Friday, January 13, 2017

Tsangyang Gyatso (the sixth Dalai Lama)



"Thế gian nào có đôi đường vẹn,
Chẳng phụ Như Lai chẳng phụ nàng."

http://khotruyen.wapego.ru/l

Suốt ba trăm năm nay, hàng ngàn người truy tìm trước đi sau nối, mục đích cũng chỉ là tìm Tsangyang Gyatso lúc trước, Tsangyang Gyatso viết thơ tình, Tsangyang Gyatso thân thể bị giam cầm, linh hồn luôn buông thả. Nhưng họ không từ bỏ thăm dò câu đố của hồ Thanh Hải, Tsangyang Gyatso đã là một câu đố, thê lương đi lại trên nhân thế, đến không nơi đến, đi chẳng nơi đi. Thế là, họ đã tin tưởng truyền thuyết, tin tưởng quyển "Bí truyện" mà Ngawang Lhundrup Daji viết ra.
Biết bao người dưới ánh đèn bơ vàng vọt lật giở thơ tình của Tsangyang Gyatso, lại lật xem "Bí truyện Đạt Lai Lạt Ma thứ 6" của Ngawang Lhundrup Daji. Họ và tôi cùng tin như nhau, trong lịch sử thật sự đã có một Tsangyang Gyatso, Ngài thật sự đã sinh ra trên đất Tạng, Ngài thật sự đã đến hồ Thanh Hải, nhất định sẽ lưu lại chút gì đó. Dù trốn vào giữa cỏ cây núi đá, ẩn chìm trong gió sương mưa tuyết, nhất định vẫn có thể tìm kiếm chúng. Trong cõi u minh sẽ có sắp xếp, chỉ dẫn bạn và tôi tìm được lời giải câu đố này vào một ngày tình cờ nào đó.
Tình cảm đến lúc sâu sắc, luôn không tránh khỏi một câu: "Vì sao phải để ta gặp được người?" Đúng vậy, nếu không có gặp gỡ, ta cũng chỉ là một hạt bụi đất bình thường, mỗi ngày đầu tắt mặt tối vì cuộc sống, chìm nghỉm giữa biển người mênh mông. Vì có gặp gỡ, tất cả bắt đầu thay đổi, đã có hướng đến và theo đuổi, đã có trách nhiệm và gánh vác, đã có vui sướng và đau khổ. Do đó có lúc thà rằng cả đời không cần gặp gỡ, thà rằng suốt đời không cần nắm tay, nhưng đời người nếu không có gặp gỡ, lại sẽ buồn tẻ nhạt nhẽo biết nhường nào.
Chúng ta chưa từng gặp gỡ Tsangyang Gyatso, nhưng thường bởi xem thơ tình của Ngài mà gan ruột rối bời vì Ngài. Vô số lần tưởng tượng, sinh mệnh của Ngài tuyệt đối sẽ không ngắn ngủi như thế, Ngài chắc vẫn có tương lai rất dài, mang sứ mệnh của Phật sống, đi lại giữa nhân thế, phổ độ chúng sinh. Đó là vì nhân sinh hữu tình, Ngài là tình tăng, Ngài đem tình cảm truyền nhiễm cho người đời, đem vận mệnh giao phó cho năm tháng. Dù "Bí truyện" của Ngawang Lhundrup Daji chưa chắc thật sự đáng tin, nhưng ông đã kể cho chúng ta truyền kỳ nửa đời sau của Tsangyang Gyatso.
"Bí truyện Đạt Lai Lạt Ma thứ 6", còn có tên "Diệu Âm Thiên Giới Tỳ Bà Âm". Ghi chép những trắc trở của Đạt Lại thứ 6 Tsangyang Gyatso, tiếp diễn truyền kỳ từ sau khi ngài biến mất ở hồ Thanh Hải. Tác giả là Ngawang Lhundrup Daji người dân tộc Mông Cổ, ông tự xưng từ nhỏ theo Tsangyang Gyatso xuất gia làm sư, học tập kinh Phật. Sau đó lại đến Tây Tạng chuyên tu, tinh thông tiếng Tạng, tu tập Hiển Mật giáo pháp[1], do đó trình độ Phật học cao thâm, trở thành bậc đại đức Phật giáo tính thông Hiến Mật giáo pháp, ở khu vực Tây Tạng được tôn xưng là Lhazun Pandita[2].
[1] Mật giáo là một chi phái của Phật giáo Đại thừa, hình thành vào khoảng thế kỷ thứ V tại Ấn Độ, có đặc trưng truyền thụ bí mật không cho phép công khai, và nội dung đầy thần bí, nên gọi là Mật giáo. Các dòng phái Phật giáo khác trước và ngoài Mật giáo được gọi là Hiển giáo.
[2] Pandita: dịch âm tiếng Phạn, nghĩa là học giả uyên bác.
Nghe nói Ngawang Lhundrup Daji là linh đồng chuyển thế của Đệ Ba Sangye Gyatso, là vị Phật sống chuyển thế đầu tiên sinh ra ở Alxa[3]. Nhiều tình tiết trong sách đối chứng lẫn nhau với sử ký và truyền thuyết dân gian của các vùng Hán, Tạng, Mông, nhưng vì tường thuật của "Bí truyện" quá đỗi thần kỳ, trên lịch sử lại không có các ghi chép chân thực khác sau khi Tsangyang Gyatso biến mất ở hồ Thanh Hải, do đó khiến người đời khó phân thật giả. Vì là bí truyện, đương nhiên không thể xem như chính sử để tin chắc không nghi ngờ, người đọc qua có thể không cần quá tưởng là thật, nhưng lại không thể xem thường ý nghĩa tồn tại của nó.
[3] Alxa (Minh A Lạp Thiện): một trong mười hai đơn vị hành chính cấp địa khu và một trong ba minh còn tồn tại ở Nội Mông Cổ, có biên giới với Mông Cổ ở phía Bắc, Bayan Nur ở phía đông bắc, Ô Hải và Ordos ở phía đông, Ninh Hạ ở phía đông nam, Cam Túc ở phía tây và nam. Thủ phủ là Bayan Haote (Ba Ngạn Hạo Đặc), tên cũ doanh Định Viễn.
"Bí truyện" của Ngawang Lhundrup Daji không những chẳng giải đáp được câu đố về sống chết của Tsangyang Gyatso, ngược lại khiến câu chuyện vốn dĩ hư ảo càng nhuốm màu truyền thuyết. Từng câu chữ của ông đã mang tới cho người đời trí tưởng tượng vô tận, khiến những người tìm tòi bí mật kia tin rằng Tsangyang Gyatso thực sự vẫn còn sống, đồng thời giống như trong sách của ông viết, Tsangyang Gyatso đã bắt đầu một chặng đường nhân sinh mới. Sau khi rời khỏi Thanh Hải, hành tung của Tsangyang Gyatso trải khắp cả cao nguyên Thanh Tạng, và chu du hoằng pháp ở các nơi Nepal, Ấn Độ, Tây Khang[4], Mông Cổ, từ đó thực hiện sứ mệnh Phật sống phổ độ chúng sinh của Ngài.
[4] Tây Khang: là một tỉnh không còn tồn tại của Trung Hoa Dân Quốc. Tỉnh bao gồm hầu hết khu vực Kham của Tây Tạng theo cách hiểu truyền thống.
