http://66.254.41.11/HieuGiang/Data/PDF/TruyenCoPhatGiao_ThichMinhChieu.pdf
Ðời Người Trong Một Câu ! ! ! Nhà vua ấy, ngay từ lúc lên ngôi báu đã giao cho một viên đại thần cái trọng trách sưu tầm dưới các bầu trời xa lạ những tinh hoa rải rác trong vũ trụ và những triết lý của cuộc đời. Ý cửu trùng muốn thu nhập những cái hay ở đời để dựng một nguyên tắc trị dân. Ba mươi năm trời đã qua, vị thanh niên anh tuấn nấy, chờ đợi tóc đã điểm bạc. Lễ khánh thọ ngũ tuần đã cử hành long trọng trong Hoàng cung. Lúc ấy quan đại thần cũng về với đoàn lạc đà, bốn vó trắng bụi đàng xa, và trên lưng chất hơn nghìn sách quý mà vị đại thần đã có công kết tập. “Trẫm đã nhiều tuổi rồi, tinh hoa của trời đất nhiều đến thế. Trẫm làm sao xem hết. Khanh mang về rút ngắn lại cho trẫm đủ thời giờ xem.” Ðoàn lạc đà lại chở những pho sách đi và mười năm sau nữa, bộ sách rút ngắn lại còn năm trăm quyển được dâng lên ngự lãm: Nhà vua vuốt chòm râu bạc phau ngần ngại phán: “Hãy còn nhiều quá. Tuổi trẫm đã lớn, đọc sao cho kịp. Khanh chịu khó về gạn lọc một lần nữa những tư tưởng huyền diệu trong ấy”. Viên đại thần tận trung không hề nghĩ đến số năm tháng đã tàn tạ trên đầu, lui về một nơi u tịch kết tinh kho tư tưởng. Sau năm năm triền miên, với bao nhiêu tinh hoa và tư tưởng cổ kim đông tây, viên quan già nua mừng rỡ khi thấy kết quả: năm trăm cuốn dồn lại chỉ còn một pho sách dầy. Một pho sách đầy chứa tất cả triết lý của muôn cuộc đời! Cuốc sách dầy ấy, một buổi sớm được mang vào ngự lãm. Nhưng nhà vua đã nằm yên trên giường bệnh, chung quanh ngự y chầu chực. Vừa mở mắt nhìn vị đại thần tận tâm và cuốn sách quý giá. Một nụ cười nhàn nhạt nở trên môi vua như ánh hoàng hôn. Vua thở ra một giọng yếu nhỏ, viên đại thần quỳ xuống lắng tai đón lấy: “Trẫm yếu lắm, một trang sách còn chưa thể xem được huống là cả cuốn… Song trước khi nhắm mắt, trẫm háo hức muốn biết qua những tư tưởng gì, những triết lý gì, đã chi phối cả đời người, đã điều khiển cả một vân mệnh… Khanh khá rút ngay quyển sách này thành một câu hay vài chữ cho trẫm xem kịp và đủ sức hiểu…” Nét mặt viên đại thần trở nên trầm ngâm và hai mắt già nheo lại. Tử thần đã chờn vờn đâu đó. Các ngự y cúi đầu trước số mệnh. Nhà vua nằm yên khắc khoải chờ. Thời gian như ngừng hẳn lại. Không khí trở nên nặng nề và nghiêm trọng. Vàng son nội điện tự nhiên cũng hóa rầu rĩ. Mọi người chăm chú và kính cẩn nhìn viên đại thần đang lặng lẽ đem cuộc đời thu vào một câu. Sau một hồi suy nghĩ, viên đại thần từ từ bước đến bên án. Cả bộ Văn phòng tứ bảo hình như run khi bàn tay già đưa ra. Bàn tay kính cẩn nâng cây bút, và nhẹ nhàng vạch trên mảnh hoa tiên những nét buồn lung linh. Mọi người đều ngó theo. Thần chết lúc ấy đã chập chờn đầu long sàng. Ðã mấy lần nhắm mở. Vua mới cất được mấy tiếng cuối cùng: “SANH LÃO BỆNH TỬ”. Thuật giả: Tâm Phước Một đời người luống qua vô ích Chỉ kết liễu trong ân hận
<<<
Ðời Người Trong Một Câu ! ! ! Nhà vua ấy, ngay từ lúc lên ngôi báu đã giao cho một viên đại thần cái trọng trách sưu tầm dưới các bầu trời xa lạ những tinh hoa rải rác trong vũ trụ và những triết lý của cuộc đời. Ý cửu trùng muốn thu nhập những cái hay ở đời để dựng một nguyên tắc trị dân. Ba mươi năm trời đã qua, vị thanh niên anh tuấn nấy, chờ đợi tóc đã điểm bạc. Lễ khánh thọ ngũ tuần đã cử hành long trọng trong Hoàng cung. Lúc ấy quan đại thần cũng về với đoàn lạc đà, bốn vó trắng bụi đàng xa, và trên lưng chất hơn nghìn sách quý mà vị đại thần đã có công kết tập. “Trẫm đã nhiều tuổi rồi, tinh hoa của trời đất nhiều đến thế. Trẫm làm sao xem hết. Khanh mang về rút ngắn lại cho trẫm đủ thời giờ xem.” Ðoàn lạc đà lại chở những pho sách đi và mười năm sau nữa, bộ sách rút ngắn lại còn năm trăm quyển được dâng lên ngự lãm: Nhà vua vuốt chòm râu bạc phau ngần ngại phán: “Hãy còn nhiều quá. Tuổi trẫm đã lớn, đọc sao cho kịp. Khanh chịu khó về gạn lọc một lần nữa những tư tưởng huyền diệu trong ấy”. Viên đại thần tận trung không hề nghĩ đến số năm tháng đã tàn tạ trên đầu, lui về một nơi u tịch kết tinh kho tư tưởng. Sau năm năm triền miên, với bao nhiêu tinh hoa và tư tưởng cổ kim đông tây, viên quan già nua mừng rỡ khi thấy kết quả: năm trăm cuốn dồn lại chỉ còn một pho sách dầy. Một pho sách đầy chứa tất cả triết lý của muôn cuộc đời! Cuốc sách dầy ấy, một buổi sớm được mang vào ngự lãm. Nhưng nhà vua đã nằm yên trên giường bệnh, chung quanh ngự y chầu chực. Vừa mở mắt nhìn vị đại thần tận tâm và cuốn sách quý giá. Một nụ cười nhàn nhạt nở trên môi vua như ánh hoàng hôn. Vua thở ra một giọng yếu nhỏ, viên đại thần quỳ xuống lắng tai đón lấy: “Trẫm yếu lắm, một trang sách còn chưa thể xem được huống là cả cuốn… Song trước khi nhắm mắt, trẫm háo hức muốn biết qua những tư tưởng gì, những triết lý gì, đã chi phối cả đời người, đã điều khiển cả một vân mệnh… Khanh khá rút ngay quyển sách này thành một câu hay vài chữ cho trẫm xem kịp và đủ sức hiểu…” Nét mặt viên đại thần trở nên trầm ngâm và hai mắt già nheo lại. Tử thần đã chờn vờn đâu đó. Các ngự y cúi đầu trước số mệnh. Nhà vua nằm yên khắc khoải chờ. Thời gian như ngừng hẳn lại. Không khí trở nên nặng nề và nghiêm trọng. Vàng son nội điện tự nhiên cũng hóa rầu rĩ. Mọi người chăm chú và kính cẩn nhìn viên đại thần đang lặng lẽ đem cuộc đời thu vào một câu. Sau một hồi suy nghĩ, viên đại thần từ từ bước đến bên án. Cả bộ Văn phòng tứ bảo hình như run khi bàn tay già đưa ra. Bàn tay kính cẩn nâng cây bút, và nhẹ nhàng vạch trên mảnh hoa tiên những nét buồn lung linh. Mọi người đều ngó theo. Thần chết lúc ấy đã chập chờn đầu long sàng. Ðã mấy lần nhắm mở. Vua mới cất được mấy tiếng cuối cùng: “SANH LÃO BỆNH TỬ”. Thuật giả: Tâm Phước Một đời người luống qua vô ích Chỉ kết liễu trong ân hận
<<<
Hại người trở lại hại mình
Thuở xưa, trong hàng Bà La Môn có một người dâm phụ đương lúc tuổi còn
xuân xanh, sắc duyên đằm thắm, mà trong lòng đã mang một khối tình rất lai
láng. Mặc dầu nàng đã có chồng, nhưng thường có tính lẳng lơ, vì thế hằng
ngày mơ tưởng việc ngoại tình. Tuy cái ý tưởng của nàng muốn như vậy,
nhưng ngặt trong nhà còn mẹ chồng, nên nàng còn kiêng nể và phải đè nén
lòng dục vọng của mình.
