Saturday, January 7, 2017

Y HỌC THƯỜNG THỨC

http://oovobo.violet.vn/entry/show/entry_id/8069759

Thuốc tiên của tuổi già

 
Đau nhức, ác mộng kinh hoàng của tuổi già từ 50 trở lên; rất nhiều ông, bà, chú, bác khi đông tới trời trở lạnh là rên rỉ, đau buốt đầu gối, đi không nổi, đau tay, lưng, nhiều bác còn sưng húp tay rồi tới chân.
Uống thuốc tây vừa dứt bệnh ngưng hai ba tuần là bị trở lại, thành ra quanh năm suốt tháng lúc nào cũng đủ thứ thuốc bên người. Chưa hết, thuốc tây thường có tác dụng phụ kèm theo như làm loét dạ dày, xơ gan, hại thận… Vừa qua, nhiều người quen ở dưới quê lên chơi kể về các cây thuốc cực kỳ rẻ tiền mà trị đau nhức hiệu nghiệm vô cùng, không độc hại.
Trinh nữ còn gọi là cây xấu hổ, mắc cỡ, hàm tu thảo, sensitive (Anh, Pháp), ojigi-so (Nhật Bản), lajwanti (Ấn Độ)… Tên khoa học là Mimosa pudica L. Họ Trinh nữ (mimosaceae). Dược lý hiện đại cho biết trinh nữ có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, chữa trị các chứng mất ngủ; song cũng có thể làm chậm thời gian xuất hiện co giật, giảm đau và giải độc axít, kìm hãm sự sinh trưởng của vi khuẩn, diệt nấm, diệt giun…

Uống liền 4 – 5 ngày sẽ có kết quả. Cách đơn giản nhất là hái mắc cỡ phơi khô rồi cứ mỗi ngày bỏ một nắm vào ấm pha như pha trà uống, khi hết đau nhức thì pha loãng dần rồi ngưng hẳn một tháng mới uống lại với liều bằng 1/10 lúc đầu, cứ dùng thường xuyên không hề có tác dụng phụ mà còn giảm huyết áp cao. Nhớ đừng lầm mắc cỡ ta lùn gai nhiều với mắc cỡ tây cao ít gai, mắc cỡ tây không thể chữa bệnh được.Người ta còn sử dụng toàn cây trinh nữ thái nhỏ, phơi khô, sao vàng sắc lấy nước uống thay trà hằng ngày trị đau nhức mỏi, sưng phù. Chữa đau nhức xương khớp: Rễ cây trinh nữ xắt thành miếng mỏng phơi khô; hàng ngày lấy 120g đem rang rồi tẩm rượu cao độ (40 – 45 độ) và lại rang khô. Sau cho 3 bát nước sắc còn 1 bát chừng 200 – 250ml chia 3 lần uống trong ngày.
* Lá lốt thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng... Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.
Còn trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng...

Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày. Chữa đầu gối sưng đau: Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.Đơn thuốc có sử dụng lá lốt chữa bệnh: Chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh: 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày.
* Rượu chùm ruột. Chùm ruột tên khoa học: Phyllanthus acidus. Giàu vitamin C. Lá non dùng để gói nem (ăn rất ngon). Dân gian từ lâu dùng chùm ruột chua xếp vô hũ rắc một lớp đường mỏng, một lớp chùm ruột cứ như thế đầy hũ rồi đậy kín đem phơi nắng chừng 20 ngày sẽ được rượu chùm ruột uống trị đau nhức rất hay.
* Rau mồng tơi nấu canh xương heo.Rau mồng tơi được chế biến dùng trong bữa ăn hằng ngày. Từ lâu, nó còn được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh. Mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh. Nó có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hoạt tràng...

Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học còn có nhiều phương pháp trị đau nhức không cần thuốc. Tiến sĩ Alan J. Silman  thuộc trường Đại học Manchester (Anh) qua phân tích dữ liệu ăn uống của  hơn 25.000 người đã cho biết những người ăn nhiều các loại rau có lá màu xanh đậm hoặc vàng có chứa nhiều chất chống oxy hóa như beta-cryptoxanthin, zeaxanthin và vitamin C có thể phòng chống hiệu quả các chứng bệnh viêm khớp.Dùng mồng tơi để giải độc, chữa đại tiện bí kết, đại tiện xuất huyết, tiểu tiện khó, đái nhỏ giọt, đái dắt, chữa kiết lỵ hiệu quả. Mồng tơi cả cây khoảng 100g, móng chân giò 1 cái, hầm với nước, ăn trong bữa cơm hằng ngày có tác dụng chữa khớp chân tay đau nhức do phong thấp.
Ăn ngũ cốc thô và rau quả tươi thay thế cho phần lớn những loại thực phẩm công nghiệp hoặc chế độ ăn có nhiều đạm động vật là yếu tố rất quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị loại bệnh này.
<><
18- CHỮA MẸO
(Không cần thuốc)
http://www.xuanha.net/Chuabenh-thuocgt-meovat/Sachgt2-luong/gt2-9domaucam-hocxuong.htm

1- ĐỔ MÁU CAM

Nguyên nhân:
Đổ máu cam có nhiều nguyên nhân như mũi bị ngộ nạn,
bị va chạm mạnh; bị cảm sốt thương hàn, huyết áp cao, bướu
mũi, hoặc do các bệnh gan.
Người sắp bị chảy máu cam, cảm thấy nóng ở hốc mũi,
sau đó máu chảy ra, một phần lọt xuống cổ họng, có mùi vị
tanh tanh. Cùng lúc, nạn nhân cảm thấy hồi hộp, tim đập
nhanh, và đổ mồ hôi lạnh. Nặng có thể bị xỉu.

Điều Trị:
Theo lối thông thường, một người bị máu cam, lập tức
cho ngồi thẳng và không cử động. Dùng ngón tay bóp chặt
mũi độ 10 phút hay cho tới khi cầm máu .
Nếu không cầm thì  lấy cục bông, tẩm thuốc cầm máu như adrénaline,
Adresnoxyl. .nhét vô mũi, rồi lại bóp mũi 10 phút nữa . . .

Mẹo vặt:
1/ Nếu mũi thường bị chảy máu, hãy bôi vaseline trong lỗ mũi.
2/ Có người lấy một nắm cỏ mền chầu, giã lấy nước uống cũng
khỏi luôn.
3/ Thường xuyên ăn cam, cà chua hay những thứ giống như
vậy, giúp các tĩnh mạch khỏe lên cũng đỡ chảy.

Ngoại khoa
Cách điều trị bệnh này theo phương pháp trên đây
cũng gặp nhiều phức tạp và mất nhiều thời giờ, nhưng có khi
cũng kéo dài thời gian mới khỏi. Cũng có người trị nhiều cách
rồi mà vẫn không khỏi.
Chúng tôi xin cống hiến quí độc giả một phương pháp điều trị
xem ra rất khó tin hay coi như mê tín, dị đoan. Nếu chính chúng tôi không chứng bến tận mắt, hoặc chính mình đã được chữa khỏi thì cũng chẳng tin.
LM.Đinh Vương C. khi còn nhỏ cũng bị đổ máu cam
chữa chạy mãi không khỏi, nhưng phúc 70 đời, có người bày
cách chữa trị như sau : Khi nào bị đổ máu cam thì hãy:
1- Đứng sát vô tường nhà nín thớ.
2/ Đồngthời chạm trán vào tường(nam 7 cái, nữ 9 cái)
Lập tức máu sẽ cầm lại ngay.

Một hôm, tại trường Tiểu Học Công Giáo, xứ St. Ann.
California, một em học sinh Mỹ ôm mặt, máu chảy ướt cả mặt
và 2 bàn tay, cô giáo dẫn em vô phòng rửa mặt, tôi cũng chỉ
cách chữa trị như trên, lập tức máu cầm lại ngay. Cả trò và cô
giáo đều ngỡ ngàng thốt ra một câu ngộ nghĩnh: "Magic".

