Tuesday, September 13, 2016

Cái bẫy của Nghiệp Duyên...



http://kienthuc.net.vn/the-gioi-dong-vat/ly-giai-ve-tinh-duyen-kiep-truoc-173695.html

http://tinhtam.vn/threads/tinh-cam-nam-nu-co-the-la-bay-cua-nghiep-duyen.1554/

"...Còn nếu ta muốn thóat khỏi tình trạng yêu đương thương nhớ hịên giờ thì ta phải hứong thiện, giúp người, làm điều thiện lành, sám hối và phát nguyện như sau:

"Từ trong vô minh vô lượng kiếp nợ nần ai hay đã lỡ hứa hẹn thề non hẹn biển với nhiều người xin Ngài (đấng mà bạn tôn thờ: Phật.) cho con sám hối xóa hết những lời ước hẹn đó để con không phải rơi vào bẫy nghiệp duyên của cuộc sống vợ chồng đau khổ".

Nên nhớ khi ai nói lời yêu thương mình và khiến mình yêu thương họ thì thật ra họ đang đến đòi nợ mình. Nợ nần nhau mà lấy nhau về mà cả hai chưa hiểu hêt nghiệp duyên để yêu thương và thông cảm cho nhau mà cứ sống rồi để bị dòng nghịêp cuốn thì đa số là để hành hạ nhau là chính thôi..! Sự nhớ nhung, yêu mến ai đó ví như con mồi gắn vào móc câu để bẫy con cá. Một khi con cá cắn mồi câu rồi thì khổ cả đời. Nên mong những ai chưa cắn câu, thì ngay bây giờ hãy sám hối, hướng thịên, giúp ngừoi..và phát nguyện..và hiểu thêm về dòng nghiệp duyên này mà sống yêu thưong và thông cảm với nhau để không bị dòng nghiệp nó cuốn theo...."


http://khoef.com/kien-thuc/nghiep-qua-nhan-duyen-giua-vo-chong-cha-me-va-con-cai-theo-loi-phat-day.html

“Có thể người vợ ở kiếp này là người bạn chôn kiếp trước, tới trả nợ cho bạn. Đứa con trai ở kiếp này, là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, để đòi món nợ chưa trả. Đứa con gái ở kiếp này, là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt. Người tình kiếp này, là vợ chồng của kiếp trước tới nối tiếp phần duyên phận chưa dứt. Hồng nhan tri kỷ của kiếp này là anh em của kiếp trước tới chia sẻ  những tâm sự chưa nói hết. Người giàu có kiếp này là người giàu lòng thiện kiếp trước, tới nhận phần công đức đã phát ra từ kiếp trước….. Đây không phải là mê tín mà là nhân quả luân hồi, là số kiếp. Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ”.

Bất cứ việc gì, bất cứ người nào, trong gia đình (ngay cả ngoài gia đình, bề trên, cấp dưới…)  phàm làm khiến cho ta tổn hại, đều phải gánh chịu thọ báo. Gia quyến lục thân, đều do tứ nhân tương tụ (tứ nhân là trả nợ, đòi nợ, trả ơn và báo oán) bất luận chúng ta thọ báo bao nhiêu oan ức, không những không được sân hận, ngược lại phải sám hối cho nghiệp chướng của chính ta, tội nghiệp của quá khứ hay đời trước nay phải trả, nếu đem
lòng sân hận, làm sao không tạo thêm nghiệp mới,  “Chúng sanh oan oan tương báo đến bao giờ mới hết, nếu biết lấy ân báo oán thì oán liền tiêu trừ”.
Tất cả mọi nơi đều có oan gia trái chủ đến gây nạn (làm khó dễ) chúng ta phải phản tỉnh lại, tại sao họ không tìm người khác để gây phiền phức, đều do trong quá khứ hay đời quá khứ, chúng ta có làm điều gì sai lỗi với họ, ta phải tu nhẫn nhục, làm nghịch tăng thượng duyên, lúc đó mọi oán thù  trong quá khứ nhờ đó mà được tiêu trừ.
Có rất nhiều người kết hôn nhưng suốt đời chẳng có con, vì sao?

