'gót sen hồng'
trích tựa đề cùng tên của Sc ThichnnNh.
"...Một vị trụ trì khi phải gánh lấy ngôi chùa, với vai trò đảm nhận, dù giấc mơ mỗi tói có được lên những cảnh giới tốt đẹp, với ánh sáng huy hòang, nhưng khi tỉnh giấc thì vẫn phải bao điều đối mặt, lo toan, bởi những công trình xây cất, trùng tu còn dang dở.
Sống bên xứ người, nhiều lần tôi đã có cùng một giấc mơ, mơ thấy mình bay, bay cao lắm và nơi tôi dừng lại là những ngôi chùa rất đẹp. Trên điện thờ là những tượng Phật ngọc thạch màu xanh biếc trang nghiêm. Ở đó, có đủ những bậc tu hành trưởng thượng và nhiều huynh đệ, pháp lữ đồng tu. Chúng tôi cùng nhau đi vào những thời kinh, khóa lễ. Tiếng tụng kinh ngân vang cao vút, ngân vang mãi cho đến khi tôi giật mình tỉnh giấc, mà miệng còn ê a câu kinh Lăng nghiêm còn dang dở...
Giấc mộng thật đẹp đã đem đến cho tôi niềm khinh an, hỷ lạc sau khi thức. Nhưng đối diện với thực tại, tôi vẫn một mình từng bước, từng bước đi trên mặt đất, giẫm trên sỏi đá, gai chông, mà không thể bay cao như trong mơ đựơc!
Thế là mỗi người trong chúng ta, đều đi qua trạng thái nằm mộng và tỉnh mộng. Có những giấc mộng đi vào trong giấc ngủ để rồi tỉnh dậy. Nhưng sau đó ta lại tiếp tục trải qua giâc mộng dài, có khi hàng mấy chục năm hay cả một đời người. Lắm lúc trong những khổ đau, muộn phiền, ta thừong hay có khuynh hướng đi tìm và lẩn tránh những nỗi đau nơi mình qua những giấc mơ.
Buổi tối trươc khi ngủ, dù thế nào thì ai cũng mong ngày mai sẽ tốt đẹp hơn ngày hôm qua. Những vấn đề nan giải sẽ đựoc ổn thỏa, việc làm sẽ khả quan hơn, hôn nhân sẽ thuận hòa, êm ấm hơn. Nhưng khi tỉnh dậy, chúng ta vẫn thấy mình trong tình huống cũ, có khi còn tệ hơn thế nữa. Vì vậy, ước mơ về một ngày mai, mình sẽ như thế này, tương lai mính sẽ như thế nọ, cũng chỉ là những mộng ảo đã tự tạo ra cho mình, để trốn chạy thực tại và lẩn tránh những khổ đau trong hiện thức mà thôi.
Có một câu nói: "Nếu đời không có những giấc mơ thì làm sao sống nổi?" Có lẽ vì vậy, nên cuộc đời đã hình thành những nhà văn thơ, những nhà làm phim kịch. Họ đã đem đến cho người những giấc mơ. Và nơi đây, ta sẽ có được những cảm giác xoa dịu, đẻ dần với và quên đi bao đắng cay trong thực tai. Nhưng đây là lối nhìn tục đế. Trên tinh thần Đạo đế, vào trong cái nhìn nhất quán, thì ta sẽ thấy được tương lai hay ngày mai, luôn được hình thành và có mặt trong giây phút hiện địa và ngày hôm nay Thiên đàng hay Cực lạc không phải chỉ chờ khi chúng ta 'Vãng Sanh" mới đến đó đựơc, mà cõ nước đó, ngay tai nơi này và ở đây....
