Những câu chuyện về luân hồi chuyển kiếp xưa nay lưu truyền trong nhân gian thường thu hút khá nhiều sự chú ý của mọi người. Trong đó, có rất nhiều câu chuyện vô cùng chân thực được chính những người trong cuộc miêu tả, nhất là những câu chuyện về hồi ức tiền kiếp của trẻ em. Chương trình “Discovery Channel” của đài truyền hình Mỹ là một chương trình phim phóng sự nổi tiếng, nội dung về khám phá tự nhiên, lịch sử, văn hóa thế giới được phủ sóng khắp 140 quốc gia trên thế giới. Dưới đây xin được giới thiệu 2 câu chuyện đặc sắc từ bộ phim phóng sự “Kiếp trước kiếp này – Câu chuyện luân hồi” (Past Lives-Stories of Reincarnation) của kênh “Discovery Channel”.
Các nhà khoa học tại Đại học Virginia ở Hoa Kỳ đang tiến hành các nghiên cứu về trường hợp những người có ký ức luân hồi. Trải qua bốn thập kỷ, họ luôn cố gắng để giải thích những điều lạ kỳ xảy ra đối với một số trẻ em khi nhớ về tiền kiếp.
Nhà tâm lý học trẻ em, tiến sĩ Jim Tucker đã thu thập được những tài liệu này, ông nói: “Chúng tôi điều tra các trường hợp một số trẻ em tự nói về cuộc sống trong kiếp trước, nhiều khi những đứa trẻ 2 tuổi đã bắt đầu nói chuyện về cuộc sống tiền kiếp, và tiếp tục cho đến khi 5 hoặc 6 tuổi”.
“Trong bốn thập niên qua, chúng tôi đã thu thập được nhiều trường hợp như vậy, điển hình là hơn 2.700 trường hợp. Những câu chuyện loại này có ở khắp mọi nơi, châu Á, Tây Phi, Nam Mỹ, Châu Âu, Hoa Kỳ… hầu như đều tìm thấy. Chúng tôi thu được chứng cớ rõ ràng, từ các nghiên cứu cho thấy chúng ta nên nghiêm túc đối đãi với khả năng luân hồi”.
Tiến sĩ Jim Tucker. (Ảnh: Internet)
Hãy để chúng ta theo chân các nhà khoa học và nhóm quay phim, cùng nhau lắng nghe những ký ức về tiền kiếp mà những đứa trẻ kể lại, tìm kiếm các bằng chứng của luân hồi.
“Khi mẹ còn nhỏ, con là cha của mẹ”
Cậu bé Ian 5 tuổi sống ở Florida vốn là một đứa trẻ hồn nhiên ngây thơ. Có một lần cậu quá nghịch ngợm, mẹ cậu là bà Maria nói cần phải đánh cậu, nhưng cậu bé đã nói với mẹ: “Khi mẹ là một cô gái nhỏ, thực ra con là cha của mẹ, nhưng con không bao giờ đánh mẹ”. Nghe những lời này, Maria sửng sốt, lắp bắp kinh hãi.
Hơn nữa cậu bé nhiều lần khẳng định rằng trước đây mình chính là cha của Maria. Ông từng là một sĩ quan cảnh sát, trong một lần đụng độ với kẻ xấu tại một cửa hàng nên ông đã bị bắn chết. Cậu còn nói về rất nhiều chuyện của mẹ mình trước đây. Ví như khi bà còn bé, cha bà nuôi hai con mèo, một đen một trắng. Con màu đen gọi là Maniac, con màu trắng gọi là Boston.
Có một lần, Iran nói với mẹ: “Mẹ ơi, khi mẹ còn nhỏ, con là cha của mẹ, khi đó con mèo nhỏ của con tên gọi là gì?”. Maria trả lời: “Maniac?”. Cậu nói: “Không, là con màu trắng kia mà?”. Maria nói: “Boston”.
Có một lần, Iran nói với mẹ: “Mẹ ơi, khi mẹ còn nhỏ, con là cha của mẹ, khi đó con mèo nhỏ của con tên gọi là gì?”. Maria trả lời: “Maniac?”. Cậu nói: “Không, là con màu trắng kia mà?”. Maria nói: “Boston”.
