山永平寺
http://www.positivedisintegration.com/Article%20in%20Dab%20Newsletter.pdf
Japanese Buddhist nun Although Satomi Myodo (1896-1978) was born at the end of the last century in a small farming village on the culturally conservative island of Hokkaido , she had an eventful life. She had aspirations to become a writer, studied at Tokyo University , had a child with a man to whom she was not married, performed in an acting troupe, served for a time as a Shinto medium, and at mid-life became a Zen Buddhist nun. From at least young adulthood Satomi experienced periods of spontaneous multilevel disintegration, but these were of course preceded by the stage of unileve disintegration. At the age of twenty, Satomi, involuntarily pregnant, reluctantly returned home from her studies in Tokyo . Her description of her feelings indicates TOP Back to Main Page Brief Overview Glossary Order DVD Bibliography The Theory of Positive Disintegration by Kazimierz Dabrowski. N Nixon Japanese Buddhist nun http://www.positivedisintegration.com/Article%20in%20Dab%20Newsletter.htm[27/01/2009 2:14:51 PM] to do so. Self-centred and capricious, I had thought I could play with others in any way I wanted. I had thought "honest person" was another term for "great fool." I had cherished the superiority complex of an evil person. I was haughty, but in truth I was an insignificant nobody. (Myodo, 1987:10) At this point the father of her child came to stay with her and her parents, during which time he worked in the fields with the family. He and Satomi were married, Satomi became pregnant again, the husband had a quarrel with Satomi's father and then left for Tokyo . Sometime after the child was born, Satomi left one of her children with her parents and returned to Tokyo with the other. She attended classes at Tokyo University, leaving the baby alone at home during this time. Her husband came with his mother and his aunt and took the baby away, as a result of which Satomi experienced a particularly intense period of disordered grieving. So intense that it precipitated a nervous breakdown and she had to be institutionalized. On her release Satomi joined an acting troupe, had a relationship with a man several years her junior and then began training to become a Shinto medium. Throughout this period Satomi experienced a sense of dissatisfaction with the direction of her life. Various manifestations of spontaneous multilevel disintegration, or of the interface between unilevel and spontaneous multilevel disintegration, can be discerned, an example of which is the following: "What makes life worth living?" I wondered. "Surely it is to exhaust all one's strength for the sake of the world and for the sake of humanity and to sacrifice oneself to this end." Thus I gave my projects my all and ran about in all directions. I couldn't find satisfaction in any other way. And yet, no matter how much I ran busily about, a touch of sadness and dissatisfaction remained deep in my heart. Feeling my spirit wasn't getting enough nourishment, I began to read everything on moral self-cultivation that I could lay my hands on. (Myodo, 1987:64) Satomi was not at this point entirely certain about the direction her life, but there was an incipient hierarchy of values, as is indicated by her engagement in community service and her feelings of sadness and dissatisfaction at not having a clearer set of values. Satomi discovered her life purpose in Zen Buddhism. She attended lectures and these were the occasion for a deepening of an inner conflict of a multilevel type: I was gloomy. Dissatisfied with the Hoganji Temple's Dharma talks, I felt I had no Nixon Japanese Buddhist nun spiritual home. When I saw the perfectly peaceful appearance of my fellow seekers, I felt that I was the only one who hadn't found spiritual liberation. (Myodo, 1987:70) Her multilevel condition intensified her decision to engage in prolonged and meditation practice, and such practice is considered by Dabrowski to be an expression of the emergence of the dynamisms of the third factor and self-control. Her first efforts at meditation were a source of frustration: At first I felt I would reach satori within a week. Then the spring equinox came and went, then the fall equinox approached. I had still not achieved satori! I didn't intend to meet Roshi personally until I achieved satori; I thought it would be useless. In truth, I thought I would easily attain satori and then meet him. But the more I practised zazen, the less things turned out the way I expected. (Myodo, 1987:73) Although Satomi was beginning to take responsibility for her development, she still did not have control over either her behaviour or her unruly mind. However after continued practice she had her first kensho, or mystical, experience and then worked on deepening it. Her struggle did not cease, but at this point she had greater control over herself and was more content: Since kensho, I have been working with koans, one after another. Every time I penetrate a koan, a thin skin peels off my mind. Layer by layer, the mind's foundation is gradually becoming clear. Thus the more I enter into the ocean of the Buddha Dharma, the more I understand how deep it is. And yet its content is nothing at all. A human life filled with this "nothing at all" is a marvellous thing. (Myodo, 1987:109) Satomi Myodo underwent a shift from unilevel to spontaneous multilevel disintegration in her twenties. But because she did not have immediate access to a mystical institution and therefore to models of spiritual development, information on how to practice meditation, spiritual direction, financial support and emotional encouragement, Satomi did not proceed from spontaneous to organized multilevel disintegration until much later in her life---specifically not until she was fifty-nine years old (the age of her first kensho experience). Satomi, as indicated in a passage cited above, made use of meditation in her spiritual growth process. She also engaged in asceticism, although the first employment of such practices, in her twenties, were undertaken to assist her in becoming a Shinto medium: Ever since I first woke up to [the significance of] sincerity [the experience cited above as an awakening] ...I couldn't help being aware of my moral ugliness. Nixon Japanese Buddhist nun Tortured with guilt, all I could think of was to somehow wipe away the defilements with which I was stained and to develop the ability to understand myself. Thus I zealously began ascetic practice. At first I would take a vow and set about my asceticism for set periods of seven, fourteen, or twenty days. As might be expected, during the period of ascetic practice, with my body purified, deluded thoughts had no chance to put in an appearance. I felt that, in accordance with my goal, I was becoming completely pure. However, as soon as I fulfilled my vow and took a breather, my true character revealed itself, and in the end I saw that I was no better off than I had been before. (Myodo, 1987:46) Since Satomi's purpose at this time was to become a miko, or Shinto medium, one might suppose that the above passage is more an expression of a "shamanic struggle" rather than a mystical struggle. However, by Satomi's time, Shinto had been influenced by both the ethical orientation of Confucianism and the mystical approach of Zen Buddhism. And the above passage illustrates the function of asceticism described by Dabrowski (1967:130) as consisting "in dampening of natural, instincts with a view to attaining a higher goal, usually of a religious and moral character." Satomi continued to engage in an ascetic lifestyle even after she became committed to the practice of Zen: In order to practice meditation, I quickly left my family [in the village in Hokkaido ] ("severing all karmic bonds") and moved into a hut attached to the back of that Kannon shrine by the waterfall where, until the previous year, an old charcoal maker had lived...Inside, the hut was gloomy. The coarse tatami mats were sooty and laid out loosely, unattached to anything...Living the most meagre of lives, I continued with zazen. (Myodo, 1987:72-73) At this point Satomi's asceticism is less severe, and she consciously relates it to her practice of meditation, but it serves a similar function - i.e., one of deliberately frustrating a lower level structure of dependency, in order that the dynamisms of a higher level of personality might emerge, as indeed they do with her first kensho experience. Consideration of Satomi Myodo from the perspective of the theory of positive disintegration makes it possible to trace a number of changes in her personality over the years. Through an identification of developmental dynamisms, the evolution of her personality from unilevel to spontaneous multilevel and to organized multilevel disintegration can be seen. And even in this very brief analysis one can see something of the psychological function of asceticism and meditation in the process of positive disintegration. Nixon Japanese Buddhist nun References Myodo, S. (1987). Passionate journey: The spiritual autobiography of Satomi Myodo. Trnslated and annotated by Sallie B. king. Boston : Shambhala. Dabrowski, K. (1967). Personality-shaping through positive disintegration. London : J. & A. Churchill.
