Con người ta có tám cái tật, sự việc có bốn cái đáng lo, điều đó không thể không xét được.
Không phải việc của mình mà mình làm, như vậy là lạm;
người ta không muốn nghe mà mình cứ cố khuyên bảo, như vậy là “nịnh”;
đoán trước ý người để làm vừa lòng người, như vậy là hót, siểm;
chẳng lựa phải trái [cứ nói theo ý người ta], như vậy là a dua;
thích vạch cái xấu của người, như vậy là gièm pha;
làm cho bạn bè người ta giận nhau, thân thích người ta xa nhau, như vậy là gây loạn (tặc);
khen kẻ gian trá, bài xích kẻ khác mình, như vậy là gian tà;
chẳng phân biệt tốt hay xấu, cứ dong nạp hết ngầm gợi điều người ta thích, như vậy là hiểm.
Tám tật ấy, ngoài thì làm loạn người khác, trong thì làm loạn cho bản thân, người quân tử không kết bạn với bọn người ấy, mà vua chúa không dùng họ làm bề tôi.
Bốn điều đáng lo là:
thích kinh doanh việc lớn, thay đổi chế độ cũ để cầu danh, như vậy là quá lạm (thao);
tự cho mình là thông minh mà chuyên quyền, xâm lấn người ta, chỉ theo ý mình, như vậy là tham;
biết lỗi mà không sửa, người can mà không nghe, lại còn làm điều ác hơn nữa, như vậy là lì (ngận);
đồng ý với mình thì khen, trái ý mình thì chê, như vậy là kiêu căng.
Chỉ người nào bỏ được tám tật và tránh được bốn điều đáng lo kể trên thì mới có thể dạy được.
(Ngư phủ - NHK)
LÒNG NGỜ VỰC
Cổ nhân dạy rằng:
- Gặp người đáng nói mà không nói là bỏ mất một người. Gặp người không đáng nói mà nói là làm phí mất lời nói.
Kẻ hậu sinh xin thêm:
- Gặp người không đáng nói mà nói, chẳng những làm phí mất lời nói, mà có khi còn rước mối hoạ vào thân.
Để chứng minh, xin kể chuyện " Tường đổ " chép trong sách Hàn Phi Tử. Chuyện rằng:
Nước Tống có người nhà giàu. Một hôm trời mưa, bờ tường nhà anh ta đổ. Đứa con nói :
- Thưa cha, không đắp ngay tường lại, kẻ trộm sẽ lén vào.
Người láng giềng thấy tường đổ cũng nói:
- Này bác, không đắp ngay tường lại, kẻ trộm sẽ lén vào.
Tường chưa kịp đắp, thì tối hôm ấy, người nhà giàu quả nhiên bị mất trộm. Anh ta khen đứa con thông minh, có tài tiên đoán, nhưng lại ngờ người láng giềng là kẻ gian phi.
Hàn Phi Tử bàn rằng:
- Cùng một câu nói, con nói thì khen là tinh khôn, láng giềng nói thì ngờ là trộm cắp! Tại sao thế? Chỉ tại con thì tình thâm, nên không có bụng ngờ, láng giềng là tình sơ, nên sinh ra ngờ vực. Bởi vậy, phận sơ mà nói câu thân, thì thế nào người nghe cũng đem lòng nghi hoặc.
Thật là lời nói của người đã thấu triệt nhân tâm.
Mà khi trong lòng đã sanh ra mối ngờ vực rồi thì vật ngoài đều theo lòng mà biến đổi. Bởi vì hễ tâm cảm nghĩ thế nào, thì trí liền tưởng tượng ngay một cảnh sắc thích hợp theo thế ấy. Như trường hợp anh chàng mất búa trong sách Liệt Tử.
Anh chàng ấy tên gì và ở thời nào, sách không chép rõ, mà chỉ chép rằng:
Anh chàng mất một lưỡi búa, ngờ cho đứa con nhà láng giềng trộm. Trông dáng hắn đi, anh chàng nhận thấy rõ ràng là dáng đứa ăn trộm búa. Nhìn vẻ mặt hắn, anh chàng nhận thấy rõ ràng là vẻ mặt đứa ăn trộm búa. Cho đến ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của hắn, không một tí gì, đối với anh chàng, là không tỏ ra một đứa ăn trộm búa cả.
