Wednesday, December 23, 2015

quán cục gạch


shared http://www.cucgachquan.com.vn/
Bài: KTS Trần Bình; Ảnh: Ngô Đình Trúc
Cục Gạch Quán được đăng trên tạp chí Nhà Đẹp Xuân Canh Dần - 02/2010
10Sáng mồng một này tôi dậy sớm, hít thở không khí nhà quê, cái ban mai tinh khiết phản phất  bên khóm cúc vàng. Trong phòng khách  mâm cơm Bà đã chờ sẳn cho đám cháu con  cả năm mới có ngày xum vầy. Tôi không chọn cho mình hoa Mai hay hoa Đào để làm trang trí tết, hoa giấy đủ màu cũng làm rộn rã cả không gian. Nó đẹp bởi vì nó thật, nhìn vào biết là hoa giấy và không  nháy bất kỳ lọai hoa nào. Tết mới là dịp bán được nên hoa cũng chỉ được làm vào dịp cuối năm, không hương nhưng không tàn, không dịu dàng mà rực rỡ.
Xem như năm nay mình ăn Tết lớn vì đã kịp mở cái quán nhà quê để “nối nghiệp” Bà.  Lặng lẽ mấy mươi năm, bây giờ cái quán của Ngọai ở quê cũng sắp rệu, không lợp lại được cái mái lá khác vì giàn kèo đã mục nát, Bà chấp vá cũng che được nắng mưa…. Chừng ấy năm nó chắc chiu cho bà chăm sóc chúng tôi ăn học, có nghề.Giữa  nhịp sống hối hả của thị thành tôi mới nhận ra được sự đóng góp vô hình của nó: giúp bà khỏe và minh mẫn dù bà sắp bước sang tuổi 90. Một bao lộc  lì xì vô giá cho tôi ,một cảm giác  rộn ràng mà lặng lẽ.
Sau giờ giao thừa bà hay ưu tiên cho mấy đứa con nít đến xông đất. Chúng mang tiền đến, không toan tính và rất hồn nhiên. Không sắp đặt và đã trở thành thông lệ, vì tết là dịp lũ nhỏ nhận được lì xì. Nắng xuyên qua kẽ lá, gió lay nhẹ, Bà dậy lội bộ đi chợ, lúc về hai tay khệ nệ chính là bài tập thể dục dưỡng sinh vô giá. Những lúc rảnh,  mấy bà gìa cùng sớm hay đến quán ngồi nói chuyện cháu con, thương yêu, giận hờn, vui buồn đều có.…những chia sẽ đời thường, thật thi vị chỉ có ở xóm với làng.
Cục Gạch Quán chất chứa những kỷ niệm chân tình, lẵng lặng, yên tỉnh trong không gian cũ, nâng niu những giá trị thật của người nhà quê theo xu hướng “ăn xanh sống sạch”, một ý niệm trong cách đối xử tử tế hơn với môi trường. Góp nhặt và chọn lọc lại  những vật dụng cũ, kết hợp chúng với vài vật liệu mới để đáp ứng nhu cầu sử dụng tiện nghi. Bắt chước Ngọai, tôi đựng mấy đôi đũa dừa nước trong cái lon lygo rồi cho khách tự so đũa trước khi ăn, khách không phàn nàn mà thích thú vì lâu lắm rồi mới được “về quê”. Cái ly thủy tinh lấy ý tưởng từ cái chung hột vịt lộn, giữ lại dáng dấp xưa chỉ thay đổi  chất liệu và tỷ lệ kích thước,  thấy  gần gần và lạ lạ. Mấy hôm trời nóng Ngọai hay cho chúng tôi uống nước đậu đen, gạo rang. Bây giờ nó trở thành thức uống sang cả vì sự “sạch” không hóa chất , nhưng cầu kỳ trong cách chế biến thay gì chỉ  khui một chai nước đóng sẳn trong vài giây. Bắt chước Ngọai, đi chợ luôn mang theo giỏ xách, mấy cái bao nilon Ngoại nhét để dành trong xó bếp  bây giờ lại là bài học bảo vệ môi trường. Bắt chước Ngọai, bếp tôi tư làm đậu hủ, tư muối cà muối cải, tương chao đặt bà Ba, bà Bày tự làm để họ không biết để thêm  vào chất bảo quản, cái chén chè đậu xanh không dám  bỏ vỏ vì sợ ăn không mát, chuối chiên ít bán vì là món ưu tiên để mời khách cho thấy “cái giá” của chuối chiên.
Cái quán quê  là kho tư liệu giúp tôi tìm kiếm những ý tưởng, là mạch cảm xúc  trong những thiết kế của chính mình. Thiết lập lại không gian trong ngôi nhà Pháp xưa như giữ lại chút quá khứ của sài Gòn. Quán Bà Ngọai được đặt ngay trong phòng ăn của nhân viên, tái lập lại không khí gia đình, mất đi cảm giác văn phòng, thân thiện và gần gũi.  Cái hồ nước và  khóm cây tràm trồng trong mấy cái ống cống như một ốc đảo, tạo cảm giác lọt tỏm trong thiên nhiên và  xa lạ với thị thành. Không gian mênh mông vì rộng hơn. Bắt chước Ngọai, tôi chỉ mua gỗ vụn về làm quán cho đỡ tốn tiền. Nhổ đinh, bào chuốt từng cây gổ li ti, lắp ghép vụn vặt  là công đọan hiếm thấy và không dể làm. Mấy khúc  gỗ 4x8 dài chừng 1m được chẻ rảnh chèn cây vào giữa  làm liên kết và là giải pháp chống rớt bụi từ sàn nhà bên trên. Một sáng kiến của mấy anh thợ nhà quê mà chưa chắc anh kiến trúc hay nội thất nào cũng biết. Cái cầu thang đi hơi khó là một thiết kế sai, nhưng vì không muốn cưa hay cắt cây cột gỗ có sẳn nên đành chấp nhận, xem như là cách biện minh an tòan nhất- một thông điệp có dụng ý cho mọi người suy nghĩ lang mang hơn.
Bây giờ Cái Quán Quê  đã trở thành cái lý sống, là bài học nhập môn cho đám cháu con. Nơi gặp gỡ được những người biết sống với cái tình. Cây bưởi trên lầu không thèm kết trái,chăm sóc lắm cũng chỉ được mấy chùm hoa nhỏ. Mấy hôm trời không trăng tôi hít thật sâu mới ngưởi được hương của chúng, im lặng rồi bảo với đám lính nhà quê: thấy chưa,ở thành phố đâu phải cái gì cũng có.
Hoa càng  đẹp và tinh khiết hơn chưa!