Chẳng có duyên! Con cái phải có duyên với quý vị thì chúng mới đầu thai vào nhà quý vị. Chúng nó chẳng có duyên với quý vị, sẽ chẳng đầu thai vào nhà quý vị. Nói cách khác, chúng nó đi đầu  thai,  phải tìm đối tượng.  Quý  vị  mong  cầu chúng nó, chưa chắc chúng nó đã để ý tới quý vị! Tìm đối tượng nào? Có mối quan hệ trong đời quá khứ. Trong kinh, đức Phật đã nói bốn loại nhân duyên.
1) Loại thứ nhất là báo ân. Trong quá khứ (hay đời quá khứ), đôi bên có ân huệ với nhau, lần này chúng nó lại thấy quý vị, bèn đầu thai vào nhà quý vị, sẽ trở thành con hiếu, cháu hiền, đến để báo ân tình xưa. 
2) Loại thứ hai là báo oán. Trong quá khứ (hay đời quá khứ), quý vị kết cừu hận với họ. Gặp gỡ lần này, họ đến làm con cái quý vị, mai sau lớn lên sẽ thành đứa con khiến cho gia đình suy bại, khiến cho quý vị nhà tan, người chết, nó đến để báo th  quý vị..! Vì thế, chớ nên kết oán cừu c ng kẻ khác. Kẻ oán cừu bên ngoài có thể đề phòng, chứ họ đến đầu thai trong nhà quý vị, làm cách nào đây? Quý vị hại người đó hay hại chết kẻ đó, thần thức kẻ ấy sẽ đến làm con cháu trong nhà quý vị. Đó gọi là “con cháu ngỗ nghịch” khiến cho nhà tan, người chết..!
3) Loại thứ ba là đòi nợ. Đời quá khứ (hay đời quá khứ), cha mẹ thiếu nợ chúng nó, chúng nó đến đòi nợ. Nếu thiếu nợ ít, nuôi hai, ba năm, con bèn chết. Nếu thiếu nợ nhiều, đại khái là nuôi đến khi tốt nghiệp đại học, sắp có thể làm việc bèn chết mất. Nợ đã đòi xong, nó bèn ra đi. 

4) Loại thứ tư là trả nợ. Con cái thiếu nợ cha mẹ quá khứ (hay đời quá khứ) hiện tai hay đời này gặp gỡ, nó phải trả nợ. Nó phải nỗ lực làm lụng để nuôi nấng cha mẹ. Nếu nó thiếu nợ cha mẹ rất nhiều, nó cung phụng cha mẹ vật chất rất trọng hậu. Nếu thiếu nợ rất ít, nó lo cho cuộc sống của cha mẹ rất tệ bạc, miễn sao quý vị chẳng chết đói là được rồi. Hạng người này tuy  có thể phụng dưỡng cha mẹ, nhưng thiếu lòng cung kính, chẳng có tâm hiếu thuận. Báo ân bèn có tâm hiếu thuận, chứ trả nợ chẳng có tâm hiếu thuận. Thậm chí trong lòng chúng nó còn ghét bỏ, chán ngán cha mẹ, nhưng vẫn cho quý vị tiền để sống, nhiều hay ít là do xưa kia quý vị thiếu chúng nó nhiều hay ít

Trong sự tái sinh luân hồi, duyên sẽ tồn tại, nhân - quả ân oán đời trước sẽ theo duyên này đến đời sau. Thời đức Phật còn tại thế có câu chuyện, hai mẹ con nhà nọ thất lạc nhau lúc đứa con còn rất bé vì chiến tranh nên họ lưu lạc nhau, đến khi họ gặp nhau thì họ không còn nhận ra nhau là mẹ - con nữa mà họ đem lòng yêu nhau vì họ thấy có cái gì đó quyến luyến giữa hai người?!
Đến ngày họ làm lễ thành hôn, lúc đó Phật đi qua và đức Phật khuyên ngăn cuộc tình đó, đức Phật gọi đó là Nghiệp DuyênNhưng bị họ chống đối quyết liệt, họ phải đến với nhau cho bằng được. Cuối cùng Ngài sử dụng Thiên nhãn thông giúp cho họ thấy quá khứ của chính mình, hai mẹ con đã nhận ra nhau.
Trong đạo Phật thì kiếp trước và kiếp này hay quá khứ của kiếp này không hoàn toàn khác nhau mà là một, một sự chuyển đổi, hoán đổi và liên tục từ cảnh giới này sang cảnh giới khác nhưng nghiệp lực không thay đổi.
Lấy ví dụ: Hai vợ chồng thương nhau sống với nhau hạnh phúc, nhưng bỗng nhiên người vợ hay người chồng lại có thêm người khác bên ngoài. Đó là nhân quả của duyên và nợ. Điều này bị xã hội vô cùng lên án đó là vi phạm đạo lý làm người, là tội lỗi nặng nề. Phật giáo thì xem đó như là món nợ mà người đó  phải trả, hoặc chính họ tạo ra một nghiệp mới (nợ). 