Có lẽ chúng ta thật sự không cần so đo Tsangyang Gyatso rốt cuộc đã đi đâu, mọi truy hỏi rối rắm, đối với Ngài đều chỉ là vướng bận chua ngấy. Ngài sống vì tình yêu, sống vì tự do, nếu Tsangyang Gyatso trước hai mươi lăm tuổi đã phụ lòng Phật tổ, phụ lòng giai nhân, thế thì hãy để Ngài dùng năm tháng trong tương lai để bù đắp lỗi lầm của quá khứ. Nhưng Tsangyang Gyatso sau này không còn là chàng trai tiêu sái phong lưu thuở trước, Ngài đã phụ bạc quá nhiều sứ mệnh, chịu đủ khổ nạn lưu lạc khốn cùng. Chúng ta chỉ còn nhìn thấy một hành giả đơn độc dạo chơi chốn hồng trần, một nhà sư lạc phách nơi cõi trọc.
Trong những năm tháng phiêu bạt đó, Tsangyang Gyatso không có tình yêu nữa, không làm thơ nữa, cuộc đời tiêu sái đã cùng chết đi với tuổi hai mươi lăm của Ngài. Mọi thứ của quá khứ kết thúc bên hồ Thanh Hải, chìm trong gió bụi cuồn cuộn của lịch sử, cũng chìm trong nước hồ sóng biếc không lời. Không cần mưu đồ đạt được điều gì nữa, chuyện đã qua hãy để nó trôi qua, chuyện nên đến hãy để nó đến. Đã tin nhân quả, thì nên tin tưởng, thế gian này tuy chẳng có nhục thân bất tử, nhưng vẫn có linh hồn bất diệt. Bất kể người du ngoạn chốn hồng trần đó có phải là Tsangyang Gyatso hay không, chỉ cần Ngài từng tồn tại, chính là vẻ đẹp chân thực của nhân gian.
Sống lại
Năm xưa cho rằng sơn cùng thủy tận, đi đến tình cảnh không có lối thoát, nhưng hiện nay lại cảm thấy đường đi xa thẳm, phương xa rất xa. Đến sau cùng, du ngoạn chốn phù thế hồng trần, Tsangyang Gyatso đã học được sân vắng dạo bước.
Phải đọc một bài thơ xao xuyến lòng người như thế nào, mới không kinh động tâm tình đã bình tĩnh? Nên kể lại câu chuyện của một khách qua đường như thế nào, mới không xáo trộn ngày tháng đã đi vào yên ổn? Tình cảm và vận mệnh của con người tựa như mây trôi bồng bềnh không thể nắm bắt, lúc tụ lúc tan, lúc ly lúc hợp. Chúng ta rốt cuộc hiểu biết bao nhiêu về nhân quả? Nhân của kiếp trước, quả của kiếp này, nhân của hôm qua, quả của hôm nay. Lẽ nào nhân quả luân hồi, thật sự sẽ đến một cách chính xác chẳng sai, không xuất hiện mảy may sai sót và lệch lạc?
Nhiều người từng đọc "Bí truyện" của Ngawang Lhundrup Daji, sẽ không tự chủ được khiến mình chìm đắm trong nó, vờ như những câu chuyện này Tsangyang Gyatso từng trải qua, dần dà lâu ngày, đã biến thành thật. Đây không xem là dối mình dối người, con người phải học cách tự mình điều tiết, mới có thể đạt được càng nhiều vui vẻ và thỏa mãn. Nếu một mực chấp nhất với chân tướng, sẽ mất đi nhiều quá trình tưởng tượng tốt đẹp, mất đi ý nghĩa theo đuổi vốn có.
"Trong khoảnh khắc, tưởng chừng trời rung đất chuyển, bão tố dữ dội nổi lên, nhất thời tối sầm không phân biệt được phương vị. Bỗng nhiên, thấy trong gió bão có ánh lửa chập chờn, ngắm kỹ, lại hóa ra một phụ nữ ăn mặc kiểu người chăn nuôi đi ở phía trước, tôi đi theo sau bà ta, mãi đến lúc bình minh, người phụ nữ đó lặng lẽ ẩn đi, gió bão cũng ngưng, mặt đất mênh mang, chỉ sót lại cát vàng và khói bụi vô tận." Đoạn văn này là ghi chép trong "Bí truyện" của Ngawang Lhundrup Daji.
Tsangyang Gyatso rời hồ Thanh Hải, một mình đi về phía trước trong gió bụi mênh mang, sau đó đã có lần gặp gỡ này, còn người phụ nữ này là Thiên Mẫu, chỉ hiện thân giúp Ngài thoát hiểm. Cuộc gặp gỡ thần kỳ ấy càng thêm ít nhiều sắc thái thần thoại cho Tsangyang Gyatso vốn đã ly kỳ. Đừng xét nét thật giả của chuyện này, tóm lại Tsangyang Gyatso đã thoát khỏi nguy hiểm, không còn là tù phạm bị mấy ngàn người áp giải về kinh thành. Xem ra Tsangyang Gyatso kiếp này thật sự không có duyên với tòa hoàng thành ấy, Ngài thuộc về đất Tạng bao la, chỉ có ở đây, hồn phách mới chẳng cô độc không nơi nương tựa.
Đây là tự do Tsangyang Gyatso lần đầu tiên có được từ sau khi mười lăm tuổi vào ở trong cung Potala. Ngắm áng mây bồng bềnh trên bầu trời quang đãng, ngắm chim ưng dang cánh chao liệng, cả đến gió mát lướt qua bên người, tất cả đều khiến Ngài cảm thấy thoải mái trước giờ chưa từng có. Mọi thứ của hôm qua đã chết, Ngài chỉ sở hữu hôm nay và ngày mai. Tsangyang Gyatso không còn là vị Đạt Lai thứ 6 ngồi ngất ngưởng trên ngai Phật của cung Potala kia nữa, cũng không còn là chàng Dangsang Wangpo có thể lang thang trên đường phố Lhasa mặc ý uống rượu vui ngông kia nữa. Giờ đây bản thân Ngài cũng không biết mình là ai, không biết mình phải làm gì. Ngài chỉ biết mình là người tự do, có thể tùy ý đi lại ở vùng hoang nguyên rộng lớn này, dù chịu hết khổ nạn, cũng không oán không hối.
Nhiều năm qua, Tsangyang Gyatso tuy thân là thủ lĩnh chính giáo Tây Tạng, là Phật sống trong lòng trăm ngàn tín đồ, nhưng Ngài chưa từng thật sự vui vẻ. Bởi vì Ngài đã mất tự do, Ngài chính là chú chim sẻ lông vàng bị nhốt trong nhà đẹp, được cho ăn gạo ngọc kê vàng, vẫn tiều tụy trơ xương, u uất kém vui. Nếu không có đoạn nhạc xen giữa đẹp đẽ kia của quán rượu nhỏ Makye Ame, Tsangyang Gyatso có lẽ đã khô héo trong cung Potala, đời người chẳng còn vui thú gì. Trải qua một trận ảo diệt, Ngài cần sống lại, chỉ có sống lại mới có thể khiến Ngài tìm lại mọi thứ từng đánh mất.
Nhưng sau khi sống lại thật sự có thể sống theo ý nguyện của mình chăng? Sau khi Tsangyang Gyatso có lại tự do, việc Ngài nghĩ đến đầu tiên là các tín đồ ủng hộ Ngài, Ngài không quên được tình cảnh mình từ cung Potala bị áp giải ra ngoài, những sư sãi và tín đồ ấy rơi lệ ròng rã vì Ngài, chiến đấu quên mình vì Ngài, chảy máu hy sinh vì Ngài. Giờ đây Ngài được giải thoát, cũng là nhờ người Tạng giải cứu, nhờ Phật tổ từ bi. Ngài nên dùng Phật pháp tu luyện nhiều năm

