CHÚNG TA ĐẾN CÁI THẾ GIỚI NÀY ĐỂ LÀM GÌ CHỨ ? ĐỂ XEM TIVI, XEM PHIM, ĐỂ CA HÁT NHẢY MÚA, ĐỂ ĐỌC BÁO TẠP CHÍ, ĐỂ BẤM ĐIỆN THOẠI À ..? NHỮNG THỨ ẤY ĐỀU LÀ LỤC ĐẠO LUÂN HỒI ?
Chúng ta hãy bình tâm suy nghĩ thử xem, chúng ta đến thế giới này để làm gì chứ? Người hiện nay đều thích xem tivi, phim ảnh, ca hát, báo chí, tạp chí, họa san. Những thứ này đều là làm lục đạo luân hồi. Chúng chẳng can hệ gì đến chúng ta, nhất loạt đừng chạm đến những thứ đó, điều này phải biết.
Mỗi ngày tôi xem kinh Phật, mỗi ngày niệm A Di Đà Phật. Người trong nhà muốn xem tivi, cứ mắc kệ họ, nhưng hãy nên thường khuyên nhủ họ nếu họ ý thức được,... Tốt! Như thế nhà chúng ta sẽ không cần đến những thứ ấy nữa. Nếu họ không hồi tâm chuyển ý, vậy cứ để họ xem. Chúng ta đừng xem, bản thân mình đừng xem, chính mình ngày ngày niệm Phật. Đến lúc vãng sanh, biểu diễn cho mọi người thấy, họ sẽ tin ngay thôi. Đây là cách thức tốt nhất để độ chúng sanh “tôi làm ra tấm gương rồi, mọi người có thể làm được không?”. Vì thế, thông thường con người đều là bị hoàn cảnh xoay chuyển. Nhìn thấy những thứ này khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, sanh ra phiền não.
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
A DI ĐÀ PHẬT !
A DI ĐÀ PHẬT !
Không hóa giải được oán hận, chẳng những chướng ngại chúng ta khai ngộ, nó còn chướng ngại chúng ta vãng sanh. Bởi thế hai bên đều đau khổ, sao phải vậy? Hiểu được đạo lý này, người không thích ta, ta càng cung kính họ.
Người hủy báng ta, phê bình ta, hãm hại ta, bất luận là thị phi đúng sai, họ sai tôi đúng, không quan tâm những điều đó. Tất cả đều dùng tâm chân thành đối đãi, như vậy mới mở được nút thắt này.
Nếu trốn tránh vì ngại, bản thân biết sai nhưng không dám thừa nhận, vì vấn đề sĩ diện. Thôi được, vì sĩ diện, vậy thì tương lai vào trong ba đường ác để chịu tội. Vì sao đọa vào ba đường ác? Chưa vứt bỏ sĩ diện, thiệt thòi rất lớn.
***
Một hiện tượng phổ biến trong dân gian là siêu độ, chúng ta luôn hy vọng siêu độ người nhà, quyến thuộc đã mất [được sanh] về một nơi tốt đẹp thì mới an tâm. Tìm người nào đến siêu độ? Phải tìm người thật sự tu hành, người có công phu tu hành thì mới có năng lực siêu độ. Công phu là gì? Thưa cùng chư vị, Giới, Định, Huệ là công phu. Chẳng có công phu ấy thì đều là giả, đều chẳng trông cậy được!
Chúng ta niệm một bộ kinh hồi hướng cho người ta, quý vị có phải là tâm chân thành niệm bộ kinh ấy hay không? Tâm chân thành là gì? Niệm bộ kinh ấy từ đầu đến cuối, trong tâm chẳng có một tạp niệm. Nếu dấy lên một vọng tưởng, công phu của quý vị đã bị phá hoại. Một vọng niệm chẳng có thì được! Quý vị nói xem: Chúng ta làm Phật sự Tam Thời Hệ Niệm, trong những người tham gia đông đảo ngần ấy, có được một hai người chẳng khởi một vọng niệm đối với nghi thức Hệ Niệm hay không? Pháp hội ấy thành công, không nhất định do chủ pháp hòa thượng. Chủ pháp hòa thượng khởi vọng tưởng, nhưng trong những người tham gia, chỉ cần có một người chẳng dấy vọng tưởng, pháp hội ấy thành công do dựa vào công đức của một người ấy! Nếu pháp hội ấy rất đông người, mà chẳng có được một người nào như vậy, công đức ấy sẽ chẳng hoàn chỉnh, bị giảm bớt rất lớn. Chúng ta phải hiểu đạo lý này!