Một hôm nàng bèn nghĩ ra một mưu kế rất hiểm độc, bề ngoài thì nàng
thường giả mượn điều hiếu thảo mà đối với mẹ chồng, nên hằng ngày
thường lo sắm những thức ăn ngon vật lạ cho bà ăn uống, nhưng trong lòng
chờ cơ hội để hại bà.
Người chồng của nàng thấy vậy, thì có ý mừng thầm mà nghĩ rằng: “Ngày
nay mẹ ta đã tuổi cao sức yếu, mà lại may mắn gặp được một người vợ hiền,
biết lo hết bổn phận làm dâu mà chăm sóc mẹ ta được ăn no ngủ khẻo trong
khi đầu bạc da nhăn như vậy, thật là một điều hết sức vui mừng.”
Người dâm phụ biết chồng đã lầm kế của mình rồi, bèn thừa cơ nói với
chồng rằng: “Thưa chàng! Tuy thiếp đã hết lòng nuôi dưỡng mẹ như thế,
nhưng sự ấy chẳng qua là điếu ở thế gian mà thôi, nên sự hiếu dưỡng cũng
chưa lấy gì đáng gọi là mỹ mãn cho lắm!
Vậy chàng cũng nên tìm một phương pháp chi khác, đặng hóa sanh độ tử
cho mẹ được siêu thoát linh hồn và được vãng sanh về cõi Trời mà hưởng
những hạnh phúc thần tiên, thì chúng ta mới trọn đạo làm con; chớ những
vật chất ở đời này cũng chỉ là giả dối trong lúc còn sống mà thôi!”
Người chồng nghe vợ nói những lời tha thiết như thế, liền đáp rằng: “Nếu
chúng ta muốn cho mẹ được mau siêu thăng lên cõi Trời, thì chỉ một pháp
của đạo Bà La Môn, là phải dùng hầm chất củi mà đốt mẹ. Nhưng ta không
nở làm như vậy.”
Người dâm phụ nghe chồng đáp thì biết đã trúng kế của mình nên nói thêm
rằng: “Phải lắm! Trong đạo hạnh của mình đã có pháp giải thoát siêu thăng
như vậy thì chúng ta cũng nên thi hành liền, đặng cho mẹ được lên chốn
thiên đường hưởng lộc Trời, mà chúng ta cũng đền đáp được ân sanh thành
nữa”.
Nghe qua mấy lời của vợ, người chồng liền tin, chớ chẳng ngờ vợ xúi đốc
làm như thế là có ý quyết hại mẹ mình, nên chàng ra ngoài đồng ruộng đào
một cái hầm rất lớn mà lại thật sâu, và chở củi đem chất dưới hầm, rồi đốt
lửa hừng lên đỏ lòm.
Ðoạn chàng lại lập một tiệc ở gần cái hầm, rồi trở về nhà dẫn mẹ ra đó đứng
làm chủ tiệc và mời cả thảy những bà con tân khách cùng các chúng Bà La
Môn đến dự và uống rượu nghe đờn.
Sau khi yến tiệc vừa xong, các tân khách đều lui về nhà, hai vợ chồng người
dâm phụ bèn dẫn mẹ ra mé hầm xem, rồi thình lình xô mẹ xuống hầm.
Người vợ tưởng chắc rằng xác thịt của mẹ chồng đã tiêu ra tro rồi, còn người
chồng lại tin rằng mẹ mình đã tiêu diêu tự tại nơi cõi Trời, nên dắt nhau trở
về nhà.
Ngờ đâu trong hầm ấy lại có một khoảng trống không có lửa, khiến bà sa
vào đó mà chẳng có điều gì hại đến tánh mạng, nên bà có thể tìm đường chui
ra được.
Khi bà ra khỏi chốn hiểm nguy rồi, thì trời đã về khuya, bốn bề tĩnh mịch, bà
lần mò theo đường cũ trở về nhà. Nhưng vì đường xa và trời lại tối đen như
mực nên bà mới gắng leo lên một nhành cây to và rậm để ẩn thân.
Trong khi bà ngồi trên cây, bổng đâu có một lũ ăn trộm vừa đến nghĩ tại
dưới gốc. Bà liền tằng hắn một tiếng lớn, bọn trộm hoảng kinh lật đật bỏ
chạy tứ tán, để lại những đồ của chúng nó đã lấy của người.
Ðến khi trời vừa tảng sáng, bà liền leo xuống, thì thấy những đồ châu báu và
bạc tiền đầy dưới gốc nên bà lựa nhũng món quý giá như: vàng, bạc, ngọc,
ngà, xuyến, bông tai…rồi lần lượt đem về nhà.
Con dâm phụ thấy mẹ chồng trở về, liền kinh hãi và tưởng rằng bà đã hiện
hồn về nhà, nên nhắm mắt và lánh mặt cúi đầu, chẳng dám chào hỏi. Còn
chồng của nàng thì lại tưởng mẹ của mình đã được siêu sanh nơi cõi Trời,
nay về thăm mình, nên lật đật chấp tay lại mẹ mà nói rằng: “Con nhờ vợ của
con khuyên bảo dùng phương pháp “Hóa sanh độ tử, thoát kiếp siêu hồn”.
Nên nay mẹ được lên cõi Trời mà về thăm con, thì con rất vui mừng”.
Bà mẹ nghe con nói như vậy mới biết dâu mình đã muốn hại mình, nên bà
“nhân kế tựu kế”, nghĩa là bà dùng cái kế của người dâu đã hại bà đó mà trở
lại hại nó. Bà bèn nói lại rằng: “Mẹ nhờ hai vợ chồng con làm phép siêu
thăng cho mẹ, nên nay mẹ được giải thoát mà sanh về cõi Trời, hưởng được
nhiều điều phước báo. Hai vợ chồng con ăn ở như vậy mới được trọn phần
hiếu thảo”.
Bà lại day qua mặt người dâu, và đưa mấy món báu cầm nơi tay mà nói
rằng: “Những món: ngọc, bông tay, vòng, vàng, xuyến nầy là vật của ông bà
con cậy mẹ đem về cho con. Nhưng vì mẹ chân yếu gối đùn, thân gầy sức
mỏng, nên xách đem về chẳng đặng nhiều. Vả lại mấy người ấy nhắn với mẹ
bảo con cũng làm phép siêu thăng như con đã làm mẹ vậy, đặng con lên
Thiên đường mà lãnh lấy những đồ châu báu ấy còn rất nhiều”.
Người dâm phụ nghe mẹ chồng mình nói như vậy, tưởng là sự thật, nên vui
mừng mà nói với chồng rằng: “Ngày nay mẹ có duyên sa xuống hầm lửa mà
được lên cõi Trời hưởng những vật lạ của báu; nhưng tiếc vì thân mẹ già
yếu, nên chẳng đem hết của cải về được. Vậy nếu chàng bằng lòng cho phép
thiếp làm phép siêu thăng như mẹ vậy, thì chắc thiếp đem tất cả những đồ
châu báu ấy về hết, khi ấy chúng ta sẽ trở thành đại phú gia, mặc sức cùng
nhau hưởng sự sung sướng!”
Người chồng nghe vợ tỏ ý như thế, thì cũng vui vẻ bằng lòng, liền đào một
cái hầm làm y theo cách đã thiêu mẹ mình ngày trước.
Nhưng than ôi! Khi hầm lửa vừa sắp đặt xong, con dâm phụ kia liền gieo
mình xuống, của cải châu báu đâu chẳng thấy trái lại phải bị ngọn lửa thiêu
đốt nóng không thể tưởng tượng và kết quả tội lỗi tiêu tan thành tro bụi. Thật
là một quả báo rùng rợn đáng làm gương cho những nàng dâu bất hiếu với
mẹ chồng.