của mình, dùng trí tuệ tỉnh táo của mình, để cứu giúp đám người hèn mọn như sâu kiến ấy, cứu giúp chúng sinh vẫn chìm đắm trong ngu muội và khổ nạn ấy. 
Phật Đà đã tiếp tục sinh mệnh của Ngài, nghĩa là đã trao cho Ngài sứ mệnh lớn hơn, trước sứ mệnh to tát, Ngài không thể lùi lại, đồng thời biết rõ con đường phía trước sẽ không bằng phẳng.
Trải qua dặm trường rong ruổi, Tsangyang Gyatso đã sức cùng lực kiệt, dọc đường ăn đói mặc rét, Tsangyang Gyatso lần đầu nếm được nỗi khổ đi xa. Một vị Phật sống đã sống quen cuộc sống an nhàn, từ đó trải qua những ngày lưu vong chân trời. Nếu Lha-bzang Khan biết Tsangyang Gyatso còn tồn tại trên đời, liệu y có tha cho Ngài không? Bị bức bách bởi thế lực của Lha-bzang Khan, Tsangyang Gyatso chỉ có thể dấu họ chôn tên, lưu đày nơi đất tuyết hoang nguyên. Dù khốn cùng, nhưng Ngài vẫn xem là đã có tự do, dù không thể xuất hiện với thân phận thật sự, nhưng Ngài có thể làm một người ẩn đời, làm một nhà sư vô danh vân du bốn bể. Dù chỉ là một lữ khách chân trời, Ngài cũng có thể vừa tu hành, vừa độ hóa chúng sinh dọc đường.
Hành trình gian nan, khổ nạn trùng trùng, Tsangyang Gyatso trà trộn trong dòng người đủ mọi sắc tộc, trải qua nhiều tao ngộ trước giờ chưa hề có. Thuở bé sống ở làng quê nhỏ yên bình, chưa từng biết thế giới bên ngoài rộng lớn dường này. Sau đó vào ở trong cung Potala to đẹp đường hoàng, càng không biết nhân gian còn có nhiều buồn khổ như vậy. Hóa ra trong hồng trần có nhiều khách phiêu bạt đến thế, bận rộn như sâu kiến vì sinh tồn mà vẫn không đổi được yên ổn bình dị nhất. Tsangyang Gyatso đi cùng những người này, cũng sống những ngày gió mưa lay lắt, Ngài từng ăn cơm thừa, từng ngủ hang động, thậm chí áo không che nổi thân, lo được bữa sớm, không chắc lo được bữa tối.
Tsangyang Gyatso từ Thanh Hải di chuyển đến Tứ Xuyên, du ngoạn Khang Định[1], lại dừng chân nhiều ngày ở Nga My[2], sau đó đến vùng Kham Tây Tạng. Chẳng may nhiễm phải bệnh đậu mùa ở nơi này. Ngài chịu đựng sự dày vò của bệnh tật và đói khát, năm lần bảy lượt chống chọi với thần chết. Ngài một mình khó nhọc vượt qua rất nhiều khổ nạn. Ngài không rõ, là ai đã biến nhân gian tốt đẹp thành luyện ngục. Cuộc sống lưu lạc nhiều năm sau đó khiến Ngài nếm trọn gió thảm mưa sầu của đời người, trải qua vô số kiếp nạn, Ngài xem tất cả những chuyện này là trừng phạt của Phật tổ đối với ngài, là mài giũa hữu ý của cao xanh.
[1] Khang Định (Dardo, Darzêdo) là một huyện thuộc Châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư (Garzê), tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
[2] Nga My: một ngọn núi nằm ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, là một trong tứ đại Phật giáo danh sơn, được cho là đạo tràng của Bồ Tát Phổ Hiền. Núi Nga My cùng bức tượng Đại Phật Lạc Sơn được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1996.
Lưu lạc nhân gian, trải qua khổ nạn dày vò khiến Tsangyang Gyatso cảm thấy, du hý nhân sinh trong quá khứ thật là không nên. Những kẻ thống trị cấp cao trên võ đài chính trị, vì quyền lực khiêu khích chiến tranh thật khiến người đời phẫn nộ. Bản thân mình thật uổng làm Phật sống nhiều năm, uổng đọc mấy năm kinh Phật, lại chưa từng mảy may giúp đỡ cho những chúng sinh tín ngưỡng Ngài. Lẽ nào sứ mệnh của Ngài không phải là vì hạnh phúc của chúng sinh? Lẽ nào Ngài có thể vì thú vui hưởng lạc của mình mà không quan tâm, không chăm lo cho họ? Lẽ nào Ngài không nên vô tư bước ra, một mình đứng nơi tăm tối và vẩn đục, gánh chịu khổ nạn vì dân chúng, cho họ ánh sáng và ấm áp?
Mọi thứ ngày hôm qua tựa như trăng trong nước, hoa trong gương, lúc đó Ngài chìm đắm trong mộng đẹp, còn hay oán trời trách người. Ngày nay mới biết, lẽ ra Ngài nên sớm tỉnh khỏi giấc mộng, đi vào trong chúng sinh, để đóa sen tinh khiết nỡ giữa chốn bụi trần, mới có thể có sự trình bày với Phật tổ, trình bày với những tín đồ từng lễ bái Ngài, cũng trình bày với bản thân. Dùng linh tính và tuệ căn của Ngài, độ hóa chúng sinh, khiến họ thoát khỏi khổ nạn và ngu muội, từ đó khiến linh hồn đạt được siêu thoát chân chính.
Năm xưa cho rằng sơn cùng thủy tận, đi đến tình cảnh không có lối thoát, nhưng hiện nay lại cảm thấy đường đi xa thẳm, phương xa rất xa. Đến sau cùng, du ngoạn chốn phù thế hồng trần, Tsangyang Gyatso đã học được sân vắng dạo bước. Cơm thừa canh cặn, Ngài nếm ra mùi vị Ban Nhược; gửi thân đất tuyết hoang nguyên, Ngài như ngồi ngay ngắn trên mây. Vinh hoa phú quý của dĩ vãng đã là mây nước; phong hoa tuyết nguyệt một thời xem như ảo mộng.

