Tuesday, January 31, 2017

tracy

http://tracytran.blogspot.com.au/search?updated-min=2015-01-01T00:00:00-08:00&updated-max=2016-01-01T00:00:00-08:00&max-results=45
http://tracytran.blogspot.com.au/search?updated-min=2015-01-01T00:00:00-08:00&updated-max=2016-01-01T00:00:00-08:00&max-results=45

CỔ HỌC TINH HOC.


Con người ta có tám cái tật, sự việc có bốn cái đáng lo, điều đó không thể không xét được.
Không phải việc của mình mà mình làm, như vậy là lạm; 
người ta không muốn nghe mà mình cứ cố khuyên bảo, như vậy là “nịnh”; 
đoán trước ý người để làm vừa lòng người, như vậy là hót, siểm; 
chẳng lựa phải trái [cứ nói theo ý người ta], như vậy là a dua; 
thích vạch cái xấu của người, như vậy là gièm pha; 
làm cho bạn bè người ta giận nhau, thân thích người ta xa nhau, như vậy là gây loạn (tặc); 
khen kẻ gian trá, bài xích kẻ khác mình, như vậy là gian tà; 
chẳng phân biệt tốt hay xấu, cứ dong nạp hết ngầm gợi điều người ta thích, như vậy là hiểm. 

Tám tật ấy, ngoài thì làm loạn người khác, trong thì làm loạn cho bản thân, người quân tử không kết bạn với bọn người ấy, mà vua chúa không dùng họ làm bề tôi.
Bốn điều đáng lo là:
 thích kinh doanh việc lớn, thay đổi chế độ cũ để cầu danh, như vậy là quá lạm (thao);
 tự cho mình là thông minh mà chuyên quyền, xâm lấn người ta, chỉ theo ý mình, như vậy là tham; 
biết lỗi mà không sửa, người can mà không nghe, lại còn làm điều ác hơn nữa, như vậy là lì (ngận); 
đồng ý với mình thì khen, trái ý mình thì chê, như vậy là kiêu căng.
Chỉ người nào bỏ được tám tật và tránh được bốn điều đáng lo kể trên thì mới có thể dạy được.

(Ngư phủ - NHK)

LÒNG NGỜ VỰC
Cổ nhân dạy rằng:
- Gặp người đáng nói mà không nói là bỏ mất một người. Gặp người không đáng nói mà nói là làm phí mất lời nói.
Kẻ hậu sinh xin thêm:
- Gặp người không đáng nói mà nói, chẳng những làm phí mất lời nói, mà có khi còn rước mối hoạ vào thân.
Để chứng minh, xin kể chuyện " Tường đổ " chép trong sách Hàn Phi Tử. Chuyện rằng:
Nước Tống có người nhà giàu. Một hôm trời mưa, bờ tường nhà anh ta đổ. Đứa con nói :
- Thưa cha, không đắp ngay tường lại, kẻ trộm sẽ lén vào.
Người láng giềng thấy tường đổ cũng nói:
- Này bác, không đắp ngay tường lại, kẻ trộm sẽ lén vào.
Tường chưa kịp đắp, thì tối hôm ấy, người nhà giàu quả nhiên bị mất trộm. Anh ta khen đứa con thông minh, có tài tiên đoán, nhưng lại ngờ người láng giềng là kẻ gian phi.
Hàn Phi Tử bàn rằng:
- Cùng một câu nói, con nói thì khen là tinh khôn, láng giềng nói thì ngờ là trộm cắp! Tại sao thế? Chỉ tại con thì tình thâm, nên không có bụng ngờ, láng giềng là tình sơ, nên sinh ra ngờ vực. Bởi vậy, phận sơ mà nói câu thân, thì thế nào người nghe cũng đem lòng nghi hoặc.
Thật là lời nói của người đã thấu triệt nhân tâm.
Mà khi trong lòng đã sanh ra mối ngờ vực rồi thì vật ngoài đều theo lòng mà biến đổi. Bởi vì hễ tâm cảm nghĩ thế nào, thì trí liền tưởng tượng ngay một cảnh sắc thích hợp theo thế ấy. Như trường hợp anh chàng mất búa trong sách Liệt Tử.
Anh chàng ấy tên gì và ở thời nào, sách không chép rõ, mà chỉ chép rằng:
Anh chàng mất một lưỡi búa, ngờ cho đứa con nhà láng giềng trộm. Trông dáng hắn đi, anh chàng nhận thấy rõ ràng là dáng đứa ăn trộm búa. Nhìn vẻ mặt hắn, anh chàng nhận thấy rõ ràng là vẻ mặt đứa ăn trộm búa. Cho đến ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của hắn, không một tí gì, đối với anh chàng, là không tỏ ra một đứa ăn trộm búa cả.
Chẳng bao lâu, anh chàng bới trong hố, tình cờ tìm lại được lưỡi búa, thì hôm sau, trông đứa con nhà láng giềng, không thấy một tí gì giống đứa ăn trộm búa nữa.
Dường như là một câu chuyện ngụ ngôn, nhưng thật là đúng tâm lý của người muôn thuở. Và sự ngờ vực của anh chàng mất búa cũng như người nhà giàu có tường đổ kia, còn nằm yên trong lòng, nên kẻ bị ngờ vực không bị thiệt hại. Chớ lòng ngờ vực một khi không chịu nằm yên trong lòng, thì thế nào cũng đưa đến cho người bị ngờ vực một kết quả tai hại, không nhiều thì ít, chớ chẳng không.
Câu chuyện của Tào Tháo sau đây là một bằng chứng cụ thể:
Tào Tháo sau khi mưu giết Đổng Trác không thành, bèn quất ngựa chạy trốn. Chạy đến Tiêu Quận thì Tháo gặp viên tri huyện Trung Quân là Trần Cung. Cung tưởng Tháo là người trung nghĩa, liền bỏ chức xin theo. Hai người cùng nhau đến quận Trần Lưu là quê hương của Tào Tháo để mưu đồ đại sự.
Đi đặng ba ngày đến đất Thành Cao, trời vừa ngả tối, Tào Tháo chỉ một xóm rừng rậm, bảo Trần Cung:
- Trong nơi kia có người tên Ngũ Bá Xa là anh em bạn với cha tôi. Chúng ta hãy ghé vào đó, trước nghỉ chân, sau hỏi thăm tin mà luôn thể.
Trần Cung theo lời. Bá Xa mừng rỡ. Tào Tháo đem chuyện mình mưu giết Đổng Trác và việc gặp gỡ Trần Cung kể cho Bá Xa nghe. Bá Xa cảm khích, tạ ơn Trần Cung:
- Cháu tôi gặp được ngài thật là may mắn.
Đoạn mời Trần Cung và Tào Thào nằm nghỉ. Bá Xa vào nhà trong giây lâu rồi trở ra nói cùng Trần Cung:
- Trong nhà không sẵn rượu ngon. Tôi xin ra ngoài mua ít be về uống. Ngài chịu phiền ở nhà cũng cháu tôi.
Nói rồi, cỡi lừa ra đi.
Ở nhà, Trần Cung cùng Tào Tháo chợt nghe tiếng mài dao ở phía sau. Tháo sanh nghi bảo Trần Cung:
- Ngũ Bá Xa tuy quen đã lâu ngày, nhưng không phải chỗ chí thân. Công việc của chúng ta, y đã biết rồi thì việc xin đi mua rượu thật không đáng tin cho lắm. Chúng ta phải đề phòng.
Hai người bèn lén ra nhà sau rình nghe. Bỗng có tiếng hỏi:
- Ra tay chưa?
Liền có tiếng đáp:
- Hãy trói cho chặt rồi sẽ giết.
Tháo thất kinh bảo:
- Thôi, đích thị rồi! Nếu mình không ra tay trước thì tất phải mang hoạ.
Hai người bèn tuốt gươm thẳng vào nhà trong, gặp ai chém nấy, không luận nam nữ, cả thảy tám mạng. Đến chừng xuống bếp thấy một con heo bị trói, Trần Cung kinh hãi, nói:
- Mạnh Đức đa nghi quá! Đã giết lầm quá nhiều!
Tháo đáp:
- Đã lỡ rồi, có hối cũng vô ích. Chi bằng sớm lo thoát thân.
Hai người vội vã lên ngựa. Đi chưa được vài dặm thì gặp Bá Xa trở về, trước lừa đèo hai be rượu, tay cầm bó rau. Trong thấy khách, Bá Xa vội hỏi:
- Cháu và ngài đi đâu thế? Tôi đã bảo lũ trẻ làm thịt con heo đánh chén, cớ chi lại bỏ đi?
Tháo đáp:
- Cháu là người có tội, chẳng dám ở lâu.
Nói xong cùng Trần Cung thúc ngựa đi thẳng. Đi được một chặng. Tháo lại quay ngựa lại, chạy theo gọi Bá Xa. Nghe gọi Bá Xa dừng ngựa ngoảnh lại trông. Tháo chạy vụt tới, rút kiếm chém rơi đầu! Trần Cung thất sắc, hỏi:
- Khi ở nhà vì lầm mà chém, chứ bây giờ chém nữa là cớ làm sao?
Tháo đáp:
- Bá Xa về nhà thấy gia quyến chết nhiều, nóng lòng tất đuổi theo bắt chúng ta để làm tội.
Trần Cung phàn nàn:
- Đã biết người vô tội mà còn cố sát, thì thật là phi nghĩa!
Tháo biện bạch:
- Thà mình phụ người chớ đừng để người phụ mình.
Trần Cung làm thinh.
Hai người lặng lẽ đi trong ánh trăng mờ. Được vài dặm gặp quán, vào nghỉ. Tháo ngủ trước. Trần Cung ngồi than một mình:
- Tưởng hắn là người tốt, ta mới bỏ chức mà theo, ai dè lòng dạ độc ác hơn lang sói. Nếu chẳng sớm trừ đi thì ắt sẽ sanh hậu họa.
Bèn rút gươm toan hạ thủ. Nhưng lại hồi tâm, tự nhủ:
- Đã lầm theo hắn, giờ lại giết hắn thì còn gì phi nghĩa hơn! Âu là bỏ đi xứ khác vậy.
Trần Cung liền lên ngựa sang Đông quận. Tào Tháo thức dậy không thấy Trần Cung, nghĩ thầm:
- Nghe ta nói mấy lời, Trần Cung nghi ta là bất nhân nên bỏ ta. Ta phải xa gấp nơi này mới được.
Rồi không đợi trời sáng hối hả lên ngựa đi ngay.
Tánh đa nghị của Tào Tháo, về sau, còn làm hại rất nhiều người. Và họ Tào đã trở nên một nhân vật điển hình về tánh đa nghi và kết quả tai hại của sự ngờ vực.
Mà Tào Tháo hay nghi ngờ là vì trong lòng chất chứa những mưu gian. Rồi suy bụng ta ra bụng người, tưởng ai cũng như mình hết.
Tục ngữ có câu: " Một nghi mười ngờ, một ngờ mười tội ". Để tránh khỏi tội ngờ oan thì chúng ta cố giữ lòng cho thật chính.
Và như chúng ta đã thấy: bị ngờ thường là do lời nói không thích nghi.
Cho nên bọn chúng ta, nếu ai nấy đều lo chính tâm, đều lo cẩn ngôn, thì quanh ta tự nhiên không còn không khí ngờ vực nhiều khi làm cho chúng ta khó thở
( Những tấm gương xưa)

