Sunday, January 15, 2017

Giác Ngộ


Giác Ngộ – Từ chỗ yêu mến mái chùa, quý kính vị thầy hiền từ, ngưỡng mộ bức tượng Phật ngập tràn từ bi, tôi đã học được các triết lý nhân sinh của đạo Phật.
“Cát ái từ thân”
Đặt chiếc dao cạo xuống cạnh thềm, thầy bảo tôi: “Con ra vòi nước rửa sạch đầu lại đi”. Xuất gia, xuống tóc, đi tu là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của tôi. Từ một cậu bé ham chơi, lười học, suốt ngày chỉ biết đi trêu chọc con gái trở thành một chú điệu.
– Quỳ trước mặt thầy, tôi sụp lạy xuống đất ba lạy, dưới ánh đèn vàng tôi nhìn rõ khuôn mặt từ ái của thầy tôi được điểm tô bởi đôi kính dày.
– Thầy khẽ bảo tôi đứng dậy lại gần bên thầy, thầy xoa đầu tôi nhẹ nhàng: “Từ nay pháp danh của con là Lệ Bình, chữ Lệ trong từ diễm lệ tức là một vẻ đẹp lộng lẫy kiêu sa, chữ Bình là trong chữ Bình dị, Lệ Bình tức là một vẻ đẹp thu hút lôi cuốn con người ta bằng sự giản dị, bình thường. Đó chính là vẻ đẹp của một người tu! Vẻ đẹp của một người tu không xuất phát từ mái tóc hay manh áo đẹp mà là vẻ đẹp toát ra từ giới hạnh trang nghiêm, đĩnh đạc. Đây mới chính là vẻ đẹp thực sự của con người mà không bị chi phối bởi thời gian, không bị già nua, con hãy nhớ lấy làm yếu chỉ tu tập”.
– Những lời truyền trao của thầy sao thật ấm áp nhẹ nhàng, đi sâu vào tâm hồn non dại của một chú bé mới vừa lớp tám là tôi. Vừa cạo tóc xong tôi chạy nhanh vào liêu đứng trước tấm gương ngắm nghía trông mình ra sao. Khi ấy tôi không khỏi buồn cười, mái tóc hai mái ngổ ngáo vốn được tôi nâng niu chăm chút bây giờ lại chỉ còn một cái chỏm cong cong, nhưng xoa đầu tôi cũng cảm thấy cảm giác ngồ ngộ đến lạ.
Những bài học ngàn vàng
– Ở chùa được hai ngày thầy bảo tôi phải sắp xếp hành lý đi Nha Trang, thầy đã gửi gắm tôi đến tu học với sư ông ở Nha Trang. Thế là cuộc sống hành điệu, ở chúng tu tập của tôi bắt đầu từ đó.
– Ra đi với một chiếc áo dài lam mà mẹ đã cúng cho cùng với hai bộ đồ cũ chỗ lủng chỗ lành do bị nhang đốt mà các huynh đệ trước tặng. Tôi đi với một tâm trạng cực kỳ tươi vui, đặc biệt là khi nghe sư thúc kể về quãng thời gian hành điệu trước kia của thầy: không có vải để may đồ, phải trông chờ thí chủ qua đời rồi xả tang, xin cho được đồ tang của người ta về, nói dối là để lau bàn thờ mà kì thực là đi nhuộm lại màu nâu để mặc (làm tôi vô cùng buồn cười mà lại kính phục thầy).
– Tôi cũng bắt chước “khổ hạnh” không thèm may quần áo mới làm chi nữa cả, mặc sao cũng được, có vải vóc cúng dường là tôi lại cho các em nhỏ cả.
– Từ ngày đi tu tôi cảm thấy mình hình như có”giá” hơn thì phải, các cụ già hay đi chùa rất thương tôi, quý trọng mình hơn và gọi là “chú” mặc dù có tí tuổi thôi. Còn tôi khá nghịch nhưng dù có giận đi chăng nữa thì vẫn là “chú” chứ không còn là “thằng” hay”mày” nữa, điều đó làm tôi cũng phải tập thật nhã nhặn, khiêm cung…
– Điều đặc biệt hơn nữa là tôi đã học được cách sống biết tự lập, tự giặt đồ, rửa chén, không còn phải kêu mẹ nữa, trong mấy anh em đồng lứa thì tôi tự hào là ở “sạch” nhất. Học kinh, luật, dò bài là một trong những hình thức học tập bắt buộc ở trong chùa và ăn roi hay quỳ hương cũng là một hình phạt thường xảy ra với lớp chúng điệu tụi tôi.
– Nhưng sau mấy lần ăn roi nhức cả người từ thầy giám tự làm tôi phải tự xấu hổ về tính biếng lười của mình và tôi quyết tâm không ngủ trưa, không ngồi tán hươu tán vượn với mấy chú nữa. Phải học thuộc làu làu chú Lăng Nghiêm với mấy quyển luật Sa di cho thầy “sợ chơi”.
– Tôi còn nhớ có một lần thầy giám tự dò bài, cả đám năm chú mà chẳng có chú nào đạt yêu cầu cả, không hài lòng thầy mới nghiêm mặt hỏi từng chú: “Các chú vào chùa ở để làm gì?”. Có chú thì lí nhí rơm rớm nước mắt: “Dạ bạch thầy! Con thương má con… nhà con nghèo quá con muốn vô chùa ở tu cho má con đỡ cực…”.
– Câu nói ngắn gọn mà tôi thấy tiếng nấc trong cổ họng của chú cứ kéo dài, có chú thì ngậm tăm không trả lời được. Riêng tôi câu nói của thầy đã làm chấn động mạnh đến suy nghĩ của mình. Tôi chợt hiểu rằng, làm bất cứ điều gì cũng đều phải có mục đích của nó, phải xác định rõ mục tiêu và hướng đi thì mới tiến bước nỗi trong cuộc đời này, huống chi là xuất gia – là việc làm của một bậc đại trượng phu.

