Đừng phí phạm kiếp người Thích Phước Tịnh
tụng kinh
thiền tập
niệm Phật
nằm nghiêng bên tay phải
Trước khi ăn
Chắp tay hướng về đĩa thức ăn tạ ơn Đất Trời đã cho con thức ăn hứa với lòng rằng thức ăn này con ăn nó vào để nuôi dưỡng thân con. Hứa với lòng rằng con làm sao trong một đời này ăn thức ăn này không có phí phạm một hình hài nuôi dưỡng tâm từ nuôi dưỡng chí nguyện để vượt thóat sinh tử luân hồi (diệu dược trị liệu cơ thể)
Đời sống sinh mạng của một người không dài...
Hứa với lòng mỗi ngày làm một việc thiện: hành xử dễ thương với người thân..
Đừng vụng về vung vãi buồn phiền, tức tối, độc ác, bất an cho ai cả...
Có đời sống, có hình hài này là có điều kiện khởi thiện tâm..Nên hào phóng lời khuyên, lời khen, lời dịu ngọt, ôn tồn, đằm thắm, cái nhìn cảm thông, chia xẻ, động viên..Càng dùng càng hào phóng
Dè dặt lời dè bỉu cay cú độc ác, làm.tổn thương người..làm thọ mạng mình ngắn đi. Làm đời sống mình suy sụp.
Việc lành dù nhỏ cái nhìn cảm thông, câu nói chia xẻ ..cũng là một việc lành. Cái gì nói được nói đi...
Có những rất cần phải làm đi, chứ không, làm không kịp.
Biển - độ lài rât đặc biệt (không có vực thẳm)
Biển - luôn đứng yên không hề di chuyển.
Biển - rất sạch không hề chứa tử thi giữa biển khơi (hoặc chìm hoặc đưa vào bờ)
Biển - đón nhận tất cả những dòng sông
Biển - trăm sông đổ về biển vẫn không đầy không vơi
Biển - thuần một vị mặn
Biển - nuôi biết bao sinh linh
Biển - chứa kho tàng kho báu (san hô, vàng, kim cương...)
Giáo pháp có 8 đặc tính như Biển:
1.Pháp môn từ cạn đi dần vào sâu. Không hụt hẩng bước vào sâu. càng đi vào sâu càng chứng nhiều thánh quả không bị chết chìm
2.Không đổi thay, không bị pha tạp, thuần vị giải thóat (ngoại đạo, phiền não, khổ đau...) đi vào giòng chảy giáo pháp đều đựơc gột rửa sạch
3.Không chứa vô minh: vô minh bập bềnh trên bỉen đều bị xô giạt vào bờ
4. Giai cấp Chủng tánh nào (sang quý bình thường vua chúa võ sĩ..)đến với giáo pháp Phật nếu thấm nhuần đạo lý đều thành đạt
5. Không đầy không vơi. Người phát tâm siêng năng nhiệt tình đầu tư sự tu tập..Trong đạo Phật không đánh giá thời gian đến chùa lâu hay mau, tu giỏi hay dở... chỉ là sự tu tập có tinh tấn hay không, có chịu tu hay không.
6. Thuần hương vị giải thóat
7. Giáo pháp Phật chứa vô lượng trân bảo: có Tam Hiền, có Thập Thánh, có Thanh Văn, Duyên Giác..
8. Biển giáo pháp của Thế Tôn cũng nuôi dưỡng, chu cấp cho ngàn vạn căn cơ khác...
>>>
http://www.phattuvietnam.net/quocte/phat-giao-viet-nam-hai-ngoai/10398-tu-vi%E1%BB%87n-l%E1%BB%99c-uy%E1%BB%83n-t%C4%83ng-s%C4%A9-t%C3%A2y,-ph%C3%A1p-m%C3%B4n-vi%E1%BB%87t.html
Tu Viện Lộc Uyển: Tăng sĩ Tây, pháp môn Việt
Trước khi “Sư Chú Pháp Tín” nguyện dâng đời mình cho Ðạo Phật, người chuyên viên điện toán tốt nghiệp Ðại Học Cornell này, có cuộc sống thiếu hạnh phúc. Ông Wayt, năm nay 35 tuổi, nói, “Khi bắt đầu viết lập trình tôi chưa từng giao tiếp với xã hội.”
