Monday, July 18, 2016

TẾ BÀO UNG ĐỘC BIẾN THÀNH TẾ BÀO PHẬT AN LẠC

PHẦN 5 - TẾ BÀO UNG ĐỘC BIẾN THÀNH TẾ BÀO PHẬT AN LẠC
* * *
Giả như các vị là một người tin Phật, niệm Phật đã mở lòng hoan hỉ thì cũng không cần nói gì nữa. Giả như các vị là người cả đời chưa chuẩn bị tốt, lại mắc phải bệnh ung bướu, hay một bệnh nào khác, đến nỗi nội tâm rất sầu khổ, cuộc sống đầy sợ hãi, không biết từ đâu đến đâu! Thế thì có lẽ chúng ta cùng khuyên bảo nhau. Chính tôi là một bác sĩ khoa ung bướu biến thành một bệnh nhân ung bướu, các vị có thể cho rằng đã như thế thì tôi nhất định là một bác sĩ ngờ nghệch, sai lầm nhất, vốn là một “Bồ Tát bằng đất qua sông, tự mình không giữ được mình”, thì những lời giảng của người như vậy, nhất định không ích lợi gì. Quả thật là như vậy, rất nhiều người cười tôi, chính tôi cũng nhận thấy rất đáng cười, quả là một bác sĩ ngờ nghệch!
Nhưng trên đời này, quả thật kiếm không ra một bác sĩ không hề mắc bệnh, trường sanh bất lão, lại cũng kiếm không ra một bác sĩ có thể đảm bảo chính mình không bị bệnh, không bị chết. Cho nên tự thân tôi khi đã trải qua những sự việc đáng cười, giả như các vị từ bi mà không thấy gì đáng cười, đáng ghét, mà chịu nghe một chút, cũng như dù là mấy tờ báo cũ đã rách cũng có thể giúp cho các vị giữ được bình hoa quý giá, khỏi bị bể; một cây đèn cầy có chút ánh sáng yếu ớt, khi bị cúp điện, cũng có thể giúp các vị trải qua đêm tối trong đời.các vị hãy xem tôi là mấy tờ báo cũ rách, giúp các vị giữ được bình hoa. Tôi cũng rất mong muốn làm một cây đèn cầy nho nhỏ, giúp các vị trải qua một đêm bị cúp điện, tối đen đưa bàn tay không thấy năm ngón.
Mấy năm gần đây thường có một số bằng hữu bị ung bướu, vì thấy các thầy trong Liên Xã ở Đài Trung lần lượt chép lại một số băng mà tôi đã diễn giảng trước kia rồi xuất bản thành những quyển sách nhỏ, nên các vị muốn cùng nhau bàn thảo, học tập với nhau, trao đổi tâm sự hoặc tâm đắc. Sau khi đã bị chứng ung bướu, phần lớn những người kiếm tôi đều chịu rất nhiều khổ đau, nói chung là khổ vì bệnh tật, khổ vì trị liệu, khổ vì người ngoài không thông cảm, khổ vì chính mình sợ sinh tử, thậm chí khổ vì bị những người trong nhà, hoặc người mình thương yêu bỏ mặc. Khi người ta đang khổ thì người ta mong có người thông cảm cái nội tâm của mình. Khi đang sợ đến nỗi tay chân tê cóng, chúng ta mong có bàn tay của Đức Phật ấm áp, vĩ đại cứu độ ngay cho chúng ta. Khi đang đi một đoạn đường núi gập ghềnh trong đêm tối và cảm thấy cô độc, giả như có người kết bạn đồng hành, thì sẽ cảm thấy rất dễ đi. Chỉ mong rằng khi các vị đang khổ não, tôi có thể cùng quý vị kết bạn đồng hành.
Chúng ta đều là người biết cười, biết khóc, biết đau, biết khổ, có máu, có nước mắt như nhau, gặp phải hoàn cảnh khó khăn không thể giải quyết được đều phiền não, lo sợ. Khi biết rằng mình có ung bướu và được gọi là “ác tính” đang lớn lên trong cơ thể chúng ta, không biết khi nào chúng sẽ mang khổ sở cho mình, rất ít người không sợ, trong khi biết mình có thể sắp chết, lại không biết mình sẽ đi về đâu; có thể nói không ai là không sợ.