– Năm tháng qua đi tôi dần học được nhiều điều hơn, biết thêm về con đường của mình đang đi hơn. Từ chỗ yêu mến mái chùa, quý kính vị thầy hiền từ, ngưỡng mộ bức tượng Phật ngập tràn từ bi, tôi đã học được các triết lý nhân sinh của đạo Phật. Cây xoài ra cả triệu bông hoa nhưng chỉ đậu được vài trăm quả, trong vài trăm quả đậu được chỉ có vài chục quả chín vàng, trong vài chục quả chín vàng thì có nhiều quả bị ong đốt dẫn đến bị giòi đục.
– Cũng như thế tôi đã chứng kiến nhiều huynh đệ lần lượt “rơi rụng”: có người ra đi mà không quay về, có người lấp la lấp lửng, có người một chân trong chùa một chân ngoài đường. Song, lại có những huynh đệ trẻ tuổi tài giỏi cực kỳ chuyên tu, ham học siêng tu, siêng làm công quả, dấn thân vào cuộc đời như những vị Bồ tát, có thể làm pháp khí rường cột sau này.
Cùng quý độc giả:
Chuyện những Thiên thần quét lá là tiểu mục trên trang PG&TT, bắt đầu khởi đăng từ số báo 583. Đây là chuyên mục dành cho những cây bút chuyên và không chuyên, viết về các chú tiểu, sa-di (sa-di-ni) đã, đang trải qua đời sống tu tập nơi cửa chùa.
Đó cũng có thể là lời kể của những người trong cuộc chia sẻ về những kỷ niệm tu tập của mình với những niềm vui, những kỷ niệm, kinh nghiệm thực tập để vượt qua chướng ngại, giữ vững sơ tâm.
Bài viết không quá 1.200 chữ, gửi về Giác Ngộ (85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM) bằng thư tay hoặc qua địa chỉ e-mail:phatgiaovatuoitre@gmail.com.
Bài được chọn đăng sẽ có nhuận bút, và cứ sau 3 tháng BBT sẽ chọn ra một bài hay, ấn tượng nhất để trao thưởng, giải thưởng gồm 500.000 đồng và quà tặng sách trị giá 500.000 đồng. Mong nhận được sự hưởng ứng của quý độc giả Báo Giác Ngộ.
Giác Ngộ
GNO – Em! Cho tôi được gọi là “em” một lần này nữa thôi, vì hôm nay, em đã chính thức xuống tóc xuất gia sau ba tháng tập sự. Và hẳn nhiên, tôi phải gọi em bằng một danh xưng khác rồi.


Có lẽ, hình ảnh tinh khôi của những chú tiểu trong màu áo nâu sòng, đầu ba giá, cùng những vị thầy khả kính rực rỡ y vàng giải thoát trong những buổi kinh cầu, phía trên là hình tượng Đức Phật uy nghiêm mà hiền từ trong những ngày đầu đến chùa đã cho em một niềm giao cảm, gieo mầm một ước mơ. Để rồi bây giờ, em lạy cha, lạy mẹ. Em từ giã người thân. Xuất gia mặc áo pháp. Bước đi trên con đường thánh thiện và cao cả. Con đường mà chúng ta vẫn mong, sẽ có một ngày là những người bạn đồng hành của nhau.
Em à! Em thật dũng cảm! Chẳng dễ dàng để “cát ái từ thân”. Chẳng dễ để vượt qua sự lôi kéo của những thú vui dục lạc trong đời sống trần tục này. Và có lẽ, cũng chẳng phải cứ muốn xuất gia là được, phải không em? Vì đó còn là sự tích tụ đủ đầy của nhân duyên. Của tâm nguyện rộng lớn. Của hạnh nguyện bao la. Như Sư phụ đã từng nói vậy.
Và hôm nay, em đã bước đi, tự nhiên như thể đó là lời ước nguyện từ kiếp nào!
Hủy hình mặc pháp phục. Nhìn em trong hình hài một chú tiểu, mẹ đã khóc. Đó phải chăng là những giọt nước mắt của một chút ích kỷ còn sót lại trong tình thương của mẹ? Vì bây giờ, em đã là người của… đại chúng, không còn riêng của mẹ nữa rồi. Hay đó là sự xúc động của người mẹ khi thấy con mình đang bước đi trên hành trình chân lý, ít kẻ làm được, bao người ngợi ca? Có lẽ, chỉ một mình mẹ hiểu.
Nhưng dù với ý nghĩa nào thì em, hãy luôn ghi nhớ công ơn của mẹ. Cảm ơn mẹ. Vì tất cả. Vì mẹ cũng đã tu cho em.
Hãy bước đi thật vững chãi, em nhé! Dù biết rằng sẽ chẳng dễ dàng. Đừng để cho những giọt nước mắt của mẹ phải rơi vì thất vọng. Hãy cho mẹ thấy rằng, năng lượng của đại chúng đã nuôi lớn em biết nhường nào.
Nợ đời manh áo chén cơm,
Trả đời bằng cả tâm hồn thanh cao
Em! Hãy nhớ mang theo bên mình lý tưởng cao đẹp thuở ban sơ. Vì đó là con đường mà em đã chọn, đã đi, và sẽ đi:
Xuất gia hành Phật đạo
Nguyện độ nhất thiết thân.
Rồi một ngày chúng ta sẽ gặp nhau.
Ngày đó tôi xuất gia, chung vai xây đạo Phật!
Xuân, Hạ, Thu, Đông … rồi Xuân. Tùy bút Toại Khanh
toai-khanh-giac-nguyen
(Chân dung Nhà thơ Toại Khanh – Thượng Toạ Thích Giác Nguyên)
Toại Khanh là bút hiệu của Sư Giác Nguyên thuộc Theravāda, là một vị “thượng toạ”. Ông là nhà văn, nhà thơ, dịch giả của nhiều bộ sách quan trọng. Giỏi Anh, Pāḷi, Hán, Thái, nghiên cứu thêm tiếng Nhật, Sanskrit, Tạng… Hiện giờ muốn đi vào thế giới tư tưởng của một số triết gia Đức nên ông đã sang Đức, đang học đại học ngôn ngữ ở đây. Gia đình ông có 7 anh em trai, đều là nhà sư, đều có tài và có danh cả. Riêng ông sống đời ta-bà vô trú, chiêm nghiệm, học hỏi liên tục; và là giỏi nhất trong số 7 anh em tu sĩ.
