Friday, November 25, 2016

JE T'AIME - Lara Fabian (Live) * Julio Iglesias * Bob Dylan * Charles Aznavour



Page Liked · 8 MarchEdited 

 


"Vào năm 12 tuổi tôi không ưa bài này. Năm 13 tuổi, tôi thích nhạc và chất giọng ca sĩ. Năm 15 tuổi, tôi thật sự thích bài này. Tình yêu là rung động của con tim, nếu bạn ghì chặt nó trong lòng, trái tim bạn sẽ vỡ tung và trái tim người bạn yêu cũng sẽ tan vỡ vì đau khổ.

Tôi yêu em, yêu điên dại, yêu chung thủy như một người lính trung thành, như thể tôi là một đại minh tinh, một con sói ích kỷ, như một ông hoàng. Yêu như tôi đã không còn là tôi nữa. Vâng, tôi yêu em như thế đó.
Tôi từng gửi bài này cho người yêu dù cho người ấy có hiểu thứ mà tôi muốn nói hay không. Tôi im lặng và nén yêu thương lại, và tôi biết nó đau như thế nào.

Hỡi các bạn, tôi từng nghe các bạn dằn vặt mình vì không thể thốt ra những lời yêu thương. Chỉ một câu nói thôi: ANH YÊU EM nhiều như thế đấy, hãy khiến người bên cạnh các bạn hạnh phúc thay cho phần của tôi."

Tu vois, je t'aime comme ça...

#nhacphap #chansonfrançaise #larafabian #jetaime

Theo dõi Nhạc Pháp trên Instagram: http://instagram.com/nhacphap



Ngày hôm qua, trên các trang mạng xã hội rộn ràng về tin tức Bob Dylan - chàng ca sĩ người Mỹ vừa đoạt giải thưởng Nobel Văn học năm 2016. Độc giả trong và ngoài nước thì chúc mừng, hò reo với chiến thắng xứng đáng này, thậm chí có người còn đổi ảnh đại diện thành hình ông. Trong niềm hân hoan đó, mình muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện giữa ông và Françoise Hardy - cô ca sĩ người Pháp được mệnh danh là "nàng thơ" dưới những vần thơ của Bob Dylan. :) <3
"Vào một ngày đẹp trời, Bob Dylan đến nước Pháp hoa lệ và có một buổi cà phê nhẹ nhàng cùng Hugues Aufray. Trong khoảnh khắc, ông nhìn thấy bức ảnh của Françoise Hardy, từ đó trái tim ông không ngừng thổn thức. Thời điểm này Hardy vừa mới nổi ca khúc ‘Tous les garçons et les filles‘ với hơn 1,000,000 đĩa than được bán ra trong vài tháng đầu. Cô là nữ ca sĩ theo phong trào yé-yé, hát những bản nhạc buồn vào thập niên 1960. Bob đã hỏi Hugues Aufray về thông tin của cô gái này từ đó.
Có lẽ Bob đã bị ám ảnh bởi tuổi trẻ, sắc đẹp và phong cách của Hardy. Ắt hẳn Bob phải suy nghĩ nhiều lắm, nhớ nhung và dò tìm về nàng thơ này nhiều lắm nên đã dành tặng những vần thơ cho Françoise Hardy sau bìa cuốn album ''Another Side of Bob Dylan" của mình.
Thời điểm đó, Bob vẫn chưa gặp mặt Françoise Hardy.
Ngày 24 tháng 5 năm 1966, Bob Dylan đã biểu diễn buổi hòa nhạc đầu tiên tại nhà hát Olympia, thành phố Paris. Ở hàng ghế đầu, tất cả những ngôi sao trong giới đều ngồi trò chuyện và vui vẻ với nhau. Trong số đó, có một cô ca sĩ trẻ người Pháp, tên là Françoise Hardy, được vinh dự mời đến, cô đi một mình và ngồi ở dãy ghế VIP.
Sau phần đầu của buổi biểu diễn, một người bạn của Bob đã đến chỗ Françoise và nói rằng, Bob Dylan sẽ không trở lại sân khấu đến chừng nào ông gặp được cô. Thế là cô đi theo ra phía sau màn sân khấu để gặp nam ca sĩ huyền thoại một thời của chúng ta. Bob đã ngỏ ý muốn mời gặp cô tại khách sạn nổi tiếng George V - khách sạn đắt đỏ nhất Paris thời đó.
Françoise Hardy lúc đó mới 22 tuổi. Một cô gái trẻ, còn rất ngại ngùng và e thẹn. Cô không quen không khí tiệc tùng đông người. Bằng cách nào đó, Bob đã nhận ra cô giữa đám đông và mời Hardy về phòng để nghe ông hát tặng hai bài hát mới của mình. Hardy là người đầu tiên được nghe bản “I Want You” và “Just Like A Woman” của ông khi cả hai ca khúc còn chưa được công bố vào thời điểm đó.
Trái lại với mong đợi, Hardy đã cảm thấy không thoải mái và ngại ngùng hơn bao giờ hết.
“Tôi quan tâm tới anh ấy như một người nghệ sĩ hơn là một người đàn ông. Sau khi mời tôi tới buổi biểu diễn tại Pháp, anh đã dẫn tôi về chỗ của anh ấy và hát tôi nghe hai bản nhạc chưa được phát hành. Nhưng anh ấy đã không cuốn hút được tôi như một người đàn ông thực thụ".
Sau lần đó, Bob và Françoise Hardy không còn gặp nhau nữa. Ít nhất chàng ca sĩ trẻ cũng được gặp một người mà ông hằng quý mến, dù chỉ qua một tấm ảnh trước đó. Ít nhất chúng ta cũng được nghe về một mối nhân duyên ngắn, lướt qua đời nhau rồi thôi, như thể đang nghe một chuyện tình nhẹ nhàng dù mọi thứ chưa từng được bắt đầu.
Và cuối cùng, Bob Dylan cũng nhận ra rằng: "Có những cuộc gặp dù chỉ một lần cũng khiến người ta nhớ mãi tới cuối đời".
(Françoise Hardy, người phụ nữ trong thơ của Bob Dylan - Minh Thy/ Admin có chỉnh sửa bài viết)
Đây là bài thơ Bob Dylan viết dành tặng cho Françoise Hardy, bạn nào giỏi tiếng Anh thì dịch giúp mình nhé: http://withlovejolie.blogspot.com/…/…/jetaime-francoise.html
Bài thơ Bob Dylan tặng Francoise Hardy:
Some other kinds of songs
for françoise hardy
at the seine's edge
a giant shadow
of notre dame
seeks t' grab my foot
sorbonne students
whirl by on thin bicycles
swirlin' lifelike colors of leather spin
the breeze yawns food
far from the bellies
of erhard meetin' johnson
piles of lovers
fishing
kissing
lay themselves on their books. boats.
old men
clothed in curly mustaches
float on the benches
blankets of tourists
in bright red nylon shirts
with straw hats of ambassadors ...