Trích sách: Gương nhân quả
Hại người sẽ bị người hại,
Oán người sẽ bị người oán,
Mắng người sẽ bị người mắng,
Ðánh người sẽ bị người đánh
Lược Ý Đốt Đèn Cúng Phật Trong Nghi Thức Nhiên Đăng Phật Giáo Bắc Truyền - Đạo Phật với tinh thần nhập thế và tuỳ duyên hoá độ, theo căn cơ cũng như nhu cầu của chúng sanh mà mở bày ra các phương tiện hoằng pháp độ sanh. Pháp hội nghi thức, cúng kiến đàn nghi trong Phật Giáo Bắc Truyền là một trong những hoạt động tín ngưỡng quan trọng không thể thiếu trong sự nghiệp hoằng hoá đạo mầu và sinh hoạt thiền lâm của Phật Giáo ở Đông Độ, trong không ít những nghi thức của pháp hội Phật Giáo Bắc Truyền có khởi nguồn từ những câu chuyện khi Phật còn tại thế. Nghi thức đốt đèn cúng Phật là một trong những nghi thức có nguồn gốc như vậy.
<<<<
Họa tùng khẩu xuất Thuở xưa ở trong một cái hồ kia có một con rùa và hai con cò trắng thường lui tới làm bạn với nhau. Năm ấy trời đại hạn, suốt một năm trời ròng rã như không có cơn mưa nào cả. Nước ở trong hồ cứ cạn dần vì thiêu đốt gay gắt của mặt trời. Cỏ lát trong hồ cũng vàng úa tàn tạ. Có thể nước nóng như một chảo nước sôi, vì thế loài thủy tộc chết lần chết hồi… Ở trong tình trạng đó, chàng rùa ta ngồi đứng không yên và trong đầu óc luôn luôn suy nghĩ một phương kế thoát thân khỏi cái địa ngục nóng này. Thì may thay! Trong lúc ấy có hai vợ chồng cò đến chơi. Thấy bộ dáng thiểu não của chàng rùa, hai vợ chồng cò ân cần hỏi thăm: - Chắc có chuyện gì buồn chăng? Mà trông bác có dáng lo nghĩ thế? Rùa rầu rầu đáp: - Hai bác ôi, tôi đang gặp phải đại hoạn, phen này chắc chết mà không còn trông gặp mặt hai bác nữa. Chàng cò chận lời: - Chúng ta là bạn bè thân thiết với nhau, sung sướng cùng chia thì hoạn nạn cùng chịu. Vậy bác hãy cho chúng tôi biết nguyên nhân nào làm cho bác phiền muộn, họa may chúng tôi có thể tìm phương giải quyết và giúp đỡ bác chăng! Chớ chưa chi mà bác đã than van thất vọng như thế. Rùa trả lời với một giọng lâm ly thống thiết: - Không biết hai bác này làm ăn thế nào, chứ tôi hai hôm nay chưa có lót dạ nữa con tép chứ đừng nói tôm cá, vì chúng đã hết trọi! Mà nước thì cạn dần thế này, thì trước sau thế nào cũng không thoát khỏi bàn tay độc ác của lũ chăn trâu. Cách đây 5 năm tôi đã bị chúng bắt một lần, may nhờ một bà già mua và đem đến chùa phóng sanh nên mới sống sót đến ngày hôm nay. Vì thế mỗi lần nghĩ đến tai nạn chết chóc, tôi bắt rùng mình… Trong lúc chàng cò đang ra dáng suy nghĩ thì chị cò thương hại hỏi: - Sao bác không đi ở nơi khác một phen xem thế nào? - Bác thử nghĩ, xưa nay tôi có từng đi đâu, đường sá thì xa xôi nguy hiểm mà sự đi lại của tôi quá chậm chạp, nên tôi nghĩ thà chết nơi chôn nhau cắt rún còn hơn. Bỗng chàng cò ngóng cổ nói lớn lên với một niềm hy vọng: - Thôi bác khỏi lo! Cách đây mười dặm, có một hồ sen không khi nào cạn, mặc dù là lúc trời hạn hán. Chúng tôi sẽ đem bác đến đấy, trước là giải quyết sinh kế mà sau nữa được gần gũi nhau trong lúc tối lửa tắt đèn… Nhưng chàng rùa vẫn lo ngại nói vẻ thất vọng: - Trời ơi! Mười dặm. Một dặm mà tôi đã đi đến chưa, huống nữa là mười dặm, thôi tôi đành chịu chết vậy! - Ðiều ấy bác cũng không nên lo, chàng cò tin tưởng nói. Chúng tôi đã có phương pháp; nhưng có điều hơi khó là bác cần phải bình tĩnh và can đảm. - Bác nói thử xem, chàng rùa vội vàng hỏi, khó thế nào tôi cũng cố gắng. Chàng cò giải thích với một điều bộ quan trọng: - Phương pháp như thế này: Hai vợ chồng tôi tha một cái cây mỗi người một đầu. Còn bác thì ngậm ngay chặng giữa, chúng tôi sẽ tha bác đến cái hồ kia. Nhưng có một điều tối quan trọng và nguy hiểm bác nên nhớ. Trong lúc chúng tôi bay bác phải ngậm chặt vào cây và không được nói năng hỏi han gì cả mặc dù gặp phải trường hợp thế nào đi nữa. Chỉ trong vòng nữa giờ là chúng ta đến nơi. Bác nhớ nhé! Tôi dặn lại: Dầu gặp trường hợp nào bác cũng phải ngặm miệng không được nói năng. Chàng rùa ra dáng hiểu biết: - Thôi tôi nhớ rồi, hai bác xem tôi chẳng bằng con nít, dặn đi dặn lại mãi. Sau khi sửa soạn xong, chàng cò lại thiết tha căn dặn lần cuối cùng: Ðó, bác bây giờ bác muốn ho hen hay nói gì thì nói đi. Chớ chốc nữa mà mở miệng thì nguy hiểm lắm đấy! Xong câu đấy, cả ba làm theo ý định bốn cánh vỗ mạnh, hai cặp chân cò duỗi thẳng, chàng rùa hỏng mặt đất rồi từ lên cao, chẳng khác nào chiếc máy bay hai động cơ… Bay được một lát mặc dù lần đầu tiên thấy những cảnh kỳ lạ hiện ra trước mắt: đây cánh đồng xanh rì gợn sóng như tấm nhung xanh, kia con sông trắng phau nằm quằn quèo như con bạch xà lượn khúc, và cây cối, nhà cửa v.v… bao nhiêu là cảnh đẹp mắt… Ðã bao lần chàng rùa định mở miệng để hỏi cho thỏa tính tò mò, nhưng may thay! Mỗi lần định hỏi, chàng lại sực nhớ đến lời dặn quan trọng của anh chàng cò trắng. Nếu sự đời yên ổn thì nói làm chi, rủi thay, trên đường hành trình của chàng rùa không qua khỏi cặp mắt tinh quái của lũ trẻ. Một đứa la lớn: - Anh em ơi! Ra đây coi nè! Hai con cò tha một con rùa! A ha! Vui quá! Bọn trẻ đồng la ầm lên. Một thằng lớn nhất trong bọn hét lớn: - A ha! Thật giống hai thằng mổng dắt một anh thầy bói. A ha! Thầy bói! Thầy bói! Không dằn được tức giận, chàng rùa định bụng trả lời: “Mặc kệ chúng tao, mắc mớ gì chúng mày. Ðồ nhảy con!”. Nhưng tội nghiệp thay, vừa mới mở miệng, rùa ta đã rơi xuống và tan thân vì đụng nhằm một tảng đá… Ðức Phật dạy: “Ở đời đã biết bao nhiêu người vì không giữ cái miệng, nói không đúng thời mà phải mang họa như trường hợp con rùa trên đây. Này các đệ tử! Họa từ miệng phát sanh, vậy các con hãy giữ gìn cái miệng”. Thuật giả: Hoàng Minh
<<<
Truyền thống đốt đèn cúng Phật có trong Phật Giáo được bắt nguồn từ câu chuyện “Bần nữ cúng đèn”, chuyện kể rằng: “Một thời Đức Phật ở nước La Duyệt Kỳ tại núi Kỳ Xà Quật, lúc bấy giờ vua A Xà Thế thỉnh Đức Phật dự lễ trai Tăng trong hoàng cung. Sau khi thọ trai, Đức Phật trở về Tinh Xá Kỳ Hoàn, Vua bèn hỏi Kỳ Bà rằng: “Ta thỉnh Phật thọ trai xong, nay không biết nên làm gì?”. Kỳ Bà nói: “Ngài nên đem rất nhiều đèn để cúng dường Phật”. Vua liền sai chở mọt trăm thùng dầu về Tinh xá Kỳ Hoàn. Có một bà già nhà rất nghèo, có tâm chí thành muốn cúng dường Đức Phật mà không có tiền. Bà thấy vua A Xà Thế làm công đức như vậy, rất lấy làm cảm kích. Bà đi xin được hai tiền, liền đến nhà hàng mua dầu. Chủ hàng hỏi: “Bà rất nghèo túng, xin được hai tiền, sao không mua đồ ăn mà lại mua dầu?”. Bà già đáp rằng: “Tôi nghe ra đời gặp Đức Phật rất khó, vạn kiếp mới được một lần. Tôi nay may mắn được sinh đời Phật, mà chưa có dịp cúng dường. Ngày nay tôi thấy vua làm việc đại công đức, tôi tuy cùng khổ, cũng muốn cúng dường ngọn đèn để làm căn bản cho đời sau”.