*
Tư thế trong lúc tọa thiền chính là một trong những căn bản quan trọng của công phu tu tập. Đừng tưởng chỉ ngồi xếp bằng, điều hòa hơi thở và tập trung tâm thức là được. Đừng tưởng chỉ tham công án hay quán tưởng vào các hình ảnh, màu sắc là đủ. Một người tu thiền phải biết ngồi một cách trang nghiêm, thành kính với lòng biết ơn sâu xa chư Phật và chư Tổ, những người đã làm cho Phật pháp biểu hiện. Một người tu thiền còn phải biết ơn tổ tiên, cha mẹ đã tạo ra thân thể, hình hài này nhờ đó người tu mới có thể kinh nghiệm được thực tánh của Pháp. Chính nhờ biết cách ngồi một cách trang nghiêm mà tâm thức sẽ trở nên thành kính, rồi từ đó cử chỉ hành động như đi, đứng, ăn, ngủ cũng ảnh hưởng theo mà có sự chuyển hóa. Nhờ công phu tu thiền mà tâm thức được thoải mái, các vọng tưởngdần dần lắng xuống, và tâm được thanh tịnh. Khi tâm và thân đã quân bình thì sự an lạc sẽ đến, và chỉ trong sự an lạc này người tu mới kinh nghiệm rõ rệt được từng hơi thở sống động, mầu nhiệm từng phút giây. Từ đó sự hô hấp, vốn có tính cách vô thức và thụ động, sẽ chuyển qua ý thức và tích cực, và toàn bộ diễn biến của sự sống sẽ biểu hiện ra một cách rõ ràng hơn bao giờ hết.
Tóm lại, việc ngồi cho đúng cách là căn bản chính yếu, cần thiết cho những người mới bước vào con đường thiền. Đừng cố gắng ngồi cứng ngắc như khúc gỗ, vừa không tự nhiên, vừa quá căng thẳngnhưng cũng đừng ngồi một cách cẩu thả, nặng nề, trì trệ như bị một vật gì đè nặng lên vai. Tư thế ngồi phải thật thoải mái, vững chãi do đó khi mới tập chỉ nên ngồi khoảng mười lăm phút cho quen thuộc, cho gân cốt co giãn tự nhiên theo tư thế, rồi dần dần tăng lên nửa giờ rồi một giờ. Dĩ nhiên thời gian tọa thiền lâu hay mau tùy lòng nhiệt thành và công phu hành trì nhưng khi người ta có thể ngồi khoảng từ nửa giờ đến một giờ mà thân thể không đau đớn, tê buốt thì cảm giác an lạc, thoải mái sẽ đến một cách tự nhiên.
- Thưa thầy, con có thể ngồi lâu không mỏi mệt nhưng sao vẫn không thấy có kết quả bao nhiêu?
- Phải chăng khi ngồi thiền bà đã cố gắng để đạt đến giác ngộ? Cái lòng mong cầu, ao ước đó chính là một chướng ngại đã phá đi trạng thái ung dung tự tại cần thiết. Sự mong cầu, dù mong cầu một sự bình an, giác ngộ, vẫn là một vọng niệm làm khuấy động mặt nước hồ tâm thì làm sao ánh trăng chân lý có thể phản chiếu một cách toàn vẹn được?Thiền sư Yasutani.
- Nhưng dù sao con cũng đã phát triển được về định lực (Joriki).
- Phát triển về định lực không phải là mục đích tối hậu của Phật giáo. Nó chỉ là một phương tiện, một trình độ mà người ta có thể đạt được khi sự tập trung lên đến mức nào đó. Có định mà thiếu tuệ thì làm sao có thể kiến tánh được.
Thì ra thế! Tôi đã quá chú trọng đến công phu, đến phương pháp, đến cách điều hòa hơi thở, và hài lòng với những quyền năng của định lực mà quên lãng việc phát triển trí tuệ, cái điều kiện tiên quyết của người học Phật.
*
Bản tánh ưa lý luận, suy nghĩ nhiều quá,
có lòng tham cứ mong cầu đạt ngộ, và
có thói quen trở nên mẫn cảm, thụ động do việc thực hành một phương pháp thiền ngoại đạo.
Ba chướng ngại này đã cản trở công phu tu tập...
*
Ông nói rằng sự tập trung sinh lực vào đan điền sẽ làm giảm đi các vọng niệm nảy sinh trong đầu vì máu trên óc sẽ được kéo xuống đan điền, xoa dịu bộ óc và hệ thần kinh, làm xả giãn các sự căng thẳngkhông tự nhiên. Khi tâm được giữ chặt ở đan điền, các vọng niệm ích kỷ vốn xuất phát từ trí óc hạn chế, phân biệt, sẽ được thay thế bằng các tư tưởng rộng rãi, bao dung khiến người ta kinh nghiệm được một cảm giác tự do, thoải mái tràn ngập khắp tâm và thân. Khi tập trung tư tưởng lên óc một cách quá độ, người ta thương vô tình cúi đầu ra phía trước khiến lưng không được thẳng. Một cái lưng cong sẽ kéo theo vô số tạp niệm nảy sinh do sự lưu chuyển không bình thường của khí.
