Saturday, September 17, 2016

Đức Quan Công

Lá số tử vi trung tín nghĩa khí Đức Quan Công


http://tuvisomenh.com/la-so-tu-vi-trung-tin-nghi-khi-duc-quan-cong
Vào đầu thế kỷ III, vua nhà Hậu Hán nhu nhược bất lực trước các hoạn quan chuyên quyền. Trên khắp lãnh thổ những nhóm này đảng nọ nổi lên chống đối lôi kéo rất nhiều nhân vật xuất hiện với nhiều cá tính đặc biệt và cuộc sống cũng khá phức tạp.
Có những ông vua như Lưu Bị làm cách mạng từ thuở hàn vi, rồi lên làm vua cho đến khi nhắm mắt qua đời vãn còn ôm hận; Tôn Quyền thì cứ bình thản hưởng công nghiệp cha anh không tham sân si, hơn nữa, còn Tào Tháo đầy thủ đoạn không thèm làm vua mà quyền hành còn hơn vị Hoàng Đế. Có những nhân sĩ như Khổng Minh, Bàng Thống, Từ Thứ ngồi trong thảo lư bấm tay biết được việc thiên hạ. Thôi Châu Bình, Tư Mã Huy trái lại gác bỏ ngoài tai chuyện phú quý, tìm cuộc sống với trời cao đất rộng.
Có những bậc tư lệnh như Chu Du, Tư Mã Ý, Khương Duy hành binh đầy đủ tài thao lược còn có cả nhwngc viên thượng tướng sức dịch muôn người mà vô mưu như Trương Phi, Lữ Bố, còn biết bao nhân vật không kém tài ba trong việc bình thiên hạ… trong đó còn có một người, nhân vật này có thể nói hầu hết dân Hán kính thờ như một vị thần vì có những đức tính của một đại trượng phu. Ông là nghĩa đệ vua Chiêu Liệt với chức vị Hán Thọ Đình Hầu, người đời nay ngưỡng mộ thường nhắc đến huy danh là Quan Thánh Đế Quân tức là Quan Công hiệu Vân Trường.
 Ông tuổi Mậu Ngọ, sanh ngày 13 tháng 5 giờ Ngọ.
Lá số tử vi Tuổi Mậu Ngọ, Thân Mệnh đồng cung tại Tý, ông là người được coi như có sứ mạng phải đả phá kình chống tất cả những gì thời buổi đó tạo ra cho là chính nghĩa để giành quyền (Thái Tuế, Hữu Bật, Kình ở Ngọ) nghĩa là ông chỉ có biết nhà Hán là chính thống, rồi sau đến nghĩa huynh là Lưu Huyền Đức là dòng giống nhà Hán phải lập lại nghiệp Đế trên đất nước.
 Phá Quân chi phối đời ông rất nghiêm luật (khắc nhập), ông đứng ở vị trí bất mãn mà ông rất coi thường đối phương, có lẽ sau này ông thọ nạn ở Mạch Thành cũng vì cái tánh quá kiêu khinh (Phá Quân Thân Mệnh ở Tý: Thủy; Thiên Di ở Ngọ: Hỏa cả vị trí lẫn sao). Ông có biết đâu cái chính nghĩa người đời đã cướp được ở trên cái thế hư phá, ông cố khăng khăng chống đỡ để không đi đến đâu, rồi ra họ sẽ tranh đấu với cả cái thế mạnh bạo (Liêm Tướng, Thái Tuế, Hữu Bật, Kình Hổ, Long Cái nhất là Khoa, Tài, Thọ, đủ mánh khóe để mà thắng).
 Phá Quân ở Tý là người thông minh, tự đắc mà có tài thao lược, can đảm, dũng mãnh, thêm Tả Phù, Thiên Mã là những gì người đời phải nể phải trọng là thực tài thực lực thiên phú; chứ Phá Quân bị Tuần, Triệt là xuất thân phải gặp mọi bề khó khăn, đâu có được chau dồi học hỏi cũng chẳng thâu thái được là bao.