Chủ trương trang nhà điện toán toàn cầu: www.luylau.com
Có bài đăng trên báo chí và website Phật Giáo Việt Nam như Phương Trời Cao Rộng, Quảng Đức, Thư Viện Hoa Sen, v.v…
Tác phẩm đã xuất bản:
langminh11
Toại Khanh
Buổi chiều ghé ngang bưu điện, ngoài những thư từ tạp nhạp, còn có một gói giấy mỏng như cuốn sách, không biết của ai gửi. Tôi quẳng tất cả vào chiếc thùng giấy sau xe. Trên đường về, có một cú phone đường dài, thì ra anh Dũng, một người quen đã lâu không gặp mặt. Anh bảo vừa gửi tôi một cuốn phim và hỏi đã nhận được chưa. Anh nói lúc xem phim cứ nhớ đến tôi và bất chợt muốn nghe tôi chia sẻ đôi điều gì đó.
Tôi không phải tín đồ của điện ảnh, chẳng mấy khi xem, nói gì là nghiện. Nhưng lúc xem xong cuốn phim đó, xem và hiểu theo cách riêng của mình, chẳng hiểu sao cứ bâng khuâng mấy giờ liền…
Cuốn phim của Hàn Quốc, cái tựa thậm thượt và nghe phát nản: Spring, Summer, Fall, Winter… and Spring. Và đúng như cái tựa, chuyện đời của các nhân vật trong phim cứ từng bước phù trầm đổi thay qua từng dấu mốc thời gian hệt như bốn mùa trong năm. Cả cuốn phim cơ hồ chỉ nói đến hai người, mà nổi bật có lẽ chính là nó!
Nó hồn nhiên lớn khôn như một hòn cuội, một cánh bướm, một con nhái bén bên hồ. Sư phụ là tất cả đối với nó, và chỗ ở của hai thầy trò có lẽ thơ mộng đáng vào bậc nhất thế giới: Một am gỗ xinh xắn và cổ kính nằm giữa hồ nước mênh mông, bốn bề là cây rừng và đá núi . Nó nghịch ngợm đáo để, nhưng cũng nhiều ngộ tánh. Có lẽ đó là lý do để sư phụ xem nó như chút bận lòng của ông giữa cuộc phù sinh nhất thiết giai không này. Nó lầm lỗi, ông phạt nó, dạy nó. Nó khóc một, ông đau mười, nhưng ông vui vì nó hiểu chuyện nhanh lắm và cũng giàu lòng nhân. Hai cái đó cộng lại cũng đủ biến nó thành ông thầy tu rồi còn gì.
Dòng đời nhanh và gọn như từng mùa mưa nắng trong cõi nhân gian. Thoắt cái, cậu bé kháu khỉnh ngày nào bây giờ đã ra một chàng trai trẻ vạm vỡ, khôi ngô, dù vẫn tiếp tục hồn nhiên tắm gội trong suối nguồn đạo tình thâm hậu của người sư phụ mà mái đầu giờ đã pha sương. Một chuyện nhỏ nhưng lại là một biến cố lớn đã xảy đến với chốn thanh tu tịch mịch này vào một ngày có khách đàn việt ghé chân.
Họ là hai người phụ nữ, một khỏe một bệnh. Sau cuộc thương lượng đơn giản, cô gái mắc trọng bệnh kia được gửi lại chùa để uống thuốc núi. Cô ở lại một mình và sau dăm ngày lạ lẫm với nếp sống tẻ nhạt lặng lẽ ở đây, cô đã tìm thấy một niềm vui mới.
Vị sư già xem cô như một đứa con, và chàng thanh niên vô tư lự kia đã đem cái hồn hậu của núi rừng mà đối xử với cô như một cô em gái. Thế rồi tiếp nối theo đó là những ngày vui bất tận của hai người. Con thuyền nhỏ của chàng đã đưa nàng đến từng bờ cây, hốc đá, nơi đã một thời là thế giới tuổi thơ của chàng, để cùng nghe chim hót, nước chảy.
Chàng lần đầu gặp mặt và sống gần một người không phải sư phụ, và đó lại là một thiếu nữ có nhiều cá tánh. Chàng đã chết ngất trong ánh mắt, nụ cười và cả giọng nói của người bạn mới. Đổi lại, cơn bệnh trầm kha của nàng đã bay biến đâu mất, và thay vào đó là một sức sống mãnh liệt với một thứ ân tình khó gọi tên, đã kín đáo nẩy mầm với ngay người bạn khác phái vẫn gặp gỡ, rong chơi với nhau mỗi ngày.
Vào một chiều nắng quái bên hồ, giữa khung cảnh trời nước bao la gợi cảm, họ đã cuồng nhiệt yêu nhau ngấu nghiến, quên mất người sư phụ bên kia hồ đang sửa soạn buổi kinh chiều. Chuyện vụng trộm giữa hai người dĩ nhiên không thể giữ kín mãi. Hôm đó, sau một cuộc vui cháy bỏng ngay trên con thuyền nhỏ giữa hồ, hai cô cậu đã hồn nhiên ôm nhau ngủ say, bỏ mặc sóng nước vô tình muốn đưa đẩy về đâu cũng được.
Chẳng biết cơn gió quái ác nào đã xô con thuyền tự trôi về phía am. Và người sư phụ đã nhìn thấy cảnh tượng mà ông tuyệt không ngờ được. Ông đã gọi hai người đến để hỏi thăm bệnh trạng của nàng, và sáng hôm sau đã buộc nàng rời am về phố. Nàng đã ra đi trong cái dõi nhìn đau đớn của chàng.
Đạo tâm của gã tiểu tăng bây giờ chỉ còn là một bọt nước sẵn sàng vỡ tan. Hắn đã từ một phút rong chơi bến tục mà quên mất nẻo về bờ giác. Trách gì người Trung Hoa xưa giờ vẫn truyền khẩu câu nói tiểu Hòa thượng miệng niệm Phật mà lòng không có Phật. Phật vẫn ngồi đấy thiêng liêng trong ánh nến của ngôi cổ am, nhưng trong mắt gã tiểu tăng kia, giờ chỉ còn một bóng hồng áo lục đã khuất nẻo từ lâu, mà đến tận buổi khuya này, chừng như vẫn còn lẫn khuất đâu đây với một làn hương nhẹ nhàng mộng mị.