***


Giá như đêm ấy có trăng chắc chắn tiệc khai trương này sẽ vô cùng hoàn hảo – Tôi nghĩ bụng.
Tôi thư thái ngắm sao trên sân thượng bé xíu nằm giữa gian bày bán những sản phẩm mỹ nghệ và dãy phòng làm việc của nhân viên.
Ngoài băng ghế hẹp mà tôi đang ngồi, chỉ có vài cái khạp nhỏ được gia cố thêm thành mấy cái đôn nhỏ bé đặt quanh cái bàn mặt là một khối gỗ lớn dị dạng đầy ấn tượng.
Góc vườn treo này có duyên nhờ cây bưởi ốm tong trồng trong ống cống xi măng nhưng đủ sức “đơm” một trái bé bé.
Tôi thích bức tượng Phật nhỏ bằng gỗ, cũ mèm được đặt chổ cao nhất của vách tường sơn đỏ, một vị trí vừa gần, vừa rất xa.
…“Tiệc khai trương” văn phòng thiết kế, đồng thời là nhà hàng nhỏ có tên quái chiêu - “Cục Gạch” - số 10 đường Đặng Tất bắt đầu đúng 10 giờ tối ngày 10 tháng mười.
Dù đã quá biết “xì-tin” của Trần Bình - anh chàng kiến trúc độc đáo với nhiều công trình ấn tượng - vậy mà tôi vẫn ngỡ ngàng ngay phút đầu bước vào “ngôi nhà mới” của hắn.
Không thể hình dung nỗi ngôi biệt thự này trước đó như thế nào, chỉ thấy rằng bây giờ, dấu ấn của quái kiệt này hết sức đậm nét từ cánh cửa ra vào cho tới tận những chi tiết bên trong.
Ngay từ mấy vòng tròn xoắn ốc bằng dây kẻm gai được sơn nhũ bạc đặt vừa khít vào những ô khoét rỗng của cánh cửa cánh cửa gỗ dầy đủ báo trước cho mọi người một thế giới đầy bí ẩn bên trong.
Dù luôn miệng phân bua về sự luộm thuộm trong ngày đầu tiên, Bình “thuyết minh” thêm những “ý tưởng” của anh, cái làm được, cái chưa làm và …sẽ…, nhưng tôi tin rằng mọi người đều hài lòng với cách chia không gian hợp lý cùng những đồ trang trí nội thất hết sức thô ráp nhưng đầy ý nghĩa của anh.
Giếng trời chia ngôi biệt thự này thành hai phần: đằng trước cho khách và phía sau cho “người nhà”.
Ở đây, Bình tạo dựng một hồ nước nhỏ có vài miếng ván thô bắt dọc làm đường thông, không chỉ nhằm dịu “con mắt bên trái”, mát “con mắt bên phải” mà còn cho người ta hít thở.
Nhưng phải đợi thêm vài cơn mưa, khi dàn dây leo dầy rậm hơn thì chỗ này mới tuyệt !
Trở lại nơi này vào buổi trưa hôm sau.
“Tiệm” gần gủi như một ngôi nhà của chính mình hơn đêm hôm qua.
Chị bạn đi theo cùng luôn miệng xuýt xoa khen không hết lời về từng chi tiết trong nhà hàng này… Tôi không ngạc nhiên vì đó là cảm giác mà tôi đã từng trong đêm hôm trước.
Chúng tôi gọi đồ ăn. Thực đơn chưa hoàn chỉnh nên in tạm trên vài tờ giấy cũ, nhưng chúng khá thú vị vì cách đặt tên “ngồ ngộ” cho từng món.