GẶP QUỶ
Hoàn Công nước Tề đi săn ở ngoài đầm, có Quản Trọng theo hầu. Hoàn Công trông thấy quỉ, nắm tay Quản Trọng hỏi rằng: “Trọng phụ có thấy gì không?”.
Quản Trọng thưa: “Thần không thấy gì cả”.
Hoàn Công về nghe trong người khó chịu, như là mất vía, rồi sinh ốm, mấy hôm không ra triều.
Có người học trò tên là Cáo Ngao vào ra mắt nói rằng:
- Nhà vua đau, là tự mình làm ra cả chớ ma quỉ nào làm được! Phàm chưng khí tán mà không thu lại được, thì tinh thần suy yếu; cái khí ấy bốc lên trên, không thông xuống được, thì làm cho người ta hay giận dữ, cái khí ấy tụ ở dưới, không vận lên được thì làm cho người ta hay mê lú chóng quên, cái khí ấy không lên không xuống, kết ở giữa bụng thì sinh ra hoảng hốt.
Hoàn Công hỏi: “Thế nhưng có quỉ thực không ?”.
Cáo Ngao thưa: “Đất có thổ công, sông có hà bá, núi có sơn thần, bể có long vương, đầm có thứ quỉ gọi là uy di”.
Hoàn Công hỏi: “Hình dạng uy di thế nào?”.
Cáo Ngao thưa: “Quỉ uy di to như cái cối xe, dài như cái càng xe, mặc áo tía, đội mũ đỏ, tính hay sợ tiếng sấm, hễ nghe thấy thì đứng sững, hai tay ôm lấy đầu. Ai trông thấy rồi ... thì làm nên đến nghiệp bá vương
Hoàn Công vẫn có chí muốn làm bá, nghe nói hớn hở cười rằng: “Ấy ta trông thấy cũng như thế đấy”.
Nói đoạn sửa mũ, mặc áo, ngồi dậy, chưa hết một ngày bệnh đã khỏi tự bao giờ không biết.
( Trang Tử )
LỜI BÀN: Hoàn Công thấy quỉ sinh lo ngờ mà thành bệnh, sau có người nói thấy quỉ làm được nghiệp bá thì khỏi bệnh ngay. Thế mới biết có quỉ hay không có quỉ, quỉ hại mình hay lợi cho mình, cũng là tự tâm mình tưởng tượng ra cả, rồi yên trí như thế mà thôi. “Đau là tại mình, chớ quỉ nào làm?”. Câu Cáo Ngao nói thật là xác lý. Người mê muội thì nhiều mà người biết giải mê như Cáo Ngao thì chẳng được mấy người.