Quý vị thấy trong sách Liễu Phàm Tứ Huấn đã nêu một thí dụ: Đạo sĩ vẽ bùa. Đạo bùa ấy vẽ rất linh, dán ở cửa, quỷ thần đều chẳng dám bước vào, thật sự thiêng! Vì sao? [Để vẽ] đạo bùa ấy, người đó sau khi vạch một nét [đầu tiên] bèn một mực vẽ cho đến lúc xong xuôi, chẳng có một vọng niệm, đạo bùa ấy bèn linh. Nếu có một vọng niệm, đạo bùa ấy chẳng linh. Vì lẽ đó, vẽ bùa phải được thường xuyên luyện tập. Luyện rất nhuần nhuyễn, động tác rất nhanh, rất nhanh thì thời gian vẽ ngắn ngủi, dễ dàng chẳng khởi vọng niệm, thời gian dài bèn khó hơn. Khó hơn [mà làm được] thì hiệu quả càng to. Chúng ta hiểu nguyên lý sau đây: “Thành tắc linh”. Niệm chú cũng giống như vậy! Vì sao người ta nói chú Lăng Nghiêm công đức to lớn? Chẳng sai! Chú Lăng Nghiêm dài, mấy ngàn chữ. Niệm chú xong, ước chừng phải mất hai mươi phút, không khởi một vọng niệm, công phu ấy to lắm! Quý vị niệm chú Vãng Sanh chẳng khởi vọng niệm, dễ dàng! Chú Lăng Nghiêm chẳng dễ dàng, đều do đạo lý này. Công đức niệm kinh càng thù thắng hơn nữa, kinh còn dài hơn chú. Đơn giản nhất là một câu Phật hiệu “A Di Đà Phật” bốn chữ. Trong bốn chữ ấy, chẳng có vọng niệm khá dễ dàng! Nhưng bảo quý vị niệm một chuỗi, chúng ta lần tràng hạt niệm một trăm lẻ tám câu. Trong một trăm lẻ tám câu ấy, chẳng có một vọng niệm, đó là công phu! Nếu quý vị niệm mười chuỗi, đối với một ngàn lẻ tám mươi câu Phật hiệu, trong ấy chẳng dấy lên một vọng niệm, công phu đấy! Dùng điều này để hồi hướng, quý vị hồi hướng công đức ấy cho người chết, họ sẽ thật sự được lợi ích. Tuyệt đối chẳng phải là ta niệm một bộ kinh bèn có thể siêu độ họ, niệm bao nhiêu biến chú bèn có thể siêu độ! Chẳng phải là như vậy, quý vị đã hiểu sai ý nghĩa! Dùng tâm chân thành để niệm. Tâm chân thành là không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn. Chúng ta hiểu đạo lý này, liễu giải chân tướng sự thật, sẽ chẳng bị kẻ khác lừa gạt. Quý vị thỉnh người đến siêu độ cho người nhà, quyến thuộc của chính mình, hãy ở bên cạnh quan sát, kẻ ấy có thành ý hay không, quý vị có thể nhìn ra. Vì vậy, chẳng có công phu chân thật, làm sao có thể siêu độ chúng sanh?
PS. TỊNH KHÔNG.
TỤNG KINH, NIỆM CHÚ, NIỆM PHẬT ĐỂ HỒI HƯỚNG SIÊU ĐỘ CHO NGƯỜI NHÀ. PHẢI TỤNG NIỆM NHƯ THẾ NÀO MỚI HIỆU QUẢ?. MỜI PHÁP SƯ CŨNG KHÔNG CHẮC CHẮN....