Đơn độc
Đời người thịnh suy đã định, năm tháng ảo diệt khôn lường. Có lẽ Ngài sống chỉ là vì mơ trọn giấc mơ nửa đời trước, thành toàn một câu chuyện không có kết cuộc. Những nguyên nhân khác đều không phải.
Đời người chính là một chuyến du lịch, dù đeo tay nải mải miết phiêu bạt trên đường, hay có chỗ ở yên thân, đều là đang nhàn du. Thời gian xưa nay đều không dừng lại, dẫu chúng ta nấp ở một chốn thế ngoại đào nguyên không có rối ren, cũng vẫn phải xem hết hoa xuân trăng thu, phải trải qua sinh lão bệnh tử. Một ngày kia, phồn hoa cuối cùng sẽ trôi xa, một ngày kia, chúng ta đều sẽ cô độc già đi. Ngắm xong mùa xuân muôn hồng ngàn tía cuối cùng trong sinh mệnh, hạt bụi trần nhỏ bé này nên trở về chốn nào?
Biển người trôi nổi, ngày ngày đều có nhiều cuộc gặp gỡ và tương phùng như thế, vì sao người đi lướt qua nhau lại là bạn và tôi? Ngày ngày đều có nhiều duyên phận ước hẹn như thế, vì sao người chờ đợi ngày này qua ngày nọ vẫn là bạn và tôi. Chúng ta luôn mong mỏi người khác đến cứu rỗi, lại không biết con người chỉ có tự cứu mình rồi mới có thể cứu người. Chúng ta luôn ở trong biển biếc của mình, kể chuyện nương dâu của người ta, lại không biết có một ngày, nương dâu của mình vừa khéo là biển biếc của người khác. Ván cờ nhân sinh này, nếu cố chấp phải đi tiếp theo cách nghĩ của mình, kết quả sẽ là cả ván đều thua, non sông đều mất.
Khi phiêu bạt, tôi thường nhớ đến Tsangyang Gyatso. Trước giờ tôi không mong mỏi vị tình tăng nhu nhược này có thể cứu rỗi tôi từ hồng trần, vượt qua sông nước mênh mang của đời người, cập bến bờ bên kia sen nở. Vì tôi biết, Ngài và chúng ta không có khác biệt. Từ sau khi Ngài rơi vào phàm trần, chọn lựa tình yêu, tôi đã biết Ngài không quay về được nữa. Trong thơ ca thắm thiết cảm động lòng người của Ngài, tôi đã đọc ra kiếp trước đời này của Ngài, một người vì Phật mà say mê hông trần, lại định sẵn phải gìn giữ trọn đời vì tình yêu. Ngài là Phật sống, ai có thể phê duyệt số mệnh cho Ngài, nói với Ngài đến cuối cùng phải chọn lựa tư thế nào mới sống được thật tốt chốn nhân gian khói lửa?
Nếu nói quãng thời gian trước mười lăm tuổi của Tsangyang Gyatso là kiếp trước của Ngài, thế thì quãng thời gian Ngài vào trong cung Potala chính là kiếp này, còn trong “Bí truyện” của Ngawang Lhundrup Daji là kiếp sau của Ngài. Ngài của kiếp trước chỉ là một thiếu niên làng quê lặng lẽ không ai hay biết, chẳng có bao nhiêu ham muốn, nhàn nhã tự tại. Ngài của kiếp này thì có mấy kiểu cực đoan, từ thiếu niên vô danh lắc mình biến thành Phật sống. Ngài đã sở hữu quyền lực cao nhất, tình yêu đẹp nhất, cũng mất đi tự do của người bình thường. Có người nói, là vì kiếp này Ngài phung phí bằng hết mọi thứ tốt đẹp, do đó mới có kiếp sau lưu lạc cùng khốn.
Có lẽ trong lòng mỗi người đều có một tâm trạng hoài niệm, phảng phất gặp gỡ ban sơ mãi mãi đều là đẹp nhất. Dù già đi bao nhiêu tuổi, điều chúng ta có thể nhớ được vẫn chỉ là ngày hôm qua ố vàng. Có lúc, lật mở một cuốn sách, nhìn thấy trong trang bìa kẹp một phiến lá rụng ta sẽ vui mừng khôn xiết, vì trên gân lá chạm khắc dấu ấn của tháng năm, cũng lưu giữ những tình cảm ấm áp của ngày xưa. Đi qua chặng đường nhân sinh dài dằng dặc, cuối cùng thứ hoài tưởng vẫn là những dĩ vãng xanh rì ấy. Kỳ thực thuở ban đầu chưa chắc đã là tốt đẹp nhất, nhưng tính cố chấp sẽ khiến bạn và tôi luôn chẳng quên được sự tốt đẹp của ngày hôm qua.
Tsangyang Gyatso lưu lạc ở dân gian, cũng từng vô số lần không thể tự chủ hoài niệm quá khứ. Dù Ngài tự nhủ, hồ Thanh Hải là khởi điểm cuộc đời của Ngài, thành Lhasa là cố hương Ngài không về được. Nhưng nhiều ngày lênh đênh không nương tựa, nhiều lần nửa đêm nằm mơ, Ngài vẫn sẽ nhớ nhung quán rượu nhỏ Makye Ame, sẽ tưởng nhớ người đẹp Qonggyai Dawa Dolma của Ngài, thậm chí không quên được con chó vàng già trung thành của cung Potala. Nhưng Ngài không viết được thơ tình nữa, tình ca buồn thương trăm mối ngày xưa, nay đọc lên, thật là ngôn từ lộn xộn. Có những cảm giác, một khi mất đi thì chẳng bao giờ tìm lại được nữa.
Những năm này, Tsangyang gyatso là một hành giả cô độc, nếm đủ chua xót và bất lực. Nhưng dọc đường Ngài đều giúp đời cứu người, thực hiện lời hứa của bản thân. Lại chưa từng dùng thân phận thật sự trước mọi người, nếu có ai hỏi đến cùng chỉ giả vờ không biết. Chỉ nói với người khác, mình từ nhỏ lưu lạc, không biết quê cũ ở đâu, cũng không biết cha mẹ là ai. Người dân hiền lành chất phác, xưa nay không hỏi nhiều, chỉ xem Ngài là khách qua đường phiêu bạt giang hồ như họ, vì miếng cơm manh áo, ăn mày chốn nhân gian. Cũng có người hiểu chuyện biết Ngài không phải là người phàm, nhưng chúng sinh vạn tướng, ai mà có thể chú ý đến nhiều như thế.
Năm 1709, Tsangyang Gyatso đã lưu vong bốn năm, từ Litang đi qua Batang[1], bí mật trở về Lhasa. Lhasa, đối với Tsangyang Gyatso, là một tòa thành số mệnh, một tòa thành đời này kiếp này đều chẳng thể lãng quên. Tòa thành này đã ban cho Ngài thân phận Thần Phật, cũng cho Ngài gặp gỡ người con gái định mệnh.