Ian còn nói: “Con trước kia bình thường gọi nó là Bos, đúng không?”. Mẹ cậu lúc đó cực kỳ kinh hãi: Cậu bé không chỉ nhớ màu sắc của 2 con mèo, thậm chí còn nhớ chính xác biệt danh mà cha cô gọi chúng, những chi tiết nhỏ mà đến người khác cũng không biết. Dựa theo càng nhiều phát sinh những ngày đối với Ian, cô tin rằng đứa con trai này chính là cha mình đầu thai.
Khi nhóm làm chương trình phỏng vấn Maria, cô còn miêu tả một số chi tiết rất đặc biệt: Ian sinh ra lúc 6h, vì bị khuyết tật tim bẩm sinh nên đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật tim. Các bác sĩ cho biết cậu có một nhánh động mạch phổi phát triển không đầy đủ, kết quả là khiến bên phải tim cũng phát triển kém.
Cậu bé Ian ở Florida. (Ảnh: Internet)
Maria nhớ lại, cha cô nguyên là một cảnh sát của thành phố New York. Một năm trước khi Ian đã được sinh ra, cha của Maria đã từng gặp bọn cướp tại một cửa hàng điện tử Radio Shack, bị chúng nổ súng và bắn chết. Tiến sĩ Tucker và Maria cùng nhau đọc lại báo cáo khám nghiệm tử thi của cha Maria, báo cáo cho thấy ông đã chết vì một vết thương gây vỡ động mạch phổi, đây đúng là nguyên nhân gây ra tật bẩm sinh động mạch phổi của Ian.
Tiến sĩ Tucker cho biết, trên thực tế, hiện tượng tái sinh loại này trong các hồ sơ đều có, đó là cơ thể có một số vết bớt đặc biệt hoặc sắc tố da bẩm sinh, dị tật bẩm sinh và thậm chí một số bộ phận cơ thể bất thường có liên quan với các vết thương hoặc tai nạn trong quá khứ.
Khi đoàn làm phim phỏng vấn Ian, cậu ngồi trên chiếc xích đu và nói với mẹ: “Con không muốn trở lại, nhưng Chúa đã giao con cho mẹ…”.
Khi đoàn làm phim phỏng vấn Ian, cậu ngồi trên chiếc xích đu và nói với mẹ: “Con không muốn trở lại, nhưng Chúa đã giao con cho mẹ…”.
“Nhà của con không phải ở đây”
Erlendur Haraldsson – Giáo sư tâm lý học giảng dạy nhiều năm tại Đại học Iceland, ông cũng từng ở Sri Lanka và có nhiều nghiên cứu về ký ức tiền kiếp ở trẻ em. Thông qua các bài kiểm tra tâm lý và phân tích số liệu thống kê cho thấy mặc dù các em có được vốn từ vựng lớn hơn so với bạn cùng trang lứa, và thường cũng phát triển tinh thần vượt trội hơn nhưng lại không khác biệt rõ rệt – ngoại trừ một sự đặc điểm cá biệt.
Erlendur Haraldsson – Giáo sư tâm lý học giảng dạy nhiều năm tại Đại học Iceland, ông cũng từng ở Sri Lanka và có nhiều nghiên cứu về ký ức tiền kiếp ở trẻ em. Thông qua các bài kiểm tra tâm lý và phân tích số liệu thống kê cho thấy mặc dù các em có được vốn từ vựng lớn hơn so với bạn cùng trang lứa, và thường cũng phát triển tinh thần vượt trội hơn nhưng lại không khác biệt rõ rệt – ngoại trừ một sự đặc điểm cá biệt.
Đó chính là các em thường bị chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (Post traumatic stress disorder – PTSD). Đây triệu chứng tâm lý của một người trong tình trạng có sự đối kháng hay áp lực lớn (các mối đe dọa đến sự sống, chấn thương thể chất nghiêm trọng, hoặc thương tổn nghiêm trọng về thân thể hoặc tinh thần), trạng thái tâm lý này để lại di chứng rối loạn về sau. Nhưng điều đáng nói là những đứa trẻ này trong cuộc sống hiện tại, không gặp nguy hiểm đáng kể hoặc trải qua áp lực nào.
Giáo sư Haraldsson cho biết thêm, những ký ức trải qua cái chết trong tiền kiếp, chính là nguyên nhân tạo nên chứng rối loạn tâm lý này. Giáo sư Haraldsson cung cấp cho tổ làm phim một trường hợp ấn tượng ở Sri Lanka.
Tổ quay phim cùng Haraldsson đã đến Gamphaha, một thị trấn ở Veyangoda để tìm ngôi nhà của anh Nissanka. Cặp vợ chồng này có một người con gái tên là Dilukshi Nissanka (Di Luxi).