*
khi bị đẩy ngã ngửa ra phía sau thì nguyên nhân thường do các yếu tố bên ngoài như các vong linh; còn như ngã chúi ra phía trước thì nguyên nhân có thể do các yếu tố bên trong, do sự rối loạn của tâm thân hay bị bùa chú trù ếm ám hại).
Tôi thở mạnh một hơi cho tỉnh táo rồi chắp tay khấn thầm: ”Hỡi các vong linh, các loài ma quái hiện diệnquanh đây. Tôi chỉ là một người cũng đang lầm đường lạc lối như quý vị và tôi không ao ước gì hơn là tu tập để giải thoát. Nếu tôi tìm được con đường giải thoát trong kiếp này thì tôi nguyện sẽ phát tâm hồi hướng công đức, xin giúp đỡ và hướng dẫn tất cả mọi loài chúng sinh cũng đều được giải thoát như tôi. Xin quý vị đừng quấy phá tôi nữa mà giúp cho tôi có thể tròn được đạo quả”. Sau khi phát nguyện xong, tôi quyết tâm ngồi thật ngay ngắn và tập trung mọi sức mạnh trong người để tọa thiền. Lạ lùng thay, từ đó tôi không bị đẩy ngã bật ngửa ra sau nữa, nhưng mỗi lân sơ ý, không kiểm soát hay thiếu công phuhành trì thì tôi lại bị đẩy ngã lăn ra như trước.
*
- Theo kinh nghiệm của tôi, Ma cảnh thường xảy ra khi sự điều hành của hơi thở và tâm thức chưa được hoàn chỉnh. Khi tâm và thân chưa hoàn toàn nhất như thì sự sai lệch này có thể tạo ra những hiện tượng kỳ lạ, do đó tư thế tọa thiền và việc điều hòa hơi thở rất cần thiết. Người ta không thể tu thiền một cách hấp tấp mà phải chú trọng đến cách ngồi (thiền tọa) cho thật đúng cách, thật thoải mái, và buông xả hoàn toàn.
Bà nên nhớ thân và tâm là một, bất cứ một sự căng thẳng nào của thân cũng ảnh hưởng đến tâm, và bất cứ một sự xung đột nào của tâm cũng ảnh hưởng đến thân. Việc ngồi thoáng nghe thấy giản dị nhưng thật ra quan trọng không kém việc điều hòa hơi thở. Phần lớn các vị thầy dạy thiền thường quá chú trọng đến việc đếm hơi thở hay tham công án mà xao lãng việc dạy học trò phải ngồi sao cho thật đúng cách. Phần đông các học trò cũng quá nôn nóng hập tấp vào những công án lạ lùng, các quán tưởng cao xa trong khi chưa biết cách ngồi sao cho thoải mái. Có lẽ đó là lý do nhiều người tu thiền đã bỏ cuộc vì ngồi lâu, chân tay tê buốt đau đớn mà chẳng thấy kết quả gì khả quan.
*
... lòng tôi vẫn đầy rẫy những thắc mắc, hoài nghi dưới những hình thức tế nhị nhất. Dù đã tiên đoán được nhiều điều hung cát, dù đã biết được quá khứ vị lai của người khác nhưng tôi vẫn chưa thực sự biết gì về mình. Đối với mọi người, tôi là kẻ sáng suốt nhưng với chính mình, tôi vẫn chưa biết rõ mình như thế nào. Càng quán sát sâu xa tôi càng thấy rõ một sự thực rằng điều mà tôi mong muốn không phải là trở nên một cô đồng với các quyền năng đặc biệt mà là một cái gì khác. Tôi có cảm tưởng như mình bị cột vào một sợi dây dài, cứ chạy quanh quẩn trong phạm vi của sợi dây đó, tưởng mình tự do nhưng thực sự không phải. Tôi đã đi theo hết môn phái này đến môn phái khác, học hết lý thuyết này đến lý thuyết kia, theo hết thầy này đến thầy nọ, nhưng tôi vẫn chưa tìm được điều tôi muốn.
Cho đến lúc đó, danh từ « giải thoát », « tự do tuyệt đối » mới bắt đầu có ý nghĩa đối với tôi. Sống thuận theo ý chư thần, đặt tất cả vận mệnh vào vòng tay của chư thần là một quan niệm không rõ rệt của Thần đạo; nó khiến con người trở nên thụ động, nhu nhược và mù quáng. Thực hành các nghi thức cúng tế, áp dụng các quy tắc tĩnh tâm cũng chỉ đem lại những giải pháp nhất thời, xoa dịu các nỗi đau khổ, ưu tưtrong chốc lát nhưng không chữa được gốc rễ căn bệnh. «Chính tâm, thành ý» (Makoto, Kokoro) là một lý thuyết rất hay nhưng người ta phải áp dụng như thế nào mới đúng ? Hiển nhiên mỗi vị thầy có một lối giải thích khác nhau, ai cũng cho mình đúng, và đến lúc đó tôi mới bắt đầu đặt câu hỏi về công phu tu tập của các vị thầy đó. Liệu họ đã thực sự đạt đến tâm trạng thoải mái, an nhiên bất động đó chưa ? Bề ngoài họ có tác phong của một vị thầy, ăn nói giảng giải như một vị thầy nhưng bên trong họ như thế nào? Ngay như tôi vẫn được quần chúng tín nhiệm như một vị thầy nhưng đã mấy ai biết rõ được lòng tôi bối rối hoang mang như thế nào đâu? Phải chăng đó chỉ là một «trò chơi» của trí thức? Một cuộc «thí nghiệm về tôn giáo» của những người được coi là học giả? Một sự dối gạt trắng trợn chính mình ?
người ta không thể đi tìm một lối thoát bằng các phương pháp tẩy uế tâm hay các hình thức bên ngoài được; vấn đề là ở bên trong nên người ta cần tìm một phương pháp tu tập nội quán hòng giải quyết những khắc khoải để đời sống không còn là một sự tranh đấu, mâu thuẫn nữa.