Cách đây một thời gian, một chị ở Wichita Falls, TX đã
gọi điện thoại báo tin mừng: ông chồng chị bị đổ máu cam
mấy ngày rồi mà không cầm lại được, lúc đó chị nhớ lại đã đọc
sách gia truyền, chị tìm lại và chỉ cho chồng, lập tức máu cầm
lại và không thấy tái phát nữa.

*Chữa Máu cam theo Bí Truyền
(bằng đọt tim tre)

Cụ Đinh văn Tình, là Nhân Viên Hoạt Động Đạo Binh
Đức Mẹ, cụ được người bạn tại Canada tặng cho tập sách Gia
Truyền Tập I, sau khi ứng dựng thấy kết quả tốt đã in ra trên
100 tập tặng cho Hội Viên để làm việc Tông Đồ, cụ đã gửi cho
tôi một bài thuốc gia truyền quí để trị máu cam sau đây:
Người con gái đầu của cụ bị máu cam, chữa đủ thứ
thuốc mà không khỏi, may có người chỉ cho:
*Hái một nắm đọt tim lá tre, sao vàng hạ thổ, sắc uống. Chỉ có vậy thôi mà bệnh
đã khỏi dứt trên 30 năm, không bị tái phát.
Chân thành cám ơn Cụ Tình đã góp phần cho tập sách này.

2- CHỮA HÓC XƯƠNG
( khỏi ngay trong nháy mắt)

Đây cũng là cách chữa mẹo rất lạ kỳ mà chính kẻ này đã
thấy tận mắt. Trên chuyến xe chở một số anh em từ Thủ Đức ra
Qui Nhơn. Tới trạm nghỉ ăn sáng, (ăn cháo gà), anh Đoàn
Đ. B. vô ý đã nuốt phải đốt xương gà, mắc vô họng, mặt anh đã
đỏ lên, một số anh em đã bàn chở đi nhà thương gấp; bỗng một
người anh em ở trên xe nhảy xuống đường, gặp một cành cây
nhỏ nằm ngang đường, anh đá cành cây cho nằm dọc lại, rồi
quay sang hỏi đã khỏi chưa ? Anh B trả lời:Kỏi rồi.

Theo cách này, người ta thường giấu không cho bệnh
nhân biết ai là người chữa bệnh cho mình; nhưng trong thực tế
không cần như vậy; tự mình có thể chữa cho mình được.

Theo kinh nghiệm của Cụ Chánh H. khi bị hóc, Cụ cũng tự tìm cọng
rác hay cành cây đang nằm ngang, rồi lấy chân đá dọc lại, thế
là Cụ Chánh đã thoát chết yểu.

Cụ Tô Văn ở New Orleans cũng đã nổi danh về việc
chữa hóc, chẳng những chữa tại chỗ mà cả người bệnh ở bất cứ
nước nào, nơi nào, khi họ gọi đến nhờ cụ chữa, cụ cũng ra ngã
ba đường gặp cành cây nằm ngang thì đá dọc lại, đồng thời đọc
lời sau đây: "Mày nằm ngang, tao đặt mày nằm dọc, cứu được
một người, phúc đẳng hà sa", dù ở phương trời nào, cũng được
khỏi liền. Cụ đã cứu được rất nhiều người từ xa gọi đến.

*CHỮA HÓC CÁCH KHÁC

l- Giũa móng tay cả 10 ngón, lấy bột nó pha vô nước
cho uống, móng của ai cũng được, uống xong xương sẽ xuôi
xuống (Lm. Nguyễn Linh cung cấp)
2- Cỏ gà nhai đắp chỗ cổ tay,(chỗ bắt mạch). Nam đắp
tay tả, nữ hữu. Xương sẽ xuôi. Cách chữa này do Thầy Hoè,
giúp các Cha Hưu Dưỡng tại Thủ Đức đã chữa cho các Cha rất hiệu quả.