Tôi rất cảm tạ chư Phật và chư Bồ Tát và cả sự chỉ dạy của nhiều bậc thầy, của cha mẹ và các thiện tri thức, đã khiến cho tôi ra khỏi sự sợ hãi này. Tôi cũng rất cảm tạ những sự thể hiện và chỉ dạy của nhiều bệnh nhân trong y viện trước đây, đã giúp tôi học tập được làm sao để trải qua ngày tháng trong khi mắc bệnh ung bướu, lại còn học tập một ngày thì cảm ơn một ngày, sống một ngày thì vui vẻ một ngày. Tôi cũng có nhiều đau khổ, đau khổ đến nỗi không làm sao để sống cho được an nhiên. Nhưng nhờ có tín tâm mà có thể trở về với lòng biết ơn và sự an vui. có người nghe đến đây thì lắc đầu nói:
“Chúng tôi vốn không có lòng tin như Pháp sư, cũng không hiểu biết Phật, cho nên không phát sinh lòng cảm ơn, lo sợ là lo sợ chết đi không được như Pháp sư; Pháp sư có thể giảng cho chúng tôi nghe những câu không dính dáng tới kinh Phật hay không có những từ chuyên môn, nhưng lại thực dụng cho chúng tôi được không?” cũng đã có một bệnh nhân nói với tôi: “Bây giờ tôi cũng chẳng có lòng dạ nào để nghiên cứu kinh Phật, lòng tôi đang lo lắng hàng ngày cứ lật các tư liệu y học, càng xem càng sợ. Có người bảo tôi học kinh Phật, tâm tôi đang rối loạn nên học thế nào cũng không tiến được!” Lời nói của người bệnh này đã phản ánh tình trạng và sư khó khăn của nhiều người. Chính tôi cũng không có công phu, tư cách năng lực gì để giảng kinh Phật, tôi chỉ có một ít những điều nghe thấy và kinh nghiệm, mà từ đó đạt được một số lời chỉ dạy và sức lực, khiến tôi giải khai được một số tâm tình mà tôi, tuy vẫn rất nhiều thiếu sót nhưng cũng có thể phân tích giúp các vị được. Có lẽ các vị căn cơ tốt lành, có thể sẽ được an vui, sáng suốt hơn tôi.
Tôi rất thích sự giải thích về Đức Phật của Thiền Sư Đạo Tín, một vị Tổ sư của Thiền Tông. Ngài nói: “Vui vẻ không sầu gọi là Phật”. Đó là trong lòng luôn giữ vẻ vui vẻ không sầu, thì mới gọi là Phật. Xương không gây sợ cho người, người tự sợ. Bướu không gây sợ cho người, người tự sợ.
Trước hết tôi kể một câu chuyện để từ đó các vị có thể hiểu. Trước kia khi tôi học tại viện y học, đến năm thứ hai phải học giải phẫu. Trước hết phải nghiên cứu sự cấu tạo xương của thân thể người ta. Trên một miếng xương có những lỗ nào, trong những lỗ ấy có những huyết quản, thần kinh nào chạy qua, đều phải ghi nhớ kĩ càng. Thi cử rất nghiêm khắc, rất nhiều người bị rớt ngang. Vào tháng mười năm ấy có một kì nghỉ, tôi liền nhân đó trở về quê ở Đài Nam để nghỉ, nhưng sau kỳ nghỉ lại phải thi, cho nên kỳ nghỉ cũng phải đem xương về nhà để nghiên cứu cho thuộc. Đồ dùng học tập của chúng tôi là xương người thật, tôi mang một cái xương đầu, và mấy cái xương phức tạp khác mà đáp xe lửa về nhà, chỉ dùng một cái túi xách tay đơn giản, đeo trước ngực mà lên xe. Trong xe có rất nhiều người chen chúc lui tới, đụng phải cái túi của tôi. Mọi người không biết trong túi có gì, nên rất tự tại không ai có ý kiến gì. Sau này tôi mới biết, nếu tôi để lộ ra một miếng xương, và nói rõ là xương người thật, thì có thể có người nhường chỗ cho tôi nhưng cũng có thể người bên cạnh sẽ bỏ đi hết.bấy giờ tôi chỉ cảm thấy rất bình thường, vì cha tôi là một bác sĩ, mọi người đều xem đó chỉ là một đồ dùng dạy học mà thôi.