Bộ chén dĩa ấm tách toàn bằng sành sứ quê mùa! Cái vẽ thô tháp, hiền hòa của chúng có hồn một cách mảnh liệt vì đã gợi ngay tức khắc trong bọn tôi biết bao kỷ niệm một thời đã qua.
Giọng hát nỉ non từ dàn máy hát Akai hồi đó với cuộn băng cối từ từ quay kéo tôi về khoảng thời thơ ấu của mình. Giọng hát như một sợi tơ, một hơi thở nhẹ len lõi đi qua từng con hẻm hóc rồi chui vào lỗ tai từng người lam lũ sống trong xóm lao động nghèo. Giọng hát như một hiện hữu trong phần đời của họ, của tôi. Giọng hát mà ngày xưa tôi không hề thích, nhưng sao bây giờ nghe ngọt ngào lạ… những giọng hát không lẫn vào đâu, độc nhất vô nhị, đương tuổi xuân thì…
Bửa ăn trưa ngon - đậm hoà  quyện giữa ký ức và thực tại bị đánh thức bởi ly cà phê sữa đá mà ống hút là một cọng rau muống tươi xanh.
Thêm một sáng kiến của ông chủ nhiều chiêu này !
Đắm mình trong kỷ niệm với cái bụng no căng, hết sức chậm rải, tôi ngắm bức họa trên vách vẽ một sạp tạp hoá bình dân với cơ man bịch bánh, gói dầu gội đầu, và vô số ve keo, tạp phẩm…
Mắt tôi tiếp tục đánh vòng và dừng lại trên một gian thật chưng bày y hệt bức tranh… Cái gì đây - kỳ này?
Bình kể với tôi rằng đó là sạp bán hàng của bà ngoại anh. Mỗi năm về quê, anh đều chụp mặt tiền tiệm Ngoại với cùng một góc nhìn, để qua đó, anh so sánh chúng và buồn da diết khi thấy tiệm ngày một rệu dần. Nó già đi theo Ngoại !
Bình mong ngày nào đó, anh sẽ làm một cuộc triển lãm tái hiện tất cả những “tiệm của Ngoại” để thấy thời gian trôi…
…Chị bạn đi cùng nói nhỏ vào tai tôi:
“Đây là người tốt vì biết yêu thương những bậc sinh thành…Và chỉ có người tốt mới làm được chuyện quang minh!”
Tôi đồng ý !
Nếu có ai đó trên đời hô hào mọi người hãy yêu thương chúng sinh, yêu thương nhân loại mà không hiếu đễ với chính ông bà cha mẹ mình thì người đó còn tệ hơn con số không to tướng !
Dù dọn nhà qua lại, gia đình tôi luôn giữ một cái cân bàn tầm thường với hai dĩa cân móp méo bằng đồng mà hồi còn sống bà ngoại tôi đã dùng nó khi bán tôm khô trong chợ Vười Chuối.
Ở bên nội, nhưng sau khi tan trường tiểu học, tôi đều chạy qua sạp tôm khô của ngoại giả bộ bốc tôm ăn. Ngoại biết ý, bao giờ bà cũng chần chừ, nói đủ thứ chuyện rồi cuối cùng chậm rãi móc từ túi áo bà ba mấy đồng bạc cắc dúi vài tay cháu. Bà cố gắng kéo dài nhất thời gian cháu ở với bà.
Con nít mê tiền ngoại cho hơn là thương ngoại, ngoại biết nhưng bà vui vì nó tới !
…Tôi nhìn lại cái cân sần sùi, cũ mèm và mấy quả cân mờ hết cả số. Tôi chợt thấy nó đẹp !