Rạng sáng hôm sau, lặng lẽ rời am với bức tượng Phật cổ trên tay như chút vốn liếng trên đường đời trước mặt, gã tiểu tăng đã bỏ am, bỏ thầy lên đường không một lời chào. Gã đi theo tiếng gọi của Vô minh. Nhưng tất cả những tình tiết nhiều kịch tính từ đầu bài đến đây, thực ra, chỉ là cái nền cho một nội dung nằm ngoài mọi dự tưởng.
Năm tháng lại trôi đi như từng mùa xuân thu. Người sư phụ ngày nào giờ đã là một lão tăng quắc thước. Một chân nhân thâm hậu đạo lực và một cụ già hom hem hẩm hiu – cùng lúc tồn tại trong một hình hài còm cõi già yếu đó. Ông vẫn sáng sáng chèo thuyền vào xóm hóa duyên, lặng lẽ mong manh trên con thuyền nhỏ giữa hồ như một cái bóng câm lặng.
Sáng hôm đó, mở gói giấy báo đựng bánh khất thực để chuẩn bị độ trai, ông bất chợt đọc được lệnh truy nã của nhà đương cuộc đối với một hung thủ sát nhân. Tin đăng kèm ảnh. Ông lặng lẽ đưa mắt nhìn ra mặt hồ mênh mông, như để cố nhớ lại khuôn mặt bầu bĩnh của cậu đệ tử bé xíu năm nào. Ông thấy hết, biết hết, nhưng không sao đổi khác chuyện đời.
Rồi đúng như nhà sư già đã định liệu, hắn đã trở về. Gã đệ tử vô hạnh kia đã trở về ngôi cổ am để gặp ông và mang trả lại thầy bức tượng Phật ngày nào. Ông hỏi chuyện, hắn khóc như đứa trẻ và trả lời không giấu diếm. Bỏ chùa ra đi ngày ấy, hắn đã tìm gặp được nàng và lấy nhau hạnh phúc. Nhưng cái hồn hậu, đơn bạc của núi rừng đã không cho hắn biết được cái mặt trái nghiệt ngã của chợ đời, khi hắn thật ra không có được những gì nàng muốn. Tình phai rồi tình phụ, nàng bỏ hắn để theo một người khác. Yêu cho nhiều để hận cũng lắm, hắn giết nàng rồi tìm về với sư phụ như một phản ứng tự nhiên của đứa bé nhớ mẹ.
Bây giờ hắn đã trở về, đang ngồi đó đau đớn trước mặt ông. Chiều nay hắn khóc vì đã giết nàng, hận nàng, như ngày xưa hắn đã từng khóc vì yêu nàng, xa nàng. Nhà sư già đã lặng lẽ và kiên nhẫn xoa dịu những cơn bồng bột ngu khờ của hắn như vẫn xem hắn bé bỏng như thuở nào. Ông biết tất cả những gì phải đến nhưng không thể sửa được chuyện đời.
Ông chỉ có tấm lòng và tận lực, thế thôi. Ông đã nuôi hắn từ bé, nhìn hắn lớn khôn và vụng dại. Trước sau, với hắn, ông như một người mẹ già góc núi: Cưu mang, đỡ nâng, tha thứ và chờ đợi. Bao năm qua ông chẳng phải vẫn đợi chờ ngày hắn trở về đó sao. Chỉ vì ông hiểu, ông biết, và ông có cõi lòng một bà mẹ.
Như đã đọc được một tương lai nào đó, ông lặng lẽ pha mực rồi khẽ khàng chép lại từng chữ bài Bát-nhã Tâm Kinh ngay trên khuôn sân bằng gỗ của ngôi cổ am, và vẫn bằng thứ khẩu lệnh nghiêm khắc ngày nào, ông bắt hắn dùng chính con dao đã gây án kia để khắc lại từng chữ đại tự mà ông vừa phóng bút trên sân. Hắn khắc chưa xong chục chữ, người ta đến đọc lệnh bắt. Nhà sư già bình thản như không, ông nghiêm trang đề nghị họ hãy đợi hắn khắc xong bài Tâm Kinh, như lời ông bảo đảm, chỉ một đêm thôi. Thời gian chờ đợi đó của mọi người, có lẽ là một trong những giây khắc đẹp nhất trong phim. Đẹp và thật nhiều ý nghĩa.
Sáng hôm sau hắn bị áp giải lên đường và bắt đầu những ngày tù tội. Thời gian trôi đi bao lâu không ai nói được, nhưng rồi gì cũng qua. Mùa đông năm kia, có một viễn khách phong trần ghé về cổ am.
Khách bồi hồi bước qua mặt nước hồ giờ đã đóng băng, và trước sau cổ am vắng ngắt như tờ. Nhìn ra mặt hồ bát ngát, khách chết điếng khi nhìn thấy xác con thuyền xưa đang khuất trong băng giá với những vết lửa cháy nham nhở dở dang. Khách chắp tay cúi đầu như cố hình dung một chuyện cũ. Ngày đó, nhà sư già đã âm thầm hóa thân ngay trên con thuyền với một mồi lửa ngay sau lúc tiễn biệt đứa học trò trên sân.
Vậy là phút cuối, hắn cũng đã trở về. Có điều là lần trở về muộn màng, hắn về cho chính hắn. Sư phụ đã không còn nữa. Hắn quyết định lớn khôn lần nữa trước vong linh của người sư phụ mà hắn không còn cơ hội gặp lại, dù đâu đó quanh quẩn trong ngôi cổ am lúc nào cũng có một con rắn lặng lẽ nhìn hắn như chứng minh, như chia sẻ và cùng vui buồn. Sư phụ đấy chăng?
Hắn đã quay lại con đường mà ngày xưa hắn chưa từng bước đi, dù nó luôn thuộc về hắn. Hắn trần trụi phơi mình trong băng tuyết để tạc tượng, luyện công và sớm chiều hai buổi tụng niệm, như thể không còn kịp nữa. Hắn đi tìm mình, và cũng để gặp lại bóng hình của người sư phụ tình thâm tợ hải. Từng mẩu nến khuya, những tiếng mõ canh tàn hay trong chiều muộn đã từng phút giây đưa hắn trở về ngôi nhà ấu thơ với tất cả niềm nỗi thống hối, bùng vỡ.