Đến với đạo Phật, phải biến chuyển đổi  tình cảm và nợ duyên đó thành phước lành giúp cho mình tinh tấn trong việc phụng sự đạo Pháp mới mong được  giải thoát được nợ duyên đó. Để hướng đến cuộc sống an lạc, hạnh phúc ngay tại đời này.
Còn đối với những người không thấm nhuần giáo lý cao siêu nhiệm mầu của đức Phật thì xem nó như là một trò chơi tình ái và dục vọng, vì vậy mà nghiệp vẫn còn, và tự chuốc lấy khổ đau, khi gia đình ly tán, ghen tuông, kiện tụng đeo đẳng đời sống của ta....Và do vậy, luân hồi duyên và nợ.

Trong cuộc sống thường ngày  có rất nhiều thắc mắc khó lý giải như:
                                                                         Ảnh minh họa
 “Vì sao ở  thế gian  có đôi vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc nhưng  chỉ một thời gian ngắn ngủi rồi chia tay?  
Vì sao có đôi bạn trẻ yêu nhau rất lâu khi sắp thành hôn lại bỏ nhau?

- Đó là duyên, nợ đã hết:
Vì sao hai người vừa gặp nhau trong giây lát đã tin tưởng và yêu say đắm?
Vì sao có đôi vợ chồng người vợ bị đánh đập, mắng chửi  tàn nhẫn nhưng vẫn tận tâm chăm sóc chồng  không bỏ được?
Vì sao có người luôn quan tâm  lo lắng và  hết mực  yêu thương  người bạn ngoài đời hơn cả chính mình?
Tất cả là vì  nợ - duyên vẫn còn, đó là nghiệp của mình tạo ra ở kiếp trước nên mình phải trả. Là người con Phật phải biết tu tập lấy tâm từ bi hóa giải nghiệp chướng đó mới mong thoát khỏi luân hồi duyên nợ, đó mới là trách nhiệm của người có hiểu đạo Phật!
Và cứ như thế ta tu tập từ đời kiếp này sang đời kiếp khác thì chúng ta tìm đến cái Duyên với Phật Pháp. Chúng ta sẽ hưởng Phước lành nếu biết tạo cái duyên nợ  của thế gian đến với  Phật  Pháp.
Có thể duyên đó đến trong giây lát rồi biến mất và cũng có thể duyên đó tồn tại mãi mãi đến kiếp sau vì trong duyên đó còn có nợ. Nhưng còn nợ của duyên thì phải trả, không trả thì còn nghiệp mà còn nghiệp thì không thể giải thoát.
Như vậy chúng ta phải  tu tập ngay từ kiếp này, giây phút này đừng để chậm hơn, để chúng ta có cuộc sống an lạc tương ứng.

Thiện Tâm.

http://tamsugiadinh.vn/phong-thuy/tich-duc-lam-viec-thien-la-cach-tra-no-tien-duyen-tot-nhat-tsgd2667

Việc nợ “tiền duyên” có muôn hình vạn trạng. Sau đây là một số ví dụ về nợ tiền duyên:

1. Một người nữ yêu một người nam đến có thai. Nhưng hai gia đình không đồng ý cho cưới, bản thân người nam cũng cao chạy xa bay. Người nữ vì xấu hổ, uất hận, chán chường mà tự tử chết. Như vậy trong trường hợp này, người nam kia đã có nợ ân tình. Kiếp sau phải bị quả báo nhân duyên. Nếu câu chuyện này xảy ra từ tiền kiếp thì kiếp này người nam bị nợ tiền duyên.