***

Vị nhà quê
Bài: Anh Minh
suckhoe4












Tôi có anh bạn cùng cơ quan cũng là một chuyên gia về ẩm thực, chưa thấy ở đâu có món ngon mà anh ấy chịu khoanh tay ngồi yên. Nghe đồn thổi hay đọc ở đâu đấy có tay đầu bếp khéo chế biến thì phải xăm xăm đi ngay, nếm cho bằng được món đó mới thỏa lòng. Có một lần tôi hứng chí trêu ngươi, tả cho anh ấy nghe về nồi canh chua nấu theo kiểu Bình Định làm anh một mực đòi tôi dẫn về nhà. Mà tưởng ảnh nói rồi quên, ai ngờ anh đi thiệt, xách hành lí về nhà coi mẹ tôi nấu ăn.
Nhà tôi ở tuốt dưới xã Tuy Phước, từ Sài Gòn bắt tàu lửa ra ga Quy Nhơn rồi đi thêm mấy cây số nữa mới đến nhà. Bữa ấy vừa về đến quê là cũng cũng vừa xế trưa, chợ ở quê không như ở thành phố, chỉ họp mấy tiếng vào đầu giờ sáng rồi tan, ấy thế mà đến bữa trưa mẹ cũng kịp đãi chúng tôi món canh chua nấu với khế, chuối chát và cá chốt tươi thật tươi. Anh bạn tôi không nói không rằng ăn một hơi đến hết bữa, xong mới ngẩng lên nói một câu: “Nhất định phải về dẫn vợ ra đây học nấu món canh chua Bình Định”. Mẹ tôi phì cười, bà bảo, vì các cậu cứ quen ăn canh chua của miền Nam, me cộng với thơm, lúc nào chả có vị chua hơi gắt. Còn canh chua ở đây nấu theo kiểu nhà quê, chỉ cần chọn được con cá tươi nguyên, ngoài vườn nhà mình cũng đủ cả gia vị, khỏi cần đi chợ.
Mà thiệt, ngó vô nồi canh chua của má tôi thấy toàn đặc sản tại gia, nào khế, chuối chát, me đọt rồi me non, và cả mấy quả chùm ruột. Mẹ tôi giảng giải, khế, me, đọt me và chùm ruột cho vị chua tự nhiên, bỏ thêm chuối chát vào để hãm bớt chất chua, tạo vị chua thanh thanh, ngọt dễ chịu. Nhưng muốn có nồi canh chua ngon, quan trọng nhất là phải biết liều lượng, nhiều chua quá cũng không ngon mà nhiều chát quá thì lại hỏng hết cả vị. Riêng mẹ tôi thì không có bí quyết gì cả, chỉ nấu riết mà thành quen tay vì cả nhà dâu, rể, cháu nội ngoại... cũng gần 20 ngưới, ai nấy đều khoái tỷ món canh chua của mẹ tôi.
NƯỚC MẮM CÁ CƠM
Lớn lên cùng một nhà nên cả mấy anh em đều nghiện nước mắm nguyên chất dằm mấy trái ớt cay. Nguyên là bọn tôi lớn lên ở xứ biển, năm nào mẹ tôi cũng đợi đến mùa cá cơm để muối nước mắm. Mà thịt cá cơm quê tôi có vị ngon, ngọt tự nhiên. Đặc biệt những người làm mắm như mẹ tôi thường dễ dàng phân biệt các loại cá cơm như cá cơm sọc tiêu, cơm than, cơm đỏ, sọc phấn, phấn chì, cơm lép... Ngon nhất là cá cơm than và sọc tiêu. Cá cơm thường xuất hiện vào thời tiết nồm Nam, nghĩa là từ tháng Tư cho đến tháng Tám âm lịch. Đó là loại cá nhỏ, con to chỉ bằng ngón tay út hay bằng chiếc đũa ăn nên thời gian chưng thành nước mắm ngắn hơn các loại cá khác.