Lúc bấy giờ người chủ quán cảm phục chí nguyện của bà già, liền đong cho thêm ba tiền thành được năm tiền dầu. Bà đến trước Đức Phật thắp đèn lên, tự nghĩ dầu thắp không quá nửa đêm, bà phát nguyện rằng: Con không có gì cúng dâng Phật, ngoại trừ cây đèn nhỏ này. Nhưng do sự cúng dường này, mong cho con đời sau có trí tuệ. Mong cho con giải thoát tất cả hữu tình ra khỏi bóng tối ngu si. Mong cho con tịnh hóa tất cả những cấu uế chướng ngại của họ, và đưa họ đến giải thoát. Đêm ấy tất cả các ngọn đèn của vua cúng dường, có ngọn tắt, có ngọn đỏ, tuy có người săn sóc nhưng không được chu toàn. Riêng ngọn đèn của bà lão thì chiếu sáng hơn các ngọn đèn khác, suốt đêm không tắt, dầu lại không hao. Đến lúc bình minh, ngọn đèn của bà lão vẫn tiếp tục cháy, khi tôn giả Mục Kiền Liên đi thâu lại những cây đèn. Khi trông thấy ngọn đèn còn cháy sáng, đầy dầu và bấc mới, Ngài nghĩ: “Không lý gì để cho cây đèn này vẫn cháy vào ban ngày,” và Ngài cố thổi tắt, nhưng cây đèn vẫn cháy. Ngài lấy tay bóp, lấy y chụp lên cho nó tắt, mà nó vẫn tiếp tục cháy sáng. Đức Phật vẫn nhìn ngài từ lúc đầu, và bảo: Mục Kiền Liên, có phải ông muốn dập tắt ngọn đèn ấy không? Ông không làm được đâu. Ông không di chuyển được nó, chứ đừng nói là dập cho nó tắt. Nếu ông đem được bốn biển mà tưới lên cây đèn này, nó vẫn không tắt được, tại sao? Vì cây đèn này đã được đốt lên để dâng cúng với tất cả niềm sùng kính, và với tâm trí thanh tịnh. Chính động cơ ấy đã làm cho nó có công đức vô cùng. Khi Đức Phật nói lời này, thì bà lão ăn xin đi đến Ngài, và Ngài nói lời thọ ký cho bà trong tương lai sẽ thành Phật. Vua A Xà Thế nghe nói, liền hỏi Kỳ Bà rằng: “Ta làm công đức rộng lớn như vậy mà Đức Phật không thọ ký cho ta thành Phật, còn bà già kia chỉ thắp một ngọn đèn mà được thọ ký là cớ làm sao?”. Kỳ Bà đáp rằng: “Ngài cúng đèn tuy nhiều mà tâm không chuyên nhất, không bằng được tâm thuận thành, tôn kính tuyệt đối của bà lão kia đối với Đức Phật”. Từ câu chuyện này trong nghi thức tín ngưỡng, tín chúng Phật Giáo bắt đầu có nghi thức thắp đèn cúng Phật, trước là để tỏ lòng cúng kính đối với Phật và Thánh chúng, sau là cầu nguyện trí tuệ của mình ngày thêm sáng suốt, thứ nữa là để cầu mong bao nhiêu công đức của việc dâng đèn cúng Phật này, hồi hướng đến cho bản thân và gia đình mình cũng như pháp giới chúng sinh đều được chư Phật Bồ Tát gia hộ vạn sự kiết tường như ý. Đại Thừa Thánh Giáo hưng khởi, Phật Giáo Bắc Truyền đến Đông Độ thì nghi thức đốt đèn cúng Phật ngày một phát triển, từ thành thị cho đến thôn quê, từ hoàng cung cho đến lê thứ đâu đâu cũng tổ chức nghi thức đốt đèn cúng phật trong các Pháp hội Dược Sư cầu quốc thái dân an cho đến pháp hội Vu Lan cầu nguyện cho pháp giới tứ sanh vãng sanh Tịnh Độ. Dâng đèn cúng Phật từ những ý nghĩa ban đầu đến khi Bắc truyền được Đại Thừa Kinh Giáo bắt đầu tuyên dương cũng như diễn giải thâm ý và tán thán công đức của nghi thức thắp đèn cúng Phật, làm cho nghi thức này trở thành một trong những nghi tiết quan trọng vào bậc nhất, không thể thiếu trong các pháp hội quan trọng của Phật Giáo Bắc Truyền. Trong quan niệm truyền thống của Phật Giáo Bắc Truyền, Đăng là tượng trưng cho trí tuệ, với ý nghĩa là chân lý của Đức Phật như ngọn minh đăng chiếu sáng và dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi u minh phiền não đi đến an lạc Niết Bàn, giải thoát, vì vậy nên Đức Phật thường dạy: “Này các con hãy tự mình thắp đuốt lên mà đi” cho nên nghi thức đốt đèn cúng Phật là hàm ý nương vào trí tuệ của Phật để rọi chiếu vô minh ám chướng của chính mình, diệt trừ phiền não chiếu phá ngã chấp giải thoát an lạc. Theo tinh thần của Đại Thừa Phương Quảng cho rằng đốt đèn cúng Phật diệu ý cũng không khác gì như ánh sáng trí tuệ của chư vị Bồ Tát Ma Ha Ha Tát chiếu rọi phá vỡ vô minh tăm tối của chúng sanh. Kinh Hoa Nghiêm quyển 78 có đoạn chép: “Này người thiện nam! Ví như dùng một ngọn đèn, soi vào ngôi nhà tối cả trăm ngàn năm, thì bóng tối ấy lập tức đều bị xua tan hết. Ngọn đèn tâm bồ đề của các bậc Đại Bồ Tát ma ha tát cũng như vậy; soi vào tâm u tối trãi qua bá thiên vạn ức kiếp không thể tính hết của chúng sanh, tạo các nghiệp phiền não, vô số ám chướng, đều có thể diệt trừ sạch hết…”. Thắp đèn cúng Phật được công đức rất to lớn. Trong rất nhiều kinh điển Đại Thừa đều dạy rằng việc thắp đèn cúng Phật, ở bảo tháp, trong chùa, trước tượng Phật hoặc thắp cúng dường trước các bộ kinh điển của Phật, tất cả đều được vô lượng công đức. Như trong Kinh Phật Vi Thủ Ca Trưởng Giả Thuyết Nghiệp Báo Sai Biệt Công Đức có thuyết về công đức của việc thắp đèn cúng Phật: Nếu có người phát tâm phụng hiến thắp đèn cúng dường Phật thì được 10 điều công đức: 1. Được công đức cả cuộc đời quang minh xán lạn như ánh đèn. 2. Được sanh về nơi chổ tuỳ theo ý muốn của mình, không bao giờ bị đau các chứng bịnh về mắt. 3. Nếu như phát tâm tu hành thì sẽ chứng được phép thiên nhãn thông. 4. Được trí tuệ có thể đối với các pháp thiện hay ác đều có thể phân biệt được. 5. Diệt trừ được hết thảy tối tăm mê muội. 6. Đắc chứng được pháp trí tuệ quang minh 7. Khi luân chuyển trên thế gian không ba giờ xa lìa vào ác đạo tối tăm. 8. Được đầy đủ phước báo to lớn. 9. Khi lâm chung được sanh lên cõi trời. 10. Nếu phát tâm tu hành thì sẽ sớm chứng được quả vị Niết bàn. Trong Kinh Phật Thuyết Thí Đăng Công Đức có chép về những điều vui hỷ lạc trong đời hiện thế mà tất cả ai ai nếu như phát tâm đốt đèn cúng Phật thì đều được thọ hưỡng những niềm vui như vậy, trong Kinh có đoạn chép: “Nếu có chúng sanh nào, nơi chùa hay tháp của Phật đốt đèn cúng dường, thì đắc được bốn pháp hỷ lạc, gồm có những pháp lạc? 1. Đắc được hỷ lạc thân thể trang nghiêm đẹp đẽ. 2. Được hỷ lạc tiền tài của báu sung mãn. 3. Được hỷ lạc luôn luôn gặp được vận may. 4. Được hỷ lạc thông minh trí huệ…”. Theo quan niệm của Phật Giáo Đại Thừa, nghi