Hòa Thượng Thích Thiện Hòa
(1907 - 1978)
I.- THẾ TỘC :
Hòa thượng pháp hiệu Thích-Thiện-Hòa, thế danh Hứa-Khắc-Lợi sanh năm 1907 tại làng Tân-Nhựt Chợ Lớn. Ngài sinh trong gia đình trung lưu phúc hậu, thân phụ là Hứa-hắc-Tài, thân mẫu là Nguyễn-Thị-Giáp. Gia đình cả thảy bảy anh em : ba nam, bốn nữ, Ngài là người thứ bảy. Vì người thứ tám mất sớm nên Ngài được coi là con út.
II.- THỜI NIÊN THIẾU VÀ TU TẠI GIA :
Vừa lên năm tuổi, Cụ Bà tạ thế, Ngài và anh chị phải sống cảnh côi mẹ, chỉ còn quanh quẩn bên cha. Lên sáu tuổi, Ngài cắp sách vào trường, học hết cấp Trung-Học, thì Cụ Ông lại thất lộc. Năm ấy Ngài được mười lăm tuổi dừng học ở trường, trở về học Nho với Cụ Đồ-Soạn ba năm. Sau khi cha mẹ mất hết. Ngài và anh chị đều được sự đùm bọc của Bà Nội, vẫn được tiếp tục học hành.
Cũng năm mười lăm tuổi, Ngài phát tâm mộ đạo, tìm đến chùa Long-Triều trong lòng để quy y thọ giới với Tổ Bửu-Sơn và được pháp danh là Tâm Lợi, hiệu Thiện-Hòa. Sau khi quy-y thọ giới, Ngài tập ăn Thập Trai. Năm mười bảy tuổi, Ngài vâng lệnh Bà Nội buộc lập gia đình để kế thừa hương hỏa. Trong thời gian đó, Ngài sinh đưọc hai người con : một gái và một trai. Đến năm hai mươi tuổi, Ngài ăn trường chay, lúc này chí xuất trần của Ngài rất mạnh, sóng vì phụng dưỡng Bà Nội, nên đành phải cất một am nhỏ để thọ trì Kinh Kim-Cang suốt mười hai năm và tập hạnh của người xuất gia.
III.- THỜI XUẤT GIA HỌC ĐẠO :
Năm lên 28 tuổi, Bà Nội từ trần, thế là hiếu nghĩa đã vẹn toàn, Ngài quyết chí xuất gia. Sắp đặt việc gia đình xong Ngài đến yết kiến Tổ Bửu-Sơn xin xuất gia. Tổ giới thiệu Ngài đến Tổ Khánh-Hòa hiện là Giám-Đốc Trường Phật-Học Lưỡng-Xuyên Trà-Vinh. Lễ xuất gia của Ngài được tổ chức vào Rằm tháng Tư năm Ất-Hợi (1935) tại trường Phật-Học Lưỡng-Xuyên Trà-Vinh. Lễ xuất gia của Ngài được tổ chức vào Rằm tháng Tư năm Ất-Hợi (1935) tại trường Phật-Học Lưỡng-Xuyên và được Tổ Khánh-Hòa khen : "là người hảo tâm xuất gia, ít ai được như Thiện-Hòa".
Tuy mới xuất gia nhưng phong cách đã vượt chúng bạn, nên tất cả đều đồng ý cử Ngài làm Chán-Trị-Sự của Trường Nhờ sự chăm chỉ học hành, tinh tấn tu tập, giới luật trang nghiêm và tận tâm phục vụ chúng Tăng nên được Ban Giám Đốc nhà trường yêu mến ngợi khen, và toàn chúng đều quý kính Hòa Thượng như người anh cả. Cuối tháng 6 năm 1936, Hòa-Thượng được tuyển chọn cùng với Thượng-Tọa Thích-Hiển-Khánh-Hòa và Thích-Hiển-Không đến dặn dò : "Sau khi học xong ở Huế, Thiện-Hòa nên ra Bắc học và nghiên cứu thêm Tạng Luật, vì ở Bắc còn nhiều bản Luật của thời xưa để lại. Tôi tin tưởng người của Thiện-Hòa sẽ làm được việc nầy". Vâng lời dạy của Tổ, Hòa-Thượng và hai Thượng-Tọa lên đường ra Huế.