BÀNG QUYÊN QUANG TRẬN

Bàng Quyên xem trận
Dần Trung Bình.

Quẻ này nói gì?
Lời thơ
Nhân duyên hội ngộ, hà sự bất thành
Tu vạn hạn ý, nhãn tiền thị chân.

Ý nghĩa
Bản thân mình là viên ngọc quý ẩn trong đá, có nhiều tài trí, 
nhưng lại mù quáng mong cầu sự giúp đỡ của quý nhân và
cầu tài ở nơi khác, cũng khác gì cầm đèn mà đi tìm lửa,
thực là uổng phí tâm sức.

Nên ứng biến thế nào?
Lời thẻ
Thử quái quái đăng mịch hóa chi tượng.
Phàm sự đãi thời thành tựu dã.

Ý nghĩa.
Thẻ này là thẻ Trung Bình.
Tất cả nhân duyên sẽ xuất hiện, làm việc gì cũng có thể thành công.
Tuy rằng không nên hạn chế trí tưởng tượng của bản thân,
nhưng bạn vẫn phải tin rằng,
những gì trước mắt mình mới là chân thực.

Thiên cơ - Hỏi điều gì?
Hai bên tâm đầu ý hợp.

http://xemboituong.com/que-quan-am-bang-quyen-quan-tran/

Đây là điển cố thứ Mười trong quẻ Quan Âm, mang tên Bàng Quyên Quan Trận (còn gọi là quẻ Bàng Quyên Xem Trận). Quẻ Quan Âm Bàng Quyên Quan Trận có bắt nguồn như sau:
Ngụy Huệ Vương học theo Tần Hiếu Công, muốn tìm một nhân tài giống như Thương Ưởng. Bàng Quyên bèn đến cầu kiến Ngụy Huệ Vương, tâu với Ngụy Huệ Vương về đạo lý nước giàu binh mạnh, Ngụy Huệ Vương nghe xong rất vui mừng, bèn bái Bàng Quyên làm đại tướng. Trước tiên, Bàng Quyên ra tay từ những nước nhỏ lân cận, thắng liền mấy trận, sau đó, đánh bại cả nước lớn là nước Tề. Ngụy Huệ Vương lại càng thêm tín nhiệm Bàng Quyên.
Sau đó Ngụy Huệ Vương nghe thấy danh tiếng của Tôn Tẩn, biết Tôn Tẩn là hậu duệ của đại tướng nước Ngô là Tôn Vũ, có bộ “Tôn Tử binh pháp” do tố tiên truyền lại, bèn nói với Bàng Quyên ý muốn trọng dụng Tôn Tấn. Bàng Quyên trong lòng đố kị, bèn giả vờ mời Tôn Tấn đến nước Ngụy cùng làm việc với mình, rồi bày ra cạm bẫy, trước mặt Ngụy Huệ Vương đã vu cho Tôn Tẩn tư thông với nước Tề. Ngụy Huệ Vương vô cùng giận dữ, lập tức khép tội Tôn Tẩn, khoét bỏ hai xương bánh chè, khiến Tôn Tẩn vĩnh viễn thành người tàn phế. Sau đó sứ giả của nước Tề đến kinh đô của nước Ngụy là Đại Lương (nay ở phía tây bắc của thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam), lập kế hoạch ngầm đưa Tôn Tẩn về nước Tề. Tướng quân Điền Kỵ của nước Tề vốn từ lâu đã ngưỡng mộ tài danh của Tôn Tẩn, nên đã tiến cử với Tề Uy Vương. Tề Uy Vương bèn bàn luận với Tôn Tẩn về binh pháp, sau đó phong Tôn Tẩn làm quân sư.