Một hiện tượng phổ biến trong dân gian là siêu độ, chúng ta luôn hy vọng siêu độ người nhà, quyến thuộc đã mất [được sanh] về một nơi tốt đẹp thì mới an tâm. Tìm người nào đến siêu độ? Phải tìm người thật sự tu hành, người có công phu tu hành thì mới có năng lực siêu độ. Công phu là gì? Thưa cùng chư vị, Giới, Định, Huệ là công phu. Chẳng có công phu ấy thì đều là giả, đều chẳng trông cậy được!
Chúng ta niệm một bộ kinh hồi hướng cho người ta, quý vị có phải là tâm chân thành niệm bộ kinh ấy hay không? Tâm chân thành là gì? Niệm bộ kinh ấy từ đầu đến cuối, trong tâm chẳng có một tạp niệm. Nếu dấy lên một vọng tưởng, công phu của quý vị đã bị phá hoại. Một vọng niệm chẳng có thì được! Quý vị nói xem: Chúng ta làm Phật sự Tam Thời Hệ Niệm, trong những người tham gia đông đảo ngần ấy, có được một hai người chẳng khởi một vọng niệm đối với nghi thức Hệ Niệm hay không? Pháp hội ấy thành công, không nhất định do chủ pháp hòa thượng. Chủ pháp hòa thượng khởi vọng tưởng, nhưng trong những người tham gia, chỉ cần có một người chẳng dấy vọng tưởng, pháp hội ấy thành công do dựa vào công đức của một người ấy! Nếu pháp hội ấy rất đông người, mà chẳng có được một người nào như vậy, công đức ấy sẽ chẳng hoàn chỉnh, bị giảm bớt rất lớn. Chúng ta phải hiểu đạo lý này!
Quý vị thấy trong sách Liễu Phàm Tứ Huấn đã nêu một thí dụ: Đạo sĩ vẽ bùa. Đạo bùa ấy vẽ rất linh, dán ở cửa, quỷ thần đều chẳng dám bước vào, thật sự thiêng! Vì sao? [Để vẽ] đạo bùa ấy, người đó sau khi vạch một nét [đầu tiên] bèn một mực vẽ cho đến lúc xong xuôi, chẳng có một vọng niệm, đạo bùa ấy bèn linh. Nếu có một vọng niệm, đạo bùa ấy chẳng linh. Vì lẽ đó, vẽ bùa phải được thường xuyên luyện tập. Luyện rất nhuần nhuyễn, động tác rất nhanh, rất nhanh thì thời gian vẽ ngắn ngủi, dễ dàng chẳng khởi vọng niệm, thời gian dài bèn khó hơn. Khó hơn [mà làm được] thì hiệu quả càng to. Chúng ta hiểu nguyên lý sau đây: “Thành tắc linh”. Niệm chú cũng giống như vậy! Vì sao người ta nói chú Lăng Nghiêm công đức to lớn? Chẳng sai! Chú Lăng Nghiêm dài, mấy ngàn chữ. Niệm chú xong, ước chừng phải mất hai mươi phút, không khởi một vọng niệm, công phu ấy to lắm! Quý vị niệm chú Vãng Sanh chẳng khởi vọng niệm, dễ dàng! Chú Lăng Nghiêm chẳng dễ dàng, đều do đạo lý này. Công đức niệm kinh càng thù thắng hơn nữa, kinh còn dài hơn chú. Đơn giản nhất là một câu Phật hiệu “A Di Đà Phật” bốn chữ. Trong bốn chữ ấy, chẳng có vọng niệm khá dễ dàng! Nhưng bảo quý vị niệm một chuỗi, chúng ta lần tràng hạt niệm một trăm lẻ tám câu. Trong một trăm lẻ tám câu ấy, chẳng có một vọng niệm, đó là công phu! Nếu quý vị niệm mười chuỗi, đối với một ngàn lẻ tám mươi câu Phật hiệu, trong ấy chẳng dấy lên một vọng niệm, công phu đấy! Dùng điều này để hồi hướng, quý vị hồi hướng công đức ấy cho người chết, họ sẽ thật sự được lợi ích. Tuyệt đối chẳng phải là ta niệm một bộ kinh bèn có thể siêu độ họ, niệm bao nhiêu biến chú bèn có thể siêu độ! Chẳng phải là như vậy, quý vị đã hiểu sai ý nghĩa! Dùng tâm chân thành để niệm. Tâm chân thành là không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn. Chúng ta hiểu đạo lý này, liễu giải chân tướng sự thật, sẽ chẳng bị kẻ khác lừa gạt. Quý vị thỉnh người đến siêu độ cho người nhà, quyến thuộc của chính mình, hãy ở bên cạnh quan sát, kẻ ấy có thành ý hay không, quý vị có thể nhìn ra. Vì vậy, chẳng có công phu chân thật, làm sao có thể siêu độ chúng sanh?