Người mẹ nói khi Di Luxi chưa đầy 2 tuổi đã bắt đầu nói mình không phải là con của nhà Nissanka, cô bé tin chắc rằng “gia đình thật” của cô ở Dambulla (cách 100 km từ Veyangoda, nằm ở miền Trung Sri Lanka). Mới đây, cha mẹ cô bé đã gửi cô đến một nhà trẻ tại một ngôi đền gần nhà, cô bé nói: “Ngôi đền của con là ở nơi khác”. Trước khi ăn cơm và ngủ, đứa bé vẫn không ngừng nói về “gia đình thật sự” của mình.
Người mẹ nói khi Di Luxi chưa đầy 2 tuổi đã bắt đầu nói mình không phải là con của nhà Nissanka, cô bé tin chắc rằng “gia đình thật” của cô ở Dambulla (cách 100 km từ Veyangoda, nằm ở miền Trung Sri Lanka). Mới đây, cha mẹ cô bé đã gửi cô đến một nhà trẻ tại một ngôi đền gần nhà, cô bé nói: “Ngôi đền của con là ở nơi khác”. Trước khi ăn cơm và ngủ, đứa bé vẫn không ngừng nói về “gia đình thật sự” của mình.
Cha mẹ cô bé nghĩ rằng đây chỉ là trò đùa của con mình, nên cũng không để ý và không tin mấy. Tuy nhiên, cô con gái liên tục lặp đi lặp lại như vậy, nói về nhiều chi tiết cuộc sống của gia đình trước kia, bao gồm cả những bộ quần áo cũ, những đồ dùng trong nhà, tài sản… Cô bé nói mình trong lúc chơi đùa ở bờ sông, bị người khác đẩy xuống sông mà không may chết đuối. Những cảnh vật xung quanh con sông, từ những chi tiết nhỏ đều được cô bé kể lại rõ ràng.
Cô bé Di Luxi ở Sri Lanka.
Có phải là cô bé đang ảo tượng và thêu dệt mọi chuyện? Giáo sư Haraldsson phân tích, một đứa bé nếu chỉ ảo tưởng, nó sẽ tưởng tưởng những khung cảnh thoải mái, dễ chịu, chứ không thích tưởng tưởng cảnh mình đau đớn vì chết đuối.
Còn đối với cha mẹ Di Luxi, “hồi ức kiếp trước” của con gái khiến họ rất buồn khổ, bởi vì đứa trẻ thậm chí từ chối nhận cha mẹ của mình, cô bé tin rằng nó “thuộc về” gia đình khác. Người mẹ rất buồn, cảm thấy con gái cho rằng cha mẹ chăm sóc mình không tốt nên mới có ý nghĩ như vậy. Còn người cha cũng có một lần vì chuyện này, quá tức giận nên không kiềm chế được mà đánh con gái. Như vậy, rõ ràng “thêu dệt” nên loại chuyện này đối với ai thì cũng không phải là một việc hay.
Nhưng vợ chồng Nissanka không thể ngăn cản Di Luxi không ngừng đòi tìm kiếm “gia đình thực sự” của mình. Cuối cùng họ phải đến ngôi đền Rock nổi tiếng ở Dambulla, liên hệ với người chủ trì ngôi đền này, bởi vì Di Luxi đã nói rất nhiều về ngôi đền này. Họ hỏi người chủ trì có hay biết về chuyện một cô gái bị chết đuối hay không, hỏi về từng chi tiết giống như miêu tả của Di Luxi. Nhưng mà người chủ trì này có vẻ không nhớ chuyện này. Cuối cùng ông giới thiệu cho họ tới gặp một phóng viên nhà báo
Người phóng viên này sau khi phỏng vấn Di Luxi, đã đem câu chuyện này đăng lên báo, trong đó kể lại những miêu tả chi tiết của cô bé về “cuộc sống kiếp trước” của mình. Vài ngày sau, gia đình Nissanka nhận được một bức thư từ ngôi làng ở Dambulla, chủ nhân của bức thư này là Dharmadasa. Sau khi gia đình Dharmadasa Ranatunga đọc được bài báo kể về câu chuyện của Di Luxi, nhận thấy từng chi tiết đều giống với trường hợp cô con gái Shiromi đã chết của họ, hiện trường cảnh vật nơi con sông đều giống y như vậy. Và Dharmadasa cũng muốn gặp Di Luxi.