Vào năm 341 trước Công nguyên, Ngụy Huệ Vương sai Bàng Quyên liên kết với nước Triệu dẫn quân đánh nước Hàn, bao vây kinh đô của nước Hàn là Tân Trịnh. Vệ Chiêu Hầu cầu cứu nước Tề. Nước Tề phong Điền Kỵ, Điền Anh, Điền Phán làm tướng, Tôn Tẩn là quân sư, chỉ huy quân đội tiến vào đất Ngụy. Bàng Quyên nghe tin, liền bỏ Hàn mà trở về. Ngụy Huệ Vương rất giận nước Tề đã can dự vào đại sự của nước mình, bèn dốc đại binh đón đánh quân Tề, vẫn dùng Bàng Quyên làm tướng, thái tử Thân làm thượng tướng quân, đi theo quân đội tham gia chỉ huy, thề quyết chiến với quân Tề.
Tôn Tẩn thấy quân Ngụy khí thế hung hãn, bèn quyết định dùng kế sách “dục cầm cố túng” (muốn bắt nên thả), dụ Bàng Quyên cắn câu. Tôn Tẩn nói với Điền Kỵ rằng: “Thế lực của quân đội tam Tấn (ba nước Ngụy, Triệu, Hàn) rất hung hãn, xưa nay đều coi thường quân Tề, quân Tề chúng ta hãy ra vẻ yếu ớt để thuận theo thời thế là tốt nhất”. Điền Kỵ nghe theo, lệnh cho quân Tề tiến vào trong lãnh thố của nước Ngụy. Ngày đầu tiên đóng trại, đế lại vết tích số lượng bếp nấu của mười vạn quân, ngày thứ hai giảm xuống còn lại số lượng bếp của năm vạn quân, ngày thứ ba lại tiếp tục giảm xuống còn số lượng bếp của ba vạn quân.
Bàng Quyên quan sát quân Tề ba ngày, thấy số lượng bếp nấu của quân Tề ngày càng giảm xuống, thì hết sức vui mừng, đế lại bộ binh ở phía sau từ từ hành quân, còn tự mình thống lĩnh độl quân tinh nhuệ, trang bị nhẹ đuối gấp theo quân Tề.
Tôn Tẩn suy đoán rằng, đến lúc hoàng hôn, Bàng Quyên chắc chắn sẽ đuối đến Mã Lăng (nay ở phía đông nan huyện Đại Danh, tỉnh Hà Bắc). Vùng đất này đường sá nhỏ hẹp, địa thế hiếm trở kẹp giữa hai núi, có thế mai phục, bèn chặt một cây gỗ lớn, cạo sạch vỏ, viết lên đó dòng chữ “Bàng Quyên sẽ chết dưới cây này”. Lại lệnh cho những quân sĩ giỏi bắn tên mai phục ở bên đường, và dặn dò binh sĩ rằng: “Nếu thấy ánh lửa thì đồng loạt bắn tên”.
Quả nhiên, vào lúc sẩm tối, Bàng Quyên thống lĩnh quân Ngụy đuối đến trước cây gỗ lớn, thấy có dòng chữ, bèn cao hứng đốt đuốc sol đế đọc. Bất ngờ hai bên đường, hàng vạn mũl tên đồng loạt bắn ra, tên bắn như mưa, quân Ngụy rối loạn, chết và bị thương la liệt, Bàng Quyên cũng bị trọng thương. Bàng Quyên tự biết vận nguy khó thoát, lớn tiếng than rằng: “Một lần không thận trọng, đã giúp tên nhãi ranh ấy được thành danh!” Nói rồi rút kiếm tự vẫn.
***
TÔN TẪN TẦM SƯ HỌC ĐẠO
Tôn Tẫn là người nước Yên, cha là Tôn Tháo, mẹ là Công Chúa Yên Đơn, ông nội là Tôn Võ Tử .
Công Chúa Yên Đơn thọ thai 48 tháng mới sanh ra Tôn Tẫn. Lúc sanh ra là lúc Công Chúa Yên Đơn đương bị khổn trong trận do Hỗn Thiên Tán của Túy Vân, nên nằm bất tỉnh rồi lâm bồn đúng giờ Tý tại núi Kinh Kha nước Yên.
Lúc Tôn Tẫn lên 9 tuổi thì Tôn Tháo mất, Tôn Kiều là chú đang làm quan Đại Phu nước Tề ddem Tôn Tẫn về nuôi dưỡng. Sau đó Tôn Kiều gặp nạn, phải lánh sang nước Châu, gia đình sa sút, Tôn Tẫn phải đi làm thuê để sinh sống .
Tôn Tẫn lớn lên, nghe đồn Quỉ Cốc Tiên Sinh có taì cao phép lạ , nên tìm đến xin thọ giáo. Nguyên ở Dương Thành thuộc địa phận nhà Châu, có một chỗ gọi là Quỉ Cốc, vì nơi ấy có núi cao rừng rậm, âm khí nặng nề. Trong núi ấy có một ẩn sĩ họ Vương tên Hủ , trước ở núi Vân Mộng cùng Mặc Địch hái thuốc, tu Tiên, sau đến ẩn nơi Quỉ Cốc, nên người ta thường gọi là Quỉ Cốc Tiên Sinh .
Quỉ Cốc Tiên Sinh có học vấn uyên bác, tu Tiên đắc đạo, tinh thông lý số, thông hiểu lẽ huyền vi của Trời Đất, lại cũng tinh thông binh thơ đồ trân. Học trò của Quỉ Cốc Tiên Sinh có nhiều người tài giỏi như : Tôn Tẫn, Bàng Quyên, Tô Tần, Trương Nghi, vv... Tôn Tẫn và Bàng Quyên thì học về binh pháp. Còn Tô Tần và Trương Nghi thì học về du thuyết .
Bàng Quyên học được 3 năm, tự cho mình đã giỏi rồi, nên xin thầy cho xuống núi đi lập công danh.
Quỉ Cốc bảo Bàng Quyên đi hái một cành hoa đem vào đây để thầy đoán vận mạng cho. Bàng Quyên đi ra khỏi động, nhằm lúc khí Trời nóng nực, cây cối không ra hoa, chỉ thấy một bông hoa cỏ, liền nhổ lên cả gốc, toan đem trình thầy, bỗng nghĩ rằng bông hoa nầy mềm yếu và không đẹp nên ném xuống đất, rồi đi tìm hoa khác, nhưng không tìm được cành hoa nào, đành trở lại chỗ cũ, nhặt cành hoa đã bỏ lúc nảy, bỏ vào túi áo, rồi vào trình thầy rằng :
