Saturday, August 6, 2016

NBTĐÂ


...Không có một thể văn nào hòan tòan tự do. Cả đến thơ Tự Do cũng phải tuân theo những luật lệ về thanh âm, về số tiếng trong một câu. .Đến văn xuôi cũng phải theo một số quy tắc nhất định: Không phải ai muốn chấm câu ra sao thì chấm, muốn dùng chữ ra sao thì dùng.

..Quy tắc để điều khiển cái hứng, giúp cho lối phô diễn được hòan tòan, đẹp đẽ hơn, du dương hơn, chớ không phải để bóp chẹt cái hứng. Phải biết vứt bỏ luật lệ để giữ cái hứng, chớ không nên hy sinh cái hứng cho luật lệ. Thơ là để tả nỗi lòng, tả bằng hình thức nào cũng được. Thơ không phải là tiếng ghép cho thành vần, cho có đôi, cho đủ bằng trắc.

..Biết có luật mà không chịu nô lệ nó. Họ biết phá luật để theo hứng. 
Hòang Hạc Lâu - Thôi Hiệu
Anh Vũ Châu - Lý Bạch
đều thóat khỏi sự câu thúc của niêm luật.

Thi sĩ ít tài cứ bo bo giữ đúng phép của Thẩm Ước, làm cho thơ mất sanh khí và luật, thi hành một lối thơ "tiểu thừa" thấp kém nhât, một lối ghép chữ để du hí, tiêu khiển sầu muộn, như đá banh hay đánh cờ.

...Luật thi là một tiến bộ tự nhiên nhất trong luật trình thơ Trung Quốc. Về hình thức nó thật là hòan hảo, nhưng nó chỉ hợp với những tình cảm đã được tiết chế, nò chỉ là một tiểu phẩm phải có người đa tài mới dùng nổi, và một khi nó đã được phổ biến trên ngàn năm thì tât nhiên người ta phải chán nó, tìm những thể mới hợp với tình cảm mới của người ta hơn..."

Một quan niệm rất đạt về luật thơ Đường. Rõ là lời của người học rộng, thấy xa, xét kỹ, nghĩ chín.

>><<

"Viết văn có hai cái thú: Diễn được ý của mình và gặp được người đồng thanh hiểu được lòng mình. Ngoài ra còn có gì nữa đâu?" Nguyễn Hiến Lê.

"Tính tình và học vấn phải ỷ phụ vào nhau. Học lưc có thâm hậu, tình tình mới lộ ra đặc sắc".
><><

Gãy - kinh Lạc Giang và kinh Cát Bích
"Khỏang bảy giờ chiều, một cảnh mà chúgn tôi không bao giờ quên được hiện ra trước mắt: Mặt trời lớn bằng cái nia, đỏ như cục than hồng, chìm dần trong đám khói mông lung ở chân trời; con kinh lấp lánh tựa xà cừ, đâm thẳng vào mặt trời, rồi bỗng nhiên ngừng lại, như bị chặt ngang mà đứt khúc. Tôi có cảm tưởng rằng chỗ đứt ấy là một vực thẳm và bao nhiêu nước trong kinh ùa cả vào vực mà xuống âm ti",

Cảnh chợ Hồng Ngự. "

<><

- Sáng tôi thức sớm, năm giờ nằm chờ chim hót. Khỏang 5 giờ rưỡi, luôn luôn có một loài chim, tôi không biết tên, mở đầu buổi hội bằng ba nốt tuy tùy túy, giọng cao mà trong. Tiếp theo là các lòai chim khác, đều lạ (không có chim sẻ) đua nhau hót, rất vui, trong khi trên mặt đất là tiếng gà gáy, nghe thô làm sao! Cuối cùng luôn luôn là có con cuốc chấm dứt buổi hội.
Thế là vườn lại vắng.
Tôi ra vườn hửong hưong xòai và hương mai vàng. Hương xòai mát, hơi hắc, hương mai thoang thỏang, kín đáo, sang.
Một lát sau ánh nắng nhuộm vàng cả cảnh vật, từ cây cỏ đến người, phố xá...Càng gần trưa thì da trời càng xanh ngắt, thăm thẳm và trong...(thư ngày 16.2.1981) NHL viết cho QT.

Từ ngày được làm thân cùng Nguyễn quân, tôi làm việc thêm hào hứng. Có những ý nghĩ hay, gặp những câu chuyện thú, đựơc những vần thơ đẹp..tôi đều gởi đến và luôn luôn đáp ứng.

<><<
Appui moral: trụ đỡ tinh thần

"tình nhân cũng như bạn thân, đa đa tích thiện" "thiện" về mặt văn chương còn không "rộn lắm, mệt lắm"..

Nhận thức về thơ rất tinh vi rất sâu sắc. ...phần đông các nhà thơ nhận thức thơ cạn cợt vô cùng. Họ chỉ thấy cái hay trong thơ của họ và bạn bè họ mà thôi. Thơ của bạn mà không hay thì nếu vị mích lòng không chê, nhất định không khen dù là khen lấy lệ. (308)

Mấy nhà thơ Đường Luật:
Giản Chi (già giặn, có vẻ Lương sơn Bạc:)
Đông Hồ ("chất thắng văn")
Vũ Hòang Chương
Bùi Khánh Đản (thi thú, chán đời, ngông, lời chuốt)
Ngân Giang
Vũ Hân (ít học, thơ nhiều câu hay, giống Lý Tiết Quày)
Đông Xuyên.

Thúc Giạ làm thơ nhiều nhưng ít câu "chịu khó" nằm trong lòng tôi quá:(

Bàng Bá Lân (Ngã)
Toan Ánh/Lê văn Siêu (quê mùa)

<<<<

Phép "giao cổ đối"
Viếng Mộ Hàn Mặc Tử

<><<

Bát Tiên Thời Đại:
Lộc Đình, Đông Hồ, Giản Chi, Tưong Phố, Hàn Mặc Tử, Vũ Hân, Phan văn Dật, Vũ Hòang Chưong.

"Mọi chuyện là của người ta, không dính dáng đến mình. Không phải con sáo, không biêt hót; không phải con ong, không biết đốt. Nằm im, thú hơn!" Đông Xuyên.

<
Bài Tú Xương gởi cụ Phan Sào Nam
Bầi Thu Điếu của Yên Đổ
>>

Mộng Ngân Sơn.
Ấp ủ
Búng Chân.

No comments:

Post a Comment