[1] Litang (Lý Đường), Batang (Ba Đường): hai huyện thuộc châu tự trị dân tộc Tạng Garzê (Cam Tư), tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Tòa thành này, khiến Ngài sở hữu tất cả, cũng hủy diệt tất cả của Ngài. Lần đó từ biệt cùng chúng sinh và cỏ cây trong thành, cho rằng suốt đời này không có duyên trở lại nữa, nhưng không ngờ Ngài lại chân thực đứng trong thành Lhasa, nhìn dòng người phàm trần hối hả lại qua.
Tòa thành này không mảy may biến đổi vì sự ra đi của Ngài. Từng cho rằng, Ngài thân là thủ lĩnh chính giáo Tây Tạng, trong một ngày lưu lạc làm tên tù dưới thềm, tòa thành này sẽ có những thay đổi long trời lở đất. Thế nhưng biến động ngày ấy không hề có nghĩa tương lai sẽ gió mây biến ảo. Có lẽ các tín đồ trước giờ chưa hề quên Ngài, nhưng họ rốt cuộc cũng chỉ là người dân bình thường, chỉ hy vọng gìn giữ một phần năm tháng tĩnh lặng, sống cuộc sống bình dị nhất. Xưa nay triều đại thay 
đổi, chỉ thay đổi vua chúa trên ngai báu, còn non sông muôn dặm vẫn trước sau như một, nào đã có nửa phần thay đổi. Có lẽ trên đời này, chẳng ai nên xem bản thân quá quan trọng. Vì bất cứ ai ra đi đều không thể khiến đất trời đổi sắc, nhật nguyệt mất màu, núi xanh vẫn còn đó, nước biếc vẫn chảy về đông. 
Tsangyang Gyatso trở về thành Lhasa không dám phô trương qua phố, Ngài ẩn giấu thân phận của mình, gặp gỡ Thượng Sư của tu viện Drepung và tu viện Sera[2], trăm nỗi cảm xúc, vui mừng khôn tả. Họ cùng nhau bế quan tu luyện Phật pháp, không còn chàng lãng tử vì tình đêm khuya lẻn đi năm xưa nữa. Bế quan một năm, sau khi xuất quan, cuối cùng do thân phận đặc thù của Tsangyang Gyatso, không tiện ở lâu trong thành Lhasa. Bởi chỉ cần đôi chút sơ sẩy là có thể bị tai mắt của Lha-bzang Khan phát giác, đem đến cho Ngài tai nạn cực lớn lần nữa.
[2] Tu viện Sera (Sắc Lạp): cách Lhasa khoảng 5km về phía bắc, được xây năm 1419 bởi một đệ tử của Tsongkhapa.
Gặp lại thành Lhasa lần này giống như cách biệt một đời, chỉ đến lúc ly biệt, Tsangyang Gyatso mới biết hóa ra mình quyến luyến tòa thành này thế nào. Ngài không nỡ rời một nhành cây ngọn cỏ, từng mái bếp, nếp nhà trong thành, càng không quên được đoạn tình dang dở của kiếp này. Vấn vương hơn nữa cuối cùng cũng phải biệt ly, Ngài một mình đi trên đường phố Lhasa, vì ăn mặc giản dị mà không ai nhận ra Ngài là chàng Dangsang Wangpo phong lưu tiêu sái năm xưa. Ngắm một thoáng quán rượu nhỏ Makye Ame, một ngôi nhà nhỏ màu vàng rất đỗi bắt mắt. Bên trong vẫn khách khứa nườm nượp, họ vẫn là giang hồ của hôm qua, duy chỉ có Ngài không quay về được biển biếc năm đó.
Rời khỏi Lhasa, Tsangyang Gyatso tiếp tục lênh đênh biển trần, bốn bể là nhà. Năm 1712, Tsangyang Gyatso ba mươi tuổi, đã đến Kathmandu[3] của Nepal, ở đây chiêm ngưỡng biểu tượng Linga[4] của thần Shiva. Sau đó, lại theo quốc vương Nepal đến Ấn Độ hành hương. Tháng tư năm sau, Tsangyang Gyatso đã leo lên núi Linh Thứu[5], đây là nơi năm xưa Thích Ca Mâu Ni giảng kinh. Ở vùng tịnh thổ núi thiêng, chuyên tâm tu luyện một ngày mà đã hơn tu luyện ở đất Tạng một năm. Tsangyang Gyatso lúc đó một lòng hướng Phật, cũng đã có lĩnh ngộ sâu sắc đối với Phật pháp bao la tinh thâm. Ra khỏi núi Linh Thứu, Tsangyang Gyatso còn gặp được voi trắng trăm năm mới xuất hiện một lần của Ấn Độ.
[3] Kathmandu: thủ đô Nepal
[4] Linga là một biểu tượng thờ phụng của vị thần Ấn Độ giáo Shiva. Phái Shiva của Ấn Độ giáo coi Shiva là vị Thượng đế tối cao. Trong phái Smarta, Shiva là một trong năm hình thức nguyên sơ của Thượng đế. Trong một số trường phái Ấn Độ giáo khác, Brahma, Vishnu và Shiva đại diện cho ba khía cạnh thần thánh của Ấn Độ giáo và hợp chung thành bộ tam thần Trimurti: Brahma là đấng tạo hóa, Vishnu là đấng bảo hộ, còn Shiva là đấng hủy diệt hoặc biến đổi.
[5] Núi Linh Thứu (Gijjhakūta): nằm ở Rajgir, Bihar, Ấn Độ.
Năm 1714, Tsangyang Gyatso ba mươi hai tuổi, lần nữa trở về Lhoka, tu hành ở tu viện Tabu thuộc huyện Nang[6], Lhoka, được người bản địa tôn xưng là Đại su Tabu. Trong “Bí truyện”, Tsangyang Gyatso đã thực sự trở thành một vị cao tăng đắc đạo vân du bốn phương, đủ loại kỳ ngộ mà mọi người không sao tưởng tượng nổi. Dường như chỉ có như thế mới xứng với thân phận Phật sống của Ngài, chỉ có như thế, mới có thể viết tiếp truyền kỳ đời sau của Ngài.
[6] Nang: trước là một huyện của địa khu Lhoka. Năm 1982 địa khu Nyingchi thành lập, huyện Nang cắt về Nyingchi quản lý cho đến nay. “Nang” tiếng Tạng nghĩa là hiển hiện, tưởng tượng.
Đời người thịnh suy đã định, năm tháng ảo diệt không lời. Có lẽ Ngài sống chỉ là để mơ trọn giấc mơ nửa đời trước, thành toàn một câu chuyện không có kết cuộc. Những nguyên nhân khác đều không phải. Có lẽ Ngài đã dâng cho Phật tổ thời gian quãng đời còn lại, nhưng rốt cuộc vẫn phải bội bạc giai nhân. Kỳ thực chuyện của đời trước, đi qua cầu Nại Hà là đã quên sạch sành sanh, không rõ vì sao còn có nhiều nợ cũ khó hết, giục giã hoàn trả. 