Tuy vậy, chất lượng nước mắm còn phụ thuộc vào thời gian đánh bắt cá. Mẹ tôi nói thường khoảng tháng Tám, đánh bắt được lũ cá cơm béo mập thì sẽ làm được loại nước mắm ngon và đạt độ đạm cao nhất. Mà mua được cá cơm than phải chọn lựa thật kỹ, loại bỏ những con không tươi, sau đó mới bắt đầu muối cá. Đây là cả một quá trình công phu, sắp một lớp cá, một lớp muối hạt cho đến khi đầy thùng, tiếp theo phủ bề mặt một lớp cá, rồi dùng nhiều thanh gỗ nén chặt lên trên, cho đến khi cá rã thành mắm. Tôi còn nhớ mẹ hay chưng cá trong những thạp đất nung nhỏ, bên ngoài đục cái lỗ, xỏ cái ống nhựa qua để hứng nước mắm nguyên chất. Cũng bởi từ cách làm này mà dân gian Việt Nam gọi đó là nước mắm nhĩ, loại nước mắm giàu đạm và có hương vị đậm đà nhất, nhưng phải mất mươi hôm mới lấy hết được nước cốt. Loại này trong veo màu hổ phách, đậm mùi và độ đạm cao nhất, không pha, cứ thế ăn với cơm gạo hạt dẻo mà không dính thì rất thơm ngon.
GIA VỊ NHÀ QUÊ
Căn nhà mà ba mẹ và mấy anh chị tôi đang ở là căn nhà mới, gần núi và sát ngay mặt đường. Thật ra đó là nhà mới sau này thôi, chứ hồi xưa cả nhả ở tận dưới đầm Thị Nại, đường đất đỏ gồ ghề, lại không có phương tiện giao thông gì nên mẹ tôi ít khi ra chợ búa, chỉ trừ phi phải mua bán cái gì đáng giá. Nhằm mùa mưa bão, cả mấy tháng mẹ không lên chợ xã, chỉ ở quanh quẩn trong nhà làm đồng vậy mà bữa nào cả nhà tôi cũng có thức ăn ngon. Đất ở quê rộng, tính mẹ tôi lại hay tẩn mẩn và cần kiệm nên hễ rảnh tay một chút là bà ra vườn trồng rau, hoa màu, kiếm thu nhập cho gia đình. Cả sáu bảy anh em nhà tôi đều lớn lên và ăn học thành người từ bàn tay tần tảo của mẹ tôi. Mảnh đất miền Trung khắc nghiệt chưa bao giờ làm chùn bước mẹ. Bà ít rời nhà vì lúc nào cũng bận rộn với công việc vườn tược, đồng án. Mỗi lần nhớ về quê, chỉ cần nhắm mắt lại là tôi thấy hiện ra căn nhà nhỏ với khoảng sân rộng và khu vườn lúc nào cũng ăm ắp màu xanh của rau màu, cây cối. Mẹ tôi ít bao giờ để đất trống, vừa thu hoạch hết vụ này là tranh thủ làm đất ươm cây mới xuống, mẹ tận dụng cả những khoảng đất trống quanh hàng rào, giếng nước, ao cá để trồng chút ít rau mùi. Tôi còn nhớ bà thường trồng lá lốt ngay bờ rào cạnh nhà bếp đến khi cần với tay là hái được ngay, trồng mấy bụi môn quanh giếng nước để đỡ công tưới, rồi rải rác ở những chỗ đất trống là rau húng, rau quế, mấy bụi hành, tỏi, cây chanh, cây ớt...
Khu vườn gia vị của mẹ tôi không chỉ cho chúng tôi những bữa ăn ngon mà còn là vị thuốc dân gian hữu dụng. Tôi còn nhớ hồi nhỏ, mỗi lần trời trở lạnh, lũ gà vịt hay mắc chứng “gà rù”, không chữa kịp thời chỉ có nước cụt vốn làm ăn. Những lúc như vậy mẹ tôi ra vườn đào mấy củ tỏi, giã dập rồi biểu bọn trẻ chúng tôi đè cổ gà vịt nhét vô miệng chúng, sáng hôm sau thức dậy là thấy bọn chúng tỉnh khe, tiếp tục ra vườn kiếm ăn. Đó là phao cấp cứu cho lũ gia cầm, còn anh em tôi thì khỏi phải nói, cứ trở trời ho hen thì mẹ liền nấu cháo hành đập thêm quả trứng gà cho ăn giải cảm, nếu không thì bà đi một vòng ngoài lượm vô nào là củ sả, gừng, lá chanh, lá bạc hà... nấu thành nồi nước xông. Đến giờ tôi cũng không nhớ rõ vườn nhà mình có bao nhiêu loại gia vị nữa, nhưng mãi sau này xa nhà, mùi thơm của các loại rau mùi, gia vị nhà quê đó cứ theo tôi mãi mãi...
hinh cuc gach quanhinh cuc gach quan
hinh cuc gach quanhinh cuc gach quan
hinh cuc gach quanhinh cuc gach quan