2. Một người nam lấy hai người vợ. Chỉ yêu chiều người vợ thứ mà hắt hủi, xa lánh người vợ cả. Người vợ cả vì chưa có con nên cũng không biết làm gì cho đỡ buồn phiền. Càng ngày nỗi buồn phiền tủi hận càng tăng lên. Đến một ngày nào đó vì quẫn trí mà tìm đến cái chết. Trong trường hợp này thì người nam đã có nợ ân tình và cũng phải chịu quả báo nhân duyên. Nếu câu chuyện này xảy ra trong tiền kiếp thì kiếp hiện tại người nam bị nợ “tiền duyên”.

- Thường xuyên tham gia vào các hoạt động công ích, từ thiện xã hội để tạo phước giải nghiệp. Thường xuyên đốt nhang, khấn vái trước bàn thờ ông bà tổ tiên để gia hộ bảo vệ bạn khỏi những thứ dơ bẩn (bàn thờ cửu huyền thất tổ hoặc ông bà trong phạm vi 9 đời trở lại).

- Nếu bạn có tôn giáo hãy kiên trì tụng kinh trì chú, nếu biết kiết ấn càng tốt để những vong linh bám víu theo bạn giác ngộ hướng thiện nhận ra trái phải để siêu thoát không bám víu bạn nữa, thông thường bạn sẽ phải mất hơn 49 ngày mới thấy kết quả. Hãy tụng Chú Đại Bi để hồi hướng cho họ nếu bạn là người theo Phật giáo.

