https://lienphathoi.org/su-kien_Ngam-trang-Lang-gia_dkcklq_lien-phat-hoi.html
Trong đời sống thường nhật của Thiền môn, chúng ta ai ai cũng từng nghe qua câu phương ngữ “Ăn Cơm Hương Tích, uống Trà Tào Khê, ngồi Thuyền Bát Nhã, ngắm Trăng Lăng Già”. Nghe nói đã là một phước duyên lắm rồi, nếu mà hành giả nào còn đích thân thưởng thức được bốn món kỳ đặc đó, thì quả thật cuộc đời này không còn gì hạnh phúc cho bằng. Mong cho ai ai cũng ngửi được mùi thơm của bát cơm Hương Tích, nhấp được một ngụm của chén trà Tào Khê, rồi được ngồi trên con thuyền Bát Nhã, vượt qua sông mê biển ái, để rồi từ đó có thể thong dong, tự tại mà ngắm ánh trăng Lăng Già.
Trong đời thường, ai cũng biết Mặt Trăng (moon/luna), vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong hệ Mặt Trời. Một ngày trên Mặt Trăng bằng 28 ngày trên Trái Đất, khoảng cách trung bình từ tâm Trái Đất đến Mặt Trăng là 384.403 km, lớn khoảng 30 lần đường kính Trái Đất. Đường kính Mặt Trăng là 3.474 km, tức hơn một phần tư đường kính Trái Đất. Tính cho đến thời điểm này, Mặt Trăng là thiên thể duy nhất ngoài Trái Đất mà con người đã đặt chân tới; cuộc đổ bộ của con người xuống Mặt Trăng đã được thực hiện vào năm 1969 do hai Phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin, là những người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng trong chuyến bay Apollo 11 (theo từ điển bách khoa wikipedia.org ).
Trăng Lăng Già ở đây là từ được Kinh điển hóa, chư Tổ Đức lấy tên Kinh Lăng Già ghép với ánh trăng lung linh kỳ diệu kia, nên mới có danh xưng là “Lăng Già Nguyệt”, với ý nghĩa ví ánh Trăng tròn là Phật Tánh Chơn Như đang ẩn tàng trong đám mây mù, khi đến thời, mây tan thì trăng hiện; một ý nghĩa đẹp khác là nhờ ánh sáng vằng vặc của Trăng sẽ soi chiếu dẫn đường cho chúng sanh trong đêm dài tăm tối mê ngủ của cõi giới Ta Bà này. Từ đó có nhiều thơ văn sử dụng danh từ “ Lăng Già Nguyệt” để nói lên ý nghĩa tuyệt diệu và độc đáo của bản Kinh Đại Thừa này. Thiền Sư Từ Đạo Hạnh vào thế kỷ thứ 12 đã ví vạn pháp trong cõi đời này giống như sự ảo hóa, không thật có như ánh trăng hiện trong nước:
作有塵沙有,
為空一切空。
有空如水月,
勿著有空空。
"Tác hữu trần sa hữu,
Vi không nhất thiết không
Hữu không như thủy nguyệt,
Vật trước hữu không không".
Nghĩa là:
"Có thì có tự mảy may,
Không thì cả thế gian này cũng không.
Thử xem bóng nguyệt lòng sông,
Ai hay không có, có không là gì.
(bản dịch của Huyền Quang Tam Tổ).
Hiện tại ở Việt Nam, Kinh Lăng Già có 6 bản dịch đang lưu hành như sau:
1/Kinh Lăng Già Tâm Ấn ( Sư Bà Thích Nữ Diệu Không dịch)
2/ Kinh Lăng Già Tâm Ấn (Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch;
3/ Nghiên Cứu Kinh Lăng Già (Hòa Thượng Thích Chơn Thiện và Giáo Sư Trần Tuấn Mẫn dịch);
4/ Kinh Lăng Già (Hòa Thượng Thích Duy Lực dịch);
5/ Kinh Lăng Già (Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải dịch);
6/ Lăng Già Đại Thừa Kinh (Hòa Thượng Thích Chơn Thiện và Giáo Sư Trần Tuấn Mẫn dịch).
Kinh Lăng Già (Lanka vatāra Sūtra) là một bộ kinh Đại thừa, gồm có 7 quyển và 10 chương do Đức Phật thuyết tại núi Lankà (Lăng Già) là tên một hòn đảo ở phía Nam Ấn có tên là Celon (Tích Lan), nên Kinh được đặt theo tên của hòn núi này là Lankavata Sutra, trong Kinh, Phật trả lời 108 câu hỏi của Bồ Tát Đại Huệ (Mahāmati) về tất cả mọi chủ đề của đời sống tu tập.