***
http://www.yogichen.org/cw/cw41/bk131.html

The Lyric Poems of the Sixth Dalai Lama

CW41_No.131

Selected, translated, edited, and
Chinese calligraphy by
The Buddhist Yogi C. M. Chen


When the fortune God smiles at me,
I hoist a fortune-bringing flag.
Then I am invited to the feast,
By a girl with beautiful leg.

bk13101



The girl of the market place
And I made that "True Love Knot."
I did not try to untie it,
It untied of its own accord.
bk13102



This month passes away,
The next month does come.
I will visit you in
The light half of the moon.
bk131c03



I have asked many times, for
A couple of Husband and Wife.
Or we will see or meet earlier,
During our childhood in the next life.
bk131c04



You parrot the speaker,
Please hold your skilled tongue.
She is in the willow,
I love my sweet singer!
bk131c05



What people say about me and you
I do admit it to be true.
She and I with my graceful steps
Have been to that house--a nice Stew.
bk131c06



If a man does not think of Death
Even if he is so clever,
He is like a fool in a sense.
bk131c07



In the first place, it is best, if your didn't see;
No chance to fall when you don't know who is she;
In the second place it is best not to love,
Then she will not be forlorn when she misses me!
bk131c08




The oath-bound great Buddha's Protector,
Who lives in the realm of the "Tenth Stage,"
If you have supernatural powers,
Then please kill the enemies of the Sage.
bk131c09



The season of flowers has passed.
And the prepared bee does not moan;
When fate parted me from my love,
Should not be sad as something wrong!
bk131c10




Black seal printed with a stamp,
Does not know how to say.
Please stamp the seal of Faith,
On our hearts, don't keep away.
bk131c11




Though those words written with black ink,
Have been effaced by water drop,
Yet unwritten designs in the mind,
Even erase, never corrupt.
bk131c12




When the cuckoo comes from the County Mon,
Then good season of the soil also comes.
Since I have met my wise and pretty love,
My body and mind have relaxed become.
bk131c13



If the one in whom I have lost heart,
Wanted to go in for the great God,
Neither I, the youth, will remain here,
But go to the cave and pray a lot.
bk131c14



The king of mountains in the middle
Does firmly stand there--does not run.
Sun and moon have no wish to go astray
In their good course of revolving around.
bk131c15



If one's mind is so inclined,
Toward the Sublime Doctrine,
He could with this very body,
Obtain Buddhahood this life in!
bk131c16

http://www.yogichen.org/cw/cw41/bk131.html

***
https://en.wikiquote.org/wiki/Tsangyang_Gyatso,_6th_Dalai_Lama
Tsangyang Gyatso (1 March 1683 – 15 November 1706) was the sixth Dalai Lama. He was a Monpa by ethnicity and was born at Urgelling Monastery, 5km from Tawang TownIndia and not far from the large Tawang Monestary in the northwestern part of present-day Arunachal Pradesh.
He had grown up a youth of high intelligence, liberal to a fault, fond of pleasure, alcohol and women, and later led a playboy lifestyle. He disappeared near Qinghai, probably murdered, on his way to Beijing in 1706. The 6th Dalai Lama composed poems and songs that are not only still immensely popular in modern-day Tibet but have also gained significant popularity all across China.