Là khách phương xa, vài lần được rước thằng từ sân bay đến cái quán là lạ, hay hay. Từ cái cổng hao hồng kết bằng dây thép gai, đến cái không gian u tịch lá nên thơ bên trong quán. Rời lại biết khách đến đây được coi như người nhà, mâm cơm dơn ra không theo menu gọi món, mà là nhừng thức tươi ngon nhất của buổi chợ sáng được mua về chế biến, thấy như mình được về thăm nhà chứ không phải đang trên từng cây số công cán. Chợt thấy quý hóa quá cái tình bằng hữu chân chất má bạn bề dành cho mình, lại chợt muốn tò mò biết htêm về cái cách tạo dựng không gian thân qyen của người chủ quán.
Dài dài rồi dần cũng biết thêm nhiều điều thú vị từ cái không gian ấy, và cả những con người thừ chủ cùng khách thường ngày lui tới nơi này. Tự nhận là « dân nhà quê », nhưng cũng lại rất tự tin khi nhận cái chỗ mình tạo ra là « Nơi gặp gỡ của dân sáng tạo Sài Gòn », KTS. Trần Bình – chính là cái ông chủ trẻ măng của cái quàn có tên rõ la « Cục Gạch Quán » - cũng là lạ như cái cách anh kiến tạo không gian. Mà anh không chỉ tạo cho riêng anh, cái chất không gian vừa « sang » vừa « quê » ấy là phong cách theo anh trong tất cả các thiết kế mà anh sáng tạo hay thể hiện. Đặt - để - xếp mọi thứ vào đúng vị trí của nó, song vẫn tôn trọng tuyệt đối thói quen và cá tính của người sử dụng chúng. Người kiến trúc sư đã làm được một việc lá thay đổi lối nghĩ thông thường về cách kết nối vật thể với không gian. Khá nhiều công trình của anh là thành quả ưng ý chi cả chủ nhà lẫn người thiết kế, đến mức Trần Bình được đánh giá rằng anh không chỉ xây nhà, mà đôi khi còn góp tay xây cả nếp nhà.
Biết qua về công việc hàng ngày của chủ quán như thế mới hiểu được làm sao mà cái không gian của Cục Gạch Quán lại trở nên quyến rũ người ta đến vậy, đến mức có cô nhá báo người Nhật, ngay lần đầu tiên đến đây, đã chạy thật nhanh về nhà, lấy giấy bút và bắt đầu thiết kế lài toạn bộ ngôi nhà mình, mơ tưởng và phác thảo đến tận sáng.
Cục Gạch Quán đặt tại tầng trệt một ngôi nhà ống cổ. Tại đây, không gian nhỏ thật thân tình, vá đầy khám khá. Những góc nho nhỏ, yên tĩnh và một không gian chậm rãi đến mức người ta sẵn sàng ngả lưng, lim dim cặp mắt để thà hồn the dòng ca khúc nồi tiếng của những năm 1970, qua giọng ca tuyệt vời của Khánh Ly, Thái Thanh, Lệ Thi,… Một khu bếp rất là nhà quê với chồng bát đĩa sành sứ cả cổ lẫn mới và bộ bàn ăn cũ đã lên bóng nước thời gian. Mọi thứ trong quán được sử dụng đúng theo cái cách mà người miền quê hay chắp vá các đồ vật. Đến cả cái chậu rửa trong toilet cũng gây bất ngờ bởi nó được chế ra từ một cái cối đá lỗ - một sự tận dụng thật kiểu cách.
Khách đến ăn hầu hết lá bạn bè thân quen, nên không khí lúc nào cũng như tạt qua ăn tối tại nhà một người bạn thân. Đố ăn đậm chất bình dân phương Nam với bốn tiêu chí « mặn-xào-canh-rau ». Đồ uống là những thứ không dễ quên của miền quê như nước đậu đen, nước khế… Nhưng đôi khi, chốn này cũng lại lá không gian của một sự kiện quan trọng. Lúc này, toàn bộ décor cho đến màu sắc của gian phòng sẽ lại được biến đổi cho phù hợp với không gian và tính chất của cuộc vui. Đúng là một không gian ma thuật.