Theo địa lý, đỉnh núi Lăng Già là một hải đảo rất xa xôi, đường đến đó rất khó khăn, chỉ có Đức Phật và những vị Thánh đệ tử Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát mới vào đó được. Trong Kinh Phật dạy về tính giác ngộ nội tại, qua đó hành giả rõ biết về mọi hành tướng của 3 tự tánh, Biến kế sở chấp, Y tha duyên khởi, Viên thành thật tánh, 8 thức Tâm Vương, đặc biệt là đào sâu vào A Lại Da Thức, giúp cho hành giả đạt tâm vô phân biệt, chứng được Như Lai Tạng (tathāgata-garbha) vốn hằng có trong mọi chúng sanh. Giáo lý của Kinh này về sau đã trở thành bản Kinh cốt tủy của Duy Thức Tông và Thiền Tông Trung Hoa, đặc biệt là bản Kinh duy nhất được Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma mang đến Trung Hoa và đã truyền lại cho nhị tổ Huệ Khả là đệ tử đắc pháp của mình.
Chúng sanh trong cõi giới này từ thuở ban đầu, ai ai cũng có bản tính Như Lai Tạng, đó chính là Phật tánh, vốn hằng thanh tịnh, không biến dịch đổi thay, luôn tồn tại hiện tiền. Nhưng chủng tử đó, hạt giống đó xưa nay bị quấn trong lớp áo dơ uế của uẩn giới xứ, bị ô nhiễm vì tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ...mà bị trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi, như chàng cùng tử trong Kinh Pháp Hoa mà Đức Phật đã hơn một lần cảnh báo rằng, lúc nào cũng ôm viên ngọc quý trong chéo áo mà không hề biết, cứ sống lầm lũi trong cảnh nghèo nàn túng thiếu.
Trong phẩm 2, Kinh Lăng Già, Phật chỉ rõ Như Lai Tạng của mỗi chúng sanh ấy bị vùi lấp: “Như ba đào biển lớn, Đều do gió mạnh thổi, Sóng lớn khua biển ngòi, Không lúc nào dừng nghỉ, Biển tạng thức thường bị, Gió cảnh giới lay động, Khiến những luồng sóng thức, Múa nhảy mà chuyển sinh”. Rõ ràng mỗi chúng sanh đều có một Như Lai Tạng tánh, thường trụ thanh tịnh vắng lặng, bất sinh, bất diệt, đó là Phật tánh chân như, nhưng do duyên khởi với 5 uẩn, với 12 xứ, với 18 giới nên bị vô minh dẫn lối, đưa đường bởi tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, mà có luân hồi, đau khổ. Phật đã ví biển cả, tánh của nước là Như Lai Tạng, do vì có gió vô minh nên tâm thức vọng đọng mới nổi sóng ba đào; một khi gió yên, sóng lặng thì biển cả mới hoàn lại như cũ.
Như Lai Tạng (Tathagata garbha) tên gọi khác Phật tánh, Chân Như, A Lại Da Thức. Tạng là cái kho chứa khổng lồ cả thiện lẫn ác và mầm giác ngộ của tất cả chúng sanh, vượt không gian và thời gian, từ vô lượng kiếp cho đến nay, nếu không tu tập và giải thoát, kho chứa này vẫn tiếp tục thi hành hoạt dụng của mình. Về mặt nhiễm, Như Lai Tạng là biểu trưng cho luân hồi sinh tử, vô minh và phiền não, nên gọi là Như Lai Tại Triền, tức là trạng thái bị phiền não trói buộc; về mặt tịnh Như Lai Tạng tượng trưng cho Chân như, Giác ngộ, Giải thoát và Niết bàn; nếu biết tu tập, thanh lọc, chuyển hóa dần dần những phiền não nhiễm ô sẽ biến A Lại Da thành Đại Viên Cảnh Trí, tức là trở về với Như Lai Tạng tâm như thuở ban sơ của mình, lúc đó được gọi là Như Lai Xuất Triền. Đức Thế Tôn ra đời, chỉ làm mỗi việc duy nhất là giúp cho chúng sanh nhìn thấy được Như Lai Tạng này và giúp họ phương tiện để sớm trở về nguyên quán của họ. Vua Trần Thái Tông đã nhận ra điều này mà nói rằng:
"Tỷ trước chư hương thiệt tham vị,
Nhãn manh chúng sắc nhĩ văn thanh.
Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách,
Nhựt viễn gia hương vạn lý trình".
Nghĩa là:
"Lưỡi vướng vị ngon, tai vướng tiếng,
Mắt theo hình sắc, mũi theo hương,
Lênh đênh làm khách phong trần mãi,
Ngày cách quê hương muôn dặm trường".
(bản dịch của Hòa Thượng Thích Thanh Từ).