Chẳng bao lâu, anh chàng bới trong hố, tình cờ tìm lại được lưỡi búa, thì hôm sau, trông đứa con nhà láng giềng, không thấy một tí gì giống đứa ăn trộm búa nữa.
Dường như là một câu chuyện ngụ ngôn, nhưng thật là đúng tâm lý của người muôn thuở. Và sự ngờ vực của anh chàng mất búa cũng như người nhà giàu có tường đổ kia, còn nằm yên trong lòng, nên kẻ bị ngờ vực không bị thiệt hại. Chớ lòng ngờ vực một khi không chịu nằm yên trong lòng, thì thế nào cũng đưa đến cho người bị ngờ vực một kết quả tai hại, không nhiều thì ít, chớ chẳng không.
Câu chuyện của Tào Tháo sau đây là một bằng chứng cụ thể:
Tào Tháo sau khi mưu giết Đổng Trác không thành, bèn quất ngựa chạy trốn. Chạy đến Tiêu Quận thì Tháo gặp viên tri huyện Trung Quân là Trần Cung. Cung tưởng Tháo là người trung nghĩa, liền bỏ chức xin theo. Hai người cùng nhau đến quận Trần Lưu là quê hương của Tào Tháo để mưu đồ đại sự.
Đi đặng ba ngày đến đất Thành Cao, trời vừa ngả tối, Tào Tháo chỉ một xóm rừng rậm, bảo Trần Cung:
- Trong nơi kia có người tên Ngũ Bá Xa là anh em bạn với cha tôi. Chúng ta hãy ghé vào đó, trước nghỉ chân, sau hỏi thăm tin mà luôn thể.
Trần Cung theo lời. Bá Xa mừng rỡ. Tào Tháo đem chuyện mình mưu giết Đổng Trác và việc gặp gỡ Trần Cung kể cho Bá Xa nghe. Bá Xa cảm khích, tạ ơn Trần Cung:
- Cháu tôi gặp được ngài thật là may mắn.
Đoạn mời Trần Cung và Tào Thào nằm nghỉ. Bá Xa vào nhà trong giây lâu rồi trở ra nói cùng Trần Cung:
- Trong nhà không sẵn rượu ngon. Tôi xin ra ngoài mua ít be về uống. Ngài chịu phiền ở nhà cũng cháu tôi.
Nói rồi, cỡi lừa ra đi.
Ở nhà, Trần Cung cùng Tào Tháo chợt nghe tiếng mài dao ở phía sau. Tháo sanh nghi bảo Trần Cung:
- Ngũ Bá Xa tuy quen đã lâu ngày, nhưng không phải chỗ chí thân. Công việc của chúng ta, y đã biết rồi thì việc xin đi mua rượu thật không đáng tin cho lắm. Chúng ta phải đề phòng.
Hai người bèn lén ra nhà sau rình nghe. Bỗng có tiếng hỏi:
- Ra tay chưa?
Liền có tiếng đáp:
- Hãy trói cho chặt rồi sẽ giết.
Tháo thất kinh bảo:
- Thôi, đích thị rồi! Nếu mình không ra tay trước thì tất phải mang hoạ.
Hai người bèn tuốt gươm thẳng vào nhà trong, gặp ai chém nấy, không luận nam nữ, cả thảy tám mạng. Đến chừng xuống bếp thấy một con heo bị trói, Trần Cung kinh hãi, nói:
- Mạnh Đức đa nghi quá! Đã giết lầm quá nhiều!
Tháo đáp:
- Đã lỡ rồi, có hối cũng vô ích. Chi bằng sớm lo thoát thân.
Hai người vội vã lên ngựa. Đi chưa được vài dặm thì gặp Bá Xa trở về, trước lừa đèo hai be rượu, tay cầm bó rau. Trong thấy khách, Bá Xa vội hỏi:
- Cháu và ngài đi đâu thế? Tôi đã bảo lũ trẻ làm thịt con heo đánh chén, cớ chi lại bỏ đi?
Tháo đáp:
- Cháu là người có tội, chẳng dám ở lâu.