<><


http://afamily.vn/tri-nho-giam-sut-phai-lam-sao-201001040732131.chn

Đôi lúc, bạn có cảm giác mất trí nhớ tạm thời nên chẳng biết mình đang và cần làm gì? Càng lớn tuổi, con người càng hay quên.

Đó là lý do bạn nên quan tâm, chăm sóc cho "bộ nhớ" của mình từ bây giờ.
 
Trí nhớ và hoạt động trí tuệ nói chung là chức năng thần kinh cao cấp của con người. Ở mỗi người, trí nhớ lại có những phương thức hoạt động phù hợp với hoàn cảnh nghề nghiệp, gia đình, vị thế xã hội của họ.
Trí nhớ ngắn hay dài hạn đều phụ thuộc vào não bộ
Người ta phân biệt hai loại trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Trí nhớ ngắn hạn là khả năng lưu giữ những thông tin mới tiếp nhận trong vài giây, trước khi nó được củng cố để giữ lại lâu dài. Trí nhớ dài hạn là quá trình lưu giữ các thông tin tiếp nhận được và con người có thể nhớ tới chúng sau một thời gian.
Dù ngắn hay dài hạn, việc hình thành và duy trì trí nhớ đều trông cậy vào một khu vực nằm sâu trong não bộ, gọi là vùng hippocampus. Bên cạnh nó là vùng hạnh nhân (amygdala), tạo cảm xúc, in dấu những ký ức của mỗi người. Lớp ngoài của võ não lưu giữ trí nhớ dài hạn ở những khu vực khác nhau nhờ những loại hình thông tin đa dạng như ngôn ngữ, cử chỉ, cảm giác...
Để những vùng nói trên hoạt động hiệu quả, các động mạch nuôi não phải thông suốt để não có đủ ô-xy, năng lượng, các chất dẫn truyền thần kinh không thiếu hụt và các "khớp thần kinh" (synase) được bảo tồn.
Tuy nhiên, trong thực tế, những điều kiện đó dễ bị xâm hại do tác động của nhiều yếu tố, khiến chúng ta sa sút trí tuệ, mất trí nhớ, bị bệnh Alzheimer, Parkinson...
Những phương pháp cải thiện trí nhớ hiệu quả
Kẻ thù nguy hiểm nhất của trí nhớ là stress. Trong gia đình cũng như ngoài xã hội, mọi người đều chịu nhiều áp lực. Không ít người bị stress trầm trọng khiến cơ thể phóng thích nhiều cortisol (hormone stress), làm tổn thương vùng hippocampus.
Mặt khác, stress còn làm giảm, thậm chí mất tập trung. Ngoài ra, cortisol còn thúc đẩy việc sản xuất insulin, ngăn không cho vùng hippocampus sử dụng đủ đường huyết để não có năng lượng cho việc ghi nhớ. Hơn thế stress còn gây khó khăn cho việc "truy cập" ký ức đã được lưu giữ.
Dưới đây là các cách giúp cải thiện trí nhớ.
1. Hóa giải stress bằng phương pháp thiền hay yoga. Đây là cách gỡ bỏ các áp lực, làm trùng giãn tâm thần, tăng khả năng tập trung... Ngoài ra, bạn có thể luyện tập thể lực ngoài trờ như bơi lội, đi bộ, đạp xe, tập aerobic... Hoạt động thể lực chính là biện pháp đốt cháy stress, vì chúng cho tim tăng cung lượng máu tới não và các phủ tạng, khiến tinh thần phấn chấn, sảng khoái.
2. Tập thể dục cho não bằng cách đọc sách, báo, lướt các trang web lành mạnh và bổ ích. Đồng thời, bạn nên chơi các trò chơi trí tuệ như ô chữ, cờ tướng (hoặc cờ vua), học ngoại ngữ hay chơi một loại nhạc cụ nào đó... Cách này làm tăng lượng ô-xy tới não, thúc đẩy quá trình dịch chuyển từ bộ nhớ ngắn hạn sang dài hạn.
3. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, nhiều rau, trái cây, giúp tăng cường các chất dinh dưỡng như lecithin (có trong dầu đậu nành, trứng, lạc, mầm lúa mạch, gan), vitamin C (trong cam, chanh, rau, quả) và các vitamin nhóm B (trong gan, thận, thịt nạc, sữa, yoghurt). Tất cả các chất này hỗ trợ cho việc sản xuất chất dẫn truyền thần kinh acetylchline.