- Trong núi mùa nầy không có hoa.
- Không có hoa thì vật gì trong túi áo của ngươi đó ?
Bàng Quyên không giấu được, buộc phải đưa ra trình.
- Nhà ngươi có biết cái hoa nầy tên gì không ? Nó là hoa Mã Đâu Linh, mỗi lần nở 12 bông, ứng với số năm vẻ vang của ngươi. Hoa nầy hái ở Quỉ Cốc, thấy mặt Trời thì héo, bên chữ QUỈ ( ) có chữ ỦY ( ) thành chữ NGỤY ( ) , nhà ngươi xuất thân ở nước Ngụy. Sau nầy nhà ngươi vì việc lừa dối người mà bị người lừa dối lại. Vậy nên lấy điều đó mà răn mình. Ta có 8 chữ nầy, nhà ngươi khá nhớ : “ Gặp dê thì vinh, gặp ngựa thì hỏng.”
Bàng Quyên lạy thầy 2 lạy nói rằng :
- Lời giáo huấn của thầy, đệ tử hết lòng ghi nhớ.
Tôn Tẫn tiễn Bàng Quyên xuống chơn núi.
Bàng Quyên nói :
- Đệ cùng huynh kết nghĩa anh em, thề giàu sang cùng hưởng, khốn nàn cùng gánh. Chuyến đi nầy nếu đệ lập được công danh thì sẽ tiến cử huynh để cùng lập cơ nghiệp.
Hai người chia tay, Tôn Tẫn buồn rớm nước mắt, trở lên núi. Quỉ Cốc Tiên Sinh hỏi Tôn Tẫn :
- Ngươi bảo cái tài của Bàng Quyên làm được Đại Tướng không ?
- Nhờ ơn thầy dạy bảo đã lâu, lẽ nào Bàng Quyên không làm được Đại Tướng ?
- Không làm được, nhứt định không làm được.
Tôn Tẫn nghe thầy nói vậy thì lấy làm lạ nhưng không dám hỏi thầy lý do. Hôm sau, Quỉ Cốc bảo các học trò :
- Ban đêm, ta rất khó ngủ, ta rất ghét tiếng chuột kêu. Các trò phải luân phiên nhau thức mà đuổi chuột cho ta.
Các trò đều vâng lời, chia phiên thức gác. Tới phiên Tôn Tẫn, Tiên sinh lấy một quyển sách trao cho Tôn Tẫn nói :
- Đây là 13 thiên binh pháp của ông nội nhà ngươi tên là Tôn Võ Tử, xưa đem dâng cho vua Hạp Lư nước Ngô, nhờ đó mà Hạp Lư phá tan quân Sở. Hạp Lư giữ cuốn sách nầy làm gia bảo, bỏ vào hộp sắt, giấu vào cột Cô Tô Đài. Từ khi quân nước Việt đốt Cô Tô Đài, cuốn sách ấy mất tích luôn.Ta có chơi thân với ông nội ngươi, nên được xem sách ấy, ta nhớ và ghi lại, tự tay ta chú giải thêm nhiều điều bí mật trong cách hành binh. Ta chưa từng cẩu thả giao sách cho ai, nay thấy ngươi trung hậu, nên ta giao cho ngươi học, trong 3 ngày giao lại cho ta. Học cuốn sách nầy, khéo dùng thì làm lợi cho thiên hạ, không khéo dùng thì hại rất lớn. Bàng Quyên không là người tốt, nên ta không dạy.
Tôn Tẫn đem sách về phòng, ngày đêm nghiền ngẫm, trong 3 ngày thì nằm lòng. Ba ngày sau, Tôn Tẫn đem sách nộp cho thầy. Tiên Sinh theo từng thiên hỏi lại Tôn Tẫn, Tôn Tẫn đối đáp rất trôi chảy. Tiên Sinh mừng rỡ nói :
- Ngươi biết dung tâm như thế, Tỗ phụ ngươi dầu đã qua đời chắc rất vui lòng.
Nói về Bàng Quyên, xuống núi thẳng đến nước Ngụy, vào cầu quan Tướng Quốc Vương Thác. Vương Thác tiến cử Bàng Quyên lên vua Ngụy Huệ Vương. Khi Bàng Quyên vào chầu vua, gặp lúc nhà bếp dâng lên món thịt dê. Bàng Quyên mừng thầm vì nhớ lời thầy dặn , gặp dê thì vinh .
Bàng Quyên được Huệ Vương trọng dụng, lần lần phong lên đến chức Nguyên Soái, kiêm Quân Sư. Con trai là Bàng Anh, cháu là Bàng Thông, Bàng Mai đều được vua phong làm Tướng, cả nhà vinh hiển.
Lúc bấy giờ có Mặc Địch ghé Quỉ Cốc thăm bạn cũ là Vương Hủ (Quỉ Cốc Tiên sinh), Mặc Địch gặp Tôn Tẫn, đàm luận rất hợp ý, bèn bảo Tôn Tẫn :
- Anh học nghệ đã thành, sao không đi lập công danh ?
- Tôi có người bạn học là Bàng Quyên, đã ra làm quan ở nước Ngụy, có hẹn khi nào đắc chí sẽ tiến cử tôi, nên tôi đợi.
- Bàng Quyên đã làm Nguyên soái nước Ngụy, để tôi vì anh mà đến đó dọ ý Bàng Quyên thế nào ?
Mặc Địch từ giã Quỉ Cốc rồi đi vào nước Ngụy, nghe Bàng Quyên cậy tài, nói quá không biết thẹn, không có ý tiến cử Tôn Tẫn. Mặc Địch vào nói cho Huệ Vương rõ các việc. Huệ Vương liền đòi Bàng Quyên đến hỏi :
- Ta nghe nói Tôn Tẫn cùng học một thầy với Nguyên soái, lại được học riêng binh pháp bí truyền của Tôn Võ Tử, tài giỏi không ai bằng, sao Nguyên soái chẳng vì Quả nhân mà tiến cử người ấy đến giúp Trẫm.
- Tâu Bệ hạ, hạ thần không phải không biết tài của Tôn Tẫn, nhưng Tôn Tẫn là người nước Tề, nay làm quan nước Ngụy thì thế nào cũng liên lạc với Tề. Nay Bệ hạ muốn triệu Tôn Tẫn thì hạ thần xin viết thơ gọi đến.