Về sau có người chị lớn hơn tôi hai tuổi, chị thấy tôi cầm cái xương đối chiếu với hình vẽ trong sách, miệng lẩm bẩm bằng tiếng nước ngoài thì vui vẻ đến xem, cười hì hì mà ngắm chung với tôi. Chị lại cầm cái xương trên tay tôi mà cảm thán: “Ôi! Cặp mắt là một lỗ lớn mũi trũng trũng rất dễ thương”. Chị vừa nhìn vừa cười. Bấy giờ tôi không biết làm sao, bèn nói với chị: “những người này đem xương hiến tặng cho chúng tôi nghiên cứu để sau này chúng tôi có thể cứu người. Cho nên chúng ta phải kính trọng và cảm ơn họ”.
Tôi chưa nói xong người chị họ bỗng kinh hãi kêu lên, ném cái xương ra xa, muốn khóc và trách tôi: “Sao em không nói trước với tôi đây là xương thật?” Tôi vội xin lỗi chị, sau đó lượm cái xương lên, trông nét mặt chị nhợt nhạt, ngồi bên chiếc dương cầm của tôi mà tấm tức khóc. Chị lại nhìn bàn tay mình: bàn tay đáng sợ đã sờ vào cái tay của người chết, không biết làm sao cho phải, nhưng bàn tay của chính chị thì không thể vứt đi được. Trông thấy chị rất hoảng sợ tôi bèn xin lỗi: “xin lỗi chị, té ra chị không biết xương này là xương người thật, có điều vừa rồi chị rất thích thú nhìn nó, phải không nào? Xương người thật cũng không có gì đáng sợ! Chúng tôi hàng ngày đều nghiên cứu với bộ xương, chỉ cần phải có lòng cung kính”. Tôi lại nói nhiều lời an ủi, chị mới gạt lệ làm vui, nhưng chị vẫn không dám sờ vào cái xương ấy.
Tại sao tôi mất công kể câu chuyện này? Vì câu chuyện này đã cho tôi lời dạy lớn: thật ra mọi người đều sống trong cái thế giới “quan niệm” của chính mình. Cái xương ấy trước sau không có gì khác biệt, nhưng những tình tự của chị họ tôi thì khác biệt vô cùng: Té ra chị tưởng cái xương ấy là một giáo cụ bằng nhựa do người ta làm ra, nên chị không sợ chút nào, lại còn thích thú, vừa ngắm, vừa cười. Sau đó chị lại tự nhận ra “đây vốn là xương của người chết rất đáng sợ”, cho nên chị sợ đến mặt tái xanh, ném cái xương ra xa! Tuy là xương người thật, nhưng nếu trong quan niệm cho rằng đó là giả thì không đáng sợ, cho nên ngắm nó một cách bình thản, thích thú. Đến lúc trong quan niệm nhân cái xương rất đơn thuần ấy mà liên tưởng đến những chuyện ma quỷ đáng sợ được nghe hồi còn nhỏ, thì lại biến thành rất kinh hãi. Đối với người không liên tưởng bậy bạ, thì cái xương rất bình thường, vì chúng ta mỗi người đều có một bộ xương, bộ xương được bọc trong thịt cũng rất bình thường, có đáng sợ chút nào đâu? Nhưng trong khi chị họ tôi cười thì chị cười rất chân thật. Trong khi chị sợ mà khóc thì trái tim nhảy loạn lên, vì chị bị cái quan niệm của mình và sự nghĩ càng tưởng loạn trói buộc. Chúng ta không nên cười chị. Thật ra chính chúng ta cũng như thế, đều bị một số quan niệm và huyễn tượng lừa dối. Có thể nói: “Sắc không làm mê tối người, người tự mê tối”, “xương không gây sợ cho người, người tự sợ”. Rất nhiều lời nói vốn không hề làm người ta giận, mà bởi người nghe tự sinh ra giận. Cũng thế “Bướu không gây sợ cho người, người tự sợ”, cái sợ này có thể vốn không sao, nhưng trái tim lại vô cớ nhảy đập nhanh hơn. Người vốn có trí lực mà sợ thì cũng sợ đến bủn rủn.