Nói xong cùng Trần Cung thúc ngựa đi thẳng. Đi được một chặng. Tháo lại quay ngựa lại, chạy theo gọi Bá Xa. Nghe gọi Bá Xa dừng ngựa ngoảnh lại trông. Tháo chạy vụt tới, rút kiếm chém rơi đầu! Trần Cung thất sắc, hỏi:
- Khi ở nhà vì lầm mà chém, chứ bây giờ chém nữa là cớ làm sao?
Tháo đáp:
- Bá Xa về nhà thấy gia quyến chết nhiều, nóng lòng tất đuổi theo bắt chúng ta để làm tội.
Trần Cung phàn nàn:
- Đã biết người vô tội mà còn cố sát, thì thật là phi nghĩa!
Tháo biện bạch:
- Thà mình phụ người chớ đừng để người phụ mình.
Trần Cung làm thinh.
Hai người lặng lẽ đi trong ánh trăng mờ. Được vài dặm gặp quán, vào nghỉ. Tháo ngủ trước. Trần Cung ngồi than một mình:
- Tưởng hắn là người tốt, ta mới bỏ chức mà theo, ai dè lòng dạ độc ác hơn lang sói. Nếu chẳng sớm trừ đi thì ắt sẽ sanh hậu họa.
Bèn rút gươm toan hạ thủ. Nhưng lại hồi tâm, tự nhủ:
- Đã lầm theo hắn, giờ lại giết hắn thì còn gì phi nghĩa hơn! Âu là bỏ đi xứ khác vậy.
Trần Cung liền lên ngựa sang Đông quận. Tào Tháo thức dậy không thấy Trần Cung, nghĩ thầm:
- Nghe ta nói mấy lời, Trần Cung nghi ta là bất nhân nên bỏ ta. Ta phải xa gấp nơi này mới được.
Rồi không đợi trời sáng hối hả lên ngựa đi ngay.
Tánh đa nghị của Tào Tháo, về sau, còn làm hại rất nhiều người. Và họ Tào đã trở nên một nhân vật điển hình về tánh đa nghi và kết quả tai hại của sự ngờ vực.
Mà Tào Tháo hay nghi ngờ là vì trong lòng chất chứa những mưu gian. Rồi suy bụng ta ra bụng người, tưởng ai cũng như mình hết.
Tục ngữ có câu: " Một nghi mười ngờ, một ngờ mười tội ". Để tránh khỏi tội ngờ oan thì chúng ta cố giữ lòng cho thật chính.
Và như chúng ta đã thấy: bị ngờ thường là do lời nói không thích nghi.
Cho nên bọn chúng ta, nếu ai nấy đều lo chính tâm, đều lo cẩn ngôn, thì quanh ta tự nhiên không còn không khí ngờ vực nhiều khi làm cho chúng ta khó thở
( Những tấm gương xưa)
- Gặp người đáng nói mà không nói là bỏ mất một người. Gặp người không đáng nói mà nói là làm phí mất lời nói.
Kẻ hậu sinh xin thêm:
- Gặp người không đáng nói mà nói, chẳng những làm phí mất lời nói, mà có khi còn rước mối hoạ vào thân.
Để chứng minh, xin kể chuyện " Tường đổ " chép trong sách Hàn Phi Tử. Chuyện rằng:
Nước Tống có người nhà giàu. Một hôm trời mưa, bờ tường nhà anh ta đổ. Đứa con nói :
- Thưa cha, không đắp ngay tường lại, kẻ trộm sẽ lén vào.
Người láng giềng thấy tường đổ cũng nói:
- Này bác, không đắp ngay tường lại, kẻ trộm sẽ lén vào.
Tường chưa kịp đắp, thì tối hôm ấy, người nhà giàu quả nhiên bị mất trộm. Anh ta khen đứa con thông minh, có tài tiên đoán, nhưng lại ngờ người láng giềng là kẻ gian phi.
Hàn Phi Tử bàn rằng:
- Cùng một câu nói, con nói thì khen là tinh khôn, láng giềng nói thì ngờ là trộm cắp! Tại sao thế? Chỉ tại con thì tình thâm, nên không có bụng ngờ, láng giềng là tình sơ, nên sinh ra ngờ vực. Bởi vậy, phận sơ mà nói câu thân, thì thế nào người nghe cũng đem lòng nghi hoặc.