Bàng Quyên ở vào thế buộc phải viết thơ gọi Tôn Tẫn, nhưng thâm tâm rất sợ Ngụy Vương trọng dụng Tôn Tẫn, bỏ rơi mình, nên thầm tính kế hại Tôn Tẫn.
Bàng Quyên viết thơ xong, Huệ Vương dùng xe Tứ Mã và đồ lễ long trọng, sai người đến Quỉ Cốc rước Tôn Tẫn.
Tôn Tẫn tiếp được thơ của Bàng Quyên, vội đem trình thầy. Tiên sinh bảo Tôn Tẫn đi hái một cành hoa để bói coi tốt xấu. Tôn Tẫn thấy bình hoa trên án có một cành hoa cúc, bèn đến rút lấy đem trình thầy, rồi đem cắm trở lại vào bình.
Tiên sinh đoán rằng : Cành hoa nầy bị bẻ, không hoàn hảo, nhưng tánh chịu rét, dẫu có bị tàn hại cũng không hề gì. Vả cắm trong bình, mọi người đều quí trọng, mà cái bình ấy lại là vàng đúc cùng một loại với chung đỉnh, chắc rồi sẽ có tiếng tăm lừng lẫy. Nhưng cành hoa nầy 2 lần cất nhắc lại cắm vào bình, vậy sự nghiệp của ngươi chưa thể đắc ý ngay được, mà kết cuộc sẽ làm nên ở quê mình. Vậy ta đổi tên cho, có thể mong tiến thủ được. Tên ngươi là TÂN ( ) , ta thêm một chữ NHỤC ( ) ở bên tả thành chữ TẪN ÂÁ , vậy tên của ngươi là Tôn Tẫn ( ) . (Tân là khách, Tẫn là bị chặt xương đầu gối) Tiên sinh đổi tên như thế là vì Tiên sinh biết trước học trò mình bị cái hoạ chặt chưn, nhưng không dám tiết lộ.
Khi Tôn Tẫn lạy thầy từ biệt, Thầy trao cho một bức cẩm nang, dặn kỹ khi nào gặp việc nguy cấp mới mở ra xem. Tôn Tẫn lạy tạ thầy lần nữa, rồi xuống núi, lên xe Tứ Mã thẳng đến nước Ngụy, tạm ở trong phủ của Bàng Quyên.
Bàng Quyên biết Tôn Tẫn tài giỏi hơn mình, sợ Ngụy Vương dùng Tôn Tẫn, bỏ rơi mình, nên Bàng Quyên, ngoài mặt giả đò anh em thân thiết, nhưng ngầm lập kế ám hại Tôn Tẫn. Bàng Quyên giả mạo chứng cớ, cáo buộc Tôn Tẫn tư thông nước Tề để hại nước Ngụy. Huệ Vương nghe lời sàm tấu của Bàng Quyên, bắt Tôn Tẫn chặt chưn và thích vào trán 4 chữ “ Tư Thông Ngoại Quốc ”.
Tôn Tẫn trở thành phế nhân, mỗi ngày chịu ơn Bàng Quyên cung cấp 3 bữa ăn. Bàng Quyên lại dùng thủ đoạn để gạt người bạn cũ chép 13 thiên binh pháp truyền lại cho mình.
Tôn Tẫn vì lầm gian kế của Bàng Quyên nên rất khổ sở, quá chán nãn cho tình người đen bạc, lại bị vết thươngchặt chưn hành hạ quá đau đớn, muốn tìm kế thoát thân, nhưng chưa biết phải làm sao, sực nhớ bức cẩm nang thầy ban cho, liền bí mật mở ra xem, thấy thầy đề 2 chữ : Giả điên.
Buổi chiều hôm ấy, khi mâm cơm đưa tới, Tôn Tẫn cầm đủa định ăn, bỗng làm ra dáng mê man, nôn oẹ, hồi lâu nổi giận giương mắt hét to lên rằng : Mày dùng thuốc độc hại ta, rồi hất đổ mâm cơm xuống đất, miệng lảm nhảm chửi hoài.
Bàng Quyên được lính hầu báo cho biết việc Tôn Tẫn nổi điên thì không tin, đến tận nơi xem xét và nhốt Tôn Tẫn vào chuồng heo, đem cơm đến cho ăn. Tôn Tẫn lại hét : “ Mày lại đem thuốc độc đến hại ta à ?” Nói rồi gạt mâm cơm đổ xuống đất. Tên lính hầu nhặt cơm cho chó ăn, lấy một cục bùn đưa Tôn Tẫn thì Tôn Tẫn liền lấy ăn ngay.
Bàng Quyên tin chắc Tôn Tẫn điên thật nên không lấy làm lo, dần dần thả lỏng Tôn Tẫn muốn đi đâu thì đi, nhưng ra lịnh cho người theo dõi, mỗi sáng phải trình báo cho biết Tôn Tẫn hiện đang ở đâu.
Bấy giờ Mặc Địch sang chơi nhà Điền Kỵ nước Tề. Có người học trò tên Cầm Hoạt ở nước Ngụy đến. Mặc Địch hỏi thăm Cầm Hoạt lúc nầy Tôn Tẫn có đắc ý không ? Cầm Hoạt thuật lại việc Tôn Tẫn bị chặt chưn và trở nên điên khùng.
Mặc Địch nói :
- Ta muốn tiến cử hắn nào ngờ lại thành ra hại hắn.
Mặc Địch liền nói rõ tài học của Tôn Tẫn cho Điền Kỵ nghe và việc Bàng Quyên ganh tài ám hại Tôn Tẫn, khuyên Điền Kỵ tìm cách rước Tôn Tẫn sang Tề. Điền Kỵ vào tâu với vua Tề là Tề Uy Vương. Uy Vương muốn đem binh đón Tôn Tẫn thì Điền Kỵ can, nói phải lập kế mới rước Tôn Tẫn được.
Uy Vương sai Thuần Vu Khôn sang Ngụy dâng trà, đem Cầm Hoạt đi theo giả làm kẻ hầu. Qua đến Ngụy, Cầm Hoạt bí mật đi tìm Tôn Tẫn, rồi mướn người khác giả làm Tôn Tẫn, đặng rước Tôn Tẫn thật về Tề.
Thuần Vu Khôn và Cầm Hoạt đưa được Tôn Tẫn ra khỏi nước Ngụy thì đi thẳng về Lâm Tri, có Điền Kỵ thân hành ra đón. Tề Uy Vương rất mừng, muốn phong Tôn Tẫn làm Quân Sư, nhưng Tôn Tẫn tâu rằng :
- Hạ thần chưa có chút công chi nên chưa dám nhận quan tước. Vả nếu Bàng Quyên biết thần làm quan cho Tề ắt lo đề phòng, chi bằng tạm giấu đi mới dễ bề hành động.