thức đốt đèn cúng Phật còn là một trong sáu thứ cúng dường trong nghi thức Lục Cúng Hoa Đăng của Phật Giáo Bắc Truyền, nghi thức này còn được Phật Giáo Việt Nam diễn tấu thành vũ khúc Lục cúng hoa đăng rất là nổi tiếng và trỡ thành một trong những vũ điệu quan trọng trong nghệ thuật ca múa truyền thống Phật Giáo và dân tộc Việt Nam. Đốt đèn cúng Phật là một trong “Lục chủng cúng dường” sáu món cúng dường của Phật Giáo gồm có: 1. Hiến Hương là đốt nhang xông hương cúng dường Phật. 2. Hiến Hoa là dâng hoa cúng dường Phật. 3. Hiến Đăng là đốt đèn cúng dường Phật. 4. Hiến Đồ là dâng nước hoặc thức ăn cúng dường Phật. 5. Hiến Quả là dâng trái cây cúng dường Phật. 6. Hiến Nhạc là niệm tụng, tán bạch, tấu nhạc cúng dường Phật trong các nghi lễ Pháp hội đàn tràng. Sáu món cúng dường này theo quan niệm của Phật Giáo Bắc Truyền là sáu món tượng trưng cho hạnh tu Lục Độ Ba La Mật của chư vị Bồ Tát gồm: 1. Bố Thí; 2.Trì Giới; 3. Tinh Tấn; 4. Nhẫn Nhục; 5. Thiền Định; 6. Trí Tuệ. “Đồ” tượng trưng cho Bố Thí, “Hương” tượng trưng cho Trì Giới, “Nhạc” tượng trưng cho Tinh Tấn, “Hoa” tượng trưng cho nhẫn nhục, “Đăng” tượng trưng cho Trí Tuệ, “Quả” tượng trung cho Thiền Định. Người Phật tử khi thực hành các sự cúng dường này thì cũng chẳng khác nào chư vị Bồ Tát đang tu hành pháp Lục Độ. Công năng diệu dụng cũng như nghi thức phương pháp của việc đốt đèn cúng Phật được Đức Phật dạy rất rõ ràng Trong Kinh Dược Sư Bổn Nguyện Công Đức, trong Kinh có đoạn chép: “Bấy giờ, Ngài A Nan hỏi Ngài Cứu Thoát Bồ Tát rằng: Cung kính Ðức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai như thế nào? và đèn phan tục mạng thế nào? Cứu Thoát Bồ Tát đáp rằng: Ðại Ðức, nếu người nào có bệnh, muốn cứu thoát khỏi bệnh khổ của họ, nên vì họ trong bảy ngày đêm, thọ trì Bát Quan Trai Giới, đồ ăn thức uống, các vật thường dùng, tuỳ sức lực mà làm, để cúng dường các vị Sư Tăng, ngày đêm sáu thời, hành đạo lễ bái cúng dường Ðức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Đọc tụng Kinh nầy, bốn mươi chín lần, tạo bảy hình tượng Ðức Phật Dược Sư, bày thành bảy bàn, trước mỗi tượng, thắp bảy ngọn đèn, mỗi ngọn đèn lớn như vòng bánh xe, thắp sáng luôn bốn mươi chín ngày không tắt. Tạo tràng phan năm màu, dài bốn mươi chín gang tay, và phóng sinh các loài súc sinh trong bốn mươi chín ngày, thì sẽ qua khỏi các nạn nguy ách, không bị các hoạnh hoạ và ác quỷ bắt giữ… Cách mà người xưa ở Đông Độ đốt đèn thường là dùng một cái chén trãn nhỏ đựng dầu, sau đó để tim đèn vào đốt thành đèn, loại đèn này rất phổ biến, sau có các chất liệu như vàng, bạc, đồng đỏ, sứ, gốm đều được dùng để chế tác trãn đựng dầu đèn, càng về sau sự phát triển của hình dáng thể loại của đèn dầu rất là phong phú, như hình chén, hình dĩa, hình bình, chậu và có loại như hình cái muỗng, hình dĩa được đặt trên giá có hình trụ.v.v… Dầu dùng để đốt đèn được chế tác từ mỡ của động vật hoặc là dầu được lấy từ trong các hạt cũng như trong các thân cây và trong các chất khoáng sản..v.v… sau đó ở Đông độ làm ra loại đèn cầy cây được chế từ sáp ong chủng loại ngày một phong phú, đáp ứng nhu cầu thắp đèn cúng Phật ngày càng phát trong các nghi thức Phật Giáo Bắc Truyền. Theo quan niệm của Phật Giáo Bắc truyền, nghi thức thắp đèn cúng Phật trong tự viện có rất nhiều ý nghĩa, thắp đèn làm trang nghiêm cho đạo tràng, thắp đèn khiến cho tín chúng phát khởi tâm cung kính, thắp đèn tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ của Phật chiếu diệu hết thảy chúng sanh, thắp đèn để diệt trừ hết thảy các ám chướng của phiền não, xua đi hết thảy các vận hạn không may, dẫn dắt những điều cát tường đến cho tín chủ, vì vậy trong truyền thống nghi thức của Phật Giáo Bắc Truyền, đến mùa xuân lại đốt đèn quang minh trong pháp hội Dược Sư cầu quốc thái dân an, đến tháng bảy Vu Lan thắng hội lại thả hoa đăng cầu nguyện âm linh siêu thoát. Đốt đèn cúng Phật trong nghi thức Phật Giáo Bắc Truyền còn một ý nghĩa giáo dục rất là sâu xa, như câu chuyện Bần Nữ cúng đèn ở trên đã nói. Nếu như ta đốt đèn cúng Phật bằng tâm thế tục, phô trương sự giàu có, mặc dù phát tâm cúng rất nhiều dầu, dùng các vật dụng sang trọng, mắc tiền để làm đèn để dâng cúng, nhưng có tránh được đâu nhân quả dầu cạn lữa tắt. Cũng ví như của cải sang giàu, phước báu, đều nằm trong sự chi phối của luật nhân quả vô thường có đó rồi mất đó, khi hưởng hết rồi thì chẳng còn chi, hoặc khi nhắm mắt xuôi tay có đem theo được thứ gì. Người nào khi phát tâm dâng đèn cúng Phật thì đừng sanh tâm đòi hỏi và mong cầu những điều lợi ích đến với mình, mà chỉ nên nhất tâm dâng cúng chư Phật, vì tất cả các công đức trong đốt đèn cúng Phật mà Đức Phật dạy trong Kinh Phật Thuyết Thí Đăng Công Đức và kinh Phật Vi Thủ Ca Trưởng Giả Thuyết Nghiệp Báo Sai Biệt Công Đức đã sẵn có, ta không mong cầu thì những công đức nêu trên cũng đã tròn đủ trong ta, chúng ta không cần phải khởi vọng niệm phiền não để kiếm tầm cúng dường với “Tâm không tức Phật” nếu phát tâm cúng dường như vậy, thì mới là chân cúng dường và như vậy thì ngọn đèn trí tuệ của chư Phật mới sáng mãi trong ta. Đốt đèn cúng Phật trong nghi thức Nhiên Đăng cúng Phật có trong pháp hội Dược Sư hay trong nghi thức phóng liên đăng trong đại lễ Vu Lan Phật Giáo Bắc Truyền đều có chung một hàm ý là mong muốn trí tuệ của hết thảy chúng sanh nương treo ngọn đèn cúng Phật này để toả rạng, cầu nguyện Phật tâm và Phật tánh sáng suốt sẵn có trong mỗi con, thể hiện đức tánh từ bi bình đẳng không phân biệt. không bị các âm phiền não như phân biệt giai cấp, sang hèn, hơn thua, so đo của phàm phu làm lu mờ trí tuệ. Ý nghĩa cúng đèn với bản tâm thanh tịnh, tiếp nối ánh sáng trí tuệ của Phật Pháp để hiển bày được thể tánh chân như của Phật. Đốt đèn cúng Phật với phát tâm như vậy, đó được gọi là cúng dường ba la mật, cho nên tương ưng với Tâm và Pháp của Chư Phật và Chư Bồ tát.