Do vô minh và phiền não nhiễm ô dẫn dắt ta rời xa quê hương tâm linh của mình, ta bị chìm đắm, lăn lộn trong 33 cõi luân hồi, từ địa ngục cho đến cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, chưa có ngày ra khỏi, nay có được duyên may hội ngộ với Kinh Lăng Già, được Phật khai thị chúng sanh trong cõi này đau khổ là vì không nhận ra thật tướng của vạn pháp, giống như “Như con thú vì cơn khát hành hạ, do bóng nắng mà tưởng tượng nước, mê hoặc chạy theo, không biết đấy chẳng phải nước”. (Kinh Lăng Già, phẩm 3). Thật vậy, Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức, mọi thứ trên đời này đều do tâm ta lưu xuất, nên Phật dạy: ‘này Mahamati (Bồ tát Đại Huệ), Như Lai Tạng quy trong nó cái nguyên nhân của cái thiện và cái ác và tất cả những hình thức hiện hữu đều được tạo ra do từ nó… do bởi ảnh hưởng của tập khí vốn đã chất chứa khác nhau bởi sự suy luận sai lầm từ vô thỉ nên cái hiện tượng có cái tên là thức A Lại Da kèm theo bảy thức tạo sự sanh khởi cho một trạng thái gọi là chỗ trú của vô minh” (Kinh Lăng Già, trang 346).
Nhận ra được điều đó, nên hành giả tu tập, phòng hộ khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, một khi căn và trần được điều phục thì sáu thức bên trong không bị vọng động, như lời của Thiền Sư Duy Sơn Nhiên trong bài Sám Quy Mạng mà chúng ta thường thọ trì vào thời công phu khuya rằng "Lục căn lục trần, vọng tác vô biên chi tội", nghĩa là: "Căn trần sáu mối duyên đầu, khiến xui con tạo biết bao lỗi lầm" (Ni Sư Trí Hải dịch). Do đó khi sáu Căn tiếp xúc với sáu Trần ta không chạy theo, ta không dính mắc và đau khổ. Sáu trần cảnh bên ngoài tự nó không quyến rũ, không cột trói ai cả, nhưng do vì chúng ta mê lầm, mắt thấy sắc liền khởi ý phân biệt, sắc đẹp thì thích thú, tham tâm dấy khởi, muốn chiếm hữu, sắc xấu thì ghét bỏ, chán chường. Tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị ... phân biệt, tham sân dấy khởi, chấp đắm nên sinh ra khổ đau. Ta thấy rõ như vậy mà cố gắng làm chủ tâm mình, luôn chánh niệm tỉnh giác, để khi Căn, Trần tiếp xúc với nhau, ta vượt lên trên sự chi phối thường tình của nó. Thiền Sư Phù Dung dạy ta phương châm xử thế thường ngày như sau " Kiến lợi kiến danh như nhãn trung trước tiết; ngộ thanh ngộ sắc như thạch thượng tài hoa", nghĩa là: “Thấy lợi lộc và danh vọng như bụi rơi vào mắt, nghe tiếng hay, nhìn sắc đẹp như hoa trồng trên tảng đá". Ai làm được như lời dạy này, mọi ngoại cảnh đều ở ngoài tầm với của chúng ta, chúng sẽ không ảnh hưởng gì được ta, ta sẽ được tự tại, an vui và giải thoát ngay trong đời sống này. Lăng Già Kinh Phật dạy: “Này Mahàmati, khi hiểu rõ thế giới đối tượng không là gì cả ngoài những gì được nhìn thấy từ chính cái tâm thì cái tập khí của lý luận sai lầm và của phân biệt lầm lạc vốn đã tiếp diễn từ vô thỉ sẽ bị loại bỏ và có một sự đột biến ở cái căn bản của phân biệt. Đó chính là giải thoát.” (Kinh Lăng Già, trang 362).
Phương pháp tu tập ba chữ “Ly sinh Hỷ” (xa lìa để được vui) đã được Đức Phật dạy ngay trong Kinh Lăng Già này: “ Sao gọi là tướng “Tự chứng Thánh trí thù thắng” (pratyàtmàdhi-gamavisesalaksana)? Ấy là nhân thấy rõ cảnh giới các đế khổ, không, vô thường, vô ngã, mà lìa ham muốn, trở nên vắng lặng; biết rõ một cách chân thật các tướng bất hoại ở ngoài uẩn, giới, xứ hoặc tự hoặc cộng, nên tâm trụ vào một chỗ. Khi tâm đã an trú vào một cảnh thì sẽ được các đạo quả thiền định, giải thoát, tam muội... mà được hạnh viễn ly”.
Về hình ảnh đẹp kinh điển hóa "Ánh trăng Lăng Già" (Lăng Già Nguyệt) xuất hiện đầu tiên trong bài thơ truy tán công đức truyền bá Phật Pháp của Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi (? - 594 ) tại Việt Nam, Vua Lý Thánh Tông (1028-1054) đã viết:
"Sáng tự lai Nam Quốc
Văn quân cửu tập thiền
Ưng khai chư Phật tín
Viễn hợp nhất tâm nguyên. Hạo hạo Lăng Già Nguyệt
Phân phân Bát Nhã Liên
Hà thời hạnh tương kiến
Tương dữ thoại trùng huyền?"
