Monday, November 28, 2016

VÌ SAO CHÚNG TA KHÔNG NÊN NÓI LỖI NGƯỜI KHÁC?


Để kiếp này vay, muôn kiếp trả
Có sướng gì đâu chức trụ trì
Chi bằng thân ở nơi liều cốc
Sáng chiều niệm phật thức liêm tâm
Cho ngày thoát tục về tây trúc
Thanh nhan an lạc cởi tây phương
Mọi người nếu nhột xin sắm hối
Chớ trách thầy khùng nói lung tung
Nam mô câu tài lộc và giàu sasang

BÀI HỌC PHẬT PHÁP: VÌ SAO CHÚNG TA KHÔNG NÊN NÓI LỖI NGƯỜI KHÁC?

Hòa Thượng Tịnh Không có định nghĩa rõ rệt vấn đề tu hành, hay lắm! TU LÀ TU SỬA; HÀNH LÀ HÀNH ĐỘNG SAI TRÁI. Ngài nói hay vô cùng! Hành động sai trái của ai? Hành động sai trái của chính mình. Tức là sửa những hành động sai trái của chính mình, đừng nên đi sửa hành động sai trái của người khác. Điều này rất quan trọng.
Đối với người khác thì sao? Ta không nên moi cái lỗi của người ta ra. Không nên nhìn cái lỗi của người khác. Không nên để cái lỗi của người khác trong lòng của mình. Đây mới là điều hay. Cho nên, tu là tu cho chính mình, chớ không phải tu cho người khác. Tu cho chính mình thì lo sửa cái lỗi của chính mình. Để chi?

- Để cho cái nghiệp của chính mình càng ngày càng giảm xuống.
- Để cho cái gọi là cái chấp trước của mình càng ngày càng lợt lạt.
- Để cho cái phiền não của mình càng ngày càng bớt đi.

Không tu cho người khác, cho nên người khác làm sai mình đừng có để trong bụng của mình. Nếu mà cứ để cái lỗi của người khác trong bụng của mình, thì cái bụng của mình nó thành ra cái chỗ chứa những lỗi lầm của người khác. Vô tình, vì muốn tu cho người khác mà thành ra tâm của mình bị loạn, tức là phiền não.

Cho nên khi vào một đạo tràng thanh tịnh, chúng ta cố gắng nhắm mắt lại! Ở trong phòng của tôi có ba con khỉ. Hay lắm!

Một con khỉ bịt lỗ tai lại – Tức là đừng nghe những lời người ta nói. Một con khỉ nữa bịt con mắt lại – Tức là đừng nhìn tới những lỗi lầm của người khác, và một con khỉ nữa bịt cái miệng lại – Đừng nói lỗi lầm của người ta.

Thường thường vào trong một Niệm Phật Đường hay một đạo tràng thanh tịnh, luôn luôn có những cái gọi là thông báo, giờ khai thị… Ví dụ, như một người ưa nói chuyện, những ngày tinh tấn niệm Phật là những ngày không được nói chuyện, mà họ cứ nói chuyện hoài. Chính ta không nên chỉ trích người đó, mà hãy để dành trong những phút thông báo đó. Niệm Phật Đường thông báo rằng, “Xin chư vị hôm nay là ngày tịnh khẩu niệm Phật, xin đừng nói chuyện“. Nếu hôm sau người đó vẫn cứ tiếp tục nói chuyện nữa, thì NPĐ lại tiếp tục thông báo nữa, thông báo rằng, “Xin chư vị hôm nay là ngày tịnh khẩu niệm Phật, xin đừng nói chuyện“…

Như vậy, cứ dùng phương pháp gọi là kiên nhẫn mà nhắc, nhắc hoài, nhắc hoài… thì một ngày nào đó tự nhiên người ưa nói, ưa phá giới đó sẽ giựt mình, người ta tỉnh ngộ. Nếu họ không giựt mình tỉnh ngộ thì sao? Thì vô tình một ngày tinh tấn niệm Phật, công đức của họ đã hết trơn rồi. Tại vì sao như vậy? Tại vì, ta thấy đó, trên bức tường có để một câu hết sức là quan trọng: “Khéo giữ thân nghiệp – Không mất luật nghi”. Trong khi vào một Niệm Phật Đường với quy định là không được nói chuyện, không được làm ồn. Mình nói chuyện, mình làm ồn… Mất hết luật nghi! Mất luật nghi là mất công đức.

Chính vì vậy, thường thường chúng ta muốn để cho Niệm Phật Đường được thanh tịnh, khi thấy những điều lầm lỗi của một người, chúng ta cứ cố gắng lặng lẽ đi, đừng nhìn tới, đừng phiền não, để chờ những lúc thông báo đó, Niệm Phật Đường sẽ thông báo lên thông báo xuống, thông báo lên, thông báo xuống… thì một ngày nào đó tự nhiên người ta giật mình, sẽ tự nghĩ: À! Tại sao cái thông báo đừng nói chuyện, đừng nói chuyện này cứ lập đi lập lại nhiều vậy? Tại vì chính mình đã nói chuyện. Hay lắm!…

Có một lần Hòa Thượng Tịnh Không nói, nghe đó mà làm cho tôi giựt mình, tỉnh ngộ. Trong lúc đang giảng pháp trên đài, Ngài chỉ vào trong máy quay phim mà nói, “Tôi nói đây là nói tới chư vị, mà chư vị lại cứ tưởng là tôi nói cho người bạn của chư vị”… Ngài nói câu này hay vô cùng! Là tại vì sao ? Khi Ngài lên đài nói như vậy là Ngài xét trong cái đạo tràng đó có những chướng ngại. Vì thế, Ngài cứ nhắc đi nhắc lại, nhắc đi nhắc lại nhiều lần, để khi mình có lỗi lầm nào, mình có sơ suất nào, tự nhiên mình giựt mình tỉnh ngộ.

Thành ra, khi tu hành ta phải nhớ rằng, tu cho chính mình, không được tu cho người khác. Có nghĩa là mình có gì sai thì lo sửa lỗi của mình, còn những cái sai của người khác thì đừng sửa người ta. Tất cả hãy để cho đạo tràng lo liệu. Người ta dùng cách khai thị, dùng cách thông báo, thông báo lần lần thì tự nhiên một ngày nào đó sẽ chuyển, chuyển dần… Xử sự như vậy, vô tình đạo tràng đó hình như chuyển đổi. Chuyển, chuyển… sau cùng rồi thì êm xuôi và ai ai cũng được thanh tịnh.

No comments:

Post a Comment