Đến Huế, Hòa-Thượng cùng hai vị được vào học trường Tây-Thiên dưới sự giảng dạy của Hòa-Thượng Phước-Huệ chùa Thập-Tháp Bình Định. Năm sau 1937, trường dời về chùa Tường Vân. Cũng năm ấy Hòa-Thượng Thiện-Hoa, Thượng-Tọa Bửu-Ngọc, Thượng-Tọa Chí-Thiện... tiếp tục ra Huế học. Cuối năm 1938, vì kém sức khỏe, Tổ Phước-Huệ trở về Bình Định dạy tại chùa Long-Khánh, Hòa-Thượng cũng theo vào Bình-Định học và làm thị giả hầu Tổ một năm. Đến cuối năm 1939, Hội An-Nam Phật-Học Huế lập Phật-Học-Đường Báo Quốc, Hòa-Thượng được mời làm Thủ-chúng. Nơi đây Hòa-Thượng vừa học vừa điều hòa chúng ngót năm năm. Bởi tánh ôn hòa thuần hậu, cần mẫn vị tha của Hòa-Thượng khiến toàn chúng đều yêu mến. Chẳng những Ngài được cảm tình của chúng Tăng, cho đến Hội An-Nam Phật-Học cũng quý kính. Cuối năm 1944, Phật-Học Đường Báo-Quốc dời lên Tùng-Lâm Kim-Sơn xã Lưu-Biểu. Ở đây học được một năm, gặp chánh biến, lúa gạo đắt đỏ nên lớp Trung lớp Sơ phải vào Nam, riêng Hòa-Thượng quyết tâm ra Bắc học Luật.
Ngày hai mươi tháng ba năm 1945, Hòa-Thượng lên đường ra Hà-Nội. Tới nơi, Hòa-Thượng tạm trú chùa Quán-Sứ. Sau đó sang chùa Bút-Tháp do Hòa Thượng Giải-Ngạn trụ trì để thọ giới Cụ-Túc vào Rằm tháng Tư năm Ất Dậu (1945) với Tổ Tuệ-Tạng làm Hòa-Thượng đàn đầu. Thọ Đại giới xong, Hòa-Thượng đến Hà-Nam học với Tổ Tuế-Xuyên chùa Bảo-Khám. Hai nơi nầy Hòa-Thượng học ngót bốn năm. Trong lúc ở chùa Bút-Tháp, Hòa-Thượng có chủ trương Tuần báo Hoa-Sen rất thích hợp với các giới Tín-đồ xứ Bắc.
Đến năm 1949, Hòa-Thượng hợp tác với Sư Cụ Tố-Liên thành lập Giáo-Hội Tăng Ni Chỉnh-Lý (tiền thân Giáo Hội Tăng Già Toàn-Quốc) và mở Phật-Học-Đường đào tạo Tăng Ni tại chùa Quán-Sứ Hà Nội. Nơi đây, ngoài chức Giám-Trường, Hòa-Thượng còn trợ bút cho Tạp-Chí Phương-Tiện và Bồ-Đề Tân-Văn.
Đến ngày mồng một tháng Ba năm Canh-Dần (1-5-1950), Sư Cụ Tố-Liên được mời đi dự Đại-Hội Phật-Giáo Thế-Giới lần Thứ nhất họp tại Colombo Thủ-đô nước Tích Lan. Trước đó một ngày, trong buổi tiệc tiến hành đồng thời với Sư Cụ Tố-Liên, Hòa-Thượng lãnh trách nhiệm trở về Nam.
Tóm lại, Hòa-Thượng tham học ở Trung chín năm (1936-1945), ra Bắc năm năm (1945-1950) là 14 năm, mà chỉ một lần đi một lần về.