Dịch nghĩa:
Mở lối qua Nam Việt,
Nghe Ngài thông đạo Thiền
Nguồn tâm thông một mạch,
Cõi Phật rộng quanh miền.
Lăng Già ngời bóng nguyệt,
Bát Nhã nức mùi sen.
Biết được bao giờ gặp,
Cùng nhau kể đạo huyền.
( bản dịch của Hòa Thượng Thích Mật Thể)
Trong bài thơ truy tán này của vua Lý Thái Tông, ông ví hành trạng của Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi tại nước Việt chói sáng như ánh Trăng Lăng Già, và trí tuệ của Tổ tỏa ngát mùi thơm như hương sen Bát Nhã.
Rồi hình ảnh lung linh của ánh trăng Lăng Già lại xuất hiện trong bài thơ đáp từ của Thiền Sư Huệ Sinh (đệ tử của Thiền Sư Định Huệ, thuộc thế hệ thứ 13 trong thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi) khi Ngài tham dự lễ cúng dường Trai Tăng trong đại nội Vua Lý Thái Tông:
"Tịch tịch Lăng Già nguyệt
Không không độ hải chu
Tri không, không giác hữu
Tam muội nhậm thông chu".
Dịch nghĩa:
"Trăng Lăng Già lặng chiếu,
Thuyền vượt biển trống không,
Không cũng không như có,
Định tuệ chiếu vô cùng".
(Bản dịch của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh)
Nhìn lại trong cuộc đời tám mươi năm trên trần gian của Đức Thế Tôn, ánh trăng tròn (full moon) luôn xuất hiện và gắn liền với những sự kiện trọng đại của đời Ngài như Đản sanh, Xuất gia, Thành đạo và Nhập Niết bàn… ánh trăng tròn kia dường như là mặc định cho sự toàn bích từ cuộc đời đạo nghiệp và lời dạy của Ngài, không có hình ảnh nào có thể ví von hơn cho sự tròn đầy, trọn vẹn, viên mãn như vậy. Quả thật, lời dạy của Đức Thế Tôn toàn bích và trong suốt như pha lê: "Pháp Phật giảng dạy thuần thiện cả phần mở đầu, phần giữa lẫn phần cuối. Pháp ấy tốt đẹp cả ý nghĩa lẫn lời văn. Toàn bộ pháp âm đều đồng nhất, viên mãn và trong suốt, thể hiện trọn vẹn phạm hạnh thanh tịnh." (Kinh Tăng Nhất A Hàm). Hơn 2500 năm sau, một nhà thơ lừng danh của Phật Giáo Việt Nam đã thử thẩm định lại giá trị đó:
“Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không.”
(thơ của cố Thi Sĩ Bùi Giáng).
Ánh trăng đó, chân lý đó vẫn “nguyên màu” như hôm nào, chưa bao giờ thay đổi, và chân lý đó tiếp tục làm sứ mạng cứu độ của mình như lời kệ tán thán công đức của Phật ngay đầu bản Kinh Lăng Già, mà Bồ Tát Đại Huệ đã đại diện cho đại chúng trình thưa:
"Thế gian ly sanh diệt
Du như hư không hoa.
Trí bất đắc hữu vô,
Nhi hưng đại bi tâm"
Nghĩa là:
"Thế gian rời sanh diệt
Như hoa đốm hư không
Trí chẳng đắc hữu, vô
Mà hưng khởi tâm đại bi"
(bản dịch của Hòa Thượng Thích Chơn Thiện)
Chư hành giả qua tu tập, nhờ trí tuệ nhìn thấy tất cả mọi thứ trên thế gian này “như hoa đốm giữa hư không”, triệt tiêu mầm móng của chấp có, chấp không, chấp thường, chấp đoạn, vượt lên trên tất cả, để thong dong tự tại giải thoát và tuyệt vời hơn thế nữa, quý Ngài vẫn “hưng khởi đại bi tâm” để xuống đường đi vào đời để tiếp tục công cuộc tế độ chúng sanh. Đây phải chăng là hình ảnh kỳ ảo tuyệt đẹp trong giáo lý nhà Phật và bức thông điệp Lăng Già đó đã trải qua hơn 2500 năm rồi mà vẫn còn lưu nguyên giá trị.
Nam Mô Đại Huệ Bồ Tát Ma Ha Tát
Viết tại Trường Hạ Quảng Đức, Mùa An Cư kỳ 17 năm 2016Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Tham khảo tài liệu:1/Kinh Lăng Già Tâm Ấn ( Sư Bà Thích Nữ Diệu Không dịch)
2/ Kinh Lăng Già Tâm Ấn (Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch
3/ Nghiên Cứu Kinh Lăng Già (Hòa Thượng Thích Chơn Thiện và Giáo Sư Trần Tuấn Mẫn dịch)
4/ Kinh Lăng Già (Hòa Thượng Thích Duy Lực dịch)
5/ Kinh Lăng Già (Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải dịch)
6/ Lăng Già Đại Thừa Kinh (Hòa Thượng Thích Chơn Thiện và Giáo Sư Trần Tuấn Mẫn dịch).