Cuối cùng cuộc gặp gỡ đã được sắp xếp. Hôm đó, Di Luxi cùng cha mẹ ngồi trên xe đi đến “nhà” ở Dambulla. Còn chưa tới thôn, cô bé đã cao hứng miêu tả người trong thôn và đồ vật này nọ như thế nào, thậm chí còn chỉ đường cho lái xe chạy đến “nhà mình”. Cha mẹ cô bé rất kinh ngạc, bởi trước nay con gái họ chưa từng đến nơi này.
Cuối cùng, Di Luxi đã gặp được cha mẹ, anh chị em của mình ở kiếp trước, lúc ấy cô bé quỳ xuống đất mà khóc lóc. Hai đời gặp lại, cha mẹ hai bên cũng buồn vui lẫn lộn, còn mọi người xung quanh thì cảm thấy rất kinh ngạc và tò mò. Di Luxi nhận ra những đồ vật mà mình trước đây đã dùng cũng như những người hàng xóm xung quanh. Giáo sư Haraldsson để ý thấy khi cô bé đến ngôi nhà này, tính cách dường như đã thay đổi, không còn thấy u buồn, cũng chẳng e ngại, vui vẻ thoải mái hơn rất nhiều.
Về sau Di Luxi còn dẫn giáo sư Haraldsson tới nơi mà cô bé bị chết đuối ở kiếp trước, đó là rìa của một con sông, có một khối đá lớn đứng sừng sững là nơi trẻ em thường vui chơi. Di Luxi nói đây chính là nơi mà kiếp trước mình đã bị rơi xuống và chết đuối.
Nếu như trong cuộc đời quả thật có luân hồi chuyển kiếp, thì được thân người trong kiếp này quý giá lắm thay. Mỗi kiếp sống thật ngắn ngủi tựa như một giấc mộng… Phật gia giảng không phải chết là hết, vạn vật đều có luân hồi, người nhiều đức, làm nhiều việc tốt thì kiếp sau được thân người, hưởng phúc phận, kẻ hành ác sẽ phải sống đời đau khổ mà không biết vì đâu, đáng thương hơn thì sẽ chẳng được thân người. Thiện ác hữu báo là thiên lý mà không ít kẻ mê muội cười chê, trong vô minh mà hành việc bất hảo, nhắm mắt xuôi tay mới thấy chân tướng thì đã muộn.
**
Bạch Cư Dị (772-846), tự là Lạc Thiên, là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời nhà Đường. Ngôn từ trong thơ ca của ông dễ hiểu, mạch lạc và trôi chảy.
Phong cách thơ vô cùng độc đáo của ông đã trở thành một thể loại văn học thường được gọi là “nguyên bạch thể”, hay còn gọi là thể thơ giản dị tới mức căn bản. Bạch Cư Dị là người ủng hộ trường phái tân nhạc và các bài hát dân ca mang phong cách triều Hán.
Bạch Cư Dị nhà thơ nổi danh
Ông có sở trường về các thể thơ ca, đặc biệt là tự sự trường ca. Trong đó “Trường hận ca” và “Tỳ bà hành” là hai tác phẩm tiêu biểu. “Trường hận ca” được xưng là tác phẩm thiên cổ có một không hai.
Không giống như Hàn Dũ, Đỗ Phủ và một nhà thơ khác, sau khi mất mới được người đời đặc biệt tôn sùng. Ngay ở sinh thời, Bạch Cư Dị đã là nhà thơ nổi danh, được người trong nước và ngoài nước sùng bái, hơn nữa còn có sự ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài đến lịch sử.
Trong khoảng thời gian 20 năm nổi danh, các bài thơ của ông được dán ở khắp nơi như chùa chiền, đạo miếu, các bức tường…Từ vương công đại thần, cho tới lão nông, trẻ chăn trâu, không phân biệt nam nữ, già trẻ, thậm chí cả những bà lão không biết chữ đều yêu thích và tích cực truyền bá thơ ca của ông.
Lúc ấy, khắp nơi đều có những người sao chép thơ của ông để bán lấy tiền hoặc đổi lấy rượu, lấy trà để uống. Thời ấy, đọc thuộc được “Trường hận ca” của Bạch Cư Dị có thể nâng cao giá trị con người, tự sẽ không giống những người bình thường khác. Thậm chí tể tướng cũng sẵn sàng bỏ tiền vàng ra để nhờ thương nhân mua thơ của ông.