Chính trong thời gian Hòa-Thượng xuất gia học đạo ấy, ở gia đình cũng tuần tự xuất gia theo : người con gái tức Ni-Sư Như-Hoa hiện làm Giám-Học Phật-Học Ni-Viện Từ-Nghiêm. Người con trai là Thầy Tịnh Đức (đã viên tịch năm 1957) theo hầu Thượng-Tọa Thích-Trí-Tịnh, về sau trở thành một giáo sư xuất sắc của nhiều Phật-Học-Đường Miền Nam và còn những người trong thân quyến cũng lần lượt xuất gia theo. Đây là một điểm đặc biệt hiếm có trong các gia đình tin Phật.
IV.- THỜI HÓA ĐẠO :
Sau khi về Sài Gòn, Hòa-Thượng dừng lại ở chùa Sùng-Đức, nơi đây là chỗ hợp nhứt hai Phật-Học-Đường Liên-Hải và Mai-Sơn mà Hòa-Thượng đã hợp tác với quý Thượng-Tọa ở đây thành lập một Ban Giám-Đốc của Phật-Học-Đường Nam-Việt, Hòa-Thượng được cử làm Giám-Đốc. Sang năm 1951, Thượng-Tọa Thích-Trí-Hữu cúng cho Hòa-Thượng ngôi chùa lá nhỏ hiệu là Ứng-Quang nằm bên đường Lorgeril (Sư Vạn-Hạnh) gần ngã ba Vườn Lài. Hòa Thượng cho sửa chùa nầy thành trường học để hiệu là Phật-Học-Đường Nam-Việt chùa Ấn Quang và khóa đầu tiên được khai giảng vào mùa An-Cư năm Tân-Mão (1951), quy tụ được Tăng chúng cả ba trường trên và các nơi lần lượt đến tu học.
Phật-Học Đường Nam-Việt Chùa Ấn-Quang ra đời từ một hình thức nhỏ bé lợp bằng lá tàu, với nhưng chiếc giường tre xiêu vẹo, nằm trong khuôn đất chật hẹp từ từ lớn lên theo thời gian cho đến nay được khang trang mỹ lệ đều nhờ công đức của Hòa-Thượng Giám-Đốc. Chính nơi đây đã đào tạo thành những Tăng tài ra đảm đang Phật sự hiện nay. Lớp đầu tiên ra trường được sáu vị : Thầy Huệ-Hưng, Bửu-Huệ, Thiền-Tâm, Tắc-Phước, Tịnh-Đức, Đạt-Bửu. Lớp thứ hai ra trường được chín vị : Thầy Thiền Định, Huyền-Vi, Thiện Giải (Thuyền Ấn), Thanh Từ, Hoàn-Quan, Từ-Thông, Quảng-Long, Chánh-Tiến, Thanh-Phong. Lớp thứ ba ra trường khá nhiều như : Thầy Thắng Hoan Phước Hảo, Minh-Thành, Trí-Quảng, Thiện-Nghi, Thiện-Bình, Đức Niệm, Liễu-Minh, Giải-Kinh, Chơn-Điền, Nguyên-Ngôn, Huệ-Thới (Minh Hạnh), Thiện-Phát... đây là kết quả tốt đẹp do Ban Giám Đốc Phật-Học-Đường Nam-Việt đào tạo, nhất là công lao của Hòa-Thượng Giám-Đốc.
Sau Phật-Học-Đường Nam-Việt là Phật-Học-Viện Giác-Sanh năm 1960, Phật-Học-Viện Huệ-Nghiêm năm 1964 đều do Hòa-Thượng sáng lập. Đặc biệt của Phật-Học-Viện Huệ-Nghiêm là từ một bãi tha ma hoang vắng của An-Dưỡng Địa biến thành trường Trung-Học chuyên khoa rồi tiến lên Viện Cao-Đẳng Phật Học. Mặc dù tuổi già sức yếu, Hòa-Thượng vẫn giữ chức Giám Luật cho trường nầy đến ngày theo Phật.