Duyên vợ chồng

Tu trăm năm mới chung một chuyến thuyền, tu nghìn năm mới nên duyên vợ chồng, đó là câu nói dân gian về duyên phận nhân sinh, gặp nhau bởi chữ duyên, gắn kết đời nhau bởi chữ nợ, trân quý cơ duyên này cũng chính là trân quý bản thân mình vậy.
Vợ chồng là thiếu nợ lẫn nhau sao? Vợ chồng là nợ nghiệp nhau sao? Duyên vợ chồng như thế nào mới có thể chấm dứt đây? Vợ chồng lại là cái gì duyên mà kết thành đây? Tục ngữ có câu:“Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới chung chăn gối”. Ý câu này là, những người có thể ngồi chung trên một chuyến thuyền đều là người hữu duyên, còn có thể kết thành vợ chồng thì giữa họ với nhau mối duyên càng sâu đậm. Nói cách khác, quan hệ vợ chồng là loại sâu sắc nhất trong tất cả các loại duyên phận, chỉ có điều là trong những duyên này có thiện có ác.
Duyên vợ chồng nhìn chung đến từ ba loại duyên dưới đây:
Duyên đến từ việc người này có ân với người kia
Con người trong những lần gặp nhau, nếu người này có ân với người kia, khiến họ cảm động khôn nguôi, và nguyện ý báo ân trả nợ, thì vào kiếp sau một người sẽ là nam còn người kia là nữ, bởi nguyện ước thiện lành trong quá khứ mà kết thành vợ chồng.
Ví dụ, khi bạn rơi xuống nước, lúc đó không ai nguyện ý cứu bạn, nhưng lại có một người dũng cảm quên mình vì bạn, mặc kệ có cứu sống hay không, bạn vẫn ghi lòng tạc dạ ân nghĩa này. Vì đền ân cứu mạng, bạn vào kiếp sau sẵn lòng làm thân trâu ngựa báo đáp. Loại tình huống này chính là duyên vợ chồng vì báo ân mà kết thành.
Trong các loại duyên vợ chồng, loại duyên vợ chồng này có thể hạnh phúc mỹ mãn nhất, bởi vì sâu thẳm trong ý thức của một người tồn tại ý niệm dâng hiến một cách không oán không hối, nên hai bên đều có thể hạnh phúc. Tuy nhiên, loại vợ chồng này không bảo đảm là không cãi nhau hoặc không ly hôn, nếu cá tính không hợp thì vẫn sẽ có vấn đề ma sát khi sống chung.
Duyên mà người này thiếu nợ người kia
Nếu như duyên vợ chồng kết thành từ việc người này thiếu nợ người kia, thì chúng ta có hai loại nợ nần được tính đến. Một là khoản nợ tiền tài, hai là khoản nợ tình cảm, cũng có những khoản nợ khác, nhưng hai loại trên vẫn là chính yếu.
Ví như nếu kiếp trước bạn là đàn ông, bị một người con gái phụ bạc, lừa gạt tình cảm, cảm thấy không cam lòng. Như vậy kiếp sau bạn sẽ còn gặp lại cô ấy. Khi cô gái này gặp được bạn, cô sẽ nắm chặt bạn, không bao giờ để bạn chạy trốn nữa. Đây chính là vợ chồng vì khoản nợ tình cảm mà kết thành.
Một ví dụ khác như, khi nam nữ đang trong quá trình tìm hiểu, con trai lúc nào cũng là người chi trả mọi khoản. Nếu cô gái ham hưởng thụ điều này, mà lại không thành tâm muốn kết giao, khi đã lợi dụng được một thời gian liền lạnh lùng rời đi, như vậy người con trai đương nhiên sẽ rất không cam tâm. Nếu là vậy, cô gái này trong kiếp sau sẽ còn gặp người con trai này, cô gái khi đó cũng sẽ có tiền, nhưng rất nhiều tiền của cô đều bị anh ta tiêu hết, hoặc cuối cùng đều thuộc về anh ta. Trường hợp này là vợ chồng vì khoản nợ tiền tài mà kết thành. Dẫu đây là vì ác duyên mà kết thành vợ chồng, nhưng chỉ cần trong quá trình sống chung tại kiếp này có thể làm việc chăm chỉ, không so đo với nhau khi ở chung, thì vẫn có cơ hội sống hạnh phúc.
Nhân duyên thiếu nợ lẫn nhau
Loại duyên thiếu nợ lẫn nhau này, tức là nợ qua nợ lại nhưng là nợ tiền tài và tình cảm là phần nhiều. Nói cách khác, nếu đôi bên khi tìm hiểu, đã nợ nhau các khoản tiền tài và tình cảm như trên, họ kiếp này gặp lại kết thành vợ chồng, vừa vặn dễ dàng giúp nhau trả nợ.
Lúc này cũng có thể nói, vợ chồng kết thành chính là vì cân bằng nhân quả. Chính vì có nhân quả nên “quan hệ” giữa con người với nhau liên tục được cân bằng, không tồn tại bất công.