 Phá Quân ở Tý là người chỉ nhìn nhận cái chính khí khi mình đã thấy và vạch ra lối để đi, không cần biết trên đầu có ai, ví có đưa đến chỗ chết cũng coi thường như cụ Phan Châu Trinh bất khuất tù đày. Quan Vân Trường khi thất thủ Hạ Bì, vì kẹt có nhị vị phu nhân của Huyền Đức phải tạm hàng Tào, nhưng ông đặt ra ba điều kiện buộc người thắng phải thỏa mãn đầy đủ, nết không ông chỉ có cái chết để đền bù tình tri kỷ của Lưu Bị. Đó có phải Phá Quân cũng biết tùy thời tòng quyền, nhưng thua mà vẫn đưa điều kiện cho kẻ thắng (cũng là một cách bất khuất). Sự việc này nó có liên quan đến sự việc ngày sau trên con đường nhỏ Hoa Dung ông tha chết cho Tào Tháo để trả lại cái nghĩa kẻ địch đã đãi mình lúc trước, mặc dầu ông đã ký kết tờ cam đoan cùng quân sư Gia Cát, nếu tha Tháo phải đền mạng. Ngay cả với kẻ địch khi đã thọ ơn người phải lấy nghĩa đền bù, cũng là tư cách của Phá Quân ở Tý. Khác với lúc nhậm trấn Kinh Châu lâm vào thế bí, thôi đành chịu chết, nhất quyết không hàng Tôn Quyền, đó là kí phách cao cả của Phá Quân ở Tý.
 Còn nói về trung thành thì ông được kể là người trung thành số một, chỉ biết có vua Chiêu Liệt vừa là nghĩa huynh, người đã cùng ông và nghĩa đệ Trương Phi giữ lại cho nhà Hán phần ba đất nước. Nghĩa huynh nói sao, xin tuân theo không bao giờ từ chối và khi đã nhân sự ủy thác là chỉ còn một sống một chết. Như lần nhận sự phó thác phò nhị tẩu ở thành Từ Châu lúc chia tay cùng Lưu Bị, biết bao biến chuyển do mưu mẹo Tào Tháo bày ra quyến rũ làm cho tình nghĩa giữa ông và Lưu Bị phải lìa nhau như để ông và hai vị phu nhân ở chung một nhà rồi ngọc ngà tiền bạc, gái đẹp hầu non đưa đến. Khi được biết Lưu Bị ở Hà Bắc với Viên Thiệu là ông nhất quyết ra đi cho bằng được, bất chấp ngàn dặm ngăn cách phò hai chị chi đến nơi trùng phùng cùng Lưu Bị. Đó cũng à một việc rất khó tránh của thế nhân trước bã vinh hoa phú quý, nhất là mỹ nữ thường hay làm cho anh hùng thành trí đoản.
 Tiếc rằng Phá Quân ở đây chỉ là một nghĩa sĩ ở trong hoàn cảnh mình Thất Sát (Thân) Tham Lang (Thìn) rất sáng tỏ. Tả Phù, Thiên Mã chỉ nổi bật cái thiên tài cá nhân, không đủ tư thế phò tá Phá Quân nên việc lớn. Phải chăng là vị trí ở Tý đã ngăn cản ông (tuổi Ngọ) thành thân, chỉ thành nhân với tư cách là Phá Quân cư Tý. Nếu có đủ bộ sát tinh đắc địa cũng chưa chắc nên việc, chỉ một giai đoạn nào mà thôi vì Thái Tuế của đối phương đã nghênh ngang một cõi, dầu mắc Kình Dương, Lực Sĩ, chưa hẳn đã hoàn toàn, họ cũng giữ được phần đất để thành cái thế tham phân.
 Sống trong thời buổi ấy, người hiểu Quan Vân Trường rõ hơn ai hết có lẽ là Tào Tháo, bằng một lời thán phục đầy thủ đoạn và xác thực nhất trước mặt tất cả thuộc hạ lúc tiễn đưa Vân Trường đi kiếm Huyền Đức:
“Người như Vân Trường tiền tài bất động kỳ tâm, tước lộc cũng không thể đổi ý thay lòng, không quên chủ cũ, đi ở phân minh, quả là một đại trượng phu đời nay vậy”. 

No comments:

Post a Comment