Đi song song với trường Tăng, Hòa-Thượng còn làm Giám Đốc Phật-Học Ni-Trường Từ-Nghiêm, sau dời về chùa Dược-Sư là Phật-Học Ni-Trường Dược-Sư, do Hội Phụ Nữ Phật-Tử hiến cúng. Ở đây cũng đào tạo thành đạt một số Ni tài đáng kể, hiện đảm đang Phật-Sự ở nhiều nơi.
Ngoài các Phật-Học-Đường, Hòa-Thượng còn mở các khóa huấn luyện Trụ-Trì bên Tăng tại chùa Pháp-Hội và bên Ni tại chùa Dược-Sư và Trụ Sở Như-Lai Sứ-Giả đặt tại chùa Tuyền-Lâm. Nhờ thế nên Nghi-Thức truyền Tam-Qui Ngũ Giới, Nghi Thức An-Cư Kiết-Hạ, Nghi-Thức Kiết-Giới-Tràng, Nghi-Thức Truyền Giới Sa Di, Tỳ-Kheo và Bồ Tát... được các chùa miền Nam ứng dụng có lề lối như nhau do Ngài sưu tập ấn hành.
Hòa-Thượng đã giảng dạy Giáo-lý nhiều nơi cho các Hội-Đoàn Phật-Tử và các khóa huấn luyện ngay từ khi còn đi học, tất cả đều quý mến phát Đại Bồ-Đề-Tâm. Về già, Ngài ít giảng kinh thuyết pháp, nhưng nếu ai có phước duyên được gặp Ngài hoặc nghe danh hiệu Ngài đều ngưỡng mộ phát lòng Bồ-Đề và cảm thấy bớt khổ. Do đó, nhiều Thượng-Tọa ngoài nước cũng cho đệ tử hướng về Ngài mà cầu thọ giới. Phật-Tử có pháp danh bên nam chữ Minh, bên nữ chữ Diệu đứng đầu đều chịu ảnh hưởng nơi Hòa-Thượng.
Hàng năm tại Tổ-Đình Ấn-Quang đều thiết lễ truyền Qui Giới vào Rằm Tháng Tư. Rằm Tháng Bảy và mười bảy Tháng 11 Âm lịch (Vía Phật Di-Đà) để tiếp độ các giới Phật-Tử.
Về mặt tổ chức Giáo-Hội :
Hòa-Thượng nương theo quy chế Giáo-Hội Tăng-Ni chỉnh lý vận động thành lập Giáo-Hội Tăng-Già Nam-Việt. Kết quả phiên họp ngày 5-6-1951 tại chùa Hưng-Long Chợ-Lớn, Đại-Lão Hòa-Thượng Đạt-Thanh làm Pháp-Chủ, Thượng-Tọa Đạt-Từ làm Tri-Sự-Trưởng, Thượng-Tọa Nhật-Liên làm Tổng Thư-Ký của Ban Lãnh-Đạo Lâm-Thời. Năm 1952, Hòa-Thượng hướng dẫn phái đoàn miền Nam tham dự Đại-Hội Thống-Nhứt tại chùa Quán-Sứ Hà-Nội và được Đại-Biểu ba miền suy cử Ngài làm Trị-Sự Trưởng Giáo-Hội Tăng-Già Toàn-Quốc.
Năm 1953, vì có sự thay đổi nội bộ của Giáo-Hội miền nam nên Hòa-Thượng phải kiêm nhiệm chức Tri-Sự-Trưởng Giáo-Hội Tăng-Già Nam-Việt thay cho Thượng-Tọa Huyền-Dung đi Anh-Quốc du học.
Năm 1965, làm Tổng-Vụ-Trưởng Tổng-Vụ Tài-Chánh Kiến-Thiết GHPGVNTN. Năm 1969, được Giáo hội đặc phong Hòa-Thượng. Năm 1973, được suy tôn Phó Tăng-Thống GHPGVNTN cho đến ngày viên tịch.