Là một tu sĩ, nhưng cũng như bao nhiêu người, tôi đã và từng ôm ấp những giấc mộng cho chính minh. Tôi nghĩ chỉ khi nào mộng của tôi được toại thì tôi mới có được hạnh phúc. Thế là tôi cứ mãi ôm những giấc mơ đó để chạy tìm, bắt bóng trong những não phiền, sầu muộn, vì muốn mà khôn gđược. Nhưng sau nhiều lần mệt nhoài bởi những giấc mơ, tôi chợt nhận ra rằng: Tôi thật sự không cần phải mơ, phải mong ước gì, khi mà hiện tại tôi đã và luôn có được tất cả. Tôi nghĩ không cần phải đa mang quá nhiều về những điều có được cho mai sau. Bất kỳ điều gì trong hiện tại, chỉ cần với tất cả thật tâm, thật nguyện, thật hành mà làm, còn mọi điều phía sau đó, hãy để cho "duyên" an định, mà không phải mong, không phải cầu".
Khi hiểu và thẩm thấu được nguyên lý này, mỗi chúng ta sẽ bớt đi gánh nặng của "ngày mai", và có được sự thảnh thơi, tươi mát, thong dong hơn trong hiện tại. Bởi vì thực tại lúc nào cũng mãi đẹp hơn bất cứ giấc mơ nào mà mình đã và đang mơ!
Tình Đời duyên Đạo.
Phật tại thế thời con chơi vơi
Con được thân này Phật qua rồi
Than ôi! Thân con nhiều nghiệp chướng
Chẳng thấy thân vàng Phật nơi nao.
Giấc mộng vàng.
Chị đi em ở thật vô tình
Nỡ nào làm khổ đứa em thơ
Nếu biết ngàn năm không đợi nữa
Nhưng biết làm sao một chữ tình.
Cùng lý tưởng dẫu dòng đời xuôi ngược
Phương trời nào ta vẫn có bên nhau.
Thị giả.
"Ở đời có đối tượng để mình tôn ngưỡng và phụng kính, đó là điều Đại hạnh!!"
Vết Chân Trâu.
Lớp Phật học Hoa Quang
Cúi xin thắp sáng
Tu viện Quan Thế Âm (Tây Úc)
Hễ người lấn thì mình nhường
Hễ người tranh thì mình không giành
Hễ người đấu khẩu thì mình niệm Phật
Hễ người tính tóan thì mình hỷ xả
Hễ người chấp nhất thì mình buông vạn.
"...ở những nơi rất đời như thế, tôi thật không nhiều hứng thú để huyên thuyên bao điều cùng họ. Vì thế, ngoài những trao đổi trong công viêc và những khi có thể nói cùng họ, tôi luôn xoay quanh trong những đề tài mang chất liệu tình người và chất sống tâm linh bằng những mẫu chuyện thấm sâu Phật pháp hoặc pha trò qua những câu chuyện vui trong đời sống tu học mà thôi.
Ấy vậy mà không hiểu sao, hơn một năm cùng làm việc, Bác tư già, lớn tuổi tuy hiền lành, phúc hậu, nhưng khổ nỗi lại khó tánh vô cùng, hay cằn nhằn, cử nhữ trong công việc lại trở nên dễ thương và dễ chịu. Trước đây, tiền Bác lãnh ra, chỉ biết cất giữ, có chín thành mười. Vậy mà bây giờ, Bác luôn thường sẻ chia những phần tiền đó vào việc cho người với tất cả sự chân thành và tấm lòng nhân ái. Nàng Trân, với bản tánh lao xao, lóc chóc và miệng thì bí bô ông Chín, bà Tám, cậu Mười, ấy vậy mà bây giờ, lại trở nên điềm tánh, lời nói nào cũng đầy thiện tâm, thiện ý, có hiểu có thương cùng người. Tôi không biết có phải sự có mặt của mình đã mang nhiều ảnh hưởng tốt đẹp cho người hay không? Nhưng tôi rất vui và bằng lòng khi nhận ra rằng, cái bếp nhỏ đầy chợ đời, giờ đã trở thành một nơi cho mình có thể dụng công tu tập. Mỗi người đồng nghiệp là những bạn rất dễ thương. Có những lúc, vì công việc áp đặt quá nhiều, nếu lỡ có ai đó có sự cau có, bực bội, thì ngay khi ấy, những bài hát thức tỉnh được vang lên:
"Ai nói gì thì mình cũng nghe,
Nghe sâu hiểu thấu, thương nhiều.