Attributed

Poems of Sadness: 

The Erotic Verse of the Sixth Dalai Lama Tsangyang Gyatso 

tr. Paul Williams 2004

  • Even the stars can be measured,
Their arrangements and influences.
Her body can be lovingly touched,
but not her deep longings.
Those cannot be understood
by science.
  • p 12
  • Lassoes can catch the wild horses
that flee over the hills.
But nothing, not even incantations
can hold a wild beloved
who has stopped loving
her lover.
  • p.13
  • The ink of lovesongs
washes off in the rain,
but the love itself,
that which cannot be
written down, stays
inside *here*
  • p.16
  • I listen intently
to what my teacher says
but beneath that concentration
my loving slips
out of the room
to be with you.
  • p.20
  • In meditation, the face of my teacher
does not come to me very clearly,
but your face does, smiling one way,
then smiling another.
  • p.21
  • If I could meditate as deeply
on the sacred texts as I do
on you, I would clearly be
enlightened in this lifetime.
  • p.22
  • It was snowing at nightfall
when i went out to look for my lover.
Now the secret of where my feet went
is openly visible to everyone.
  • p.26
  • Lover waiting in my bed
to give me your soft, sweet body,
do you mean me well?
What will you take off me,
Besides my clothes?
  • p.27
  • Wanting this landlord's daughter
is wanting the topmost
peach.
  • p.37
  • Back when I was lucky,
I could hoist a prayerflag,
and some well-bred young woman
would invite me home.
  • p.44
  • I often see my lost lover in dreams.
I will ask a shaman to search in there
and bring her back to me.
  • p.52
  • Oracle of the Tenth Stage,
Dorje Chokyang, if you have power,
destroy those who hate the natural law.
  • p.58
  • My lover and I, we meet in complete
privacy, in the southern valley forest.
Then I hear some parrot in the market
jabbering our secrets.
  • p.61
  • We've had our short walk together,
this joy. Let's hope we meet early
in the next life, as young lovers.
  • p.62
  • While I live in the monastery palace,
I am Ridzin Tsangyang Gyatso,
honored in this lineage.
When I roam the streets in Lhasa,
and down in the valley to Shol,
I am the wildman, Dangyang Wangpo,
who has many lovers.
  • p.64
  • Pure snow-water from the holy mountain,
Dew off the rare Naga Vajra grass.
These essences make a nectar
which is fermented by one
who is incarnated as a maiden.
Her cup's contents can protect you
from rebirth in a lower form,
if it is tasted in the state
of awareness it deserves.
  • p.70
  • I know her body's softness
but not her love.
I draw figures in sand
to measure great distances
through the sky.
  • p.72
***
Ta và nàng gặp gỡ,
Trong rừng nam Monpa.
Ngòai chim vẹt dẻo miệng,
Chẳng một ai biết qua.
Chim vẹt biết nói à,
Đừng lộ bí mật ra.
Xin anh vẹt nhà ta,
Lặng yên thêm chút nữa.
Chị họa mi rừng liễu,
Muốn hát một khúc ca.

Gió lành đổi vận đến
Phướn cầu phúc dựng lên.
Ta nhận lời thục nữ,
Tới làm khách làng bên.

Đỗ quyên bay đến thăm,
Đem hương xuân thơm ngát.
Ta và nàng gặp nhau,
Lòng sướng vui dào dạt.
Miệng cười khoe răng trắng,
Hớp mất hồn ai kia.
Nếu thật lòng thương mến,
Xin thề chẳng chia lìa.

Hỡi người tình trong mộng,
Có gần gũi trọn đời?
Đáp: Trừ phi tử biệt,
Sống - mãi chẳng chia rời.
Nếu nàng vì học đạo,
Rời nàng vì học đạo,
Rời bỏ ta ra đi,
Thiếu niên ta nhất định,
Theo vào chốn tu vi.

Sương trắng trên cỏ lác,
Sứ giả của gió đông,
Chính là hai kẻ ấy,
Chia cắt hoa và ong.
Thiên nga yêu hồ nước,
Muốn ở thêm một hồi.
Nhưng mặt hồ băng đọng,
Làm buốt giá tim tôi.

Xin Lạt Ma đắc đạo,
Chỉ đường sáng cho tôi.
Do chẳng hồi tâm được,
Lại đến bên nàng rồi.
Khuôn mặt sư nghĩ mãi,
Chẳng hiện ra trong lòng.
Dung nhan nàng hiện rõ,
Dù có nghĩ hay không.
Chữ màu đen viết xong,
Nhòe bởi mưa và nước.
Tâm tư chưa viết ra,
Muốn xóa chẳng xóa được.

Mùa hoa nở đã qua,
Ong chớ nên rầu rĩ.
Duyên yêu nhau đã tận,
Ta cũng chẳng sầu bi.

Lời thề non hẹn biển,
Nàng từng trao cho ta.
Lại giống như  nút thắt,
Chưa đụng đã bung ra.
Đò ngang dẫu vô tâm,
Đầu ngựa luôn ngỏanh lại.
Người yêu không tình nghĩa,
Quay lưng chẳng đóai hòai.
Nàng chẳng phải mẹ sinh,
Lớn trên cây đào ấy?
Sao tình yêu của nàng,
Tàn nhanh hơn hoa vậy?

Người yêu ta tha thiết,
Bị kẻ khác cưới rồi.
Ta tương tư khổ sở,
Còn da bọc xương thôi.
Có thể dùng thòng lọng,
Để bắt được ngựa hoang.
Ngừoi thay lòng đổi dạ,
Sức thần khó giữ nàng.

