu lớn lên rằng:
Thỉnh cầu Tôn-giả ghé qua bờ sông nước Phệ-xá-Ly chúng tôi, để tạm thọ lễ cúng dường xong Ngài hãy nhập Niết-Bàn.
 Khi thấy hai Vua đều có lòng buồn rầu quyến luyến, Tôn-giả A-Nan-Đà an ủi:
- Niết-Bàn là một cảnh an-tịnh, cứu-cánh, xin hai vi Đại-Vương đừng lấy sự sống chết thường tình mà sầu thảm. Chốc lát nữa đây, tôi sẽ độ cho năm trăm vị Tiên, và truyền trao Chính-Pháp, sau đó tôi sẽ nhập diệt tại giữa dòng sông này, để lấy lòng bình đẳng mà hóa độ.
 Tôn-giả vừa nói dứt, thì năm trăm vị Tiên ở núi Tuyết-sơn (Hy-Mã-Lạp-Sơn) dùng thần-thông mà đi trên không đến đảnh lễ Tôn-giả và thưa:
Chúng tôi tu Tiên ở núi Tuyết-sơn đến đây, nguyện nhờ Tôn-giả A-Nan-Đà mà chứng Phật qủa, xin Ngài từ-bi độ thoát cho chúng tôi.
 Tôn-giả A-Nan-Đà nói:
- Ta đang đợi các ông đây.
 Nói xong, Tôn-giả thị hiện thần-thông làm mặt nước sông Hằng biến hóa ra một giải đất liền, mặt toàn là vàng ròng rực rỡ; Ngài bảo các vị Tiên hạ xuống mà ngồi, rồi Ngài thuyết pháp Đại-thừa cho Tiên chúng nghe, thuyết pháp xong, Tôn-giả nói:
- Các đệ-tử trước kia của ta chắc cũng sắp đến đây.
 Tôn-giả vừa nói xong, thì năm trăm vị A-La-Hán dùng thần-thông đi trên không đến đảnh lễ; Ngài liền yêu cầu các vị A-La-Hán độ cho các vị Tiên xuất gia, và thọ Cụ-túc giới; xong việc truyền Giới, Tôn-giả chọn một vị Tiên là Thương-Na Hòa-Tư đã đắc A-LA-Hán mà bảo rằng :
- Xưa đức Thế-Tôn đem Chính-Pháp Nhãn-Tạng mà phú chúc cho Tôn-giả Đại Ca-Diếp Sư huynh ta, rồi sau truyền lại cho ta. Nay ta phó chúc cho ông, vậy ông phải hết lòng trân trọng lãnh ( lĩnh ) thọ mà hộ trì, hầu ngày sau siển dương Phật-Pháp mà hóa độ cho chúng sanh; hãy nghe ta nói kệ mà ấn tâm
Lâu nay phú có pháp,
Phú rồi nói không pháp,
Thảy đều tự mình ngộ,
Ngộ rồi không không pháp.
 Sau đó Tôn-giả kêu vị Tiên tên Mạt-Điền Để-Ca cũng đã đắc A-La-Hán mà dặn rằng:
- Lời thụ ký trước của đức Thế-Tôn có nói: “Sau khi Như-Lai nhập-diệt năm trăm năm, thì ông phải đến nước Kỳ-Tân mà truyền Đại-Pháp, để độ thoát cho loài hữu tình”.
 Xong việc truyền Pháp và dặn dò, Tôn-giả bảo một nghìn đệ-tử trở về, rồi Ngài thu hồi thần-thông để mặt sông trở lại mặt nước như cũ.
 Vì cả hai nước đều hết lòng kính phụng và mong muốn được giữ Xá-Lợi của Tôn-giả, nên Ngài bảo các đệ tử sau khi Ngài nhập diệt rồi thì trà-tỳ, lấy Xá-lợi chia cho hai nước, cõi Trời Đạo-Lợi và Long cung; rồi Ngài ngồi kiết già trong thuyền ngay giữa dòng sông mà tịch. Khi ấy chư Thiên và Long-Vương tới lễ bái trên không, và rải hoa cúng dường; Vua hai nước và Thần-Dân hai bên bờ thấy thế thì tất cả đều qùy lễ và chảy nước mắt; các đệ tử sắp đặt việc trà tỳ và phân xá lợi để xây dựng Bảo-Tháp cúng dường đời đời. Khi ấy tôn-giả A-nan-Đà đã 120 tuổi thọ..,.
Toàn Không

No comments:

Post a Comment