Thích Tâm Mãn
Họa tùng khẩu xuất Thuở xưa ở trong một cái hồ kia có một con rùa và hai con cò trắng thường lui tới làm bạn với nhau. Năm ấy trời đại hạn, suốt một năm trời ròng rã như không có cơn mưa nào cả. Nước ở trong hồ cứ cạn dần vì thiêu đốt gay gắt của mặt trời. Cỏ lát trong hồ cũng vàng úa tàn tạ. Có thể nước nóng như một chảo nước sôi, vì thế loài thủy tộc chết lần chết hồi… Ở trong tình trạng đó, chàng rùa ta ngồi đứng không yên và trong đầu óc luôn luôn suy nghĩ một phương kế thoát thân khỏi cái địa ngục nóng này. Thì may thay! Trong lúc ấy có hai vợ chồng cò đến chơi. Thấy bộ dáng thiểu não của chàng rùa, hai vợ chồng cò ân cần hỏi thăm: - Chắc có chuyện gì buồn chăng? Mà trông bác có dáng lo nghĩ thế? Rùa rầu rầu đáp: - Hai bác ôi, tôi đang gặp phải đại hoạn, phen này chắc chết mà không còn trông gặp mặt hai bác nữa. Chàng cò chận lời: - Chúng ta là bạn bè thân thiết với nhau, sung sướng cùng chia thì hoạn nạn cùng chịu. Vậy bác hãy cho chúng tôi biết nguyên nhân nào làm cho bác phiền muộn, họa may chúng tôi có thể tìm phương giải quyết và giúp đỡ bác chăng! Chớ chưa chi mà bác đã than van thất vọng như thế. Rùa trả lời với một giọng lâm ly thống thiết: - Không biết hai bác này làm ăn thế nào, chứ tôi hai hôm nay chưa có lót dạ nữa con tép chứ đừng nói tôm cá, vì chúng đã hết trọi! Mà nước thì cạn dần thế này, thì trước sau thế nào cũng không thoát khỏi bàn tay độc ác của lũ chăn trâu. Cách đây 5 năm tôi đã bị chúng bắt một lần, may nhờ một bà già mua và đem đến chùa phóng sanh nên mới sống sót đến ngày hôm nay. Vì thế mỗi lần nghĩ đến tai nạn chết chóc, tôi bắt rùng mình… Trong lúc chàng cò đang ra dáng suy nghĩ thì chị cò thương hại hỏi: - Sao bác không đi ở nơi khác một phen xem thế nào? - Bác thử nghĩ, xưa nay tôi có từng đi đâu, đường sá thì xa xôi nguy hiểm mà sự đi lại của tôi quá chậm chạp, nên tôi nghĩ thà chết nơi chôn nhau cắt rún còn hơn. Bỗng chàng cò ngóng cổ nói lớn lên với một niềm hy vọng: - Thôi bác khỏi lo! Cách đây mười dặm, có một hồ sen không khi nào cạn, mặc dù là lúc trời hạn hán. Chúng tôi sẽ đem bác đến đấy, trước là giải quyết sinh kế mà sau nữa được gần gũi nhau trong lúc tối lửa tắt đèn… Nhưng chàng rùa vẫn lo ngại nói vẻ thất vọng: - Trời ơi! Mười dặm. Một dặm mà tôi đã đi đến chưa, huống nữa là mười dặm, thôi tôi đành chịu chết vậy! - Ðiều ấy bác cũng không nên lo, chàng cò tin tưởng nói. Chúng tôi đã có phương pháp; nhưng có điều hơi khó là bác cần phải bình tĩnh và can đảm. - Bác nói thử xem, chàng rùa vội vàng hỏi, khó thế nào tôi cũng cố gắng. Chàng cò giải thích với một điều bộ quan trọng: - Phương pháp như thế này: Hai vợ chồng tôi tha một cái cây mỗi người một đầu. Còn bác thì ngậm ngay chặng giữa, chúng tôi sẽ tha bác đến cái hồ kia. Nhưng có một điều tối quan trọng và nguy hiểm bác nên nhớ. Trong lúc chúng tôi bay bác phải ngậm chặt vào cây và không được nói năng hỏi han gì cả mặc dù gặp phải trường hợp thế nào đi nữa. Chỉ trong vòng nữa giờ là chúng ta đến nơi. Bác nhớ nhé! Tôi dặn lại: Dầu gặp trường hợp nào bác cũng phải ngặm miệng không được nói năng. Chàng rùa ra dáng hiểu biết: - Thôi tôi nhớ rồi, hai bác xem tôi chẳng bằng con nít, dặn đi dặn lại mãi. Sau khi sửa soạn xong, chàng cò lại thiết tha căn dặn lần cuối cùng: Ðó, bác bây giờ bác muốn ho hen hay nói gì thì nói đi. Chớ chốc nữa mà mở miệng thì nguy hiểm lắm đấy! Xong câu đấy, cả ba làm theo ý định bốn cánh vỗ mạnh, hai cặp chân cò duỗi thẳng, chàng rùa hỏng mặt đất rồi từ lên cao, chẳng khác nào chiếc máy bay hai động cơ… Bay được một lát mặc dù lần đầu tiên thấy những cảnh kỳ lạ hiện ra trước mắt: đây cánh đồng xanh rì gợn sóng như tấm nhung xanh, kia con sông trắng phau nằm quằn quèo như con bạch xà lượn khúc, và cây cối, nhà cửa v.v… bao nhiêu là cảnh đẹp mắt… Ðã bao lần chàng rùa định mở miệng để hỏi cho thỏa tính tò mò, nhưng may thay! Mỗi lần định hỏi, chàng lại sực nhớ đến lời dặn quan trọng của anh chàng cò trắng. Nếu sự đời yên ổn thì nói làm chi, rủi thay, trên đường hành trình của chàng rùa không qua khỏi cặp mắt tinh quái của lũ trẻ. Một đứa la lớn: - Anh em ơi! Ra đây coi nè! Hai con cò tha một con rùa! A ha! Vui quá! Bọn trẻ đồng la ầm lên. Một thằng lớn nhất trong bọn hét lớn: - A ha! Thật giống hai thằng mổng dắt một anh thầy bói. A ha! Thầy bói! Thầy bói! Không dằn được tức giận, chàng rùa định bụng trả lời: “Mặc kệ chúng tao, mắc mớ gì chúng mày. Ðồ nhảy con!”. Nhưng tội nghiệp thay, vừa mới mở miệng, rùa ta đã rơi xuống và tan thân vì đụng nhằm một tảng đá… Ðức Phật dạy: “Ở đời đã biết bao nhiêu người vì không giữ cái miệng, nói không đúng thời mà phải mang họa như trường hợp con rùa trên đây. Này các đệ tử! Họa từ miệng phát sanh, vậy các con hãy giữ gìn cái miệng”. Thuật giả: Hoàng Minh
<<<
Truyền thống đốt đèn cúng Phật có trong Phật Giáo được bắt nguồn từ câu chuyện “Bần nữ cúng đèn”, chuyện kể rằng: “Một thời Đức Phật ở nước La Duyệt Kỳ tại núi Kỳ Xà Quật, lúc bấy giờ vua A Xà Thế thỉnh Đức Phật dự lễ trai Tăng trong hoàng cung. Sau khi thọ trai, Đức Phật trở về Tinh Xá Kỳ Hoàn, Vua bèn hỏi Kỳ Bà rằng: “Ta thỉnh Phật thọ trai xong, nay không biết nên làm gì?”. Kỳ Bà nói: “Ngài nên đem rất nhiều đèn để cúng dường Phật”. Vua liền sai chở mọt trăm thùng dầu về Tinh xá Kỳ Hoàn. Có một bà già nhà rất nghèo, có tâm chí thành muốn cúng dường Đức Phật mà không có tiền. Bà thấy vua A Xà Thế làm công đức như vậy, rất lấy làm cảm kích. Bà đi xin được hai tiền, liền đến nhà hàng mua dầu. Chủ hàng hỏi: “Bà rất nghèo túng, xin được hai tiền, sao không mua đồ ăn mà lại mua dầu?”. Bà già đáp rằng: “Tôi nghe ra đời gặp Đức Phật rất khó, vạn kiếp mới được một lần. Tôi nay may mắn được sinh đời Phật, mà chưa có dịp cúng dường. Ngày nay tôi thấy vua làm việc đại công đức, tôi tuy cùng khổ, cũng muốn cúng dường ngọn đèn để làm căn bản cho đời sau”.