Một là đừng gặp gỡ,
để khỏi quyến luyến nhau.
Hai là đừng quen biết,
để khỏi tương tư nhiều.
ĐàoBạchLiêndịch

"Đời người nếu chỉ như gặp gỡ lần đầu"
Nhân gian nhược chích như sơ kiến 
(Nạp Lan Dung Nhược (1655-1685)

***
Nếu như luồng suy nghĩ của tôi không thôi tất-bật đến nàng giữa những thời giảng pháp. Hoặc
Nếu như trong thiền định gương mặt của các vị
Dalai Lama có thể xuất hiện trước mặt tôi như khuôn mặt tươi cười kiều diễm của em luôn lung linh trong tâmnão. Hoặc 

Nếu như những bài pháp nhũ có thể suy nghiệm một cách sâu xa 
như lúc tôi đang chìm ngâp vào em
thì có lẽ 
ngay trong đời này
tôi chắc chắn sẽ đạt được Giác Ngộ.


phỏngtheóythơ của Dalai Lama vi

http://www.friendsoftibet.org/main/songs.html
***

Poem of the Sixth Dalai Lama


Bến đò.

Cho em nắm lấy tay chàng,
Giã từ, rồi lại nhẹ nhàng rút tay.
Nhớ nhung bén rễ từ đây,
Lâng lâng như ở trên mây bồng bềnh.
Núi sống vốn dĩ trang nghiêm,
Vì ly biệt, bỗng trở nên dịu dàng.
Cho em nắm lấy tay chàng,
Giã từ, rồi lại nhẹ nhàng rút tay.
Tháng năm ngưng đọng từ đây,
Trong tim lệ nóng sánh tày sông sâu.
Muôn vàn bất lực nhìn nhau,
Bến đò trống trải, tìm đâu hoa cài.
Đem lời chúc phúc tặng ai,
Ngày mai, hai đứa ở hai phương trời...

Tịch Mộ Dung.

"Nhất trần thổ, vạn thiên cốt, do lai tương tư thôi nhân khổ.
Linh lung tâm, hàn băng chú, chích vi đạm mạc vô tình vật.
Khả liên tuế nguyệt, mỹ mộng hư độ, vô tận tang thương vô tận lộ, 
mông tỉnh lai thời nhân hà xứ?"

"Một mảnh đất bụi chứa muôn ngàn xương cốt,
xưa nay tương tư khiến người khổ sở.
Trái tim họat bát đúc thành băng lạnh, chỉ là vật lãnh đạm vô tình.
Nuối tiếc năm tháng, mộng đẹp uổng phí, tang thương vô tận đường dài vô tận, 
khi tỉnh mộng người ở nơi nào?"

***
http://sutsit.tumblr.com/post/5796699359/ki%E1%BA%BFn-d%E1%BB%AF-b%E1%BA%A5t-ki%E1%BA%BFn


Kiến dữ bất kiến


Nàng gặp, hay không gặp ta
Ta vẫn ở đây

Không mừng, không lụy

Nàng nhớ, hay không nhớ ta

Tình vẫn ở đây

Không còn, không mất

Nàng yêu, hay không yêu ta

Yêu vẫn ở đây

Không thêm, không bớt

Nàng theo, hay không theo ta

Tay ta vẫn nơi nàng

Không lơi, không siết

Hãy ngả vào lòng ta

Hoặc là

dành cho ta một chỗ trong trái tim nàng

Bình lặng yêu nhau

âm thầm thương tưởng.


— Ban trát cổ lỗ bạch mã đích trầm mặc (班扎古鲁白玛的沉默)

.
Về lai lịch, nhiều người nhầm rằng đạt lai lạt ma Thương Ương Gia Thố, nhà tu hành sống ở thời Khang Hy là tác giả bài thơ. Sau phát hiện nó được in năm 2007 trong tập thơ Nghi thị phong nguyệt (疑似风月) của Trát-tây-lạp-mẫu Đa-đa, một nữ Phật tử trẻ người Quảng Châu. Cô 33 tuổi, đi khắp Tây Tạng thành kính tu hành, thơ quả có phong vị Haiku như những thiền sư Nhật Bản. (Trích từ wordpress của Tần) (Source: stillaugusts, via for-april-deactivated20120313)


Read more: http://sutsit.tumblr.com/post/5796699359/ki%E1%BA%BFn-d%E1%BB%AF-b%E1%BA%A5t-ki%E1%BA%BFn#ixzz4VhN0zXu1
***

http://thohoangnguyenchuong.weebly.com/th417-d7883ch-caacutec-n4327899c-khaacutec/thtsangyang-gyatso

    見與不見                                 
      Kiến dữ bất kiến

你 见,或 者 不 见 我                    
Nhĩ kiến hoặc giả bất kiến ngã
 我 就 在 那 里                                
Ngã  tựu tại  na  lý 
 不悲不喜                                        
Bất bi, bất hỷ
你 念,或 者 不 念 我                    
Nhĩ niệm, hoặc giả bất niệm ngã
 情 就 在 那 里                                 
Tình tựu tại na lý
 不来不去                                           
Bất lai bất khứ
你 爱,或 者 不 爱 我                    
Nhĩ  ái,   hoặc giả  bất ái ngã
爱 就 在 那 里                                  
Ái  tựu tại na lý
不 增 不 减                                         
Bất tăng bất giảm
    你 跟,或 者 不 跟 我                    
Nhĩ cân ,  hoặc giả  bất cân ngã
我 的 手 就 在 你 手 里                 
Ngã đích thủ tựu tại nhĩ thủ lý
不 舍 不 弃                                       .
Bất xả bất khí 
    来 我 的 怀 里                                    
Lai ngã đích phó lý

或 者                                                     
Hoặc giả
让 我 住 进 你 的 心 里                   
 Nhượng ngã tại tiến nhĩ đích tâm lý
 默 然 相 爱                                                         
Mặc nhiên tương ái
寂  静  欢 喜                                       
Tịch tĩnh hoan hỷ.


***
thế gian này có nhiều tình cảm phải gồng gánh quá nhiều bất lực, 
muốn yêu không thể, 
muốn thôi chẳng nỡ...
trang382

***

Jokhang Temple & The Barkhor, Lhasa, Tibet in HD


No comments:

Post a Comment