Monday, December 28, 2015

homeless



ông những đang tệ bạc với chính bản thân mình mà còn không công bằng với những người xung quanh. Vì sao? Vì dù nói ra hay không nhưng ai cũng có những khó khăn riêng, tại sao chúng ta lại làm phiền lòng họ thêm bằng những lời than vãn, đôi khi không thực sự bắt nguồn từ những khó khăn lớn của mình?
OK, đã là người thân hay bạn bè, chia sẻ với nhau là trách nhiệm nhưng điều đó không có nghĩa rằng vì nó mà ta quên mất rằng không một ai khác ngoài mình có thể tháo rời những phiền muộn của riêng mình. Tui unfriend tất cả những người bạn như vậy trên facebook. Và ở ngoài đời, cũng tránh gặp mấy thể loại này.
Thật ra, bạn bè quyết định rất nhiều đến cách sống và cảm xúc của chúng ta. Một người bạn suốt ngày chỉ biết than van sẽ kéo cuộc đời chúng ta đi xuống rất nhiều. Chỉ là có nhận ra không mà thôi.
Ai đó nếu gặp chị, cho tôi gởi cái ôm và một lời cám ơn. Cám ơn chị vì đã sưởi ấm cho một ngày rất lạnh của tôi, chỉ bằng một nụ cười.
Hải Hồng
Sáng nay, đi giao hoa chia buồn. Vì ông anh lái xe chưa quen với việc lắp chân vòng hoa nên thằng tui đi với anh.
Mang hoa tới nhà thờ trễ ba phút, thấy tang gia đã có mặt đông đủ. Xin lỗi xong, hỏi chỗ đặt hoa, anh kia chỉ xong, có một chị gái tới biểu "Cái này đẹp, em mang tới để cạnh quan tài của má chị đi".
Đặt xong, trước khi ra về, tới chỗ gia đình đang đứng, đặng chia buồn một câu. Cám ơn xong, chị gái hồi nãy cười với mình, "Thanh niên gì mà hay quá".
Đang tần ngần, chưa hiểu chữ "hay", chị nói thêm: "Cám ơn em, một người giao bông thôi nhưng vẫn tới cúi đầu chào từ biệt má chị".
À, thì ra, chị cám ơn mới nhớ. Nói sao ta? Có lẽ đó là cái việc mình làm mà không suy nghĩ, nó giống như bản năng vậy.

Nói thêm một chút,
Tui thấy không khí trong những tang lễ của người Việt hải ngoại hay quá chừng. Trang trọng trong hình thức và chừng mực trong cảm xúc. Tang gia hay người viếng đều ăn mặc đẹp, lịch sự và nói cười rất tự nhiên.
Sao tui sợ quá những tang lễ kèn trống ca múa hát xiệc tưng bừng. Cái hỗn tạp của những thanh âm ấy trộn với tiếng khóc nỉ non, trời ơi, nó bất kính khủng khiếp. Chưa đâu, rồi còn ăn uống nhậu nhẹt thâu đêm nữa chứ. Hay thiệt, tang gia người ta rối bời vậy mà còn để phải phục vụ miếng ăn chén uống cho mình, cũng hay. Đó là chưa kể phiền hà chòm xóm láng giềng...
Hôm trước, khi hôn phu của danh ca Khánh Ly qua đời, báo chí trong nước đưa tin và hình ảnh, kéo xuống bình luận, rất nhiều câu thắc mắc chung: "Ủa, chồng chết sao lại cười?".
Khi người ta còn đánh giá những yêu thương hay tiếc nuối bằng cách đong giọt nước mắt, khi người ta còn thuê khóc mướn về, thì còn lâu, văn minh mới có thể làm bạn.
Với một người nằm xuống, lặng lẽ là sự tôn trọng tối cao.
Comments
Lê Kim Oanh Với chị tất cả những điều xảy ra xung quanh cuộc sống của em đều đáng đọc ,học hỏi và suy nghĩ. Nhưng luôn ấm áp vì lòng nhân hậu bao dung và đầy ắp tình người....Có một điều ở một số đám tang xứ mình còn thuê người thế giới thứ 3 nhảy múa ca hát. tất nhiên là chị thấy lố bịch kệnh cỡm , nhưng cũng chạnh lòng vì đó cũng là nghề kiếm cơm của một số người không may mắn .
Hải Hồng Dẫu biết là mưu sinh nhưng phần lớn trong số họ ăn mặc và nhảy múa khó coi và thiếu tôn trọng lắm chị ơi.
Nghi Hồ Sợ..sợ lắm khi nghe tiếng kèn trống của đám tang ở Việt Nam..Thê lương..âm trì địa ngục..làm sao đây?!làm sao né được khi mình rồi cũng phải đối diện với những cảnh đó.Nhìn người ta văn minh mà ham hết sức.Lạy trời cho con được bình yên nếu sau này con có...đi xa.
Heidi Dinh dạ, tang gia ở Mỹ em xem phim hay thấy có màn nguwofi thân lần lượt lên kể những kỉ niệm của người quá cố, mà thường toàn là kỉ niệm vui nên cả tang lễ lại cười ồ. Bên em tang lễ ko có màn đó, nhưng chỉ có những giọt nước mắt lặng lẽ rơi, ko gào khóc, ko thở than.
Hải Hồng Người Mỹ phóng khoáng và cởi mở hơn người Âu em ơi.

No comments:

Post a Comment