Uy Vương bằng lòng, cho Tôn Tẫn ở trong dinh Điền Kỵ, tôn là thượng khách.
Lúc đó, Ngụy Huệ Vương sai Bàng Quyên đi đánh nước Triệu để đòi đất Trung Sơn. Quân Triệu bị thua. Triệu Thành Hầu cầu Tề cứu viện. Tề Uy Vương định phong Tôn Tẫn làm Đại Tướng đem binh cứu Triệu. Tôn Tẫn tâu rằng :
- Hạ thần là kẻ tàn phế, nếu cho làm Đại Tướng e cho quân địch sẽ cười Tề không có tướng tài, chi bằng Đại Vương cử Điền Kỵ làm Tướng, và hạ thần bí mật theo giúp mưu kế.
Tề Uy Vương cử Điền Kỵ làm Đại Tướng, Tôn Tẫn làm Quân Sư bí mật ở trong xe, kéo đại binh cứu Triệu.
Điền Kỵ muốn đem quân thẳng đến Hàm Đan là kinh đô của Triệu. Tôn Tẫn nói : Tướng nước Triệu không đánh nổi Bàng Quyên, nên khi ta kéo quân đến đó thì Hàm Đan đã mất về tay quân Ngụy rồi, chi bằng ta cứ đóng quân giữa đường, rêu rao nói rằng ta đi đánh Tương Lăng của Ngụy. Huệ Vương lo sợ, ắt phải gọi Bàng Quyên trở về giữ Tương Lăng. Bấy giờ ta đón đánh Bàng Quyên thì thế nào cũng thắng.
Điền Kỵ y theo kế đó mà làm. Quả đúng như lời Quân Sư Tôn Tẫn, Bàng Quyên kéo binh về giữ Tương Lăng. Điền Kỵ bày binh theo cách của Tôn Tẫn, đánh Bàng Quyên một trận tơi bời, Bàng Quyên ban đêm chạy trốn về Ngụy.
Năm sau, Bàng Quyền cùng Thái Tử Thân đem binh đánh nước Hàn. Hàn sang cầu cứu Tề. Tề Uy Vương cử Điền Kỵ và Tôn Tẫn đi cứu Hàn.
Điền Kỵ muốn kéo quân đến nước Hàn. Tôn Tẫn nói :
- Không nên, trước kia ta cứu Triệu mà chưa hề đến Triệu, nay cứu Hàn cũng y theo kế hoạch đó. Cái thuật giải cứu Hàn là phải đánh vào nơi yếu trọng của Ngụy thì quân Ngụy tất phải kéo về. Cái kế ngày nay là phải đem binh thẳng đến kinh đô Ngụy thì mới cứu được Hàn.
Bàng Quyên đang thắng thế ở nước Hàn, nhưng Ngụy Huệ Vương ra lịnh cho Bàng Quyên phải tức tốc rút binh về đón đánh quân Tề đang thừa cơ kéo đến đánh kinh đô của Ngụy. Tôn Tẫn bày kế lừa Bàng Quyên. Quân Tề làm như sợ hãi khi biết Bàng Quyên kéo quân trở về Ngụy. Ban đầu làm 10 vạn bếp, sau đó rút quân như bỏ chạy, hôm sau làm 6 vạn bếp, hôm sau rút chạy nữa, chỉ còn làm 3 vạn bếp.
Bàng Quyên cho quân quan sát các bếp của quân Tề, cười lớn nói với Thái Tử Thân :
- Thật là hồng phúc của Ngụy Vương, quân Tề hèn nhát, vào đất Ngụy có 3 ngày mà binh sĩ bỏ trốn quá nửa. Kỳ nầy, Quyên sẽ bắt sống bọn Điền Kỵ để rửa cái hận Tương Lăng năm trước.
Nói xong, Bàng Quyên chọn 2 vạn tinh binh tiến gấp đánh quân Tề, còn đại binh từ từ đi sau.
Tôn Tẫn dọ biết tin đó, tính toán và dự kiến đoàn quân của Bàng Quyên sẽ đến Mã Lăng vào lúc tối. Đường Mã Lăng ở giữa hai trái núi có cây cối um tùm, rất dễ phục binh. Tôn Tẫn sai chặt cây ngã ngang để chẹn lối đi, chỉ chừa một cây to giữa đường, cho cạo sạch một một ô vuông vỏ cây ở phía Đông, rồi dùng than viết lên đó mấy chữ : “ Quân Sư Tôn bảo : Bàng Quyên chết tại cây nầy.”
Tôn Tẫn sai bộ tướng Viên Đạt, Độc Cô Trần, kén 5000 quân cung nỏ, mai phục 2 bên tả hữu Mã Lăng, dặn kỹ hễ nơi gốc cây có ánh lửa phát ra thì nhất tề nhắm vào đó bắn.
Lại sai Điền Anh dẫn 1 vạn quân mai phục cách Mã Lăng 3 dặm chẹn đường quân Ngụy.
Tôn Tẫn phân phát binh xong thì cùng Điền Kỵ dẫn binh còn lại lên đóng phía Bắc để dự bị tiếp ứng.
Bàng Quyên kéo binh đến Mã Lăng thì Trời vừa tối, thấy cây cối bị đốn ngã nằm ngổn ngang, cho rằng quân Tề sợ quân Ngụy đuổi theo kịp nên đốn cây cản đường như thế.
Bàng Quyên cho thu dọn cây cối, bỗng thấy có một cây giữa đường, gần nơi gốc đẽo trắng, có viết chữ nhưng Trời tối không thấy rõ. Bàng Quyên sai một tên lính châm lửa lên xem, Bàng Quyên đọc xong mấy chữ thì la lên :
- Ôi ! Ta mắc mưu thằng què rồi !
Vừa la xong thì có cả muôn mũi tên từ nỏ bắn ra, quân Ngụy chết thôi vô số. Bàng Quyên bị loạn tên trọng thương, liệu không thoát được, bèn rút kiếm tự đâm cổ chết.
Cuộc đời của Bàng Quyên đúng y như lời của Quỉ Cốc Tiên Sinh đã nói trước : Ngươi sẽ vì lừa người mà bị người lừa lại, gặp dê thì vinh, gặp ngựa thì hỏng. Bàng Quyên chết tại Mã Lăng. (Mã là ngựa).
Giết xong Bàng Quyên rồi, Tôn Tẫn xin với vua Tề cho về ẩn dật tu luyện ở núi Thạch Lư. Một năm sau, không còn ai biết Tôn Tẫn ở đâu nữa.
SƯU TẦM.

