Monday, September 26, 2016

HIẾU

gười con hiếu thảo cảm động trời.
p6908992a536266771
Vua Thuấn là một vị vua huyền thoại thời Trung Quốc cổ đại. Tương truyền rằng cha của ông là Cổ Tẩu, mẹ kế và người em trai cùng cha khác mẹ đã nhiều lần muốn hại chết ông. Có lần ông sửa chữa mái nhà kho, khi ông vừa leo lên đỉnh thì ở dưới cha và em lập tức phóng hỏa và còn đem thang cất đi nhưng ông đã dùng hai chiếc mũ rộng vành để nhảy xuống và thoát chết. Một lần khác, người cha sai ông đi đào giếng, khi ông đã ở dưới giếng sâu thì ở trên mặt đất cha và người em lấp đất đá xuống. Ông đã nhanh trí đào một cái ngách bên cạnh và thoát chết. Mặc dù người thân đã làm ra đủ loại sự tình khiến ông thiếu chút nữa bị chết, nhưng ông lại không hề mang hận trong lòng mà vẫn kính cẩn nghe lời cha mẹ, yêu thương các em. Vì vậy mà lòng hiếu thảo của ông đã làm cảm động thượng đế và vạn vật, phúc khí liền kéo tới. Khi ông đi cày ở Lịch Sơn thì con voi thay ông cày ruộng, con chim làm cỏ giúp ông. Vua Nghiêu nghe nói ông vô cùng hiếu thuận, có tài xử lý chính sự, liền đưa hai cô con gái là Nga Hoàng và Nữ Anh để gả cho ông. Trải qua nhiều năm quan sát và khảo nghiệm, vua Nghiêu đã cho ông làm người thừa kế của mình. Sau khi lên làm vua, ông vẫn không quên công ơn nuôi dưỡng, và hiếu kính cha mẹ.
Người con nếm thuốc cho mẹ
p6909021a234622799
Hán Văn Đế Lưu Hằng là con thứ ba của Hán cao tổ. Ông là người con nổi danh khắp thiên hạ về lòng hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ. Mẹ ông đau ốm suốt ba năm liền, ông thường thường thức trắng đêm trông nom mẹ, mỗi lần ngự y dâng thuốc, ông đều đỡ lấy mà nếm trước rồi mới yên tâm cho mẹ uống. Trong 24 năm ông làm vua, luôn trọng đức, coi trọng lễ nghĩa, chú trọng phát triển nông nghiệp, khiến xã hội Tây Hán ổn định, cuộc sống người dân thịnh vượng, kinh tế phát triển.
Cõng mẹ chạy nạn
p6909041a575986025
Giang Cách là người Lâm Tri, thời Đông Hán. Từ nhỏ đã không còn cha, ông phụng dưỡng mẹ vô cùng hiếu thuận. Thời chiến loạn, Giang Cách cõng mẹ chạy nạn, mấy lần gặp trộm cướp, kẻ cướp muốn giết chết ông, Giang Cách đều khóc và cầu xin:“Mẹ ta tuổi già, nếu ta chết sẽ không có người phụng dưỡng”.Kẻ cướp thấy ông hiếu thuận như vậy không đành lòng giết nữa. Sau này, ông chuyển tới Hạ Bì, Giang Tô sinh sống, làm thuê nuôi dưỡng mẹ. Bản thân ông nghèo khổ đi chân trần nhưng phụng dưỡng mẹ không thiếu thứ gì.
Chôn con để phụng dưỡng mẹ
p6909061a701160330
Quách Cự là người Long Lự, triều đại nhà Tấn (nay là Hà Nam), vốn là con nhà giàu có. Sau khi cha mất, ông phân chia hết gia sản làm hai phần, cho hai người em còn tự mình phụng dưỡng mẹ vô cùng hiếu thuận. Về sau gia cảnh của ông dần dần nghèo khó, khi hai vợ chồng ông sinh được một bé trai, vì không đủ ăn nên Quách Cự lo lắng. Ông thầm nghĩ nuôi dưỡng con tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến phụng dưỡng mẹ. Ông liền trao đổi với vợ: “Con sau này có thể lại sinh được nhưng mẹ chết rồi thì không thể phục sinh, chi bằng chúng ta chôn kỹ con trai lại tiết kiệm được chút lương thực nuôi mẹ”. Lúc hai vợ chồng đào hố để chôn con, đào đến độ sâu hai thước thì chợt nhìn thấy có một hũ vàng, trên hũ có ghi “Trời ban Quách Cự, quan không được lấy, dân không được đoạt”. Vợ chồng Quách Cự có được vàng rồi sau này vừa có thể hiếu kính với mẹ lại vừa nuôi dưỡng được con trai.
Quạt mát gối, sưởi ấm chăn cho cha
p6909081a863540530
Hoàng Hương là người An Lục, Giang Hạ, Đông Hán, năm chín tuổi mất mẹ, phụng dưỡng cha rất hiếu thuận. Mùa đông Hoàng Hương thường nằm sưởi ấm chăn chiếu để khi cha nằm cho đỡ rét, mùa hè lại quạt màn, gối cho mát để cha nằm nghỉ. Nhờ đó mà người cha được ăn ngon ngủ yên, gần như quanh năm quanh năm vui vẻ không biết cái giá rét của mùa đông và cái nóng bức mùa hè. Mặc dù mới chín tuổi nhưng Hoàng Hương đã hiểu đạo hiếu kính cha mẹ khiến người dân khắp nơi trong vùng đều ca ngợi.
Nằm băng bắt cá cho mẹ kế ăn
p6909111a593697782
Vương Tường là người Lang Gia, mồ côi mẹ từ nhỏ. Mẹ kế ông là Chu Thị nhiều lần nói những lời không đúng về ông ngay trước mặt cha ông, khiến ông mất đi tình thương của cha. Khi cha mẹ bệnh nặng, ông phụng dưỡng cực nhọc không quản ngày đêm. Mùa đông nước đóng băng nhưng mẹ kế muốn ăn cá chép tươi, ông liền cởi trần nằm trên băng, nhờ hơi ấm của thân thể mà băng từ từ nứt ra, bỗng nhiên hai con cá chép nhảy lên, ông bắt về làm món ăn cho mẹ kế. Mẹ kế sau khi ăn xong, quả nhiên khỏi bệnh. Từ đó về sau hai người đều yêu thương Vương Tường. Vương Tường sau này đi theo huyện lệnh Ôn huyện làm đại ti nông, ti không, thái úy.
Hiếu thuận với cha mẹ là gốc rễ của làm người, đừng đợi đến lúc “Con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ không còn”, đến lúc đó thì đã hối tiếc không kịp nữa rồi!
Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch
http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa/cau-chuyen-chu-hieu-dang-sau-viec-con-trai-de-me-gia-ngoi-trong-cop-xe.html

No comments:

Post a Comment