Trong đời thường, ai cũng biết Mặt Trăng (moon/luna), vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong hệ Mặt Trời. Một ngày trên Mặt Trăng bằng 28 ngày trên Trái Đất, khoảng cách trung bình từ tâm Trái Đất đến Mặt Trăng là 384.403 km, lớn khoảng 30 lần đường kính Trái Đất. Đường kính Mặt Trăng là 3.474 km, tức hơn một phần tư đường kính Trái Đất. Tính cho đến thời điểm này, Mặt Trăng là thiên thể duy nhất ngoài Trái Đất mà con người đã đặt chân tới; cuộc đổ bộ của con người xuống Mặt Trăng đã được thực hiện vào năm 1969 do hai Phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin, là những người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng trong chuyến bay Apollo 11 (theo từ điển bách khoa wikipedia.org ).
Trăng Lăng Già ở đây là từ được Kinh điển hóa, chư Tổ Đức lấy tên Kinh Lăng Già ghép với ánh trăng lung linh kỳ diệu kia, nên mới có danh xưng là “Lăng Già Nguyệt”, với ý nghĩa ví ánh Trăng tròn là Phật Tánh Chơn Như đang ẩn tàng trong đám mây mù, khi đến thời, mây tan thì trăng hiện; một ý nghĩa đẹp khác là nhờ ánh sáng vằng vặc của Trăng sẽ soi chiếu dẫn đường cho chúng sanh trong đêm dài tăm tối mê ngủ của cõi giới Ta Bà này. Từ đó có nhiều thơ văn sử dụng danh từ “ Lăng Già Nguyệt” để nói lên ý nghĩa tuyệt diệu và độc đáo của bản Kinh Đại Thừa này. Thiền Sư Từ Đạo Hạnh vào thế kỷ thứ 12 đã ví vạn pháp trong cõi đời này giống như sự ảo hóa, không thật có như ánh trăng hiện trong nước:
作有塵沙有,
為空一切空。
有空如水月,
勿著有空空。
"Tác hữu trần sa hữu,
Vi không nhất thiết không
Hữu không như thủy nguyệt,
Vật trước hữu không không".
Nghĩa là:
"Có thì có tự mảy may,
Không thì cả thế gian này cũng không.
Thử xem bóng nguyệt lòng sông,
Ai hay không có, có không là gì.
(bản dịch của Huyền Quang Tam Tổ).
Hiện tại ở Việt Nam, Kinh Lăng Già có 6 bản dịch đang lưu hành như sau:
1/Kinh Lăng Già Tâm Ấn ( Sư Bà Thích Nữ Diệu Không dịch)
2/ Kinh Lăng Già Tâm Ấn (Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch;
3/ Nghiên Cứu Kinh Lăng Già (Hòa Thượng Thích Chơn Thiện và Giáo Sư Trần Tuấn Mẫn dịch);
4/ Kinh Lăng Già (Hòa Thượng Thích Duy Lực dịch);
5/ Kinh Lăng Già (Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải dịch);
6/ Lăng Già Đại Thừa Kinh (Hòa Thượng Thích Chơn Thiện và Giáo Sư Trần Tuấn Mẫn dịch).
Kinh Lăng Già (Lanka vatāra Sūtra) là một bộ kinh Đại thừa, gồm có 7 quyển và 10 chương do Đức Phật thuyết tại núi Lankà (Lăng Già) là tên một hòn đảo ở phía Nam Ấn có tên là Celon (Tích Lan), nên Kinh được đặt theo tên của hòn núi này là Lankavata Sutra, trong Kinh, Phật trả lời 108 câu hỏi của Bồ Tát Đại Huệ (Mahāmati) về tất cả mọi chủ đề của đời sống tu tập.
Theo địa lý, đỉnh núi Lăng Già là một hải đảo rất xa xôi, đường đến đó rất khó khăn, chỉ có Đức Phật và những vị Thánh đệ tử Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát mới vào đó được. Trong Kinh Phật dạy về tính giác ngộ nội tại, qua đó hành giả rõ biết về mọi hành tướng của 3 tự tánh, Biến kế sở chấp, Y tha duyên khởi, Viên thành thật tánh, 8 thức Tâm Vương, đặc biệt là đào sâu vào A Lại Da Thức, giúp cho hành giả đạt tâm vô phân biệt, chứng được Như Lai Tạng (tathāgata-garbha) vốn hằng có trong mọi chúng sanh. Giáo lý của Kinh này về sau đã trở thành bản Kinh cốt tủy của Duy Thức Tông và Thiền Tông Trung Hoa, đặc biệt là bản Kinh duy nhất được Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma mang đến Trung Hoa và đã truyền lại cho nhị tổ Huệ Khả là đệ tử đắc pháp của mình.