Mồng 5 Tết.



Cúng dường ngẫu nhiên một vài ngôi chùa đi ngang qua nhân ngày mồng Một đầu năm.
Người thì cho mượn tiền, cho cả lộc lì-xì cho cháu trai.
Chị gái thì giải nguy bằng đưa ra hồng bao (nhân vật nhí xuất hiện đột ngột)
Chúc tết (người lixi vừa nghe câu chúc vừa bỏ $ vào hồng bao:)

http://hoavouu.com/images/file/Yy7yW2Ax0QgQAIgn/luc-do-tap-kinh-0152.pdf

ƠN PHẬT

http://www.tuvienquangduc.com.au/DucPhat/16anphat.html

Phật tại thế thời ngã trầm luân
Kim đắc nhân thân Phật diệt độ
Áo não thử thân đa nghiệp chướng
Bất kiến Như Lai kim sắc thân.
Tạm dịch :
Khi Phật hiện đời con nổi trôi
Nay được thân người Phật diệt rồi
Buồn thay thân con nhiều nghiệp chướng
Chẳng thấy thân vàng Phật ở đời.

Phật tại thế thời con chơi-vơi
Con được thân này Phật qua rồi
Than ôi! Thân con nhiều nghịêp chướng
Chẳng thấy thân vàng Phật nơi nao.
Chẳng biết tự bao giờ, bài thơ ấy đã in sâu vào trong tâm khảm của tôi. Mỗi lần nhắc lại, tôi không sao tránh khỏi niềm cảm xúc trào dâng. Nửa thương cho người xưa, nửa buồn cho thân mình cũng nhiều nghiệp chướng, tại gia cha mẹ chia lìa, anh em phân tán, xuất gia quá đỗi muộn màng ! Vì sao ? 
Hồi ấy, quê tôi thuộc vùng biên địa, chùa chiền hiếm hoi, chung quanh đa phần là đạo Cao đài, xa thật xa mới có một ngôi chùa nhỏ, đơn độc mỗi vị Thầy cư trú, trên danh nghĩa ông Từ thắp hương hôm sớm, kinh điển chủ yếu tụng Huỳnh đình. Ngày 30 tháng 04 năm 1975, Cách mạng đổi đời, chùa được tiếp quản làm nơi hội họp. Tuy vậy, nhưng mẹ tôi vốn thích đi chùa, bà thường hay lui tới, giúp đỡ vài phần việc nho nhỏ cho Sư cô quản lý chùa. Còn tôi đi theo mà lòng chẳng hề cảm mến chùa. Có lẽ vì Đức Phật Thích-ca nhỏ quá … nên không gây cho tôi ấn tượng đặc biệt chăng ? Cho đến một hôm, tình cờ tôi phát hiện quyển LỊCH SỬ PHẬT THÍCH-CA trong tủ sách của dì. Ban đầu tôi chỉ đọc với tánh hiếu kỳ của đứa trẻ 13, muốn biết xem Đức Phật là vị như thế nào ? Dần dần cuộc đời Ngài thu hút tôi lúc nào không rõ. Quyển lịch sử ấy tôi đọc những ba lần, mỗi lần đọc tôi đều xúc động đến rơi nước mắt. Tôi thật sự cảm xúc trước đức hạnh và ý chí kiên cường của Đức Phật. Giữa cuộc đời giả trá bạc đen, nhân cách của con người được định bằng giai cấp, phẩm hàm địa vị. Thế mà đương thời là một Thái tử tài ba lỗi lạc, Đức Phật đã dứt khoát ra đi, khước từ sự sủng ái của vua cha, để lại hoàng cung vợ đẹp con xinh, dấn thân vào con đường khổ hạnh, mong tìm ra chân lý cứu khổ cho mình và cho nhân loại. 
Còn hình ảnh nào não nùng hơn, khi Thái tử ba lần vén màn từ biệt vợ thân yêu  
Ra đi rồi lại trở vào
Phút giây chia biệt dạt dào tình thương
Song đây tiếng vọng vô thường
Tình riêng gát lại chọn đường xuất gia. 
Nhẫn nhục trước ngàn cơn cám dỗ của lục trần, đại bi trước những lời thóa mạ, luôn "lấy kẻ chống nghịch làm người ngao du, coi sự thi ân như đôi dép bỏ, lấy xả lợi làm vinh hoa, lấy oan ức làm đà tiến thủ". Đức Phật đã từng bước vén bức màn vô minh cho nhân loại, ánh sáng trí huệ bừng lên, không chỉ cho toàn cõi Ấn Độ bấy giờ, mà mãi đến tận hôm nay, toàn thế giới cùng chung hưởng 
Trang sử đời Ngài đã khép lại nơi rừng Ta La Song Thọ cách đây hơn 2500 năm, nhưng đã để lại tất cả sự chân thành, gần gũi, thân thương. Từ đó, với lòng kính yêu Đức Phật, mến mộ con đường Ngài chỉ dạy, tôi thường xuyên đến chùa, theo mọi người tụng kinh sám hối, công quả, mong được tìm thấy hình ảnh Phật qua bóng dáng chư Tăng Ni, để củng cố cho tôi một niềm tin vững chắc trước khi quyết định đi theo con đường của Phật. Song, duyên may chưa đến cùng tôi lúc đó. Tôi đành nán lại đợi chờ, hàng mấy năm liền. 
Thế rồi, nhân duyên hội ngộ, từ phong cách thanh thoát, lời nói ôn hòa, cởi mở, rất rộng lượng khoan dung của vị thầy đầu tiên tôi tiếp xúc (giờ là đại sư huynh) đã thực sự cho tôi niềm tin : Đức Phật Thích-ca là vị Phật có thật trên cõi đời. Thầy sẵn sàng giải thích cho tôi nghe những hoài nghi của tôi về Đức Phật, về hạnh nguyện của Ngài, sẵn sàng hướng dẫn tôi vào Phật pháp, nhưng không bao giờ nói cho tôi biết những nẻo đường quanh co khúc khuỷu, những ngang trái "dò sông dò biển dễ dò". Có lẽ bấy giờ thầy sợ tôi thối thất Bồ-đề tâm chăng ? 
Hơn hai năm xuất gia ở chùa, cộng với bảy năm học nội trú ở trường Cơ bản, tất cả các vị Ân sư đã ân cần hướng dẫn cho tôi cách thức làm một hoa tiêu giỏi, để lái con thuyền của mình vượt sóng trùng dương, tránh những bẫy đá ngầm và cả những loài thủy quái. Tôi học thuộc lòng và nhớ tất cả như bản cửu chương thời cấp một. Thế nhưng, khi đối duyên xúc cảnh, chao ơi ! Không biết bao lần, con thuyền tâm của tôi chao đảo trước những lượn ba đào : Tham - sân - si đi kèm tám ngọn gió. Lúc ấy, tôi tự giận, dày vò, dằn vặt chính bản thân mình. Tôi càng rứt bỏ những phiền não tư hữu thì nó lại càng bám chặt. Trong si mê hỗn loạn, tôi đâu thể nào chấp nhận nó và tôi đồng nhất thể "Phiền não tức Bồ-đề" ? 
Sau mỗi lần sóng gió lặng yên, nhìn bức chân dung từ bi của Phật, tôi vô cùng hỗ thẹn … Ngày tháng trôi qua, tôi lần mò tự mình tháo gút. Rồi duyên lành đưa đẩy tôi vào lớp Huệ Quang, trong một buổi học, tình cờ nghe câu giảng "Phiền não là tự suy mình" từ Kinh Lục độ, tôi chợt bừng tỉnh mộng, lòng vui sướng khôn cùng. Bao năm qua cũng ngần ấy nội dung mà sao tôi không hiểu ? Giá như bây giờ, có ai hỏi vì sao tôi đi tu, chắc tôi chẳng biết đáp sao cho thỏa đáng. Nhưng điều duy nhất tôi có thể biết chắc chắn là, nếu ở ngoài đời tôi sẽ mãi mãi không cảm nhận được giá trị "Phiền não là tự suy mình". 
Kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo, kỷ niệm ngày tôi xuất gia tròn 10 năm, biết bao buồn vui đi qua trong tôi, dù có lúc hụt hẫng chơi vơi, nhưng Phật pháp đối với tôi mãi là niềm tin sáng ngời bất diệt. 
Lạy Đức Thế Tôn ! Con xin kính tạ ơn Ngài, đã mở đường chỉ lối cho con vào pháp nhân duyên, niềm tin sâu sắc nơi nhân quả. 
Con xin kính tạ ơn những bậc Thầy hướng đạo, đã dang rộng đôi tay từ ái bằng trí tuệ, bằng đức hạnh đưa con vào nẻo đường chánh kiến an vui.
Hướng về ngày Đức Phật thành đạo, mong sao muôn vạn sanh linh cùng gieo duyên Phật pháp. Người chưa gieo trồng hạt giống Phật xin hãy đến. Ai đã gieo rồi xin ngày thêm tăng trưởng. Và xin hãy nhớ : 
Khổ đau hay hạnh phúc
Dù tương đối trong đời
Nhưng vẫn đầy sức hút
Khiến người phải chơi vơi
Một phen bừng tỉnh mộng
Mới hay ta lạc loài
Dừng chân xoay trở lại
Phiền não tự mình thôi !

Linh Quy Pháp Ấn

Ngôi chùa trên mây đẹp khó tin ở Tây Nguyên - Linh Quy Pháp Ấn

Bella Dang * Ninh Cát Loan Châu

Bé Bella Dang, 6 tuổi, đệm đàn piano cho mẹ Ninh Cát Loan Châu hát bài Hương Xưa (Cung Tiến)

https://vnkings.com/tho-luc-bat-dac-diem-co-ban/dac-diem-tho-bon-chu-p6070.html


Mùa xuân đi rồi
Nhiều hoa vắng mặt
Như chị hoa đào
Ra đi trước nhất
Các chị thược dược
Hoa cúc hoa hồng
Thảy đều lần lượt
Theo bước mùa xuân
Chì còn hàng cây
Đung đưa theo gió....
TếHanh


Ông tiển ông tiên
Ông có đồng tiền
Ông dắt mang tai
Ông cài lưng khố
Ông ra chợ phố
Ông mua miếng trầu
Ông nhai chóp chép..


Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè nói ngược
Ngựa đua dưới nước
Tàu chạy trên bờ
Lên núi đặt lờ
Xuống sông bửa củi.

Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè nói ngược
Ngựa đua dưới nước
Tàu vút lên bờ
Lên núi đặt lờ
Xuống đồng bửa củi.

***
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè nói ngược
Ngựa đua dưới nước
Tàu múa trên bờ
Lên núi đặt lờ
Xuống đồi bửa củi.
http://test.thomay.vn/thomay/index.php?q=kiemtra