Lúc bấy giờ người chủ quán cảm phục chí nguyện của bà già, liền đong cho thêm ba tiền thành được năm tiền dầu. Bà đến trước Đức Phật thắp đèn lên, tự nghĩ dầu thắp không quá nửa đêm, bà phát nguyện rằng: Con không có gì cúng dâng Phật, ngoại trừ cây đèn nhỏ này. Nhưng do sự cúng dường này, mong cho con đời sau có trí tuệ. Mong cho con giải thoát tất cả hữu tình ra khỏi bóng tối ngu si. Mong cho con tịnh hóa tất cả những cấu uế chướng ngại của họ, và đưa họ đến giải thoát. Đêm ấy tất cả các ngọn đèn của vua cúng dường, có ngọn tắt, có ngọn đỏ, tuy có người săn sóc nhưng không được chu toàn. Riêng ngọn đèn của bà lão thì chiếu sáng hơn các ngọn đèn khác, suốt đêm không tắt, dầu lại không hao. Đến lúc bình minh, ngọn đèn của bà lão vẫn tiếp tục cháy, khi tôn giả Mục Kiền Liên đi thâu lại những cây đèn. Khi trông thấy ngọn đèn còn cháy sáng, đầy dầu và bấc mới, Ngài nghĩ: “Không lý gì để cho cây đèn này vẫn cháy vào ban ngày,” và Ngài cố thổi tắt, nhưng cây đèn vẫn cháy. Ngài lấy tay bóp, lấy y chụp lên cho nó tắt, mà nó vẫn tiếp tục cháy sáng. Đức Phật vẫn nhìn ngài từ lúc đầu, và bảo: Mục Kiền Liên, có phải ông muốn dập tắt ngọn đèn ấy không? Ông không làm được đâu. Ông không di chuyển được nó, chứ đừng nói là dập cho nó tắt. Nếu ông đem được bốn biển mà tưới lên cây đèn này, nó vẫn không tắt được, tại sao? Vì cây đèn này đã được đốt lên để dâng cúng với tất cả niềm sùng kính, và với tâm trí thanh tịnh. Chính động cơ ấy đã làm cho nó có công đức vô cùng. Khi Đức Phật nói lời này, thì bà lão ăn xin đi đến Ngài, và Ngài nói lời thọ ký cho bà trong tương lai sẽ thành Phật. Vua A Xà Thế nghe nói, liền hỏi Kỳ Bà rằng: “Ta làm công đức rộng lớn như vậy mà Đức Phật không thọ ký cho ta thành Phật, còn bà già kia chỉ thắp một ngọn đèn mà được thọ ký là cớ làm sao?”. Kỳ Bà đáp rằng: “Ngài cúng đèn tuy nhiều mà tâm không chuyên nhất, không bằng được tâm thuận thành, tôn kính tuyệt đối của bà lão kia đối với Đức Phật”. Từ câu chuyện này trong nghi thức tín ngưỡng, tín chúng Phật Giáo bắt đầu có nghi thức thắp đèn cúng Phật, trước là để tỏ lòng cúng kính đối với Phật và Thánh chúng, sau là cầu nguyện trí tuệ của mình ngày thêm sáng suốt, thứ nữa là để cầu mong bao nhiêu công đức của việc dâng đèn cúng Phật này, hồi hướng đến cho bản thân và gia đình mình cũng như pháp giới chúng sinh đều được chư Phật Bồ Tát gia hộ vạn sự kiết tường như ý. Đại Thừa Thánh Giáo hưng khởi, Phật Giáo Bắc Truyền đến Đông Độ thì nghi thức đốt đèn cúng Phật ngày một phát triển, từ thành thị cho đến thôn quê, từ hoàng cung cho đến lê thứ đâu đâu cũng tổ chức nghi thức đốt đèn cúng phật trong các Pháp hội Dược Sư cầu quốc thái dân an cho đến pháp hội Vu Lan cầu nguyện cho pháp giới tứ sanh vãng sanh Tịnh Độ. Dâng đèn cúng Phật từ những ý nghĩa ban đầu đến khi Bắc truyền được Đại Thừa Kinh Giáo bắt đầu tuyên dương cũng như diễn giải thâm ý và tán thán công đức của nghi thức thắp đèn cúng Phật, làm cho nghi thức này trở thành một trong những nghi tiết quan trọng vào bậc nhất, không thể thiếu trong các pháp hội quan trọng của Phật Giáo Bắc Truyền. Trong quan niệm truyền thống của Phật Giáo Bắc Truyền, Đăng là tượng trưng cho trí tuệ, với ý nghĩa là chân lý của Đức Phật như ngọn minh đăng chiếu sáng và dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi u minh phiền não đi đến an lạc Niết Bàn, giải thoát, vì vậy nên Đức Phật thường dạy: “Này các con hãy tự mình thắp đuốt lên mà đi” cho nên nghi thức đốt đèn cúng Phật là hàm ý nương vào trí tuệ của Phật để rọi chiếu vô minh ám chướng của chính mình, diệt trừ phiền não chiếu phá ngã chấp giải thoát an lạc. Theo tinh thần của Đại Thừa Phương Quảng cho rằng đốt đèn cúng Phật diệu ý cũng không khác gì như ánh sáng trí tuệ của chư vị Bồ Tát Ma Ha Ha Tát chiếu rọi phá vỡ vô minh tăm tối của chúng sanh. Kinh Hoa Nghiêm quyển 78 có đoạn chép: “Này người thiện nam! Ví như dùng một ngọn đèn, soi vào ngôi nhà tối cả trăm ngàn năm, thì bóng tối ấy lập tức đều bị xua tan hết. Ngọn đèn tâm bồ đề của các bậc Đại Bồ Tát ma ha tát cũng như vậy; soi vào tâm u tối trãi qua bá thiên vạn ức kiếp không thể tính hết của chúng sanh, tạo các nghiệp phiền não, vô số ám chướng, đều có thể diệt trừ sạch hết…”. Thắp đèn cúng Phật được công đức rất to lớn. Trong rất nhiều kinh điển Đại Thừa đều dạy rằng việc thắp đèn cúng Phật, ở bảo tháp, trong chùa, trước tượng Phật hoặc thắp cúng dường trước các bộ kinh điển của Phật, tất cả đều được vô lượng công đức. Như trong Kinh Phật Vi Thủ Ca Trưởng Giả Thuyết Nghiệp Báo Sai Biệt Công Đức có thuyết về công đức của việc thắp đèn cúng Phật: Nếu có người phát tâm phụng hiến thắp đèn cúng dường Phật thì được 10 điều công đức: 1. Được công đức cả cuộc đời quang minh xán lạn như ánh đèn. 2. Được sanh về nơi chổ tuỳ theo ý muốn của mình, không bao giờ bị đau các chứng bịnh về mắt. 3. Nếu như phát tâm tu hành thì sẽ chứng được phép thiên nhãn thông. 4. Được trí tuệ có thể đối với các pháp thiện hay ác đều có thể phân biệt được. 5. Diệt trừ được hết thảy tối tăm mê muội. 6. Đắc chứng được pháp trí tuệ quang minh 7. Khi luân chuyển trên thế gian không ba giờ xa lìa vào ác đạo tối tăm. 8. Được đầy đủ phước báo to lớn. 9. Khi lâm chung được sanh lên cõi trời. 10. Nếu phát tâm tu hành thì sẽ sớm chứng được quả vị Niết bàn. Trong Kinh Phật Thuyết Thí Đăng Công Đức có chép về những điều vui hỷ lạc trong đời hiện thế mà tất cả ai ai nếu như phát tâm đốt đèn cúng Phật thì đều được thọ hưỡng những niềm vui như vậy, trong Kinh có đoạn chép: “Nếu có chúng sanh nào, nơi chùa hay tháp của Phật đốt đèn cúng dường, thì đắc được bốn pháp hỷ lạc, gồm có những pháp lạc? 1. Đắc được hỷ lạc thân thể trang nghiêm đẹp đẽ. 2. Được hỷ lạc tiền tài của báu sung mãn. 3. Được hỷ lạc luôn luôn gặp được vận may. 4. Được hỷ lạc thông minh trí huệ…”. Theo quan niệm của Phật Giáo Đại Thừa, nghi thức đốt đèn cúng Phật còn là một trong sáu thứ cúng dường trong nghi thức Lục Cúng Hoa Đăng của Phật