Và giai đoạn cuối cùng của cuộc trở về ấy đã đến lúc hoàn mãn. Trong một buổi kinh khuya hắn bỗng nghe tiếng người gọi cửa. Chút bụi trầm luân đã rớt xuống bên hiên cổ am để đưa hắn lại cuối đường. Người thiếu phụ với đứa bé mủm mỉm trên tay đã tìm đến chùa giữa một đêm tuyết lạnh. Không sao nhìn thấy khuôn mặt của nàng. Ở đó lúc nào cũng là một tấm lụa mỏng màu tím. Nàng là ai? Hắn tò mò muốn biết nhưng đành chịu. Lo cho mẹ con nàng một chỗ nằm tạm trong cổ am, một bên bàn Phật, hắn không biết phải làm gì hơn. Chỉ còn biết nhìn nàng và nghe nàng khóc. Giá còn sư phụ!
Sáng hôm sau, nghe tiếng trẻ con khóc bên ngoài, hắn chạy vội ra sân chùa. Trên mặt nước hồ giờ đã thành băng ấy, đứa bé không mẹ đang từng bước bò về phía cổng, nơi hắn đã khoét băng làm một giếng nước dùng qua mùa đông.
Hắn kéo cái xác người lên khỏi giếng. Người thiếu phụ đêm qua đã lọt chân xuống đây khi muốn bỏ con lại cổ am và một mình lẻn đi trong khuya. Đến bây giờ thì tấm lụa che mặt nàng đã có thể gỡ xuống. Hắn đã thấy gì, đó vẫn là một ẩn số của câu chuyện.
Chỉ trong một tích tắc, câu chuyện ấu thơ của hắn từ mấy mươi năm trước bất ngờ sống dậy mãnh liệt với từng chi tiết nhỏ. Ngày đó thằng bé trong cổ am đã trốn thầy vào núi xuống hồ rong chơi. Như điềm báo của một định nghiệp, nó đặc biệt thích thú trò chơi cột đá vào bất cứ con gì bắt được để xem con vật phải vất vả ra sao mà sống còn với một gánh nặng quá sức mình. Sư phụ đã phạt thằng bé đeo một hòn đá nặng trên lưng để hiểu được nó đã làm gì trên chúng sinh khác.
Ngày ấy, trong tâm tưởng một thằng bé, đó chỉ là một bài học về hạnh từ bi. Nó đã biết khóc khi không kịp cứu sống con rắn đã bị nó cột đá. Nó cứ tưởng suốt đời mình sẽ không bao giờ tái phạm trò chơi độc ác đó nữa. Nhưng ngày trưởng thành, biết yêu biết ghét, nó đã làm ngược lại.
Hắn lạnh người khi thấy rõ mình đã cột đá vào không biết bao người. Hai người thân thương nhất trong cuộc đời hắn đã phải vì hắn mà oằn lưng với những hòn đá nặng chết người. Lẽ ra hắn chỉ nên để mọi người, kể cả chính hắn, cùng được thanh thản nhẹ nhàng mà đi. Nhưng tất cả đều ngược lại. Bây giờ sư phụ không còn nữa, hắn phải tự phạt mình, để thấm thía tận cùng cái gì là vướng vít, đè nặng.
Thật khó lòng tìm thấy một hình ảnh nào trong đời có thể bi tráng hơn thế. Hắn một mình kéo lê một hòn đá lớn, tìm lên đỉnh núi giá lạnh không người. Trên tay ôm ghì bức tượng Quán Âm. Một hình ảnh khốc liệt. Tôi muốn gọi hắn lúc này là một hành giả, một hành giả vác tượng lên ngàn. Một hành giả đang ngược nguồn để hành hương giữa mùa đông cuộc đời, mà cũng là mùa đông tâm linh. Nhạc phim lúc này cũng bất chợt trầm hùng vang vọng một thứ âm thanh xa vời, mộng mị.
Bài Bát-nhã Tâm Kinh trong giọng đọc tiếng Hàn của người con gái nào đó như đi về từ một cõi chiêm bao với từng câu chữ Xá-lợi Tử! Sắc Bất Dị Không, Không Bất Dị Sắc… Lần đầu tiên tôi cảm nghe dòng kinh Bắc truyền đó thơ mộng và quyến rũ đến vậy.
Theo từng bước lê chân nặng nhọc của hắn qua những ngõ mòn sỏi đá, lời kinh kia như nương gửi gió rừng mà lan tỏa, phủ đầy một cõi huyền âm. Tiếng kinh thấm đẫm lòng người, len vào từng khe đá, thớ gỗ. Lời kinh làm rung chuyển mọi cõi miền không gian, đánh thức mọi mê lầm ngái ngủ, cho tất cả cùng bật dậy một sức sống tỉnh thức. Biển khổ mênh mông, mà quay đầu lại là bờ. Và bến bờ ấy đã hiện ra trong mắt hắn. Hắn cung kính an vị bức tượng lên mỏm đá trang trọng nhất trên đỉnh núi và cúi đầu chiêu niệm.
Hắn đã bỏ lại tất cả gánh nặng trên từng dặm đường đến đây. Hắn đã diễn dịch huyền nghĩa bài Tâm Kinh ra nhiều tâm ấn cụ thể giữa đời: Tha thứ, can đảm, bao dung, thấu hiểu, cưu mang và buông bỏ. Hắn muốn vác thay cho muôn loài tất cả những gánh nặng. Hắn sám hối và đáp đền cho vạn hữu đã cưu mang hắn, trong đó sư phụ và người đàn bà đã đi qua đời hắn đang là hai giọt nước cùng hòa tan vào đại dương. Và lần đầu tiên trong đời mình, hắn bất chợt thấu hiểu tận cùng câu minh chú ở cuối bài Tâm Kinh đó: Gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāha. Lên đường, lên đường đi, hãy qua sông để tìm về bờ bến khác!