đôi khi có những bông hoa quên cả thời tiết nên không chịu nở, nhưng nếu hoa không chịu nở thì làm sao có trái... Thôi, sự thể đã như thế thì đành vậy.
Sau khi chôn cất cha tôi xong, tôi dọn dẹp lại căn phòng của ông và bắt gặp chiếc áo nâu cũ đã sờn vai. Chiếc áo này nhắc nhở cho tôi một kỷ niệm thời thơ ấu. Đó là một ngày đẹp trời, cha mẹ tôi vừa đi ăn giỗ về, lúc đó tôi còn nhỏ nên cha tôi cõng tôi trên vai. Ngồi ngất ngưởng trên vai ông, nghe tiếng ông vui vẻ nói chuyện, thỉnh thoảng lại bật lên một tràng cười sảng khoái, đáng lẽ ra tôi phải cảm thấy thoải mái, hạnh phúc lắm mới phải. Không hiểu sao lúc đó tôi lại có cảm giác cô đơn kỳ lạ, một cảm giác như mình đang sống trong một thế giới nào khác, tách biệt hẳn với cái thế giới ấm áp, đầy tình thương yêu nồng nàn kia. Tại sao ngay từ khi còn nhỏ tôi đã có những ý nghĩ lạ lùng như vậy ? Phải chăng đó là số phận của tôi? Phải chăng đó là định mạng, một thứ định mạng khắt khe nào đó? Tôi có cảm tưởng như mọi người đều là những cây có cành, có rễ, bám chắc vào lòng đất nhưng riêng tôi lại là một thứ bèo bọt, nổi trôi trên sóng nước, mặc cho giòng đời lôi cuốn xô đẩy. Không thể được, tôi phải tìm cách bám chặt vào đâu đó, ít ra tôi cũng cần một hy vọng nào đó để sống còn.
hạnh bố thí đứng đầu và làm căn bản cho tất cả những Ba La Mật
Trong việc tu thiền, có năm chướng ngại là tham lam, giận tức, hôn trầm, trạo cử và nghi hối. Nhờ thực hành bố thí mà người tu diệt trừ được lòng tham lam. Nhờ phát tâm bố thí một cách trong sạch mà người tu sẽ nhẫn nhục, diệt trừ được sự giận tức. Nhờ phát tâm cầu đạt đạo giải thoát mà người tu siêng năng bố thí do đó diệt trừ được sự lười biếng, hôn trầm. Nhờ khởi tâm trong sạch, kính trọng mọi chúng sinh, chú ý đến hành động của mình để không tạo thêm nghiệp nữa mà người tu diệt trừ được trạo cử. Nhờ biết bố thí như trên mà người tu đạt được phước báu vô lượng, càng được nhiều phước càng vững tin vào sự bố thí mà người tu diệt trừ được nghi hối.
- Tôi không thể giúp cho bà được, chính bà phải tự giúp bà bằng cách tu học để giải thoát. Tôi chỉ có thể trình bày cho bà thấy con đường mà đức Phật đã chỉ dẫn nhưng bà phải tự cất bước mà đi. Bà nên biết, đạo Phật là một tôn giáo hết sức thực tiễn, đề cao sự giải thoát bằng nỗ lực cá nhân chứ không trông cậy vào một năng lực nào đến từ bên ngoài. Do đó người ta không thể đến với đạo Phật bằng cách trông chờ một đấng nào đó cứu giúp cho hay một tu sĩ nào tu giùm cho mình được mà phải tự cất bước. Muốn thế người ta cần phải học và hiểu những điều đức Phật đã dạy trong kinh chứ không thể tụng kinhmà không hiểu ý được.
Tụng niệm là phương thức huân tập tâm thứcrất tốt, giúp cho người tụng kiềm chế được thân, khẩu, ý, không để cho nói năng bừa bãi, buông lungtheo thói quen nữa và nhờ thế giảm bớt được các nghiệp chướng, tai họa.
Tánh tôi vẫn không ưa những người ăn nói thật hay nhưng lại hành động khác hẳn; nhưng về sau tôi thấy giáo sư không phải một học giả chỉ chuyên về chữ nghĩa mà còn có một nội tâm hết sức phong phú nữa. Mỗi lời nói của ông đều có một sức mạnh truyền cảm phát xuất từ kinh nghiệm sâu xa do công phu tu tập chứ không hời hợt như những người khác. Giáo sư khuyên chúng tôi tiếp tục đi chùa, tụng kinh, và thực tập thiền quán nhưng phải ý thức thật rõ những điều mình làm, đừng để thói quen chi phối.
:” Những gì người khác nói chỉ là kinh nghiệm của họ, không có lợi gì cho mình nếu mình không thực sự kinh nghiệm được nó. Phật giáo không phải là một lý thuyết. Người ta không có lợi gì nếu chỉ nghiên cứu suông mà phải biết áp dụng nó vào đời sống”. giáo sư Shibata.
Phương pháp giảng dạy của giáo sư thường bắt đầu bằng ý nghĩa tên cuốn kinh. Lý do nào đức Phậtđã giảng kinh này, kinh đó thuộc về thời nào trong Ngũ Thời Pháp (Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã và Pháp Hoa) rồi từng đoạn ngắn trong kinh, từng hàng, từng chữ, bắt học trò phải nghiền ngẫm ý nghĩa của nó. Tôi thường nói đùa với Hayakawa rằng giáo sư thích chữ nghĩa quá, cứ nhai đi nhai lại từng chữ một như người “đếm từng hạt đậu” nhưng khi nghiêm chỉnh theo dõi, tôi phải công nhận mỗi câu, mỗi chữ qua sự giải thích của giáo sư đều có những ý nghĩa huyền diệu, sống động vô cùng.