" có những cuộc gặp dù chỉ một lần cũng khiến ta nhớ mãi tới mot đời " 
***
Sáng chủ nhật, Ad xin mời các bạn cùng nghe một ca khúc của Charles Aznavour viết về cộng đồng LGBT. Ba mươi năm sau, Lara Fabian đã hát lại bài này, cảm xúc còn đó nhưng đong đầy trong từng câu chữ hơn, và nó vẫn luôn là một bản nhạc không bao giờ cũ.
Khi nghe nhạc phẩm này, mình lại nhớ đến bộ phim “Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng”. Có chút gì đó hao hao, có chút gì đó đồng cảm giữa họ, những người đi hát rong, mang tiếng cười đến mọi người nhưng sau ánh đèn sân khấu là sự cô đơn đến cùng cực…
"Tôi sống một mình cùng với mẹ
Trong một căn hộ rất cũ kỹ
Trên con đường Sarasate
Tôi nuôi cho mình
Một con rùa, hai chú chim hoàng yến
Và một cô mèo cái

Để cho mẹ tôi có thể nghỉ ngơi
Tôi phải đi chợ rất thường xuyên
Và cả làm bếp nữa
Tôi dọn dẹp, tôi rửa, tôi lau
Thỉnh thoảng tôi cũng may vá
Bằng chiếc máy may

Lao động chẳng làm tôi sợ
Tôi biết trang trí một chút
Stylist một chút
Nhưng công việc thật sự của tôi
Là vào ban đêm
Tôi đóng vai giả trang
Tôi là một nghệ sĩ

Tôi làm một tiết mục thật đặc biệt
Và khi kết thúc đêm diễn tôi khỏa thân
Sau vũ điệu thoát y
vào trong khán phòng tôi thấy rằng
Bọn đàn ông đều không tin nổi vào mắt họ
Tôi là một thằng đàn ông
giống như họ nói.