Hắn về lại cổ am, và một mùa xuân mới lại bắt đầu trên chính cậu bé mồ côi vừa nhập môn bất đắc dĩ kia. Nó chính là hắn mấy mươi năm trước. Một chu kỳ mới, một tuần hoàn mới. Mọi thứ lại tái hiện trong bối cảnh hồ nước tan băng, hoa cỏ sung mãn, hồ rộng núi xanh và mọi thứ lại bắt đầu. Ngoài kia nắng đã lên giữa một mùa xuân có rừng phong và núi đá xanh rêu. Trong cổ am, con rắn già chậm rãi bò ngang bàn Phật, lặng lẽ, thành kính.
Toại Khanh
Dẫn nguồn: https://nguoitinhhuvo.wordpress.com/2015/06/25/xuan-ha-thu-dong-roi-xuan-toai-khanh

Spring Summer Fall Winter And Spring.2003 (With En

https://minhtanbud.wordpress.com/2016/07/30/son-tang-va-son-tu/
SƠN TĂNG VÀ SƠN TỰ - TOẠI KHANH
        Tôi biết Thượng tọa hồi tôi còn bé tẹo, vào khoảng năm 1980, lúc tôi còn sống trong rừng Bình Sơn (Long Thành), và theo lời đồn đại thì từ thời cư sĩ, Thượng toạ đã là một trong vài ba cư sĩ thâm hậu có hạng về giáo lý A-Tỳ-Đàm. Sau này tôi chẳng ngờ có dịp sống gần Thượng toạ một thời gian. Lúc đó hình như chừng năm 1988, hay 1989 chi đó. Chúng tôi gặp lại ở chùa Lá Giang, gần tổng kho Long Bình. Có một kỷ niệm thiệt đẹp mà có lẽ bây giờ thượng toạ vẫn chưa quên. Trong vài tháng sống gần đó, tôi đã xin học riêng với thượng toạ phần Duyên Hệ của A-Tỳ-Đàm, tức học về 24 duyên trong bộ Phát-Thú của tạng A-Tỳ-Đàm thay vì chỉ là 4 duyên như bên Duy Thức (Nhân Duyên, Cảnh Duyên, Tăng Thượng Duyên và Đẳng Vô Gián Duyên). Lớp học chỉ có hai thầy trò: Thượng toạ và tôi. Nhớ có hôm đang học, trời nóng như thiêu, chúng tôi đã giải khát bằng thứ nước vừa quay từ cái giếng bếp đã cạn đến đáy, đục như nước vo cơm. Vậy mà mỗi người cũng nốc một tô đầy…
b-monk001c
        Thượng toạ xuất thân con nhà binh, gì cũng ngắn gọn và dứt khoát, nhưng sống gần thượng toạ lâu ngày sẽ hiểu được cái gì là tình đồng đội. Lính mà. Dễ ăn, dễ ngủ, điều kiện sống ra sao Thượng toạ cũng hề hà như một người lính phong trần. Từ thời cư sĩ, Thượng toạ nổi tiếng giỏi võ, giỏi toán, bậc thầy về cờ tướng, học gì cũng mau. Có lần tò mò, Thượng toạ đọc chơi sách phong thủy và tử vi, chỉ trong mấy tháng đã có thể tróc huyệt và chấm tử vi bằng cách bấm tay như một người khổ học mươi năm. Có người xin học, Thượng toạ cười xòa. Gặp tôi thì nên hỏi học A-Tỳ-Đàm, lộn chỗ rồi. Nhớ lại mà thương. Hồi còn bên nhà, cứ gặp mặt Thượng tọa là tôi nhớ nhà sư Huệ Đàn văn võ song toàn trong Quán Chợ Đêm Khuya, một tiểu thuyết võ hiệp của Việt Nam.
        Bẵng đi mấy năm, vào khoảng sau năm 1990, tình hình trong nước tương đối dễ thở một chút, tôi chợt nghe tin Thượng toạ đã cùng vài ba huynh đệ trang lứa thực hiện một chuyến giang hồ vặt từ Nam ra Trung rồi cả miền Bắc. Hành trang mỗi người chỉ là một bình bát, và trên chuyến đi có lúc phải ngủ ngoài trời. Cả bốn vị đều là những giảng sư uyên bác, nhưng bỗng nhiên cùng muốn im lặng để được đi, để thấy đạo không qua chữ nghĩa mà là những bước đi rất thực trên đường với biết bao ma chướng ly kỳ. Tôi đã không có duyên tháp tùng trong chuyến đi đặc biệt đó, nhưng lòng cứ thầm mong trong đời tu của mình ít nhất cũng có vài cơ hội góp mặt trong những cuộc đi kiểu đó để biết được phong vị độc đáo của cái gọi là hành cước du phương mà tưởng chừng chỉ có trong thời Phật từ mấy ngàn năm trước. Sau này lưu lạc xứ người, những lúc ngồi nhớ lại chuyện cũ bên nhà, tôi cứ thầm nguyện một cơ hội bằng vàng để tất cả huynh đệ ngày xưa cùng nhau tái ngộ trong một cuộc pháp du bên xứ Phật rồi nếu trời thương, là thêm một chuyến sang Tàu cho thoả mộng bình sinh. Cơ duyên mỗi thời mỗi khác, chúng tôi bây giờ biết đâu lại có thể ước mơ chuyện đó…
        Trước ngày xa quê ít lâu, nghe tin Thượng toạ đã được mời về làm trụ trì để trùng hưng một ngôi chùa trên núi Lớn ở Vũng Tàu đã hoang phế từ lâu. Tiếng là hoang phế nhưng theo tôi, đó là một trong những ngôi chùa thơ mộng bậc nhất của Phật giáo Nguyên Thuỷ Việt Nam. Khách xa có thể về chùa bằng xe hơi qua một sơn đạo thơ mộng chạy ngang Dinh Ông Thượng (Tây xưa gọi là Villa de Blanc, chỗ an trí và nghỉ ngơi cho các vua cuối cùng của nhà Nguyễn). Chánh điện của chùa nhỏ xíu như một cái am trêm núi Cấm, sau chùa có gốc Bồ Đề cổ thụ khá cổ quái. Nhưng cái độc đáo hạng nhất của chùa chính là những liêu phòng cất bên triền núi. Liêu nào cũng đơn giản với tường gạch và tôn xi-măng, nhưng đều có một sân nhỏ ngó xuống biển Bãi Trước xanh ngắt một cõi trùng khơi. Từ chùa xuống biển có một con đường bậc thang dài hun hút làm từ trước năm 1975. Khách theo lối này xuống biển sẽ có dịp đi ngang qua một lô-cốt thời Pháp mà có thời là Tu Viện Chơn Không của Hoà thượng Thiền sư Thích Thanh Từ. Đúng là một cõi nhớ!