Chúng sanh trong cõi giới này từ thuở ban đầu, ai ai cũng có bản tính Như Lai Tạng, đó chính là Phật tánh, vốn hằng thanh tịnh, không biến dịch đổi thay, luôn tồn tại hiện tiền. Nhưng chủng tử đó, hạt giống đó xưa nay bị quấn trong lớp áo dơ uế của uẩn giới xứ, bị ô nhiễm vì tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ...mà bị trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi, như chàng cùng tử trong Kinh Pháp Hoa mà Đức Phật đã hơn một lần cảnh báo rằng, lúc nào cũng ôm viên ngọc quý trong chéo áo mà không hề biết, cứ sống lầm lũi trong cảnh nghèo nàn túng thiếu.
Trong phẩm 2, Kinh Lăng Già, Phật chỉ rõ Như Lai Tạng của mỗi chúng sanh ấy bị vùi lấp: “Như ba đào biển lớn, Đều do gió mạnh thổi, Sóng lớn khua biển ngòi, Không lúc nào dừng nghỉ, Biển tạng thức thường bị, Gió cảnh giới lay động, Khiến những luồng sóng thức, Múa nhảy mà chuyển sinh”. Rõ ràng mỗi chúng sanh đều có một Như Lai Tạng tánh, thường trụ thanh tịnh vắng lặng, bất sinh, bất diệt, đó là Phật tánh chân như, nhưng do duyên khởi với 5 uẩn, với 12 xứ, với 18 giới nên bị vô minh dẫn lối, đưa đường bởi tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, mà có luân hồi, đau khổ. Phật đã ví biển cả, tánh của nước là Như Lai Tạng, do vì có gió vô minh nên tâm thức vọng đọng mới nổi sóng ba đào; một khi gió yên, sóng lặng thì biển cả mới hoàn lại như cũ.
Như Lai Tạng (Tathagata garbha) tên gọi khác Phật tánh, Chân Như, A Lại Da Thức. Tạng là cái kho chứa khổng lồ cả thiện lẫn ác và mầm giác ngộ của tất cả chúng sanh, vượt không gian và thời gian, từ vô lượng kiếp cho đến nay, nếu không tu tập và giải thoát, kho chứa này vẫn tiếp tục thi hành hoạt dụng của mình. Về mặt nhiễm, Như Lai Tạng là biểu trưng cho luân hồi sinh tử, vô minh và phiền não, nên gọi là Như Lai Tại Triền, tức là trạng thái bị phiền não trói buộc; về mặt tịnh Như Lai Tạng tượng trưng cho Chân như, Giác ngộ, Giải thoát và Niết bàn; nếu biết tu tập, thanh lọc, chuyển hóa dần dần những phiền não nhiễm ô sẽ biến A Lại Da thành Đại Viên Cảnh Trí, tức là trở về với Như Lai Tạng tâm như thuở ban sơ của mình, lúc đó được gọi là Như Lai Xuất Triền. Đức Thế Tôn ra đời, chỉ làm mỗi việc duy nhất là giúp cho chúng sanh nhìn thấy được Như Lai Tạng này và giúp họ phương tiện để sớm trở về nguyên quán của họ. Vua Trần Thái Tông đã nhận ra điều này mà nói rằng:
"Tỷ trước chư hương thiệt tham vị,
Nhãn manh chúng sắc nhĩ văn thanh.
Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách,
Nhựt viễn gia hương vạn lý trình".
Nghĩa là:
"Lưỡi vướng vị ngon, tai vướng tiếng,
Mắt theo hình sắc, mũi theo hương,
Lênh đênh làm khách phong trần mãi,
Ngày cách quê hương muôn dặm trường".
(bản dịch của Hòa Thượng Thích Thanh Từ).
Do vô minh và phiền não nhiễm ô dẫn dắt ta rời xa quê hương tâm linh của mình, ta bị chìm đắm, lăn lộn trong 33 cõi luân hồi, từ địa ngục cho đến cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, chưa có ngày ra khỏi, nay có được duyên may hội ngộ với Kinh Lăng Già, được Phật khai thị chúng sanh trong cõi này đau khổ là vì không nhận ra thật tướng của vạn pháp, giống như “Như con thú vì cơn khát hành hạ, do bóng nắng mà tưởng tượng nước, mê hoặc chạy theo, không biết đấy chẳng phải nước”. (Kinh Lăng Già, phẩm 3). Thật vậy, Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức, mọi thứ trên đời này đều do tâm ta lưu xuất, nên Phật dạy: ‘này Mahamati (Bồ tát Đại Huệ), Như Lai Tạng quy trong nó cái nguyên nhân của cái thiện và cái ác và tất cả những hình thức hiện hữu đều được tạo ra do từ nó… do bởi ảnh hưởng của tập khí vốn đã chất chứa khác nhau bởi sự suy luận sai lầm từ vô thỉ nên cái hiện tượng có cái tên là thức A Lại Da kèm theo bảy thức tạo sự sanh khởi cho một trạng thái gọi là chỗ trú của vô minh” (Kinh Lăng Già, trang 346).