Ăn xanh, sống sạch, nếm lại những vị sống đã qua
Ảnh: Ngô Đình Trúc
thucdon












Thực đơn Cục Gạch Quán ưu tiên cho các món chế biến từ rau củ, hạn chế tối đa bột ngọt và không sử dụng các hóa chất tẩm ướp
Rau và những chế biến từ rau: rau trộn, rau xào, rau nấu canh…thực khách tự chọn món mình thèm và đã từng ăn

Góp nhặt mấy mớ rau đồng
Các món nướng ướp hương liệu thiên nhiên, sử dụng lò nướng hạn chế khói và có thiết kế đẹp
Đậu hủ của cô Điệp: trung thực, bổ dưỡng
Cà pháo của chị Bảy: Không hàn the,trắng, giòn
Có gạo lúa mùa 6 tháng của nông dân không biết sử dụng phân hóa học
Cơm trộn nước thịt ram
Có tương chao nhờ cô Ba cô Tám làm riêng cho quán
............
Chè đậu xanh nấu với đường thốt nốt không bỏ vỏ
Sương sâm tự vò tay: dai, không ra nước, ăn không dầu chuối và nước cốt dừa
Kem chuối dừa nạo bằng nắp khóen
Kem ống đậu đen
Kem quay bằng tay vị nhà quê: kem sầu riêng, kem mít, kem dừa
Mía ghim, chùm ruột cây từng bán ở bến xe trường học
............
Nước ép trái cây nguyên chất, khách tự pha với mật ong
Nước gạo, đậu đen rang
............
Đặt biệt:
Không gian là biệt thự Pháp xưa được cải tạo bằng nhiều vật liệu tái chế nên quán chỉ bán các lọai rượu vang Pháp với các món ăn nhà quê Việt Nam
Hạn chế sử dụng những vật dụng bằng nhựa và bao nylon



No comments:

Post a Comment