Ông có trên một trăm tác phẩm (có nguồn ghi 119 tác phẩm), nhiều quyển rất đáng chú ý, như:
- Truyện đời xưa
- Abrégé de grammaire annamite (Tóm lược ngữ pháp An Nam)
- Kim Vân Kiều (bản phiên âm ra chữ quốc ngữ đầu tiên)
- Tiểu giáo trình Địa lý Nam Kỳ
- Ký ức lịch sử Sài Gòn và vùng phụ cận
- Cours de langue annamite (Bài giảng ngôn ngữ An Nam)
- Voyage au Tonkin en 1876 (Chuyến đi ra Bắc Kỳ năm Ất Hợi, 1786)
- Guide de la conversation annamite (Hướng dẫn đàm thoại An Nam)
- Phép lịch sự An Nam (Les convenances et les civilités annamites)
- Lục súc tranh công
- Cours de la langue mandarine ou des caractères chinois (Bài giảng tiếng quan thoại hay chữ Trung Quốc)
- Cours d'histoire annamite (Bài giảng lịch sử An Nam)
- Dư đồ thuyết lược (Précis de géographie)
- Đại Nam tam thập nhất tỉnh thành đồ
- Cours de littérature annamite (Bài giảng văn chương An Nam)
- Cours de géographie générale de l'Indochine (Bài giảng địa lý tổng quát Đông Dương)
- Đại Nam tam thập nhứt tỉnh địa đồ
- Grand Dictionnaire Annamite-Français (Đại tự điển An Nam-Pháp), v.v...[11]
Ở cuối thế kỷ 19, học giả Pháp tên là Jean Bouchot đã gọi Trương Vĩnh Ký là "một nhà bác học duy nhất ở Đông Dương và cho đến ở nước Trung Hoa hiện đại nữa." Ngoài ra, ông này còn viết:
- Ta phải xem đời của cụ Trương Vĩnh Ký là một bài học và một gương tốt cho ta. Một bài học vì, vì ta thấy người dân hoàn toàn Nam Kỳ ấy sánh kịp với các nhà thông thái xứng đáng nhất của Âu châu trong đủ ngành khoa học...[16]
Trích thêm một vài nhận xét:
- Học giả Vương Hồng Sển:
- Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của là ba ông minh triết bảo thân, gần bùn mà chẳng nhuốm mùi bùn, không ham "đục nước béo cò" như ai, chỉ say đạo lý và học hỏi, sống đất Tào mà lòng giữ Hán, thác không tiếng nhơ, thấy đó mà mừng thầm cho nước nhà những cơn ba đào sóng gió còn hiếm người xứng danh học trò cửa Khổng[17].
- Nhà văn Sơn Nam:
- Ông Trương Vĩnh Ký từ khi đỗ đạt cho đến khi mất vẫn tỏ ra thân Pháp. Tuy nhiên, người ở miền Nam không bao giờ khinh rẻ ông. Ông không gia nhập Pháp tịch; trước khi mất, ông biết thân phận của người học giả sống trong thời kỳ khó khăn...Ông này khi sanh tiền tuy là nhà nước tin cậy mặc dầu chớ chẳng hề ỷ thế mà hại quê hương, chỉ vẽ cho các quan Lang sa biết phong tục lễ nghĩa của con nhà An Nam, cho khỏi chỗ mích lòng nhau, làm cho mẹ gà phải thương con vịt. Đêm ngày lo đặt sách này dịch sách kia cho kẻ hậu sinh dễ học. Thiệt là quan thầy của cả và Nam Kỳ...
- Ngoài những tác phẩm biên khảo mang tính cách bác học, ông Trương vĩnh Ký còn chú ý đến độc giả bình dân, lời văn theo lời ăn tiếng nói thông dụng lúc bây giờ. "Chuyện đời xưa" của ông cùng là "Chuyện giải buồn" của Huỳnh Tịnh Của hãy còn được nhắc nhở[18].
- Giáo sư Thanh Lãng:
- Trương Vĩnh Ký không đạo mạo, không đài các, không cao kỳ; ông trai trẻ hơn, ông mới hơn...Và nhờ ông, câu văn Việt được giải phóng khỏi những xiềng xích chữ Hán. Chủ trương của ông chính là "cách nói tiếng An Nam ròng" và viết "trơn tuột như lời nói". Nếu đem phân tích theo ngữ pháp thì thấy lôi thôi, nhưng so với văn xuôi khác ra đời sau ông 20, 30 năm, văn ông vẫn còn hay hơn, mạch lạc khúc chiết hơn [19].
- Giáo sư Nguyễn Huệ Chi:
- Những biên soạn của Trương Vĩnh Ký đã có những đóng góp quan trọng cho một số ngành khoa học đương thời, nhất là khoa ngôn ngữ học và khoa học lịch sử… Các sáng tác của Trương cũng nói lên ít nhiều cá tính một con người cần mẫn trong công việc, có cái nhìn tinh tế và óc tò mò trước sự vật, nhiều lúc có khả năng hài hước hóa mọi chuyện ở đời...[20]
- Nhà nghiên cứu Lê Thanh:
- Ông là người, từ nhỏ được giáo dục theo phương pháp Âu Tây, khi trưởng thành theo giúp việc người Pháp, thế mà bằng hữu viết thư giục ông, ông không nghe, vẫn khăng khăng từ chối để suốt đời được giữ bộ quần áo Việt Nam và suốt đời là một người Việt Nam thuần túy[21].
- Nhà nghiên cứu Huỳnh Minh: Nếu cụ Võ Trường Toản là "Hậu tổ" của Nho học ở đất Gia Định thì cụ Trương Vĩnh Ký là bậc tiền hiền của chữ quốc ngữ trong toàn cõi đất Việt [22].
- Nhà văn Vũ Ngọc Phan:
- Trong số những sách dịch thuật, khảo cứu và sáng tác của ông, người ta thấy chỉ những sách khảo cứu của ông là có giá trị hơn cả...Người ta thấy ông rõ là một nhà bác học có óc tổ chức và có phương pháp...[23].
- Học giả Nguyễn Văn Tố tóm tắt sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký gọn trong 3 tiếng Bác học, Tâm thuật, Khiêm tốn[24]
No comments:
Post a Comment