*
Đạo Nguyên là một trong những thiền sư siêu việt nhất của Nhật Bản. Ông dạy đạo một cách mãnh liệt nhất bằng chính thái độ sống của mình. Ông viết bộ Chánh pháp nhãn tạng (Shobogenzo) đề cập quan niệm sống, từ những việc nhỏ nhặt, giản dị nhất như cách thực hiện phương pháp vệ sinh trong tu viện đến những quan niệm lớn lao, trừu tượng hơn như sự tương quan giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ. Khi được triều đình mời vào giảng dạy, ông hăng say cổ súy việc tu tập thiền định tại đây. Khi thấy những người cầm quyền chỉ coi thiền như một thứ giải trí, ông lập tức bỏ đi và than: «Phật pháp là thực hành, không phải để nói suông». Vào lúc đó, phần lớn các tăng sĩ đều dựa vào thế lực của triều đình, việc được mời đến giảng dạy cho vua chúa là một vinh dự rất lớn, có thể đưa đến việc triều đình cấp ruộng nương, đất đai để lập tu viện.
«Không phải vào chùa mới là tu mà phải biết tu trong mọi hoàn cảnh».
Càng học hỏi với giáo sư, tôi càng say mê và tự nhiên nảy ra ý nghĩ phải tổ chức những khóa học cho quần chúng như tôi đã từng làm khi còn là một vị thầy của Thần Đạo. Tôi dự định sẽ thuê một thính đường lớn, tổ chức thuyết pháp để mang lại lợi ích cho mọi người. Tôi ngỏ lời với giáo sư, mặc dù chưa bao giờ ăn nói trước đám đông nhưng ông cũng vui vẻ trả lời:
- Nếu bà tổ chức một buổi thuyết giảng, tôi sẽ đến tham dự.
Tôi mừng rỡ đem việc này ra bàn với Hayakawa và nghĩ rằng bà sẽ đồng ý nhưng bất ngờ thay, bà này lại nổi giận:
- Chị chưa biết gì nhiều mà đã định làm thầy thiên hạ hay sao? Nếu chị làm thế, tôi sẽ tuyệt giao với chị ngay.
Tôi ngạc nhiên vô cùng vì việc tổ chức giảng kinh thuyết pháp đâu xa lạ gì với tôi. Tôi là người có óc tổ chức, đã từng làm việc này nhiều lần rồi. Hơn nữa, đem các lời vàng ngọc học hỏi từ giáo sư ra trình bày cho mọi người là điều nên làm kia mà. Giáo sư đã chẳng chấp nhận lời đề nghị của tôi hay sao? Tuy có phần bất mãn nhưng vì rất phục Hayakawa nên tôi không muốn làm phật lòng người bạn tốt này và tạm dẹp ý nghĩ đăng đàn thuyết pháp đó đi. Ngày nay nghĩ lại việc đó, tôi rất xấu hổ vì nếu làm vậy có lẽ tôi đã phải hối hận rồi. Khi đó tôi chưa biết gì, chưa tự cứu được mình, mới chập chững bước chân vào cửa Phật mà đã có những ý tưởng ngông cuồng, hão huyền, thật đáng xấu hổ.
....
”Thưa thầy, khi nghe pháp con có thể hiểu được đôi ba phần nhưng không hiểu sao con vẫn không thể tin được. Con nghĩ rằng khi hiểu được thì sẽ phát lòng tin nhưng không hiểu sao con vẫn không thể tin được. Phải chăng sự hiểu biết của con còn nhiều thiếu sót?”
”Học nhiều mà không biết áp dụng chỉ là một mớ kiến thức suông, không ích lợi gì cho việc giải thoát hết”.Thiền sư Suga Sama.
” Đời người nhanh như bóng câu qua cửa, ta chưa tìm được con đường giải thoát thì một phút chưa đại ngộ là một phút phí phạm. Ta không thể lưu luyến nơi đây được”.
Tôi rời Hokkaido vào ngày 2 tháng 6 năm 1955. Khi đó tôi vừa được 59 tuổi.
*
- Ma cảnh là những hiện tượng không có thật, những cảm giác hư huyễn, những ảo tưởng mà người tu thiền thường gặp phải trong giai đoạn nào đó. Ma cảnh là những vọng tưởng đến và đi theo thời giannhưng nó sẽ trở thành “chướng” khi người tu, vì thiếu sự chỉ dẫn, để nó quyến rũ và tưởng rằng nó là thật. Ma cảnh thường xuất hiện tùy theo nhân cách, tính khí của người tu. Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật đã giảng rõ về năm mươi hai loài Ma cảnh khác nhau, nếu muốn bà nên nghiên cứu kinh này. Trong các tuần lễ nhiếp tâm, thường thường học trò của tôi bắt đầu kinh nghiệm về ma cảnh vào ngày thứ ba hay thứ tư. Sau khi siêng năng tu tập để kiềm chế tư tưởng, đến một lúc nào đó Ma cảnh sẽ xuất hiện và điều này rất thông thường, không có gì lạ đâu.
Có người nhìn thấy các hiện tượng lạ lùng, có người nghe được những lời nói hay mách bảo, xui khiến, có người còn ngửi được các mùi hương hay có thể sờ mó được một vật gì kỳ lạ. Có khi họ thấy thân thểhọ nhẹ bổng lên như bay, có khi họ cảm thấy như rơi vào một hố thẳm không đáy, có khi họ bật ra các câu nói kỳ lạ mà không thể kiếm soát được. Đôi khi những câu nói tưởng như vô tình này lại trở nên linh nghiệm như những lời tiên tri. Nhưng dù thế nào chăng nữa, nó vẫn là Ma cảnh, vẫn là những chướng ngại, vẫn xuất phát từ các tư tưởng nghĩa là gốc rễ của nó nằm trong vô minh.
Có người nhìn thấy các hiện tượng lạ lùng, có người nghe được những lời nói hay mách bảo, xui khiến, có người còn ngửi được các mùi hương hay có thể sờ mó được một vật gì kỳ lạ. Có khi họ thấy thân thểhọ nhẹ bổng lên như bay, có khi họ cảm thấy như rơi vào một hố thẳm không đáy, có khi họ bật ra các câu nói kỳ lạ mà không thể kiếm soát được. Đôi khi những câu nói tưởng như vô tình này lại trở nên linh nghiệm như những lời tiên tri. Nhưng dù thế nào chăng nữa, nó vẫn là Ma cảnh, vẫn là những chướng ngại, vẫn xuất phát từ các tư tưởng nghĩa là gốc rễ của nó nằm trong vô minh.