PS. TỊNH KHÔNG.
NIỆM PHẬT TỚI MỨC KHÔNG CÓ MẢY MAY MỘT VỌNG NIỆM NÀO, CHỈ CÒN MỘT CÂU A DI ĐÀ PHẬT, THÌ LÚC ĐÓ TAM TẠNG MƯỜI HAI BỘ KINH MÀ THẾ TÔN SUỐT 49 NĂM THUYẾT PHÁP ĐỀU LÀ DƯ THỪA !
Pháp môn Tịnh Ðộ, một pháp môn hiện bày bốn chữ “tiện lợi dễ dàng” một cách rõ rệt. Nếu quý vị không hiểu được những lý luận trong kinh cũng không thành vấn đề, cũng vẫn có thể thành tựu.
Nếu bảo “không cần hiểu nghĩa lý trong kinh, chỉ một lòng thành tâm niệm Phật mà có thể thành tựu”, vậy thì tôi vẫn phải giảng kinh thuyết pháp nữa để làm gì? Sở dĩ tôi vẫn phải mỗi ngày thuyết giảng không ngừng, đem những lời hay ý đẹp của đức Thế Tôn ra nói là mong quý vị hiểu, mong quý vị giác ngộ. Bởi quý vị đây không đủ phước báo, suốt ngày vọng tưởng, suy nghĩ lung tung.
Vậy thì ai là người có đủ phước báo? Là những người thật thà, chất phác, suốt ngày chỉ ôm giữ một câu A Di Ðà Phật, việc gì cũng không nghĩ tưởng. Do đó, công phu niệm Phật của quý vị khi đã đến mức không còn mảy may vọng niệm, chỉ còn một câu A Di Ðà Phật, thì lúc đó Tam Tạng mười hai bộ kinh điển, mà Thế Tôn suốt 49 năm thuyết pháp đều là dư thừa. Quý vị cũng không cần đến nghe tôi giảng giải nữa.
Cho nên Phật độ chúng sanh, có hai hạng người dễ độ nhất:
- Một là những người thượng căn lợi trí, vừa nghe qua liền thông đạt, liễu ngộ, dứt sạch vọng niệm.
- Hai là những người thật thà ngu dốt, họ không cần tìm hiểu nhiều, bảo họ niệm Phật là họ cứ ngoan ngoãn, thật tình chấp trì, không nghĩ tưởng điều gì ngoài niệm Phật.
Thứ ba là những người lưng chừng thích “khiêng vác” ôm đồm, tìm hiểu suy nghĩ lung tung. Quý vị biết không, chúng ta thuộc loại người thứ ba này đó, loại người nhiều rắc rối. Cho nên đức Thế Tôn suốt 49 năm khó nhọc, mỗi ngày không ngừng nói pháp cũng vì những người nhiều rắc rối như chúng ta. Ngài phải đem pháp ly ác giảng nói tỉ mỉ ra cho chúng ta.
Mong rằng sau khi quý vị đã hiểu rõ rồi thì phải biết buông xả, không có vọng niệm là người có đại phước báo, tuyệt đối không phải có nhiều tiền tài, có địa vị cao. Người có địa vị, tiền tài tuy được hưởng thụ đời sống vật chất, hưởng độ vài ba năm, sau khi chết rồi sẽ ra sao? Tam đồ, lục đạo phải chịu luân hồi, như thế có phải là phước đâu? Nếu tâm không chút vọng tưởng, suốt ngày chỉ tưởng câu A Di Ðà Phật, người này chỉ vài năm sau là đã thành Phật được rồi.