Với một văn bằng tốt nghiệp từ trường Cornell University, Sư Chú Tín vẫn không tìm thấy hạnh phúc với nghề thảo chương điện toán của mình.
Sư Chú Pháp Tín còn là một nhà hoạt động bảo vệ môi sinh nên cảm thấy khó lòng mà chứng kiến tình trạng ô nhiễm. Với ông công việc tái sinh vẫn chưa đủ. Wayt giải thích, “Tôi muốn diễn đạt về nhân tính... Tôi chưa giải quyết được vấn đề, những vấn đề cần được giải quyết rốt ráo tận căn nguyên.”
Ông Wayt gia nhập tăng đoàn, tham gia nhiều tuần ở một tu viện của người Hoa, rồi cuối cùng thì ghé lại Làng Mai, một tu viện của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh ở Pháp.
Ông Wayt gia nhập tăng đoàn, tham gia nhiều tuần ở một tu viện của người Hoa, rồi cuối cùng thì ghé lại Làng Mai, một tu viện của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh ở Pháp.
Ðược hỏi tại sao ông chọn để trở thành một nhà sư nơi một tu viện của người Việt, thì Sư Chú Pháp Tín mỉm cười đáp, “Thầy nổi trội trên tất cả... Thầy quan tâm đến những gì đang xảy ra trên thế gian. Thầy thông hiểu về sự chuyển hóa xã hội và cả về việc giáo huấn.”
Sư cô Hiền Hải, 82 tuổi, còn được gọi là “Sư Ngoại.” Bà là nhà tu lớn tuổi nhất trong số 28 tăng ni ở Tu Viện Lộc Uyển. Sư Ngoại không biết tiếng Anh nên bà chỉ luôn mỉm cười với các tăng sĩ ngoại quốc. Mọi người ở tu viện đều phải làm việc, công việc hàng ngày của Sư Ngoại là quét lá và thay nước.
“Thầy” là chữ các môn đệ trong Tu viện Lộc Uyển gọi Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Ông Wayt không phải là người Tây phương duy nhất tu học trong tu viện Lộc Uyển. Tọa lạc tại một thung lũng thiên nhiên ở Escondido gần San Diego, do Thiền Sư Nhất Hạnh thành lập năm 2000, Tu viện Lộc Uyển có 28 tăng sinh ở đây. Trong đó, có 6 người ngoại quốc.
Và trong số 6 người ngoại quốc đó, có một người mà Thiền Sư Nhất Hạnh gọi là “Sư Huynh.” Người đó là nhà sư Pháp Ðệ. Thầy Pháp Ðệ được gọi là “Sư Huynh” vì trước đây, “người ta quen gọi tôi là Cha Adrian.”
Thầy Pháp Ðệ là một cựu linh mục Công Giáo, vào trường dòng từ năm 15 tuổi. Cha mẹ vị cựu linh mục này người gốc Ðức và Ireland ở Minnesota. Thầy Pháp Ðệ nay đã 76, hồi tưởng lại, “Tôi thấy chỉ trở thành linh mục mới là hướng đi của đời tôi.”Và trong số 6 người ngoại quốc đó, có một người mà Thiền Sư Nhất Hạnh gọi là “Sư Huynh.” Người đó là nhà sư Pháp Ðệ. Thầy Pháp Ðệ được gọi là “Sư Huynh” vì trước đây, “người ta quen gọi tôi là Cha Adrian.”