Trong trường hợp của bà, đó là một ma cảnh về thị giác, bà đã kinh nghiệm được những điều kỳ lạ, nhìn thấy những quang cảnh với màu sắc lạ lùng, có thể nó xuất phát từ trong tiềm thức do những hình ảnhký ức ghi nhận được khi bà tu theo Thần đạo. Ảo ảnh về thị giác là điều thường xảy ra nhiều nhất vì mắt là giác quan gắn liền với tư tưởng và người ta sử dụng giác quan này nhiều hơn cả. Một cái nệm ghế bỗng biến thành một con quái vật. Một vết nứt trên tường biến thành con rắn. Nhiều đệ tử của tôi đã thấy hình ảnh ma quỷ nhe nanh múa vuốt hoặc thấy các đức Phật hiện ra với hằng hà sa số đệ tử đi quanh ngài. Điều quan trọng nhất phải ý thức đó là Ma cảnh, đừng để nó quyến rũ, lôi cuốn mà cứ để tự nhiên vì nó đến thì nó sẽ đi. Đừng để tâm vọng động, cứ tiếp tục công phu thiền tập, không sợ hãi, không vui mừng, vì vui hay sợ, lo hay mừng đều là những cảm giác làm khuấy động tâm thức của người tu. Như tôi đã nói, vấn đề quan trọng là làm bặt mọi tư tưởng, làm sao để tâm trống rỗng, yên tĩnh như mặt nước hồ thu thì ánh trăng của chân lý mới có thể phản chiếu một cách toàn vẹn được. Bất cứ một cái gì làm cản trở điều này đều là những chướng ngại do đó điều quan trọng nhất là phải biết tự chủ.
- Nhưng lý do nào đã làm cho ma cảnh xuất hiện?
- Ma cảnh là những trạng thái tâm thức xuất hiện một cách nhất thời trong khi khả năng tập trung của con người đã đạt đến một mức độ nào đó. Nếu hiểu theo một nghĩa khác thì công phu thực hành có tiến bộ, các lớp tư tưởng hời hợt trong tâm thức có bị chế ngự thì Ma cảnh mới xuất hiện. Nếu giải thíchtheo Duy Thức học thì khi các vọng niệm thuộc thức thứ sáu đã lắng đọng, các chủng tử tâm thức chứa đựng trong thức thứ bảy và thứ tám sẽ bị khích động và nổi lên, tạo ra các hình ảnh, màu sắc, âm thanhđặc biệt. Ma cảnh là một sự trộn lẫn của cái thực và cái không thực, hư hư ảo ảo. Nó khác các giấc mộng thông thường vì nó xuất phát từ những chủng tư hết sức vi tế nằm rất sâu trong tâm thức con người.
Một số người tu, thiếu sự chỉ dẫn của một vị thầy đã có kinh nghiệm về Ma cảnh, thường bị chúng quyến rũ và đi lạc vào ma đạo. Đừng bao giờ nghĩ rằng các hiện tượng mình kinh nghiệm được trong lúc này là thật. Thấy một cảnh giới chư thiên không có nghĩa là mình đã đạt được cảnh giới đó, đã trở thành một chư thiên. Thấy Phật hay Bồ tát không có nghĩa là mình đã nhập được vào các Pháp hội, nghe Phật thuyết pháp mà lầm lẫn. Một người tu tập phải biết coi đó là một giấc mộng, là hư, là vọng tưởng, là những chướng ngại làm cản trở công phu tu hành. Dù thấy bất cứ điều tốt lành gì cũng đừng phấn khởi, dù thấy điều gì xấu xa cũng đừng sợ hãi vì nếu trong tâm nảy sinh bất cứ một cảm giác gì, nó cũng khuấy động mặt nước hồ tâm, cản trở sự phản chiếu toàn vẹn của ánh trăng chân lý.
Một số người tu, thiếu sự chỉ dẫn của một vị thầy đã có kinh nghiệm về Ma cảnh, thường bị chúng quyến rũ và đi lạc vào ma đạo. Đừng bao giờ nghĩ rằng các hiện tượng mình kinh nghiệm được trong lúc này là thật. Thấy một cảnh giới chư thiên không có nghĩa là mình đã đạt được cảnh giới đó, đã trở thành một chư thiên. Thấy Phật hay Bồ tát không có nghĩa là mình đã nhập được vào các Pháp hội, nghe Phật thuyết pháp mà lầm lẫn. Một người tu tập phải biết coi đó là một giấc mộng, là hư, là vọng tưởng, là những chướng ngại làm cản trở công phu tu hành. Dù thấy bất cứ điều tốt lành gì cũng đừng phấn khởi, dù thấy điều gì xấu xa cũng đừng sợ hãi vì nếu trong tâm nảy sinh bất cứ một cảm giác gì, nó cũng khuấy động mặt nước hồ tâm, cản trở sự phản chiếu toàn vẹn của ánh trăng chân lý.
Khi tu tập đến mức thuần thục, các Ma cảnh còn xảy ra ghê gớm hơn nữa. Có khi người tu thấy vào cõi Phật, thấy được ban phúc, được truyền những mặc khải rồi tưởng mình đã chứng đắc này nọ. Tất cả những cái đó đều là Ma cảnh. Nếu bị quyến rũ, nếu để tâm vọng động thì kết quả chỉ là sự phung phínăng lực mà thôi. Nhưng nói một cách khác, khi bắt đầu thấy những Ma cảnh thì đó là dấu hiệu cho biếtmình đã đến một mốc điểm quan trọng nào đó rồi, và nếu giữ tâm yên tĩnh, không bị xao động thì chắc chắn sẽ thành công, sẽ kiến tánh, sẽ giác ngộ. Bà không nhớ đức Phật cũng đã trải qua bao nhiêu thử thách, bao nhiêu khó khăn, trước khi thành đạo dưới gốc bồ đề hay sao? Người ta có thể cho rằng có những Thiên Ma hiện ra quấy quá, thử thách ngài nhưng cũng có thể đó là những Ma cảnh mà ngài kinh nghiệm trước khi đạt đến trạng thái giác ngộ. Dù thế nào chăng nữa, phải biết coi thường những hiện tượng này, cứ để nó đến rồi nó đi, không phản ứng, không chống đối, không vui cũng không buồn, không mừng cũng không lo, thản nhiên bất động trước mọi sự kiện, đó chính là điểm then chốt của người tu thiền.