Đủ thiện niệm quyết tâm tu Phật
Trong cả đời Bạch Cư Dị, thể loại thơ trào phúng, khuyên răn mà ông viết nhiều hơn so với những nhà thơ khác. Điều này thể hiện rõ, ông rất quan tâm đến người lao động nghèo khổ, đồng cảm với những người lương thiện, chịu khó chịu khổ. Nổi tiếng trong những tác phẩm về đề tài này là “Mại thán ông”, “Quan ngải mạch”, “Liễu lăng”…Đến nay, mỗi khi đọc những bài thơ này, người ta có thể cảm nhận được lòng thiện tâm bao dung lớn lao của Bạch Cư Dị.
Đặc biệt, điều đáng quý chính là, đồng thời với việc quan tâm và đồng cảm với nỗi khổ của người lao động, ông còn thường xuyên suy xét lại mình. Ông cảm thấy cuộc sống đầy đủ của mình là một việc đáng xấu hổ. Khi thấy một người đàn bà đang bế đứa bé nhặt từng hạt từng hạt lúa mì thừa trên cánh đồng sau buổi thu hoạch, Bạch Cư Dị tự xỉ vả mình vì đã nhận 300 giạ lúa làm lương bổng. Đó là một lượng lớn lúa gạo thời bấy giờ mà ông không tự mình kiếm được khi làm bánh bột gạo. Việc này được ghi lại trong “Quan Ngải Mạch”.
Lòng lương thiện, từ bi đã dần dần dẫn dắt ông đến với tu luyện trong Phật giáo. Những năm cuối đời, Bạch Cư Dị tự xưng là “Hương sơn cư sĩ” và trở thành người tu luyện mà không vào chùa. Việc tu luyện cho phép ông biết được nguyên lý rằng mọi thứ trên thế gian đều là nhân quả. Bởi vậy, Bạch Cư Dị không quá quan tâm hoặc bị xâm chiếm bởi sự u sầu như người thường khi ông đối mặt với khổ nạn. Ông không phiền não khi bị giáng chức trong lúc tại vị và được chuyển đến Giang Châu làm một chức sắc nhỏ. Ông dần dần xa rời danh lợi và cảnh báo thế nhân đừng quá truy cầu, nếu không sẽ chịu mọi tai họa do chính mình chiêu mời mà đến.
Bạch Cư Dị chân thành tha thiết nói với thế nhân rằng khổ nạn là kết quả từ lời nói và hành động của mình mà đến. Bởi vì ông có thể xả bỏ danh lợi nên ông đã tu luyện nhanh chóng và sớm đạt được công năng túc mệnh thông.
Thông hiểu kiếp trước
Trong thời kỳ hưng thịnh của triều đại nhà Đường, rất nhiều mệnh quan triều đình và các văn nhân đều là người tu Phật, và nhiều người trong số họ đã biết được kiếp trước của mình. Bạch Cư Dị là một trong số đó.
Ông mô tả điều ấy trong một bài thơ: “Nghe đâu Phòng Thái Úy kiếp trước là một hòa thượng tu Phật, còn Vương Hữu Thừa (tức là đại thi nhân Vương Duy) kiếp trước vốn là một họa sĩ. Trong lúc đả tọa nhập định, ta dùng công năng túc mệnh thông để xem tiền kiếp của mình, ta phát hiện rằng nhiều kiếp trước đã liên tục có duyên gắn bó với thi ca.”
Từ lời nói này, Bạch Cư Dị cho chúng ta biết, kiếp này sở dĩ ông có thể là một thiên tài thơ ca đều là do đã không ngừng tích lũy từ rất nhiều kiếp trước.
Thuyết pháp của Bạch Cư Dị cho người đời một giải thích xác đáng về những điều như “thiên tài” mà chúng ta vẫn thấy ngày nay. Hơn nữa điều này cũng được giới khoa học nghiên cứu về luân hồi chuyển thế ở phương Tây chứng thực được. Một trong những nghiên cứu về luân hồi từng báo cáo về một đứa bé mới biết đi đã có thể lái thuyền mà chưa từng học trước đó. Đây là một trường hợp đặc biệt nhất về “thiên phú”. Sau đó, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng trong tiền kiếp đứa trẻ đó đã có 10 năm kinh nghiệm làm thuyền trưởng.
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch
Mai Trà biên dịch
No comments:
Post a Comment