Về phần truyền giới cho Tăng Ni :
Kể từ năm 1951, Hòa-Thượng đã làm Giới-Sư và dạy Luật cho nhiều Trường Hạ như ở chùa Giác-Nguyên, chùa Pháp-Hội... Đến năm 1957 và 1958 làm Yết-Ma Đại-Giới-Đàn Tỳ-Kheo tại Phật-Học-Đường Nam-Việt. Năm 1962, làm Đàn-đầu Hòa-Thượng Đại-Giới-Đàn cũng tổ chức tại chùa Ấn-Quang. Năm 1964, làm Yết-Ma-Đại-Giới-Đàn tại Việt-Nam Quốc-Tự. Năm 1966, làm Giáo-Thọ Đại-Giới-Đàn tại Phật-Học-Viện Huệ-Nghiêm. Năm 1968, làm Giáo-Thọ Đại-Giới-Đàn tại Phật-Học-Viện Hải-Đức Nha-Trang. Năm 1969, làm Yết Ma Đại-Giới-Đàn tại Phật-Học-Viện Huệ-Nghiêm. Năm 1970, làm Giáo-Thọ Đại-Giới-Đàn Vĩnh-Gia Đà-Nẵng. Năm 1972, làm Hòa Thượng Đàn Đầu Đại-Giới-Đàn tại chùa Phật-Ân Mỹ Tho. Năm 1974, làm Hòa-Thượng Đàn-Đầu Đại-Giới-Đàn tại Long Xuyên. Đồng thời những giới đàn của Ni-Bộ đều thỉnh Ngài làm Giới-Sư. Vì thế, có thể nói hầu hết Tăng Ni miền Nam về Giới-Thân Huệ-Mạng đều từ nơi Hòa-Thượng mà phát sanh. Ngài còn soạn cho Tăng Ni những tài liệu rất quý báu như Tài Liệu Trụ Trì, Giới-Đàn-Tăng, Tỳ-Kheo Giới-Kinh, Nghi-Thức hàng thuận Quy-Y, Ý-nghĩa về nghi thức Tụng Niệm, Nhân-duyên, Phật Kiết Giới...
Về phần Kiến-Thiết :
Hòa-Thượng sáng lập Phật-Học-Đường Nam-Việt, Phật-Học-Viện Giác-Sanh, Phật-Học Ni-Trường Dược-Sư, Trường-Bồ-Đề Chùa Giác Ngộ, Trường Bồ-Đề Huệ-Đức (tại Giác-Sanh và An-Dưỡng Địa), Hãng Vi-Trai Lá Bồ-Đề Phú-Thọ, Cô-Nhi-Viện Diệu-Quang, Lò Thiêu An - Dưỡng-Địa, Tháp Phổ-Đồng, Đại-Tòng-Lâm Phật-Giáo...
Những công trình xây dựng trên chịu ảnh hưởng văn hóa Việt-Nam, Ấn-Độ, Thái-Lan, Nhật-Bản... là do sự phối hợp của Hòa-Thượng sau những lần tham dự Đại-Hội Phật-Giáo Thế-Giới và thăm viếng Thánh Tích như Ấn-Độ, Hồi-Quốc, Tích-Lan, Thái-Lan, Ai-Lao, Campuchia, Đài-Loan, Nhật-Bản, Hồng-Kông mà ra vậy.
V.- THỜI NẰM BỆNH :
Giữa năm 1974, Hòa-Thượng bệnh nặng phải vào Bệnh Viện Trung-Chánh điều trị, sau dời qua Dưỡng-Đường Hoàn-Mỹ đường Trương-Minh-Giảng Sài-Gòn, nhờ Bác-Sĩ Trần-Lữ-Y săn sóc. Cơn bệnh nặng đã qua, Hòa-Thượng biết sức khỏe của mình không thể bình phục như xưa được.