*
Bốn Phương Pháp Hòa Nhập của những Bồ tát
Bốn phương pháp hòa nhập của những bồ tát (bốn nhiếp pháp) là
cho,
lời nói êm dịu tử tế,
hành động lợi lạc và
hợp tác.
Việc cho (bố thí) này nghĩa là không ham muốn chiếm hữu. Không ham muốn chiếm hữu là không tham lam. Trong ngôn ngữ thế gian có nói rằng không tham lam nghĩa là không nịnh hót. Dù nếu người ta cai quản bốn châu lục, cung cấp cho giáo dục và văn minh theo đường lối đúng đắn thì đúng là một việc không ham muốn chiếm hữu. Chẳng hạn, giống như những kho tàng người ta từ bỏ để cho những người lạ. Dâng cúng hoa từ những núi xa xôi cho một vị Phật, bố thí những kho tàng (công đức) từ đời quá khứ cho chúng sanh – theo giáo lý cũng như theo thực tế cụ thể, trong mỗi cái đều bao hàm công đức nằm trong việc cho.
Có một nguyên lý là dù nếu đó không phải là vật của riêng mình, điều đó cũng không ngăn cản sự cho. Bất kể sự vật tầm thường thế nào – nguyên lý là nỗ lực phải thành thật. Khi người ta giao phó Đạo cho Đạo, người ta đạt Đạo. Khi đạt Đạo, Đạo hẳn là được giao phó cho Đạo. Khi tài sản được giao phó cho tài sản, tài sản chắc hẳn trở thành sự cho. Cái tự mình cho cái tự mình, cái khác cho cái khác. Thần lựckhởi nhân của sự cho này đi xa, suốt những cõi trời và cõi người, thậm chí đến hàng hiền thánh chứng ngộ. Lý do để nói như vậy là, đã thành người nhận sự bố thí và đã tạo ra một quan hệ, đức Phật nói rằng, “Khi một người bố thí đi vào một đám đông, người ta trước tiên nhìn người đó. Hãy biết rằng tấm lòng âm thầm gây ấn tượng.”
Thế nên người ta cần bố thí dù chỉ một câu hay một câu kệ của giáo pháp. Nó trở thành một hạt giốngtốt trong đời này và những đời khác. Người ta cần cho thậm chí một đồng xu lẻ hoặc một cọng cỏ của tài sản họ – nó tạo ra những thiện căn trong đời này và những đời sau. Giáo pháp cũng là kho tàng, tài sản vật chất cũng là giáo pháp. Nó phải tùy theo ý chí và nguyện vọng.
Thật vậy, có những trường hợp một người tạo ra phúc lợi cho người khác bằng cách cho bộ râu của mình, và có người được ngôi vua sau khi đã trao tặng cát cho một vị Phật. Họ không khao khát sự cám ơn của những người khác, họ chỉ làm điều gì họ có thể. Làm ra một chiếc phà hay xây một cái cầu cũng là sự rộng lượng bố thí siêu việt (ba la mật).
Khi người ta học tốt sự cho, sinh ra và chết đều là bố thí. Mọi lao động sản xuất vốn là bố thí. Gởi gắm hoa cho gió, chim chóc cho mùa, cũng phải là những hành động bố thí đầy công đức. Nguyên lý chứng nhận cho việc dâng cúng nửa trái xoài của vua Ashoka (A Dục) cho một nhóm một trăm nhà sư là sự bố thí vĩ đại cũng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Đó không chỉ là một vấn đề nỗ lực trong hành động thân xác ; người ta không nên mất cơ hội đúng.
Thật ra chính vì những công đức của bố thí là vốn sẵn trong chính mình mà bây giờ người ta chính mình đạt được. Đức Phật nói, “Thậm chí nó được để cho mình dùng – người ta có thể đem nó cho cha mẹ, vợ con người ta nhiều hơn biết bao nhiêu.” Thế nên chúng ta biết rằng thậm chí cái gì để cho mình dùng là một phần của bố thí ; bố thí cho cha mẹ, vợ con mình cũng phải là sự bố thí. Nếu người ta có thể cho đi dù chỉ một hạt bụi lòng từ thiện, dù đó là việc riêng của người ta, họ sẽ lặng lẽ thích thúhưởng nó, bởi vì người ta đã bước đúng đắn vào một trong những công đức của chư Phật, bởi vì người ta đã bắt đầu thực hành một trong những nguyên lý của bồ tát.
Cái khó chuyển hóa là tâm của chúng sanh : sự bố thí này, từ việc cho đi chỉ một vật dụng và như thế bắt đầu chuyển hóa tâm của chúng sanh, là để chuyển hóa nó thậm chí cho tận đến sự chứng đắc giác ngộ. Trong lúc bắt đầu, nó phải được làm bằng bố thí. Vì lý do này bố thí ba la mật là sự bắt đầu của sáu ba la mật. Người ta không nên tính toán sự lớn hay nhỏ của tâm, cũng không sự lớn hay nhỏ của vật. Tuy nhiên, có một thời tâm chuyển hóa những sự vật, và có sự bố thí trong đó những sự vật chuyển hóa tâm.
Lời nói tử tế nghĩa là khi nhìn chúng sanh người ta trước tiên phải khởi lên lòng tốt và tình thương và phải thốt lên lời chăm sóc, êm dịu. Đó là sự vắng mặt lời nói thô cứng. Trong quy ước xã hội bình thường có phép xã giao hỏi ai đó có khỏe hay không ; trong Phật giáo có thành ngữ “chăm sóc” và cách cư xử đạo đức hỏi tình trạng người khác thế nào. Nói với tấm lòng tử tế chăm sóc chúng sanh như người ta là một em bé thì gọi là lời nói tử tế.