Năm 1986, ở tuổi chớm lớn, tôi từng ngồi một mình ở sân trước một liêu phòng ở đây mà ngó mông ra biển…buồn muốn khóc. Lúc đó là mùa mưa, một người quen của tôi vừa xuống tàu vượt biển cách đó vài hôm. Tôi nhớ họ bằng một cảm giác thật lạ lùng mà sau này mới biết là có ít nhất hai người đã dùng cảm giác đó để làm thơ và gọi người ta là chị. Đó là chị trong Lá Diêu Bông của ông Hoàng Cầm và nhân vật chị khá bí ẩn của nhà thơ Nguyễn Bính.
        Thượng toạ đã về làm phương trượng một nơi chốn huyền hoặc như thế. Và một vài hạnh tu đáng quý của Thượng toạ là biên soạn và ấn tống kinh sách. Bao nhiêu tài chánh có được từ việc bán sách lại được Thượng toạ cúng dường cho các chùa nghèo hơn chùa mình. Tôi phải mang ơn Thượng toạ khi nhờ Thượng toạ mà tôi vững tin rằng chẳng có gương lành nào là chuyện chỉ có trong cổ tích. Sau này có người quen về thăm Việt Nam, tôi vẫn giới thiệu họ về chùa thượng toạ với một kiểu quảng cáo nửa đùa nửa thật: Tiện như khách sạn, thơ mộng như cõi tiên, thanh tịnh như chùa, cao như núi và hoàn toàn miễn phí. Và điểm đặc biệt là hành giả tu Tứ Niệm Xứ có thể yên tâm khi ở trọ tu thiền vài hôm bên cạnh một học giả A-Tỳ-Đàm thâm hậu. Tôi không hề cường điệu tí nào trong lời mời chào ấy. Ở những kiểng chùa nguy nga như Ngọc Bích, Niết Bàn ở Bãi Dứa hay Thích Ca Phật Đài ở Núi Nhỏ không sao có được những đặc điểm mà tôi vừa kể. Bởi tất thảy đều sang trọng và xa lạ với những người yêu cõi tịnh…
        Nãy giờ, tôi vừa kể lại một phần hồi ức của tôi về một nhân cách đặc biệt, một gương sống, một hạnh tu đáng lưu tâm, và về một cảnh chùa nên ghé. Mọi chi tiết đều là chuyện thật. Tôi vừa nhắc đến Thượng toạ Chánh Minh ở chùa Bồ Đề trên núi Lớn ở Vũng Tàu. Có điều đáng buồn là ngôi chùa núi vừa kể ở trên, sau cơn bão Durian vừa rồi đã gần như mất dấu. Vị sơn tăng trụ trì bây giờ biết làm gì để khôi phục mọi thứ hay lại một bát du phương như ngày cũ. Tôi tin Thượng toạ không phải là người gặp khó thì buông xuôi, nhưng nếu chướng duyên lớn quá, ai biết được thượng toạ lại trực nhập cảnh giới Tỳ Đàm Tam Muội để an trú Vô Tướng Giải Thoát và quán chiếu rằng đạo tràng miên viễn thiên thu bao giờ cũng là cảnh giới nội tại, để rồi một bóng rời non theo đời mây ngàn hạc nội… Và như thế mai này khách viễn phương về thăm Vũng Tàu rõ ràng đã mất đi một địa chỉ khó tìm ở đâu…
 FL mùa đông 2006
TOẠI KHANH
Nguồn: http://www.lebichson.org/Phatgiao/004Sontang.htm
***

https://minhtanbud.wordpress.com/2012/11/23/ngam-tinh-me-va-hieu-the-nao-la-phan-quang-tu-ky/

NHẮC NHỞ

- Trong đêm khuya thanh vắng ở tại phòng trọ (thuộc Thủ Đức, HCM, Vietnam) lọ mọ đọc Kinh sách online, vô tình đọc được tâm trạng của 1 cư sĩ, thấy hay, đem cất về sticky lên coi như nhắc nhở hàng ngày.
"Về sau này, tôi không tìm được bậc minh sư thích hợp nên đành chôn kín âm thầm chí nguyện tầm sư học đạo. Nay tôi chỉ là một học sinh trung cấp khoa cơ khí của Trường ĐH SP Kỹ Thuật ở TP HCM. Tôi học cũng vì sự kỳ vọng nơi gia đình và người thân mà miễn cưỡng. Tôi tự nguyện rằng, tôi sẽ làm một cư sĩ độc thân suốt đời, tôi không thích vui đùa theo bạn bè bất tịnh, không tiếp xúc nhiều với phụ nữ để tránh vướng lụy phàm tình thế gian, tôi tự nguyện và cố gắng giữ gìn giới đức như Sa di, Tỳ kheo giới, để một ngày tôi có cơ hội xuất gia hoằng pháp sau này, cứ mỗi ngày có thời gian tôi tịnh tọa thật nhiều để gột rửa tâm niệm trần cấu và nghiệp chướng…Tất cả những gì tôi làm đều do nơi bồ đề tâm, tự tánh giác ngộ, mà ít khi tôi nói đến, chỉ khi có nhân duyên lớn với ai thì bạn sẽ hiểu…"
Thủ Đức, 1:26' sáng ngày 20 tháng 11 năm 2012.
- Cũng một phần tình cờ có duyên quen-biết 1 vị đạo hữu, Pháp danh Huệ An và đã tạo nhiều động lực tinh tấn cố gắng thấu rõ kinh tạng, không quên tìm lại bản lai diện mục, tánh thật vốn có của chính mình trên đường tu tập.
Nguyện đem công đức này.
Hướng về khắp tất cả.
Đệ tử và chúng sanh.
Đều trọn thành Phật đạo.
Minh Tân.