Vì vậy, bất kì ai khi đã nên duyên vợ chồng, cần phải quý trọng nhau mà chung sống, vì khoản nợ này sẽ còn thay đổi. Không được oán giận người kia, không được oán trời trách đất, vì oán thán sẽ khiến món nợ kia trả hoài không hết! Hoặc món nợ đã mắc càng ngày càng nặng hơn! Trong loại duyên vợ chồng này, bởi vì hai bên đối với nhau đều đòi hỏi bên này phải trả nợ bên kia, nên thường xuất hiện tính toán và tranh chấp. Tuy nhiên, hai bên chỉ cần thay đổi suy nghĩ, dùng thái độ cam tâm tình nguyện mà đối đãi với người kia, như vậy khoản nợ này sẽ nhanh chóng được trả hết.
Duyên vợ chồng tốt nhất
Trên đây là nói về các loại yếu tố kết thành duyên vợ chồng. Nếu dùng số mệnh con người để xem, các loại thiện ác trong duyên vợ chồng cũng phần nào nói lên bạn có hạnh phúc hay không, những người vì ác duyên mà thành vợ chồng, lại càng không cần phải nói. Tuy nhiên, nếu hai bên phù hợp ba điều kiện dưới đây, bất kể là loại vợ chồng duyên gì cũng có thể hưởng hạnh phúc. Vì vậy, khi bạn chọn người phối ngẫu, ba nhân tố này là rất quan trọng:
Một, hai bên cá tính tương hỗ.
Hai, hai bên đều kính trọng lẫn nhau.
Ba, hai bên đều là người có trách nhiệm.
Nói cách khác, điều kiện bên ngoài, vinh hoa phú quý hay không cũng không phải chỉ tiêu hạnh phúc hay không.
Làm sao biết duyên vợ chồng đã kết thúc hay chưa?
Bên cạnh đó, khi chung sống tại kiếp này, vợ chồng cãi nhau là chuyện thường tình. Tuy nhiên, sau khi giằng co cự cãi không ai chịu ai, luôn sẽ có một người nhất định muốn ly hôn, nhưng người kia lại không chịu, điều này nói lên rằng khoản nợ lẫn nhau vẫn còn chưa hết, duyên vợ chồng này còn chưa kết thúc.
Ngược lại, nếu như trong quá trình chung sống, tình cảm vợ chồng nhạt nhẽo, chẳng ai lưu luyến ai. Điều này nói lên rằng khoản nợ giữa vợ chồng đã hết, vì vậy hai bên sống chung giống như bạn bè, chẳng lưu luyến bịn rịn.
Ngoài ra, qua việc chia tay cũng có thể nhìn rõ duyên vợ chồng đã kết thúc hay chưa. Bất luận việc chia tay này là tử vong, đi xa nhà, xuất gia, hay ly hôn.
Nếu như đôi bên khó lòng chia ly, lúc chia tay khóc nức nở, thì ắt hẳn ân oán vợ chồng này còn chưa trả hết, duyên vợ chồng vẫn còn.
Còn khi chia tay, oán hận lẫn sự bất mãn vẫn khuấy động tâm can hoặc không cam lòng, điều này nói lên rằng “khoản nợ” giữa các bạn vẫn còn chưa trả hết, kiếp sau gặp lại vẫn sẽ tiếp tục kết làm vợ chồng.
Hoặc lúc chia tay, cả hai giống như bạn bè, không oán hận, chỉ đau thương hoặc khổ sở một chút, nhưng không đến nỗi muốn níu kéo nhau, điều này nói lên rằng khoản nợ giữa vợ chồng các bạn cuối cùng có thể chấm dứt rồi.
Vợ chồng là nghiệp chướng sao?
Phật giáo thường nói, kết hôn là nghiệp chướng, cái này chủ yếu nói về giải thoát trong tu luyện. Dựa vào duyên vợ chồng trong quá khứ, bởi vì có ân oán tình thù chưa kết thúc, vì vậy đời này kết làm vợ chồng, mà trước khi ân oán tình thù chưa cân bằng, hai bên sẽ phải gắn kết với nhau, người này cản trở người kia, tạo thành chướng ngại trên con đường tu hành. Tuy nhiên, nếu các bạn mong muốn nhanh chấm dứt duyên vợ chồng này, có thể dùng lý trí mà suy nghĩ để cải thiện quan hệ đôi bên. Suy nghĩ cho lợi ích của đối phương là điều kiện tiên quyết để quyết định sự việc, chuyện cản trở lẫn nhau này có thể giải quyết được.
Ngoài ra, nếu như duyên vợ chồng của các bạn còn chưa kết thúc, mà bạn muốn tu hành, thì bạn có thể tận dụng khoản thời gian chung sống vợ chồng để hiểu rõ nhân tính. Việc này chính là giúp bạn thêm trí tuệ, bởi hiểu tận tường nhân tính con người không phải chuyện dễ dàng.
Nam và nữ đều có cả ưu và khuyết điểm, và khoảng thời gian chung sống của vợ chồng cũng chính là thời khắc bạn học tập ưu điểm của người kia, đây cũng là điều không dễ để tiếp thu. Đặc thù giữa nam nữ khác nhau rất lớn, ví dụ như mưu cầu dục vọng và giá trị quan của nam nữ khác nhau, sở thích hoặc nhu cầu tình cảm cũng không giống nhau v.v.., bạn chính là trong khi chung sống vợ chồng mà tự mình tìm hiểu, nếu làm được như thế thì đây cũng là tu hành rồi.
    Duyên vợ chồng mặc dù là trở ngại giải thoát, nhưng nếu bạn có thể tận dụng tốt việc này để tìm hiểu nhân tính, thì cũng chính là có thể giúp bạn khai mở trí tuệ, chẳng phải đó là “đá kê chân” sao. Hãy tận dụng cho tốt cơ duyên này vậy.

No comments:

Post a Comment