Người có đức hạnh người ta cần ca ngợi ; người không có đức hạnh người ta cần thương xót. Một khi người ta đã yêu thích lời tử tế, người ta sẽ dần dần tăng trưởng lời tử tế và chúng sẽ thành tự nhiênkhông cần ý thức. Bao giờ người ta còn sống, người ta cần nói tử tế và vui vẻ ; rồi người ta không thối lui nữa từ đời này qua đời khác. Sự thu phục những kẻ thù và sự làm hòa hợp của những người cầm quyền được đặt nền trên lời nói tử tế êm dịu. Nghe lời nói tử tế làm nét mặt vui vẻ và vừa lòng ; nghe lờinói tử tế tạo ra một cách gián tiếp một ấn tượng trong tâm. Các bạn cần biết rằng lời nói tử tế đến từ một tấm lòng tử tế, và một tấm lòng tử tế có hạt giống là thiện ý. Người ta cần biết rằng lời nói tử tế có thần lực chuyển hóa những cõi trời.
Hành động lợi lạc nghĩa là dùng những phương tiện làm lợi lạc cho chúng sanh, cao cũng như thấp. Chẳng hạn người ta trông nom đường đi, tìm phương cách làm ra lợi lạc cho những người khác. Người ta nhân từ thậm chí với một con rùa kiệt sức hay chăm sóc một con chim sẻ đau ốm. Khi người ta thấy một con rùa kiệt sức hay một con chim sẻ đau ốm, người ta không muốn chúng cám ơn – người ta chỉ làm việc giúp đỡ.
Người kém trí nghĩ rằng khi sự làm lợi lạc cho những người khác được đặt lên trước hết, thì lợi lạc của mình sẽ giảm sút. Không phải như vậy. Hành động lợi lạc là một nguyên lý; nó làm lợi lạc một cách phổ quát cho chính mình và những người khác. Một nhà vua ngày xưa ra khỏi buồng tắm ba lần và nhổ thức ăn ra ba lần để giúp đỡ những người khác. Ông tích cực giáo dục dân chúng của nước khác. Thế nên người ta nên giúp đỡ bình đẳng những người không thân cũng như người thân quen. Đó là làm lợi lạc cho mình và những người khác như nhau. Nếu người ta có lòng như vậy, thì dù trong thực vật và cây cối, gió và nước, nguyên lý hành động lợi lạc bẩm sinh không thối chuyển sẽ được hiện hành. Người ta cần nỗ lực toàn tâm để cứu giúp người mê muội.
Hợp tác nghĩa là không chống đối. Nó không chống đối chính mình và không chống đối những cái khác. Nó giống như một vị Phật con người thì như nhau với một con người. Bởi vì sự hòa đồng hợp nhất với thế giới con người, chúng ta biết một vị Phật phải hòa đồng hợp nhất với những thế giới khác. Khi người ta biết hợp tác, mình và những người khác là một tánh Như. Nhạc, bài hát và rượu của họ đi cùng với con người, đi cùng với chư thiên, đi cùng với những hồn linh. Người ta kết giao với nhạc, bài hát, và rượu, và nhạc, bài hát và rượu kết giao với nhạc, bài hát và rượu. Con người kết giao với con người, chư thiên kết giao với chư thiên, hồn linh kết giao với hồn linh – có sự hợp luận lý như vậy. Đó là sự học hợp tác.
Chẳng hạn, một công việc hợp tác là một lối cư xử, một tiêu chuẩn, một thái độ. Sau khi nhìn những người khác như bản thân mình, phải có một nguyên lý hòa đồng hợp nhất chính mình với những người khác. Mình và những người khác là không cùng tận với thời gian.
Một triết gia xưa đã nói, “Đại dương không từ chối nước – thế nên nó đã có thể trở thành bao la như thế. Núi non không từ chối đất – do vậy vì sao chúng cao như thế. Một người lãnh đạo có trí huệ không từ chối người – thế nên cộng đồng của họ đông đúc.” Hãy biết rằng việc đại dương không từ chối nước là hợp tác. Hãy biết hơn nữa rằng đức tính của nước là trọn vẹn, toàn hảo vì nó cũng không từ chối đại dương. Vì lý do này nước hợp lại thành đại dương, đất tích tập thành núi. Chúng ta ngầm hiểu rằng bởi vì đại dương không từ chối đại dương mà nó tạo thành một đại dương và sự bao la của nó. Bởi vì núi không từ chối núi, nó tạo thành một ngọn núi và chiều cao của nó. Bởi vì một người cầm quyền có trí huệ không từ bỏ dân, ông tạo thành một cộng đồng dân chúng. Một nhà vua thì không chối bỏ dân. Dù một nhà vua thì không khước từ dân, điều đó không có nghĩa là không có thưởng, phạt. Nhưng bởi vì có thưởng, phạt, mà không có sự từ bỏ dân chúng.
Thuở xa xưa khi còn thật thà nguyên sơ, những quốc gia không có thưởng phạt. Đó là vì thưởng và phạt của thời đó không quan trọng bằng thời bây giờ. Ngay cả thời bây giờ phải có người tìm kiếm con đường đúng mà không chờ tưởng thưởng. Điều này vượt khỏi quan niệm của người mê mờ. Bởi vì một người cầm quyền có trí huệ, ông không khước từ dân. Dân chúng luôn luôn tạo thành một quốc gia. Dù họ có lòng tìm kiếm một người cầm quyền có trí huệ, nhưng có ít người biết rõ lý do làm cho một người cầm quyền là một người cầm quyền có trí huệ, họ chỉ hưởng việc không bị một người cầm quyền có trí huệ từ chối mà không biết làm sao tự mình không từ chối một người cầm quyền có trí huệ. Bởi thế, vì việc hợp tác của cả hai bên, những người cầm quyền có trí huệ và dân chúng kém trí, là hợp luận lý, nên việc hợp tác là sự thực hành của bồ tát. Người ta cần đối mặt với mọi người bằng một nét mặt từ hòa.
Có một cách rất dễ để thành Phật :
không làm điều xấu nào,
không bám luyến vào sanh tử,
đồng cảmsâu xa với tất cả chúng sanh, kính trọng những người trên,
thương cảm những người dưới, không cảm thấy ghét thương với bất cứ cái gì,
không suy nghĩ hay lo tính – đây gọi là Phật. Chớ tìm nó ở đâu khác
No comments:
Post a Comment