Nhưng sau 10 năm xả thân với giáo hội, thầy Pháp Ðệ không thỏa mãn với tôn giáo của mình, thầy từ bỏ giáo hội và trở thành một người mua bán cổ phiếu. Dù lợi tức kiếm được cả trăm ngàn nhưng thầy vẫn thấy như thiêu thiếu cái gì đó. Người đàn ông hiền dịu này nói, “Tôi không tìm được sự thiếu thốn này nơi đạo Công Giáo và rồi tôi kiếm được thật nhiều tiền.”
Một bạn đồng nghiệp cùng mua bán cổ phiếu nói chuyện về Thiền Sư Nhất Hạnh. Qua đôi mắt xanh nhìn xuyên thấu lòng người, nhà sư này mỉm cười nói, “Tôi đọc cuốn 'Going Home: Jesus and Buddha as Brothers,' và bắt đầu hiểu về Chúa Jesus hơn. Tôi cảm nhận rằng tôi đã đánh mất nhiều chừng nào... Lời dạy của Thầy bao hàm những gì đã thiếu sót đó.”
Năm 2003, thầy Pháp Ðệ từ bỏ cổ phiếu, nhà cửa, trương mục ngân hàng, kể cả xe cộ. Mỗi ngày thầy thức dậy lúc 4 giờ 15 sáng. Ðốt một nén nhang và tịch tĩnh thiền định cùng với thầy Pháp Hộ trước khi bắt đầu một ngày mới.
Thầy Pháp Hộ là nhà sư người Thụy Ðiển duy nhất ở Tu viện Lộc Uyển. Jerker Fredrikssom ra đời và lớn lên ở Stockholm, xuất thân trong một gia đình lao động. “Tôi là đứa con đầu tiên trong gia đình tốt nghiệp đại học... nhưng thật ra tôi chưa hề tìm thấy được điều mình mong cầu trong cuộc sống.”
Thầy Pháp Hộ có văn bằng luật khoa và từng làm việc ở nhiều công ty khác nhau.
Thầy Pháp Hộ có lẽ khoảng ngoài 30, nhưng với đầu tóc cạo nhẵn, ăn trường trai và vẽ mặt buông xả khiến ông trông như mới 20. Ông nhớ lại tình huống vô vọng khi làm việc về luật gia đình. “Một phụ nữ có 3 con muốn được ly dị và nói rằng chồng bà là kẻ chồng chúa vợ tôi.” Trong khi ấy người chồng lại cho hay rằng, người phụ nữ này có bệnh tâm thần.
Thầy Pháp Hộ nói, “Cả hai bên đều muốn trả thù lẫn nhau. Tôi muốn dàn xếp trường hợp của họ theo một đường lối ôn hòa hơn.”
Thầy Pháp Hộ được biết về Thiền Sư Nhất Hạnh nhân một chuyến du lịch sang Ấn. Ðược hỏi vì sao thầy chọn theo học khóa tu của thầy Thích Nhất Hạnh, và rằng thầy có còn thèm thịt không, thì thầy Pháp Hộ đáp, “Những thứ ấy đều xa rời khỏi tôi một cách tự nhiên. Tôi xả bỏ chúng để đổi lấy một lối sống thích hợp với mình hơn.” Thầy Pháp Hộ thí pháp qui y vào năm 2003.
Sư cô Ðẳng Nghiêm, 42 tuổi, trông thanh thoát khi khoan thai bước trong chiếc áo nâu sồng, chung quanh là rừng sồi ở Lộc Uyển. Người đàn bà hai dòng máu Việt-Mỹ này trở thành ni cô từ 10 năm nay. Bà tốt nghiệp y khoa từ đại học UC San Francisco.
Ra đời ở Quảng Ngãi với tục danh Hương Huynh, bà sống ở Sài Gòn cho đến khi mẹ đột ngột biến mất khi sư cô Ðẳng Nghiêm mới được 12. Năm 1985, bà cùng anh trai sang định cư ở Mỹ và sống qua hết nhà nuôi dưỡng này đến nhà nuôi dưỡng khác. Tuy học hành xuất sắc nhưng tâm trí vẫn đè nặng nỗi ám ảnh về mẹ mình và chuyện buồn ở Việt Nam.
