Sau khi nộp giấy hẹn, ngồi chờ tới lượt, nhìn ngó lung tung. Mấy viên chức ở đây, 10 người chắc khoảng 3 người gốc Việt, 3 người gốc Mễ, người Mỹ bản xứ là phần còn lại.
Tất cả đều là người Mỹ nhưng gốc gác khác nhau, cách hành xử cũng khác. Và cố nhiên, tệ nhất sẽ là cái giống dân gốc Annam thần thánh. Họ sẽ gọi tên và đón bạn với một bộ mặt lạnh như tiền hay thậm chí hằn học, kiểu như
bạn sắp lao vào ăn hết của nả ông cố nội bà cố ngoại họ để lại vậyỞ một cơ quan khác, khi một người gốc Việt vào gặp một viên chức cũng gốc Việt để xin phúc lợi xã hội cho con cái chẳng hạn, người-xin sẽ được người-cho hỏi rằng "Sao lúc sướng hổng nghĩ tới cảnh nuôi không nổi này, giờ phải đi xin chính phủ?". Xin thưa, tui không biết họ sống ở Mỹ bao nhiêu năm, đóng được bao nhiêu thuế nhưng đó chưa bao giờ là cách ăn nói của người-Mỹ, chưa bao giờ đại diện cho tinh-thần-Mỹ).
Cũng may, tiếp tui sáng qua là một anh Mỹ trắng trẻ tuổi. Anh mở và vịn cửa mời tui vào, đón tui bằng một nụ cười không thể tươi hơn. Rồi hỏi thăm. Rồi chúc lành. Làm việc với nhau xong, anh cũng ra mở cửa tiễn tui, và lại chúc lành. Khác xa quá, dù cùng một cơ quan, trên cùng một quốc gia, phải không? Người Việt ở đây mỗi lần đến công quyền, gặp đồng hương, trong bụng thể nào cũng "thôi rồi Lượm ơi". Quá đẹp cho cái mỹ từ "đồng hương" chứ?
Người ta kêu ca thái độ làm việc của những người có-quyền ở Việt Nam, khi tiếp dân. Thử đặt một câu hỏi. Nếu bạn, hay tui, có quyền trong tay như họ, khi tiếp dân, chúng ta có được như anh Mỹ trắng ấy không? Trả lời thật lòng đi. "Có" làm sao được, đúng không? Vì sao? Vì chúng ta đang được cái dân-tộc-tính này chảy trong huyết quản mình rồi. Hễ ngồi cao một chút là chẳng xem ai phía dưới ra gì.
Ở Mỹ còn như vậy thì thử hỏi nếu có một chế độ nào khác lên thay thế Cộng Sản, bạn sẽ được tiếp đón nồng hậu hơn ư, sẽ được chính quyền tôn trọng hơn à? Đừng mơ.
Chiều nay mới coi được một đoạn clip xúc động. Bên Nhật, một cậu nam sinh đâu chừng sáu bảy tuổi phải thực hiện động tác nhảy qua chướng ngại vật (giống giống nhảy ngựa gỗ vậy). Lần thứ nhất, không qua. Lần thứ hai, thất bại. Lần thứ ba, rớt, cậu khóc, cô giáo khích lệ, bạn bè và quan khách vỗ tay. Lần thứ tư, vẫn chưa thành công. Chuẩn bị vào lần nhảy thứ 5, tất cả các bạn nam khác ùa ra đứng thành vòng tròn choàng vai nhau quanh cậu, hô to khẩu hiệu gì đó rồi quay về chỗ. Và hẳn nhiên, cậu vượt qua. Cậu thành công vì được đồng môn, đồng bào, đồng loại của mình tiếp sức mạnh, và tin tưởng. Tui thấy cả một nước Nhật, hàng trăm triệu người Nhật và tinh-thần-Nhật, qua cái clip ngắn ngủi ấy.
Kể chơi vậy thôi, chứ hổng có ý so sánh gì.
Người ta kêu ca thái độ làm việc của những người có-quyền ở Việt Nam, khi tiếp dân. Thử đặt một câu hỏi. Nếu bạn, hay tui, có quyền trong tay như họ, khi tiếp dân, chúng ta có được như anh Mỹ trắng ấy không? Trả lời thật lòng đi. "Có" làm sao được, đúng không? Vì sao? Vì chúng ta đang được cái dân-tộc-tính này chảy trong huyết quản mình rồi. Hễ ngồi cao một chút là chẳng xem ai phía dưới ra gì.
Ở Mỹ còn như vậy thì thử hỏi nếu có một chế độ nào khác lên thay thế Cộng Sản, bạn sẽ được tiếp đón nồng hậu hơn ư, sẽ được chính quyền tôn trọng hơn à? Đừng mơ.
Chiều nay mới coi được một đoạn clip xúc động. Bên Nhật, một cậu nam sinh đâu chừng sáu bảy tuổi phải thực hiện động tác nhảy qua chướng ngại vật (giống giống nhảy ngựa gỗ vậy). Lần thứ nhất, không qua. Lần thứ hai, thất bại. Lần thứ ba, rớt, cậu khóc, cô giáo khích lệ, bạn bè và quan khách vỗ tay. Lần thứ tư, vẫn chưa thành công. Chuẩn bị vào lần nhảy thứ 5, tất cả các bạn nam khác ùa ra đứng thành vòng tròn choàng vai nhau quanh cậu, hô to khẩu hiệu gì đó rồi quay về chỗ. Và hẳn nhiên, cậu vượt qua. Cậu thành công vì được đồng môn, đồng bào, đồng loại của mình tiếp sức mạnh, và tin tưởng. Tui thấy cả một nước Nhật, hàng trăm triệu người Nhật và tinh-thần-Nhật, qua cái clip ngắn ngủi ấy.
Kể chơi vậy thôi, chứ hổng có ý so sánh gì.
No comments:
Post a Comment