Giáo Bắc Truyền, nghi thức này còn được Phật Giáo Việt Nam diễn tấu thành vũ khúc Lục cúng hoa đăng rất là nổi tiếng và trỡ thành một trong những vũ điệu quan trọng trong nghệ thuật ca múa truyền thống Phật Giáo và dân tộc Việt Nam. Đốt đèn cúng Phật là một trong “Lục chủng cúng dường” sáu món cúng dường của Phật Giáo gồm có: 1. Hiến Hương là đốt nhang xông hương cúng dường Phật. 2. Hiến Hoa là dâng hoa cúng dường Phật. 3. Hiến Đăng là đốt đèn cúng dường Phật. 4. Hiến Đồ là dâng nước hoặc thức ăn cúng dường Phật. 5. Hiến Quả là dâng trái cây cúng dường Phật. 6. Hiến Nhạc là niệm tụng, tán bạch, tấu nhạc cúng dường Phật trong các nghi lễ Pháp hội đàn tràng. Sáu món cúng dường này theo quan niệm của Phật Giáo Bắc Truyền là sáu món tượng trưng cho hạnh tu Lục Độ Ba La Mật của chư vị Bồ Tát gồm: 1. Bố Thí; 2.Trì Giới; 3. Tinh Tấn; 4. Nhẫn Nhục; 5. Thiền Định; 6. Trí Tuệ. “Đồ” tượng trưng cho Bố Thí, “Hương” tượng trưng cho Trì Giới, “Nhạc” tượng trưng cho Tinh Tấn, “Hoa” tượng trưng cho nhẫn nhục, “Đăng” tượng trưng cho Trí Tuệ, “Quả” tượng trung cho Thiền Định. Người Phật tử khi thực hành các sự cúng dường này thì cũng chẳng khác nào chư vị Bồ Tát đang tu hành pháp Lục Độ. Công năng diệu dụng cũng như nghi thức phương pháp của việc đốt đèn cúng Phật được Đức Phật dạy rất rõ ràng Trong Kinh Dược Sư Bổn Nguyện Công Đức, trong Kinh có đoạn chép: “Bấy giờ, Ngài A Nan hỏi Ngài Cứu Thoát Bồ Tát rằng: Cung kính Ðức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai như thế nào? và đèn phan tục mạng thế nào? Cứu Thoát Bồ Tát đáp rằng: Ðại Ðức, nếu người nào có bệnh, muốn cứu thoát khỏi bệnh khổ của họ, nên vì họ trong bảy ngày đêm, thọ trì Bát Quan Trai Giới, đồ ăn thức uống, các vật thường dùng, tuỳ sức lực mà làm, để cúng dường các vị Sư Tăng, ngày đêm sáu thời, hành đạo lễ bái cúng dường Ðức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Đọc tụng Kinh nầy, bốn mươi chín lần, tạo bảy hình tượng Ðức Phật Dược Sư, bày thành bảy bàn, trước mỗi tượng, thắp bảy ngọn đèn, mỗi ngọn đèn lớn như vòng bánh xe, thắp sáng luôn bốn mươi chín ngày không tắt. Tạo tràng phan năm màu, dài bốn mươi chín gang tay, và phóng sinh các loài súc sinh trong bốn mươi chín ngày, thì sẽ qua khỏi các nạn nguy ách, không bị các hoạnh hoạ và ác quỷ bắt giữ… Cách mà người xưa ở Đông Độ đốt đèn thường là dùng một cái chén trãn nhỏ đựng dầu, sau đó để tim đèn vào đốt thành đèn, loại đèn này rất phổ biến, sau có các chất liệu như vàng, bạc, đồng đỏ, sứ, gốm đều được dùng để chế tác trãn đựng dầu đèn, càng về sau sự phát triển của hình dáng thể loại của đèn dầu rất là phong phú, như hình chén, hình dĩa, hình bình, chậu và có loại như hình cái muỗng, hình dĩa được đặt trên giá có hình trụ.v.v… Dầu dùng để đốt đèn được chế tác từ mỡ của động vật hoặc là dầu được lấy từ trong các hạt cũng như trong các thân cây và trong các chất khoáng sản..v.v… sau đó ở Đông độ làm ra loại đèn cầy cây được chế từ sáp ong chủng loại ngày một phong phú, đáp ứng nhu cầu thắp đèn cúng Phật ngày càng phát trong các nghi thức Phật Giáo Bắc Truyền. Theo quan niệm của Phật Giáo Bắc truyền, nghi thức thắp đèn cúng Phật trong tự viện có rất nhiều ý nghĩa, thắp đèn làm trang nghiêm cho đạo tràng, thắp đèn khiến cho tín chúng phát khởi tâm cung kính, thắp đèn tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ của Phật chiếu diệu hết thảy chúng sanh, thắp đèn để diệt trừ hết thảy các ám chướng của phiền não, xua đi hết thảy các vận hạn không may, dẫn dắt những điều cát tường đến cho tín chủ, vì vậy trong truyền thống nghi thức của Phật Giáo Bắc Truyền, đến mùa xuân lại đốt đèn quang minh trong pháp hội Dược Sư cầu quốc thái dân an, đến tháng bảy Vu Lan thắng hội lại thả hoa đăng cầu nguyện âm linh siêu thoát. Đốt đèn cúng Phật trong nghi thức Phật Giáo Bắc Truyền còn một ý nghĩa giáo dục rất là sâu xa, như câu chuyện Bần Nữ cúng đèn ở trên đã nói. Nếu như ta đốt đèn cúng Phật bằng tâm thế tục, phô trương sự giàu có, mặc dù phát tâm cúng rất nhiều dầu, dùng các vật dụng sang trọng, mắc tiền để làm đèn để dâng cúng, nhưng có tránh được đâu nhân quả dầu cạn lữa tắt. Cũng ví như của cải sang giàu, phước báu, đều nằm trong sự chi phối của luật nhân quả vô thường có đó rồi mất đó, khi hưởng hết rồi thì chẳng còn chi, hoặc khi nhắm mắt xuôi tay có đem theo được thứ gì. Người nào khi phát tâm dâng đèn cúng Phật thì đừng sanh tâm đòi hỏi và mong cầu những điều lợi ích đến với mình, mà chỉ nên nhất tâm dâng cúng chư Phật, vì tất cả các công đức trong đốt đèn cúng Phật mà Đức Phật dạy trong Kinh Phật Thuyết Thí Đăng Công Đức và kinh Phật Vi Thủ Ca Trưởng Giả Thuyết Nghiệp Báo Sai Biệt Công Đức đã sẵn có, ta không mong cầu thì những công đức nêu trên cũng đã tròn đủ trong ta, chúng ta không cần phải khởi vọng niệm phiền não để kiếm tầm cúng dường với “Tâm không tức Phật” nếu phát tâm cúng dường như vậy, thì mới là chân cúng dường và như vậy thì ngọn đèn trí tuệ của chư Phật mới sáng mãi trong ta. Đốt đèn cúng Phật trong nghi thức Nhiên Đăng cúng Phật có trong pháp hội Dược Sư hay trong nghi thức phóng liên đăng trong đại lễ Vu Lan Phật Giáo Bắc Truyền đều có chung một hàm ý là mong muốn trí tuệ của hết thảy chúng sanh nương treo ngọn đèn cúng Phật này để toả rạng, cầu nguyện Phật tâm và Phật tánh sáng suốt sẵn có trong mỗi con, thể hiện đức tánh từ bi bình đẳng không phân biệt. không bị các âm phiền não như phân biệt giai cấp, sang hèn, hơn thua, so đo của phàm phu làm lu mờ trí tuệ. Ý nghĩa cúng đèn với bản tâm thanh tịnh, tiếp nối ánh sáng trí tuệ của Phật Pháp để hiển bày được thể tánh chân như của Phật. Đốt đèn cúng Phật với phát tâm như vậy, đó được gọi là cúng dường ba la mật, cho nên tương ưng với Tâm và Pháp của Chư Phật và Chư Bồ tát.
Thích Tâm Mãn
Tác giả bài viết: Thích Tâm Mẫn
Nguồn tin: Vuonhoaphatgiao
Nguồn tin: Vuonhoaphatgiao
http://chuatracang.com.vn/index.php/news/Phat-hoc/LUOC-Y-DOT-DEN-CUNG-PHAT-111/
No comments:
Post a Comment