Buồn chi mà ba bốn bữa,
Cho tâm tư héo sâu..."Hoặc
"Nghe bên này, qua bên kia
Nở nụ cười - nở nụ cười
Cho khuôn mặt đươc tươi
Cho cơn giận được nguôi..."
Và thế là một tràng cười vang lên, phá tan sự căng thẳng, bức rức nơi mỗi người. Tuy giữa tôi và những thành viên trong chỗ làm là hai cuộc sống, hai hướng đi có khác. Nhưng dù thế nào, tôi vẫn thấy nơi họ, những khía cạnh đẹp và lành, đó là nhân cách và đạo đức làm người.
Nói về tôi, khỏan tiền lương nào có được, phần lớn tôi đổ dồn vào việc cho người, những con người đang trong cảnh đói nghèo, bất hạnh. Đồng thời, cũng chia sẻ cùng với huynh đệ bạn trong những việc làm Phật sự xa gần. Tuy mọi điều còn rất nhiều giới hạn và nhỏ nhoi, nhưng tôi vui và nhiều hạnh phúc khi thấy đươc rằng, dù hiện thời tôi chỉ là một người tu, đó đây chưa nơi an trụ và cũng không thể nào gánh vác những việc lớn lao "tác Như lai xứ, hành Như lai sự", nhưng tôi biết mỗi ngày đi qua, trong đời tôi thật không dư thừa và có ý nghĩa riêng của nó.
Có những khi việc làm đem đến cho tôi nhiều mệt mỏi, muốn dừng ngang để có được sự an nhàn. Đọc sách, nghe băng, lạy Phật, ngồi Thiền, vui trong cái gọi là Tu. Nhưng khi nghĩ đến niềm hân hoan của các cụ già, ánh mắt hồn nhiên sáng ngời của những em bé mồ côi, tôi lại có thêm sự phấn chấn, mạnh mẽ hơn khi dấn thân vào chợ đời bằng vào những việc làm vốn dĩ không mang màu sắc thóat tục siêu phàm.
Người xưa có câu: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn." Thật vậy, năm tháng đi qua, sống nơi đất nguời, tầm nhìn tầm nghĩ, sự hiểu biết nơi tôi cũng được rộng mở hơn.
...
'Xin đừng quên tôi' là tên của một lòai hoa, với những cánh hoa màu tím, dáng vẻ thật đơn sơ và dung dị cùng lời nhắn gởi 'forget me not'. Nhưng ai còn nhớ và ai đã quên, nếu một lúc nào đó, ta nằm yên nghỉ mãi, trả xác thân tứ đại về với nguyên thủy của đất trời,
Người xưa có câu 'thi ân bất cầu báo', câu nói thóang dễ nghe, nhưng khi ứng dụng vào thật tế thì thật không đơn giản chút nào. Trong đời thường, có biết bao việc chúng ta đã và đang làm cho người, cho đời, bằng vào tình thương lẫn vật chất. Và thường những việc làm như thế, có rất nhiều người trong chúng ta không màng để lại tên tuổi, bút tích và cũng chẳng mong người biết đến.