Sư cô ắt phải có một sự nghiệp xán lạn trong cương vị một bác sĩ, nhưng với bà chừng ấy vẫn chưa đủ. Bà giải thích, “Tôi muốn giúp đỡ mọi người. Nhưng thấy sầu não khi thấy mình không giúp được bệnh nhân gì hơn, họ vẫn trở lại với đủ mọi triệu chứng.”
Tôi nhớ có một người đàn ông tìm đến với một áp-xe nơi cánh tay do chích xì-ke. Các bác sĩ phải cạo tận xương để lấy ra hết các mô bị nhiễm trùng. Sau khi bác sĩ làm tan hết mủ rồi thì ông ta ra về. “Nhưng sau đó người này quay lại với một áp-xe khác trên ngực.” Theo sư cô Ðẳng Nghiêm, một bác sĩ chỉ giúp được người ta trên bề mặt mà thôi, bà nói, “Vì sao ông ta ghiền xì-ke? Tôi muốn giúp người ta tận căn nguyên của vấn đề.”
Trong số 28 tăng ni ở Tu viện Lộc Uyển, 6 là người ngoại quốc, còn lại đều là người Việt. Lộc Uyển tọa lạc tại một thung lũng thiên nhiên ở Escondido, do thầy Nhất Hạnh thành lập vào năm 2000.
Vào Chủ Nhật 5 Tháng Sáu, Tu viện Lộc Uyển tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập, và ngày 6 là ngày Phật Ðản Sanh (Vesak), trong ngày này mọi người trong tu viện, kể cả những người trước đây là Công Giáo và Tin Lành đều cùng tham dự lễ tắm Phật truyền thống.
>>>
Planting Narcissus Bulbs
Every spring at the Chicago Botanic Garden, thousands of Narcissus bloom. Come enjoy the spirit of spring, and be inspired to try some new varieties in your own garden.
The Beauty of Spring
The Narcissus genus includes 13 divisions of cultivated daffodils and wild Narcissus that epitomize the perennial beauty of spring. Their multiplying blooms explode on hillsides, meadows, and woodland walks, or form elegant swaths in formal gardens. The thousands of cultivars range from the great giants, growing to 20 inches with strong stems, coronas (trumpets), and perianths (petals) that can withstand spring winds and rain, down to charming 4-inch miniatures perfect for rock gardens or containers. Colors extend well beyond yellow and white to shades approaching apricot, pink, and flaming orange. The flowers themselves include the majestic trumpets as well as the intriguing doubles, frilled cups, flat cups, split coronas, and flared-back forms.
Daffodil bulbs are planted in fall but bloom in spring, as early as March or as late as May, depending on the cultivar. They require excellent drainage in a rich soil. Most prefer full sun but will perform admirably in shadier conditions, especially the pastels. They love spring rain during their active growth, summer drought when they go dormant, and autumnal showers as they develop strong roots.
Planting Daffodils
Plant the bulbs at a depth equal to three to four times the height of the bulb, measuring from the bottom of the planting hole. For backyard gardens, create clusters of five to seven or nine bulbs per group, leaving 3 inches between bulbs. Gardeners with larger spaces can imitate nature by using thousands of bulbs in swelling drifts. Narcissus are perfect in ground cover beds or in perennial borders where emerging plants hide their yellowing foliage. It is crucial that the stems and leaves remain attached to the bulbs until they begin to lose their green color.
In fall, apply a slow-release bulb booster-type fertilizer into the top layer of soil above the planting hole of new bulbs or existing clumps. This helps the bulbs set roots in the fall and produce vigorous growth the following spring.
Narcissus are insect-and disease-resistant and, for those who garden with wildlife watching, they are of no interest to deer, rabbits, and other rodents due to a poisonous alkaloid in the bulb. This chemical is also responsible for the daffodil's inability to coexist with other cut flowers in a vase.
http://www.chicagobotanic.org/plantinfo/planting_narcissus_bulbs
No comments:
Post a Comment