Thật là lời nói của người đã thấu triệt nhân tâm.
Mà khi trong lòng đã sanh ra mối ngờ vực rồi thì vật ngoài đều theo lòng mà biến đổi. Bởi vì hễ tâm cảm nghĩ thế nào, thì trí liền tưởng tượng ngay một cảnh sắc thích hợp theo thế ấy. Như trường hợp anh chàng mất búa trong sách Liệt Tử.
Anh chàng ấy tên gì và ở thời nào, sách không chép rõ, mà chỉ chép rằng:
Anh chàng mất một lưỡi búa, ngờ cho đứa con nhà láng giềng trộm. Trông dáng hắn đi, anh chàng nhận thấy rõ ràng là dáng đứa ăn trộm búa. Nhìn vẻ mặt hắn, anh chàng nhận thấy rõ ràng là vẻ mặt đứa ăn trộm búa. Cho đến ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của hắn, không một tí gì, đối với anh chàng, là không tỏ ra một đứa ăn trộm búa cả.
Chẳng bao lâu, anh chàng bới trong hố, tình cờ tìm lại được lưỡi búa, thì hôm sau, trông đứa con nhà láng giềng, không thấy một tí gì giống đứa ăn trộm búa nữa.
Dường như là một câu chuyện ngụ ngôn, nhưng thật là đúng tâm lý của người muôn thuở. Và sự ngờ vực của anh chàng mất búa cũng như người nhà giàu có tường đổ kia, còn nằm yên trong lòng, nên kẻ bị ngờ vực không bị thiệt hại. Chớ lòng ngờ vực một khi không chịu nằm yên trong lòng, thì thế nào cũng đưa đến cho người bị ngờ vực một kết quả tai hại, không nhiều thì ít, chớ chẳng không.
Câu chuyện của Tào Tháo sau đây là một bằng chứng cụ thể:
Tào Tháo sau khi mưu giết Đổng Trác không thành, bèn quất ngựa chạy trốn. Chạy đến Tiêu Quận thì Tháo gặp viên tri huyện Trung Quân là Trần Cung. Cung tưởng Tháo là người trung nghĩa, liền bỏ chức xin theo. Hai người cùng nhau đến quận Trần Lưu là quê hương của Tào Tháo để mưu đồ đại sự.
Đi đặng ba ngày đến đất Thành Cao, trời vừa ngả tối, Tào Tháo chỉ một xóm rừng rậm, bảo Trần Cung:
- Trong nơi kia có người tên Ngũ Bá Xa là anh em bạn với cha tôi. Chúng ta hãy ghé vào đó, trước nghỉ chân, sau hỏi thăm tin mà luôn thể.
Trần Cung theo lời. Bá Xa mừng rỡ. Tào Tháo đem chuyện mình mưu giết Đổng Trác và việc gặp gỡ Trần Cung kể cho Bá Xa nghe. Bá Xa cảm khích, tạ ơn Trần Cung:
- Cháu tôi gặp được ngài thật là may mắn.
Đoạn mời Trần Cung và Tào Thào nằm nghỉ. Bá Xa vào nhà trong giây lâu rồi trở ra nói cùng Trần Cung:
- Trong nhà không sẵn rượu ngon. Tôi xin ra ngoài mua ít be về uống. Ngài chịu phiền ở nhà cũng cháu tôi.
Nói rồi, cỡi lừa ra đi.
Ở nhà, Trần Cung cùng Tào Tháo chợt nghe tiếng mài dao ở phía sau. Tháo sanh nghi bảo Trần Cung:
- Ngũ Bá Xa tuy quen đã lâu ngày, nhưng không phải chỗ chí thân. Công việc của chúng ta, y đã biết rồi thì việc xin đi mua rượu thật không đáng tin cho lắm. Chúng ta phải đề phòng.
Hai người bèn lén ra nhà sau rình nghe. Bỗng có tiếng hỏi:
- Ra tay chưa?