Nhận ra được điều đó, nên hành giả tu tập, phòng hộ khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, một khi căn và trần được điều phục thì sáu thức bên trong không bị vọng động, như lời của Thiền Sư Duy Sơn Nhiên trong bài Sám Quy Mạng mà chúng ta thường thọ trì vào thời công phu khuya rằng "Lục căn lục trần, vọng tác vô biên chi tội", nghĩa là: "Căn trần sáu mối duyên đầu, khiến xui con tạo biết bao lỗi lầm" (Ni Sư Trí Hải dịch). Do đó khi sáu Căn tiếp xúc với sáu Trần ta không chạy theo, ta không dính mắc và đau khổ. Sáu trần cảnh bên ngoài tự nó không quyến rũ, không cột trói ai cả, nhưng do vì chúng ta mê lầm, mắt thấy sắc liền khởi ý phân biệt, sắc đẹp thì thích thú, tham tâm dấy khởi, muốn chiếm hữu, sắc xấu thì ghét bỏ, chán chường. Tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị ... phân biệt, tham sân dấy khởi, chấp đắm nên sinh ra khổ đau. Ta thấy rõ như vậy mà cố gắng làm chủ tâm mình, luôn chánh niệm tỉnh giác, để khi Căn, Trần tiếp xúc với nhau, ta vượt lên trên sự chi phối thường tình của nó. Thiền Sư Phù Dung dạy ta phương châm xử thế thường ngày như sau " Kiến lợi kiến danh như nhãn trung trước tiết; ngộ thanh ngộ sắc như thạch thượng tài hoa", nghĩa là: “Thấy lợi lộc và danh vọng như bụi rơi vào mắt, nghe tiếng hay, nhìn sắc đẹp như hoa trồng trên tảng đá". Ai làm được như lời dạy này, mọi ngoại cảnh đều ở ngoài tầm với của chúng ta, chúng sẽ không ảnh hưởng gì được ta, ta sẽ được tự tại, an vui và giải thoát ngay trong đời sống này. Lăng Già Kinh Phật dạy: “Này Mahàmati, khi hiểu rõ thế giới đối tượng không là gì cả ngoài những gì được nhìn thấy từ chính cái tâm thì cái tập khí của lý luận sai lầm và của phân biệt lầm lạc vốn đã tiếp diễn từ vô thỉ sẽ bị loại bỏ và có một sự đột biến ở cái căn bản của phân biệt. Đó chính là giải thoát.” (Kinh Lăng Già, trang 362).
Phương pháp tu tập ba chữ “Ly sinh Hỷ” (xa lìa để được vui) đã được Đức Phật dạy ngay trong Kinh Lăng Già này: “ Sao gọi là tướng “Tự chứng Thánh trí thù thắng” (pratyàtmàdhi-gamavisesalaksana)? Ấy là nhân thấy rõ cảnh giới các đế khổ, không, vô thường, vô ngã, mà lìa ham muốn, trở nên vắng lặng; biết rõ một cách chân thật các tướng bất hoại ở ngoài uẩn, giới, xứ hoặc tự hoặc cộng, nên tâm trụ vào một chỗ. Khi tâm đã an trú vào một cảnh thì sẽ được các đạo quả thiền định, giải thoát, tam muội... mà được hạnh viễn ly”.
Về hình ảnh đẹp kinh điển hóa "Ánh trăng Lăng Già" (Lăng Già Nguyệt) xuất hiện đầu tiên trong bài thơ truy tán công đức truyền bá Phật Pháp của Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi (? - 594 ) tại Việt Nam, Vua Lý Thánh Tông (1028-1054) đã viết:
"Sáng tự lai Nam Quốc
Văn quân cửu tập thiền
Ưng khai chư Phật tín
Viễn hợp nhất tâm nguyên. Hạo hạo Lăng Già Nguyệt
Phân phân Bát Nhã Liên
Hà thời hạnh tương kiến
Tương dữ thoại trùng huyền?"
Dịch nghĩa:
Mở lối qua Nam Việt,
Nghe Ngài thông đạo Thiền
Nguồn tâm thông một mạch,
Cõi Phật rộng quanh miền.
Lăng Già ngời bóng nguyệt,
Bát Nhã nức mùi sen.
Biết được bao giờ gặp,
Cùng nhau kể đạo huyền.
( bản dịch của Hòa Thượng Thích Mật Thể)
Trong bài thơ truy tán này của vua Lý Thái Tông, ông ví hành trạng của Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi tại nước Việt chói sáng như ánh Trăng Lăng Già, và trí tuệ của Tổ tỏa ngát mùi thơm như hương sen Bát Nhã.