Các a-xít béo omega-3 như DHA được coi là "thức ăn của não". Chúng có nhiều trong các loài cá biển vùng nước lạnh như cá hồi, các trích... giúp bù đắp một lượng đáng kể chất xám của não. Chất béo trong não làm thành các màng tế bào và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sống còn của tế bào não. Các nơ-ron thần kinh cũng rất giàu a-xít béo omega-3 còn giúp cân bằng xảm xúc lành mạnh và tâm trạng tích cực ở người cao tuổi. DHA cũng là thành phần chính của các "khớp thần kinh".
Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, các chất chống ô-xy hóa từ rau, trái cây, các quả mọng (mâm xôi), khoai lang, cà chua, bông cải xanh, củ cải đường, cam, nho, quả cherry, kiwi, gấc... làm giảm đáng kể nguy cơ suy giảm trí nhớ di chứng trung hòa hoặc vô hiệu hóa các gốc tự do. Ngoài ra, các chất chống ô-xy hóa còn cải thiện dòng chảy ô-xy qua cơ thể và não.
Với những người cao tuổi, chế độ ăn hạn chế năng lượng xem ra rất hữu ích. Họ sẽ tránh được các nguy cơ thừa cân, béo phì, dẫn tới những bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch... Chúng không những đe dọa khả năng ghi nhớ mà cả sinh mạng người cao tuổi.
Não có chừng 50% nước cho nên bạn phải uống đủ nước (1.500-2.000ml mỗi ngày) để thủy hợp (hydrate hóa) não dễ dàng. Thiếu nước hoặc mất nước nhẹ có thể làm gia tăng hormone stress, khiến não bị tổn thương, giảm thiểu trí nhứ. Bạn có thể uống nước sôi để nguội hoặc nước trà. Trong trà có nhiều chất tăng thư giãn tâm thần, tăng sự lanh lợi, hoạt bát... Thế nhưng, bạn cần tránh uống trà đặc vào buổi tối vì có thể dẫn đến mất ngủ.
Mỗi ngày, bạn nên uống một đến hay ly rượu vang đỏ. Chúng có tác dụng làm giãn nở mạch máu. Các chất chống ô-xy hóa trong rượu còn bảo vệ tế bào não, qua đó cải thiện trí nhớ của bạn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng rượu vì uống nhiều làm tăng cholesterol, nguy cơ xơ vữa động mạch và cản trở dòng máu tới não. Các nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ, đã chứng minh, người lạm dụng rượu thường kém tập trung. Khi tham gia những thử nghiệm về nhận thức, họ kém hơn hẳn những người uống rượu vang có chừng mực.
4. Phải tạo được giấc ngủ tốt để giúp não củng cố trí nhớ ngắn hạn cũng như dài hạn. Nghiên cứ của Đại học Lubeck, Đức, đã cho thấy sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề có liên quan mật thiết đến giấc ngủ đầy đủ của mỗi người. Chứng mất ngủ hay chứng ngừng thở khi ngủ làm cho người ta mệt mỏi nên không thể tập trung.
5. Kiểm soát tốt những căn bệnh mãn tính như cao huyết áp, đái tháo đường... cũng là một giải pháp hữu hiệu để tăng cường trí nhớ.
6. Lối sống tích cực, lạc quan, cởi mở có tác động rất lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ trầm cảm, nhất là đối với phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh và những người cao tuổi. Đồng thời, cách này còn cải thiện đáng kể trí nhớ và các hoạt động trí tuệ nói chung.
Theo Phong các

h

No comments:

Post a Comment