Ấy vậy mà, trong sự thầm lặng đó, ta vẫn luôn mong sao có được một người, dù chỉ một ngừoi thôi hiểu được, thấy biết được ta đã và đang làm gì là đủ rồi. Hiểu ở đây đồng nghĩa với sẻ chia và đối tượng để hiểu và sẻ chia cùng ta có thể là những người bạn tri âm chí cốt, là những người thân thương nhất. Và thế là, trong vô tình dù muốn hay không, ta cũng đã ghi dấu ấn trên mỗi việc làm với lời nhắn gởi 'Xin đừng quên tôi'. Nhìn trong Đạo pháp, có biết bao người là hiện thân của Bồ Tát sống, mang hạnh nguỵện trở lại đời bằng vào tình thương và tuệ giác. Với đại bi tâm, đại nguyện lực, họ luôn thấy nỗi khổ đau của người ta là nỗi khổ của mình. Niềm vui, sự có được của tha nhân là của chính mình. Họ đã với tất cả trái tim yêu thương đến với người. Họ làm tất cả những gì có thể làm. Họ ban phát, hiến tặng mà không nghĩ là mình ban phát, hiến tặng. Những việc làm, sự có mặt, đến đi của họ trong cụộc đời như những cánh nhạn bay trên bầu trời, thường không lưu dấu vết. Quả như câu nói:
"Nhạn quá trường không, ảnh trầm hàn thủy. Nhạn vô lưu tích chi ý, thủy vô lưu ảnh chi tâm".
Hình ảnh này thật đẹp làm sao?
"Xin đừng quên tôi" Câu nói đồng nghĩa với "Hãy nhớ đến tôi!"
Rất có thể trong cuộc đời sẽ có ai đó không quên được ta, nhưng ta cần phải biết quên mình! Vì chính khi ta biết quên mình, quên đi những tư lợi cho bản thân, quên đi những tước hiệu, danh hàm, quên đi sự có và được, quên đi sự tán thán, ban tặng...thì ngay lúc đó, ta sẽ tìm được mình mãi mãi.
Hãy nhìn xem, những dòng kênh, con sông, cái rạch...lần lượt tuôn mình đổ về biển cả. Thóang trông qua, tuởng như chúng đã không còn tồn tại và thực sự đã chết khi hòa mình trong lòng đại dương mênh mông. Thế nhưng, ta thấy đó, nước từ biển bốc lên thành khí, khí tích tụ thành mây, mây kết tinh thành mưa, mưa lại trả về cho những dòng sông, con rạch những giọt nước tinh khiết từ trời...
Vũ trụ, vạn vật cứ thế dần xoay, nương nhau chuyển dịch theo định lý duyên sinh. Cuối cùng, trở về với thể tánh vốn "không" của chúng. Trong suốt quá trình lưu chuyển không dừng nghỉ, chúng vẫn luôn thầm lặng trong mỗi vai trò vốn dĩ của chính mình, mà không hề mong mỏi con người và cuộc đời biết đến hay ghi nhận công lao của chúng.
Những bài học này có ý nghĩa nhân sinh biết bao và riêng tôi chỉ phần nào đạt lý mà không thực ngộ. Thật thẹn lắm thay!
Là những con người, tuy chúng ta có hơn hẳn loài cỏ cây ở mặt tình thức, nhưng tôi thiết nghĩ đôi khi ta cũng cần phải như những lòai hoa vô tình này vậy.
Vô tình trong những thị phi, bỉ thử
Vô tình trong những đố kỵ, hơn thua
Vô tình trong những khen chê, ban tặng..
Được vậy thì con đường phía trước luôn rộng mở đón chờ. Bàn chân ta sẽ nhẹ nhàng hơn khi bước trên sỏi đá, gai chông của cuộc đời. Khi ấy, nụ cười trên môi sẽ bao dung hơn, trái tim sẽ chảy giọt tình người. Bởi một lẽ, ta đã biết hóa thân cùng vạn vật, để đón nhận bài học làm người!
Dẫu sao, đây cũng là những khái niệm, suy tư của riêng mình. Tuy nhiên, trong những lúc âm thầm làm việc, sống với chính mình, phần nào tôi đã không nhiều bận tâm vẩn vơ. "Ai đó đã quên và ai kia còn nhớ!"
8/04 CanhDần tnnn