Hiểu được như thế, quý vị mới biết công đức niệm Phật thật vô cùng thù thắng, không gì sánh bằng. Ðức Thế Tôn sở dĩ phải bày ra phương tiện nói ba thừa, chỉ vì muốn dẫn độ chúng sanh mà thôi. Mục đích duy nhất của Ngài là mong chúng ta một đời có thể thành Phật.
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
A DI ĐÀ PHẬT
Pháp môn Tịnh Ðộ, một pháp môn hiện bày bốn chữ “tiện lợi dễ dàng” một cách rõ rệt. Nếu quý vị không hiểu được những lý luận trong kinh cũng không thành vấn đề, cũng vẫn có thể thành tựu.
Nếu bảo “không cần hiểu nghĩa lý trong kinh, chỉ một lòng thành tâm niệm Phật mà có thể thành tựu”, vậy thì tôi vẫn phải giảng kinh thuyết pháp nữa để làm gì? Sở dĩ tôi vẫn phải mỗi ngày thuyết giảng không ngừng, đem những lời hay ý đẹp của đức Thế Tôn ra nói là mong quý vị hiểu, mong quý vị giác ngộ. Bởi quý vị đây không đủ phước báo, suốt ngày vọng tưởng, suy nghĩ lung tung.
Vậy thì ai là người có đủ phước báo? Là những người thật thà, chất phác, suốt ngày chỉ ôm giữ một câu A Di Ðà Phật, việc gì cũng không nghĩ tưởng. Do đó, công phu niệm Phật của quý vị khi đã đến mức không còn mảy may vọng niệm, chỉ còn một câu A Di Ðà Phật, thì lúc đó Tam Tạng mười hai bộ kinh điển, mà Thế Tôn suốt 49 năm thuyết pháp đều là dư thừa. Quý vị cũng không cần đến nghe tôi giảng giải nữa.
Cho nên Phật độ chúng sanh, có hai hạng người dễ độ nhất:
- Một là những người thượng căn lợi trí, vừa nghe qua liền thông đạt, liễu ngộ, dứt sạch vọng niệm.
- Hai là những người thật thà ngu dốt, họ không cần tìm hiểu nhiều, bảo họ niệm Phật là họ cứ ngoan ngoãn, thật tình chấp trì, không nghĩ tưởng điều gì ngoài niệm Phật.
Thứ ba là những người lưng chừng thích “khiêng vác” ôm đồm, tìm hiểu suy nghĩ lung tung. Quý vị biết không, chúng ta thuộc loại người thứ ba này đó, loại người nhiều rắc rối. Cho nên đức Thế Tôn suốt 49 năm khó nhọc, mỗi ngày không ngừng nói pháp cũng vì những người nhiều rắc rối như chúng ta. Ngài phải đem pháp ly ác giảng nói tỉ mỉ ra cho chúng ta.
Mong rằng sau khi quý vị đã hiểu rõ rồi thì phải biết buông xả, không có vọng niệm là người có đại phước báo, tuyệt đối không phải có nhiều tiền tài, có địa vị cao. Người có địa vị, tiền tài tuy được hưởng thụ đời sống vật chất, hưởng độ vài ba năm, sau khi chết rồi sẽ ra sao? Tam đồ, lục đạo phải chịu luân hồi, như thế có phải là phước đâu? Nếu tâm không chút vọng tưởng, suốt ngày chỉ tưởng câu A Di Ðà Phật, người này chỉ vài năm sau là đã thành Phật được rồi.
Hiểu được như thế, quý vị mới biết công đức niệm Phật thật vô cùng thù thắng, không gì sánh bằng. Ðức Thế Tôn sở dĩ phải bày ra phương tiện nói ba thừa, chỉ vì muốn dẫn độ chúng sanh mà thôi. Mục đích duy nhất của Ngài là mong chúng ta một đời có thể thành Phật.
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
A DI ĐÀ PHẬT
No comments:
Post a Comment