Rồi hình ảnh lung linh của ánh trăng Lăng Già lại xuất hiện trong bài thơ đáp từ của Thiền Sư Huệ Sinh (đệ tử của Thiền Sư Định Huệ, thuộc thế hệ thứ 13 trong thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi) khi Ngài tham dự lễ cúng dường Trai Tăng trong đại nội Vua Lý Thái Tông:
"Tịch tịch Lăng Già nguyệt
Không không độ hải chu
Tri không, không giác hữu
Tam muội nhậm thông chu".
Dịch nghĩa:
"Trăng Lăng Già lặng chiếu,
Thuyền vượt biển trống không,
Không cũng không như có,
Định tuệ chiếu vô cùng".
(Bản dịch của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh)
Nhìn lại trong cuộc đời tám mươi năm trên trần gian của Đức Thế Tôn, ánh trăng tròn (full moon) luôn xuất hiện và gắn liền với những sự kiện trọng đại của đời Ngài như Đản sanh, Xuất gia, Thành đạo và Nhập Niết bàn… ánh trăng tròn kia dường như là mặc định cho sự toàn bích từ cuộc đời đạo nghiệp và lời dạy của Ngài, không có hình ảnh nào có thể ví von hơn cho sự tròn đầy, trọn vẹn, viên mãn như vậy. Quả thật, lời dạy của Đức Thế Tôn toàn bích và trong suốt như pha lê: "Pháp Phật giảng dạy thuần thiện cả phần mở đầu, phần giữa lẫn phần cuối. Pháp ấy tốt đẹp cả ý nghĩa lẫn lời văn. Toàn bộ pháp âm đều đồng nhất, viên mãn và trong suốt, thể hiện trọn vẹn phạm hạnh thanh tịnh." (Kinh Tăng Nhất A Hàm). Hơn 2500 năm sau, một nhà thơ lừng danh của Phật Giáo Việt Nam đã thử thẩm định lại giá trị đó:
“Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không.”
(thơ của cố Thi Sĩ Bùi Giáng).
Ánh trăng đó, chân lý đó vẫn “nguyên màu” như hôm nào, chưa bao giờ thay đổi, và chân lý đó tiếp tục làm sứ mạng cứu độ của mình như lời kệ tán thán công đức của Phật ngay đầu bản Kinh Lăng Già, mà Bồ Tát Đại Huệ đã đại diện cho đại chúng trình thưa:
"Thế gian ly sanh diệt
Du như hư không hoa.
Trí bất đắc hữu vô,
Nhi hưng đại bi tâm"
Nghĩa là:
"Thế gian rời sanh diệt
Như hoa đốm hư không
Trí chẳng đắc hữu, vô
Mà hưng khởi tâm đại bi"
(bản dịch của Hòa Thượng Thích Chơn Thiện)
Chư hành giả qua tu tập, nhờ trí tuệ nhìn thấy tất cả mọi thứ trên thế gian này “như hoa đốm giữa hư không”, triệt tiêu mầm móng của chấp có, chấp không, chấp thường, chấp đoạn, vượt lên trên tất cả, để thong dong tự tại giải thoát và tuyệt vời hơn thế nữa, quý Ngài vẫn “hưng khởi đại bi tâm” để xuống đường đi vào đời để tiếp tục công cuộc tế độ chúng sanh. Đây phải chăng là hình ảnh kỳ ảo tuyệt đẹp trong giáo lý nhà Phật và bức thông điệp Lăng Già đó đã trải qua hơn 2500 năm rồi mà vẫn còn lưu nguyên giá trị.
Nam Mô Đại Huệ Bồ Tát Ma Ha Tát
Viết tại Trường Hạ Quảng Đức, Mùa An Cư kỳ 17 năm 2016Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Tham khảo tài liệu:1/Kinh Lăng Già Tâm Ấn ( Sư Bà Thích Nữ Diệu Không dịch)
2/ Kinh Lăng Già Tâm Ấn (Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch
3/ Nghiên Cứu Kinh Lăng Già (Hòa Thượng Thích Chơn Thiện và Giáo Sư Trần Tuấn Mẫn dịch)
4/ Kinh Lăng Già (Hòa Thượng Thích Duy Lực dịch)
5/ Kinh Lăng Già (Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải dịch)
6/ Lăng Già Đại Thừa Kinh (Hòa Thượng Thích Chơn Thiện và Giáo Sư Trần Tuấn Mẫn dịch).
https://pbs.twimg.com/media/Cm3hvOKWgAA0viM.jpg:large
CA KHÚC LỪNG DANH
"TÔI SẼ THEO NGÀI" (Version 4)
"TÔI SẼ THEO NGÀI" (Version 4)
Song: I Will Follow Him
Written: Franck Pourcel (using the pseudonym J.W. Stole) and Paul Mauriat (using the pseudonym Del Roma)
Artists: Andre Rieu & His Johann Strauss Orchestra
Written: Franck Pourcel (using the pseudonym J.W. Stole) and Paul Mauriat (using the pseudonym Del Roma)
Artists: Andre Rieu & His Johann Strauss Orchestra
No comments:
Post a Comment