Mọi cơ sở đã xây dựng như ngôi già lam Ấn-Quang e thiếu người bảo quản. Hòa-Thượng ra lệnh cho thị-giả đánh thơ mời các vị học trò của mình vào Dưỡng-Đường và cho rước Thượng-Tọa Trí-Tịnh đến chứng minh để bàn lập Hội-Đồng Quản-Trị Tổ-Đình Ấn-Quang. Cả thảy mười hai vị có mặt đều đồng tình nhận lãnh trách nhiệm. Kết quả buổi họp ngày 20-11-1974 tại Dưỡng-Đường Hoàn-Mỹ : Thượng Tọa Thích-Huệ-Hưng lãnh chức Tổng-Lý, Thượng-Tọa Thích-Bửu-Huệ làm Phó Tổng-Lý đặc trách nội vụ. Thượng-Tọa Thích-Thiền-Tâm, Thượng-Tọa Thích-Thanh-Từ làm Kiểm-Sự, Đại-Đức Thích-Minh-Thành làm Thư-Ký, Đại-Đức Thích-Trí-Quảng làm Thủ-Bổn. Đại-Đức Thích-Minh-Hạnh (Huệ Thới) làm Quản Sự... tất cả đồng cung thỉnh Hòa-Thượng làm chứng minh, Thượng-Tọa Thích-Trí-Tịnh làm Cố-Vấn cho Ban.
Đến ngày 07-12-1974, cũng trong Dưỡng-Đường Hoàn-Mỹ, Hòa-Thượng cho mời Ông Chưởng-Khế Nguyên-Bích-Lưu, Thượng-Tọa Thích-Bửu-Huệ cùng toàn Ban để chứng thực Tờ Ủy Quyền các cơ sở và Tài-Sản trực thuộc Tổ-Đình Ấn-Quang cho Thượng-Tọa Thích-Bửu-Huệ. Hòa-Thượng và Thượng-Tọa Bửu Huệ ký tên vào Tờ Ủy-Quyền trước mặt Ông Chưởng-Khế. Đồng thời Hòa-Thượng cũng có để lại một chút thơ, đoạn kết như sau : "Tôi ly gia cắt ái trên bốn mươi năm, tấm lòng hướng về đạo giải thoát cho mình, cho gia quyến và chúng sanh. Nên những tài sản do tôi tạo lập trong sự nghiệp hoằng dương Phật-Pháp không được kể là tài sản riêng để di truyền cho con cháu và gia đình.
Tôi làm chúc thơ nầy là muốn rằng gia đình tôi cũng như con cháu nếu có, không được tranh chấp và phủ nhận các ý muốn cuối cùng của tôi.
Tôi cũng muốn rằng Hội-Đồng Quản-Trị các cơ sở Ấn-Quang và trực thuộc tiếp tục duy trì theo đường lối như tôi đã vạch sẵn, và như đó mà phát triển hơn lên để giúp cho Chư Tăng tu học, hầu khỏi phụ lòng tôi mong muốn".
Viện-Chủ Chùa Ấn-Quang
Kiêm Giám-Đốc các cơ sở trực thuộc
Hòa-Thượng THÍCH-THIỆN-HOA
tục danh HỨA-KHẮC-LỢI
Đọc đoạn kết thúc thơ, chúng ta thấy rõ lòng thiết tha vì Đạo-Pháp của Hòa-Thượng thật không bờ bến. Bao nhiêu việc làm của Hòa-Thượng đều hướng về hoằng dương Phật-Pháp, tiếp dẫn hậu lai, chớ không vì sự riêng tư nào khác.