Tình tự, tâm niệm có tính quyết định, có sức mạnh rất lớn không thể nghĩ bàn. Trong thời gian làm việc tại y viện, tôi phát hiện một sự việc, rất nhiều bệnh nhân được trị liệu bằng phóng xạ, hóa học, huyết cầu phần lớn đều sút giảm. Họ vốn không có khái niệm, vốn không biết huyết cầu mình là bao nhiêu, và số huyết cầu có ý nghĩa gì. Đại khái theo quan niệm của họ, con số ấy thấp tức là không tốt. Y viện có tiêu chuẩn, theo đó số huyết cầu xuống cỡ bao nhêu thì phải nghỉ, tạm thời không trị liệu. Nhiều bệnh nhân vì bạch huyết cầu xuống thấp, phải tạm ngưng chữa trị vài hôm. Ở nhà, họ cảm thấy thể lực của mình là tốt; đến y viện phần lớn người ta cho rằng bạch cầu của mình nhất định gia tăng; cho nên bước vào phòng khám, họ thường tươi cười nói với tôi: “Mấy ngày nay tốt lắm, tôi ăn được cơm!” Họ cũng vui vẻ cầm phiếu kiểm nghiệm để đi kiểm nghiệm máu, rồi lại cầm phiếu trở về giao cho bác sĩ. Khi chúng tôi xem phiếu, bệnh nhân thường hỏi:
“Hiện nay bạch huyết cầu của tôi là bao nhiêu?” Nếu chúng ta cứ theo con số ghi trên phiếu mà nói ra, và so với lần trước, con số ấy thấp hơn ngoài ý liệu của họ thì cơ hồ sắc mặt của họ đều sầu thảm, chân tay bủn rủn, họ mất hết khí lực mà nói: “Tại sao lại thấp như thế chứ?”, và rồi thì họ không còn sức lực, hầu như không về nhà nổi. Chúng ta có thể nghĩ: cùng một thân thể mà trước một giây, sau một giây thì tình trạng không quá sai biệt, nhưng chỉ nghe một con số khiến người ta thất vọng nê n trong tâm liền sanh ra lo lắng thì tình trạng “tốt lắm” mà họ cảm thấy trước đó, rơi xuống tình trạng thảm thương như thể uống phải thuốc độc và thuốc độc phát tác rất nhanh! Từ đó tôi hiểu ra, “tâm niệm” của người ta có sức mạnh quyết định rất lớn, không thể nghĩ bàn.
Sự thực nghiệm của khoa học cũng cho biết sự thay đổi tâm trạng quả thực có thể sản sinh ra một số chất ảnh hưởng đến sinh lý. Ví dụ: khi nóng giận, trong cơ thể sản sinh một số độc tố rất giống với nọc độc của rắn độc.
Cũng may, gan, tim có thể giải độc, cho nên chất độc do nóng giận sinh ra không đến nỗi làm chết người. Nếu công năng giải độc của gan không tốt, áp huyết cao, bị bệnh tim thì chất độc do nóng giận ra để đủ làm chết người. Cho nên “sự giải độc” triệt để phải do “tâm niệm” mà hạ công phu. Tâm niệm thay đổi, thân thể vật chất cũng thay đổi.


><><<

t Cafe số 6 Quần Ngựa 


t Cafe số 6 Quần Ngựa 


(http://tuoitre.vn/…/sự-thật-về-cà-phê-nguyên-c…/1138591.html)


Ro gia lai hay Ro daklak, Lâm đồng hoặc Cà ARa Cầu Đất...

No comments:

Post a Comment