Liền có tiếng đáp:
- Hãy trói cho chặt rồi sẽ giết.
Tháo thất kinh bảo:
- Thôi, đích thị rồi! Nếu mình không ra tay trước thì tất phải mang hoạ.
Hai người bèn tuốt gươm thẳng vào nhà trong, gặp ai chém nấy, không luận nam nữ, cả thảy tám mạng. Đến chừng xuống bếp thấy một con heo bị trói, Trần Cung kinh hãi, nói:
- Mạnh Đức đa nghi quá! Đã giết lầm quá nhiều!
Tháo đáp:
- Đã lỡ rồi, có hối cũng vô ích. Chi bằng sớm lo thoát thân.
Hai người vội vã lên ngựa. Đi chưa được vài dặm thì gặp Bá Xa trở về, trước lừa đèo hai be rượu, tay cầm bó rau. Trong thấy khách, Bá Xa vội hỏi:
- Cháu và ngài đi đâu thế? Tôi đã bảo lũ trẻ làm thịt con heo đánh chén, cớ chi lại bỏ đi?
Tháo đáp:
- Cháu là người có tội, chẳng dám ở lâu.
Nói xong cùng Trần Cung thúc ngựa đi thẳng. Đi được một chặng. Tháo lại quay ngựa lại, chạy theo gọi Bá Xa. Nghe gọi Bá Xa dừng ngựa ngoảnh lại trông. Tháo chạy vụt tới, rút kiếm chém rơi đầu! Trần Cung thất sắc, hỏi:
- Khi ở nhà vì lầm mà chém, chứ bây giờ chém nữa là cớ làm sao?
Tháo đáp:
- Bá Xa về nhà thấy gia quyến chết nhiều, nóng lòng tất đuổi theo bắt chúng ta để làm tội.
Trần Cung phàn nàn:
- Đã biết người vô tội mà còn cố sát, thì thật là phi nghĩa!
Tháo biện bạch:
- Thà mình phụ người chớ đừng để người phụ mình.
Trần Cung làm thinh.
Hai người lặng lẽ đi trong ánh trăng mờ. Được vài dặm gặp quán, vào nghỉ. Tháo ngủ trước. Trần Cung ngồi than một mình:
- Tưởng hắn là người tốt, ta mới bỏ chức mà theo, ai dè lòng dạ độc ác hơn lang sói. Nếu chẳng sớm trừ đi thì ắt sẽ sanh hậu họa.
Bèn rút gươm toan hạ thủ. Nhưng lại hồi tâm, tự nhủ:
- Đã lầm theo hắn, giờ lại giết hắn thì còn gì phi nghĩa hơn! Âu là bỏ đi xứ khác vậy.
Trần Cung liền lên ngựa sang Đông quận. Tào Tháo thức dậy không thấy Trần Cung, nghĩ thầm:
- Nghe ta nói mấy lời, Trần Cung nghi ta là bất nhân nên bỏ ta. Ta phải xa gấp nơi này mới được.
Rồi không đợi trời sáng hối hả lên ngựa đi ngay.
Tánh đa nghị của Tào Tháo, về sau, còn làm hại rất nhiều người. Và họ Tào đã trở nên một nhân vật điển hình về tánh đa nghi và kết quả tai hại của sự ngờ vực.
Mà Tào Tháo hay nghi ngờ là vì trong lòng chất chứa những mưu gian. Rồi suy bụng ta ra bụng người, tưởng ai cũng như mình hết.
Tục ngữ có câu: " Một nghi mười ngờ, một ngờ mười tội ". Để tránh khỏi tội ngờ oan thì chúng ta cố giữ lòng cho thật chính.
Và như chúng ta đã thấy: bị ngờ thường là do lời nói không thích nghi.
Cho nên bọn chúng ta, nếu ai nấy đều lo chính tâm, đều lo cẩn ngôn, thì quanh ta tự nhiên không còn không khí ngờ vực nhiều khi làm cho chúng ta khó thở
( Những tấm gương xưa)
GẶP QUỶ
Hoàn Công nước Tề đi săn ở ngoài đầm, có Quản Trọng theo hầu. Hoàn Công trông thấy quỉ, nắm tay Quản Trọng hỏi rằng: “Trọng phụ có thấy gì không?”.