VI.-ĐỨC HẠNH :
Hòa-Thượng là người siêng năng, cần mẫn, nhu hòa, nhẫn nhục, thương Chúng và hết lòng phụng sự Tam-Bảo. Ngày từ lúc mới xuất-gia, Ngài đã đem hết tâm lực mình để phục vụ Thầy Tổ và đại chúng. Nếu gặp hoàn cảnh trái ngang, gặp người Tăng Thượng-Mạn, Ngài đều nhẫn hết và cầu nguyện cho họ sớm phát tâm. Những công việc nặng nhọc, Ngài không bao giờ từ chối. Ra Trung, Ngài cũng hết lòng phục vụ Chúng Tăng. Ở các chùa hẻo lánh miền Bắc, Ngài cũng tận tâm làm công quả. Ngài không phân biệt Tông-phái, kỳ thị địa phương, vì xem tứ chúng đều là quyến thuộc. Ngài không thấy có gì khác lạ giữa Nam, Trung, Bắc cho đến các chủng tộc màu da... Ngài đã viết : "Có mặt điều đặc biệt HÒA tôi không phân biệt Nam, Trung, Bắc. Chỉ thấy có một Việt-Nam. Tất cả là anh em, không phân màu da chủng tộc, xứ sở, thấy chỗ nào cũng chỗ mình ở (tam giới vi gia). Ngoài không nói, trong tâm không nghĩ phân biệt, bình thản tự nhiên, vì anh em một nhà. Nhờ học một Thầy, ở chung một Trường cả Nam, Trung, Bắc nên sau nầy dễ thống nhứt". (Trích tiểu sử Hòa-Thượng Đàn-Đầu năm 1974 tại Long Xuyên do chính tay Hòa-Thượng viết). Điển hình Ấn-Quang là nơi đặc biệt Hòa-Thượng đã biểu dương được tinh thần cao quý ấy.
Với tư cách hòa ái kính nhường, Ngài đã được toàn chúng quý mến dù gặp hoàn cảnh nào, chúng ta không thể bắt gặp trên nét mặt Ngài lộ vẽ bắt bình hay cau có. Nếu thấy người nào có lỗi, Ngài khẻ bảo riêng, không bao giờ xây dựng trước đám đông hay nói cho người ngoại cuộc biết.
Qua những cử chỉ trên, dù ai có bướng bỉnh đến đâu cũng phải cúi đầu sám hối. Với giọng nói nhẹ nhàng, hòa dịu của Ngài, khiến ai nghe cũng cảm mến. Cặp mắt sáng tràn trề từ bi của Ngài, nhìn đến ai dường như chan rải rước cam lồ rưới mát cả cõi lòng của họ.
Hòa-Thượng chủ trương làm hơn nói, cho nên trong mọi buổi họp, Ngài phát biểu ý kiến rất ít, chỉ nói khi nào rất cần. Ngài âm thầm làm, lặng lẽ làm, quyết chí làm cho nên việc làm nào cũng thành công. Vì thế, Ngài thường nhắc nhở Chúng Tăng bằng hai câu thơ này :
Tịnh khẩu thâm tàn thiệt
Thân an xứ xứ an
Nghĩa là :
Miệng lặng lưỡi hằng dấu
Thân an chốn chốn an.
Ngài còn là người trì luật đệ nhứt của miền Nam. Nhưng theo tinh thần An-Lạc-Hạnh, Ngài soạn Giới-Đàn-Tăng và chế định cách thức sinh hoạt của Tứ Chúng là người đầu tiên phục hưng truyền giới Bát-Quan-Trai hàng tuần vào ngày Chủ-Nhật tại chùa Ấn-Quang Sài-Gòn, được rất nhiều Phật-tử ngưỡng mộ phát tâm thực hành từ trước tới nay.
Tóm lại, về đức hạnh của Hòa-Thượng, chúng ta không sao kể hết, Ngài quả là tàng lộng che mát Tăng Ni. Ngài là nước biển Cam-lồ để mặc tình chúng sinh uống no và tắm mát. Ngài là tấm gương sáng để mọi người soi chung.