Những đêm ba giờ sáng
Chúng tôi đi ăn uống cùng tụi bạn
đủ mọi loại giới tính
Trong một quán bar hút thuốc nào đấy
ở đó chúng tôi tìm thấy nhiều niềm vui
và không gặp chút rắc rối nào
Chúng tôi kể nhau nghe những sự thật
về những người chúng tôi không ưa
hạ nhục chúng
nhưng chúng tôi làm thế rất hài hước
đắm mình trong những câu đùa bẩn thỉu
thấm đẫm sự cay độc, chua chát

Trong những cuộc liên hoan
chúng tôi gặp lại nhau
Để gây ấn tượng với bọn bạn
Tôi bước đi và õng ẹo
bắt chước lại những gì họ nghĩ về chúng tôi
và rồi tự che đậy đi, những kẻ ngốc ấy
thật lố bịch

Khoa chân múa tay và nói chuyện mạnh mẽ hơn
Tôi đóng vai những cô nàng diva
những anh chàng ténor
một cách vô lý
Còn tôi, những lời chế giễu, đùa cợt
khiến tôi giá lạnh vì thấy chúng đúng
tôi là một thằng gay.
Giống như họ nói

Vào lúc mặt trời vừa thức giấc
Tôi trở về căn hộ để gặm nhấm
Nỗi cô đơn một mình
Tháo xuống lông mi và tóc giả
Như một thằng hề nghèo đáng thương
Đầy mệt mỏi

Tôi nằm ngủ nhưng chẳng thể ngủ
Tôi nghĩ về những mối tình không vui của đời mình
Thật tức cười
Với một chàng trai xinh đẹp như tiên giáng trần
Anh chẳng làm gì tôi cả 
nhưng đã nhóm lên ngọn lửa trong ký ức của tôi
Và đôi môi này sẽ chẳng bao giờ dám
Kể cho anh nghe về những điều bí mật
Và cả bộ phim ngọt ngào của tôi
Bởi người gây ra nỗi khổ đau cho tôi
Đã dành hầu hết thời gian
Lên giường với những phụ nữ xinh đẹp

Chẳng ai thực sự có cái quyền
Đổ lỗi cho tôi, phán xét tôi
Và đúng hơn
Khi tôi sống đúng bản chất của mình
Tự chịu trách nhiệm một mình
Nếu tôi là một thằng gay
Giống như họ nói"

(lời dịch: Phan Vỹ Hào)
Ca khúc này được sáng tác bởi Charles Aznavour, lấy cảm hứng từ anh chàng tên Androuchka – tài xế và cũng là thư ký của ông.
Ở Pháp, vào những năm 1970 người đồng tính thường bị kỳ thị, phân biệt đối xử, họ luôn chịu sự bắt nạt, chế giễu trong trường học. Đến nơi làm việc, họ lại bị chính đồng nghiệp trêu chọc, đùa cợt, từ đó xuất hiện những người cực đoan, bạo lực dẫn đến việc người đồng tính bị đe dọa, đánh đập khi bước ra đường. Có người tự tử, có người nhảy cầu nhưng sự cay độc về cái tên “pédé” vẫn là một ám ảnh khôn nguôi của thời ấy.
Thế rồi Charles Aznavour xuất hiện, như một sợi dây đồng cảm, bài hát nhận được nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng LGBT. Không đả kích, lên án, không chửi bới, mỉa mai, mà ở đó là những lời tâm sự của một chàng “ẻo lả” đi hát rong bị xã hội định kiến là “xướng ca vô loại”. Ca khúc bán ra được hơn 300.000 bản, thành công nối tiếp thành công, Aznavour đã tổ chức một buổi trình diễn ở nhà hát Olympia, đưa bài hát vào trong show diễn. Sau đó, trên trang bìa một tạp chí, Aznavour xuất hiện với trang phục màu đen, mặt úp xuống buồn bã, khán giả như hiểu được đó là lời xin lỗi muộn màng mà ông gửi đến cộng đồng giới tính thứ ba.
Charles Aznavour nhớ lại ngày đầu tiên trình diễn “Comme ils disent”, đó là khi những người bạn đồng tính ngồi xếp thành vòng tròn nghe ông hát:
“Ca khúc đã phá tan đi sự lạnh nhạt, và rồi họ hỏi tôi ai sẽ hát bài đó. Tôi trả lời: “Tôi”. Một sự im lặng đáng sợ. Có ai đó lo lắng khi biết tôi sẽ báo với ban nhạc bài hát này. Bạn hãy tưởng tượng lúc đó trên sân khấu, tôi đóng vai một anh chàng đồng tính và bắt đầu hát. Không còn cách nào khác, tôi cứ hát và nhập tâm vào nhân vật , dù trước đó, tôi không biết diễn như thế nào cho đúng”.
☊ Comme ils disent - Charles Aznavour: http://chiasenhac.vn/…/comme-ils-disent~charles-aznavour~ts…
☊ Youtube - Charles Aznavour: https://youtu.be/Ba3Pk36ie0Y
<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/Ba3Pk36ie0Y" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
☊ Youtube - Lara Fabian: https://youtu.be/EzhZgGu_3vc
Photo: Laura A. Gallo (Gay Tango)
@Phong Huy@

****


Julio Iglesias - Full Concert in Barcelona '88

No comments:

Post a Comment