Quản Trọng thưa: “Thần không thấy gì cả”.
Hoàn Công về nghe trong người khó chịu, như là mất vía, rồi sinh ốm, mấy hôm không ra triều.
Có người học trò tên là Cáo Ngao vào ra mắt nói rằng:
- Nhà vua đau, là tự mình làm ra cả chớ ma quỉ nào làm được! Phàm chưng khí tán mà không thu lại được, thì tinh thần suy yếu; cái khí ấy bốc lên trên, không thông xuống được, thì làm cho người ta hay giận dữ, cái khí ấy tụ ở dưới, không vận lên được thì làm cho người ta hay mê lú chóng quên, cái khí ấy không lên không xuống, kết ở giữa bụng thì sinh ra hoảng hốt.
Hoàn Công hỏi: “Thế nhưng có quỉ thực không ?”.
Cáo Ngao thưa: “Đất có thổ công, sông có hà bá, núi có sơn thần, bể có long vương, đầm có thứ quỉ gọi là uy di”.
Hoàn Công hỏi: “Hình dạng uy di thế nào?”.
Cáo Ngao thưa: “Quỉ uy di to như cái cối xe, dài như cái càng xe, mặc áo tía, đội mũ đỏ, tính hay sợ tiếng sấm, hễ nghe thấy thì đứng sững, hai tay ôm lấy đầu. Ai trông thấy rồi ... thì làm nên đến nghiệp bá vương
Hoàn Công vẫn có chí muốn làm bá, nghe nói hớn hở cười rằng: “Ấy ta trông thấy cũng như thế đấy”.
Nói đoạn sửa mũ, mặc áo, ngồi dậy, chưa hết một ngày bệnh đã khỏi tự bao giờ không biết.
Quản Trọng thưa: “Thần không thấy gì cả”.
Hoàn Công về nghe trong người khó chịu, như là mất vía, rồi sinh ốm, mấy hôm không ra triều.
Có người học trò tên là Cáo Ngao vào ra mắt nói rằng:
- Nhà vua đau, là tự mình làm ra cả chớ ma quỉ nào làm được! Phàm chưng khí tán mà không thu lại được, thì tinh thần suy yếu; cái khí ấy bốc lên trên, không thông xuống được, thì làm cho người ta hay giận dữ, cái khí ấy tụ ở dưới, không vận lên được thì làm cho người ta hay mê lú chóng quên, cái khí ấy không lên không xuống, kết ở giữa bụng thì sinh ra hoảng hốt.
Hoàn Công hỏi: “Thế nhưng có quỉ thực không ?”.
Cáo Ngao thưa: “Đất có thổ công, sông có hà bá, núi có sơn thần, bể có long vương, đầm có thứ quỉ gọi là uy di”.
Hoàn Công hỏi: “Hình dạng uy di thế nào?”.
Cáo Ngao thưa: “Quỉ uy di to như cái cối xe, dài như cái càng xe, mặc áo tía, đội mũ đỏ, tính hay sợ tiếng sấm, hễ nghe thấy thì đứng sững, hai tay ôm lấy đầu. Ai trông thấy rồi ... thì làm nên đến nghiệp bá vương
Hoàn Công vẫn có chí muốn làm bá, nghe nói hớn hở cười rằng: “Ấy ta trông thấy cũng như thế đấy”.
Nói đoạn sửa mũ, mặc áo, ngồi dậy, chưa hết một ngày bệnh đã khỏi tự bao giờ không biết.
( Trang Tử )
LỜI BÀN: Hoàn Công thấy quỉ sinh lo ngờ mà thành bệnh, sau có người nói thấy quỉ làm được nghiệp bá thì khỏi bệnh ngay. Thế mới biết có quỉ hay không có quỉ, quỉ hại mình hay lợi cho mình, cũng là tự tâm mình tưởng tượng ra cả, rồi yên trí như thế mà thôi. “Đau là tại mình, chớ quỉ nào làm?”. Câu Cáo Ngao nói thật là xác lý. Người mê muội thì nhiều mà người biết giải mê như Cáo Ngao thì chẳng được mấy người.
No comments:
Post a Comment