VII.- VIÊN TỊCH :
Hòa-Thượng nằm bệnh gần ngót bốn năm. Trong khoảng thời gian đó, cũng có lúc Ngài khỏe mạnh an ổn, song vì đi đứng không tự-do nên đều coi là bệnh. Ngày bốn tháng mười hai năm Đinh-T� (12-01-1978), Hòa-Thượng đòi đi thăm chùa Giác-Sanh. Thị-giả vâng lời sửa sang xe đưa Ngài đi. Thăm xong, về đến chùa Hòa-Thượng bị cảm nặng. Từ đây bệnh càng ngày càng tăng, song tinh thần Ngài văn minh. Từ đây bệnh càng ngày càng tăng, song tinh thần Ngài văn tỉnh. Một hôm Hòa-Thượng đinh ninh dạy bảo các đệ tử trong lúc dọn thức ăn : "Biết các pháp là như huyền thì đừng khen cũng đừng chê, cũng không nên nói ngon hay dỡ. Vì còn khen chê là còn vọng chấp phân biệt trong lòng đối đãi và Ngài nói với các vị Ni có mặt rằng Tổ A-Nan có công đức rất lớn đối với Ni-giới, nên Chư Ni cần phải thờ kính Ngài". Cho đến ngày hai mươi chín tháng mười hai năm Đinh-T�, Thượng-Tọa Tắc-Phước sang thăm Hòa-Thượng, Ngài hỏi : "Mấy hôm rồi Thầy đi đâu ? "Thượng-Tọa Tắc-Phước thưa : "Con ở đây hầu Hòa-Thượng không dám đi đâu". Thượng dám đi đâu". Thượng-Tọa Tắc-Phước muốn tham dò trí nhơ của Hòa-Thượng nên hỏi : "Hòa-Thượng nhớ Đức Tăng-Thống năm nay bao nhiêu tuổi không ?". Hòa-Thượng đáp : "Một trăm hai tuổi (102)". Quả là Ngài vẫn còn tỉnh sáng không mê muội. Sáng ngày mồng một tháng Giêng năm Mậu-Ngọ (07-02-1978), Hòa-Thượng bắt đầu mệt từ từ, đến 6 giờ 30 chiều Ngài thâu thần tịch diệt. Sau khi nhắm mắt theo Phật mà gương mặt Ngài vẫn còn tươi tắn, thân thể Ngài vẫn mềm mại cho đến khi nhập quan.
Tết năm nay, suốt bảy ngày tang lễ, Tăng, Ni, Phật-Tử ba miền Nam, Trung, Bắc trong nước cũng như ngoài nước hoặc thân hành đến phúng điếu, hoặc đánh điện phân ưu và những nơi quen biết đều có dự lễ tiển đưa Ngài đến nơi trà tỳ viên mãn.
VIII.- TỒNG KẾT :
Ở gia đình, Ngài là người con hiếu, người bạn đạo hạnh, người cha hiên đức, vì là người tín đồ trung kiên nên Ngài cảm hóa được toàn thể gia đình.
Khi xuất gia, Hòa-Thượng tỏ ra rất xứng đáng đảm đang trọng trách của bề trên giao phó. Những trách nhiệm gì các Tổ giao cho Ngài, Ngài đã làm viên mãn.
Hòa-Thượng là bậc Thầy mẫu mực của hàng Tăng Ni. Qua cử chỉ, hành động, ngôn ngữ của Ngài, không một động tịnh nào mà chẳng đáng cho chúng Tăng học theo. Ngài đã trải hết lòng từ để thương yêu Tăng Ni, đã đem hết sức lực mình kiến thiết các cơ sở để lại cho Tăng Ni.
Hòa-Thượng cũng là ông cha lành đối với tín đồ. Bao giờ Ngài cũng xót thương, không phân biệt sang hèn và chỉ dạy không biết mỏi mệt. Nét mặt vui tươi, đôi mắt dịu hiền, giọng nói nhỏ nhẹ, hòa nhã của Ngài đã an ủi biết bao người đau khổ.
Hòa-Thượng đã làm tròn mọi bổn phận, làm xứng đáng với trọng trách của mình. Hình ảnh của Ngài cao cả quá thật, đáng làm gương sáng cho đàn hậu tấn noi theo.
Hòa-Thượng mất đi, tức Giáo-Hội mất đi một bậc lãnh đạo sáng suốt, Phật-Giáo mất đi một bậc cao Tăng, thiết tưởng toàn thể Tăng Ni, Tín-đồ không ai là người không thương tiếc.
NAM MÔ CHỨNG-MINH-SƯ BỔ-TÁT MA-HA-TÁT
No comments:
Post a Comment