***
https://minhtanbud.wordpress.com/2011/04/15/phat-giao-tuoi-tre-toi-xuat-gia-the-do/
– Tôi đi tu kể cũng là một sự diệu kỳ. Hôm đó, mùng một Tết năm Tân Mùi, sau một ngày đi chơi trở về, tôi thấy chiếc xe gắn máy của người anh họ dựng ở góc sân, hỏi ra mới biết là ba mượn. “Ngày mai ba sẽ chở con đi thăm thầy!”, ba nói.
– Khuya hôm đó, lúc 3g30 sáng, mẹ dậy sớm hâm nóng thức ăn cho hai cha con xong rồi trở vào giường ngủ tiếp. Hai cha con lên đường vào lúc trời còn chưa hừng sáng. Đoạn đường từ Buôn Ma Thuột đến Nha Trang không quá xa, nhưng đối với đứa trẻ 14 tuổi chưa bao giờ xa nhà như tôi quả là một hành trình thăm thẳm!
– Đến chùa vào lúc gần trưa. Hai cha con cùng vào chào thầy. Thầy hỏi han tôi đủ điều. Sau đó thầy quay sang ba tôi, cười bảo: “Hôm nay ngày tốt đó, hay là chú để nó ở lại tu với thầy đi!”. Ba liếc nhìn tôi, thấy tôi không tỏ thái độ gì liền quay về phía thầy: “Dạ, thầy dạy vậy thì con nghe!”. Rồi ba ở lại trò chuyện với thầy, tôi chạy ra ngoài chơi với mấy chú tiểu – chú Lộc, chú Thọ, chú Trí.
– Quả đường trưa xong, chú Lộc dắt tôi vào phòng khách nghỉ. Vì mệt nên tôi đã đánh một giấc ngon lành – có thể nói đó là giấc ngủ trưa… đầu tiên của tôi, vì ở nhà, tôi không bao giờ ngủ trưa! Thức dậy thì đã 2 giờ chiều, tôi chạy vội ra ngoài tìm ba, nhưng không thấy ba đâu, chiếc xe máy cũng chẳng còn ở đó. Gặp chú Thọ đang ngồi học kinh ở gốc cây duối, tôi chưa kịp hỏi, chú đã nói: “Ông tìm ba ông phải không? Ba ông về rồi!”. Không dưng, tôi hốt hoảng. Vậy là ba về thật rồi. Tôi chỉ còn một mình. Có bao giờ tôi ở nơi xa một mình đâu! Nước mắt rơm rớm chực trào, nhưng tôi không dám khóc!
– Khuya hôm đó, nghe tiếng kiểng báo thức, tôi ngồi bật dậy, ngơ ngác nhìn xung quanh, thấy cái gì cũng lạ. Chú Lộc gọi tôi ra gác chuông thỉnh đại hồng chung. “Hồng chung sơ khấu, bảo kệ cao âm, thượng thông thiên đường, hạ triệt địa phủ. Nam mô U minh giáo chủ, Cứu khổ Bổn tôn, Cứu bạt minh đồ, Đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ tát…”, chú Lộc thỉnh. Tiếng đại hồng chung vang rền, sâu lắng và buồn da diết, ngân không dứt giữa bầu khuya tịch mịch. Tự dưng nước mắt tôi chảy dài. Mãi nhiều năm sau, tôi vẫn nhớ như in cái giọng ngâm tha thiết, não nuột và tiếng chuông sâu buồn thăm thẳm ấy…
– Qua rằm tháng Giêng, ba mẹ và đứa bạn thân xuống thăm. Thấy tôi trong bộ đồ nâu sồng cũ kỹ, mẹ không cầm được nước mắt. Còn đứa bạn thì thích lắm, về cứ nằng nặc xin ba mẹ đi tu nhưng ba mẹ bạn ấy bảo để học xong lớp 12 rồi hẵng hay. (Thời gian lần lữa, đến khi cậu học xong lớp 12 thì cũng vừa có… bạn gái. Tết rồi về nhà, tôi đã phải chuẩn bị 3 cái bao lì xì cho 3 đứa con của cậu! Quả thật, đi tu cũng phải có duyên!).
– Đến ngày vía Đức Bổn Sư xuất gia, tôi được thầy làm lễ thế phát. Chỉ có ba tôi về dự. Ba về trước một ngày. Sau khi chào thầy xong, ba gọi tôi ra hồ nước trước tháp chuông nói: “Con à, ba thấy đi tu cực quá, phải thức khuya dậy sớm, phải làm lụng cực nhọc mà ăn uống thì chỉ có miếng tương, miếng rau. Làm Phật tử tại gia mình cũng có thể tu được mà con!”. Tôi im lặng một đỗi rồi mới trả lời: “Con lỡ đi tu rồi ba à. Con không về đâu!”.
– Buổi khuya, sau lễ vía, thầy làm lễ thế phát cho tôi. “Thế trừ tu phát; đương nguyện chúng sanh; viễn ly phiền não; cứu cánh tịch diệt…”, thầy và các chú cùng đọc. Ba nhát dao, ba lọn tóc rớt xuống nền. Lúc đó, lòng tôi không vui, không buồn. Tôi chỉ nghĩ rằng, thế là từ nay mình dâng hết cuộc đời cho Phật rồi, ba mẹ và người thân giờ chỉ là những “thí chủ”!
– Sáng ra, tôi được mấy chú cạo sạch tóc, chỉ chừa lại một cái chỏm – tôi chính thức làm “khu ô sa di”, tức một chú tiểu đuổi quạ, nếu nói văn hoa hơn là một “thiên thần quét lá” – chùa tôi sân rộng, buổi sáng huy động hết cả bốn “thiên thần” ra quét cũng mất cả giờ. Nhưng đâu chỉ quét lá, chúng tôi còn phải lau chánh điện, quét dọn bàn thờ, tưới cây kiểng, thậm chí gánh đất, vác đá, phụ nấu ăn. Bữa nào làm việc cực nhọc thì thầy “khuyến mãi” thêm cho gói mì…
“Ba năm liền, hầu như đêm nào mẹ cũng khóc vì nhớ con; đầu hôm mất ngủ, tỉnh giấc lúc gần sáng thì nghĩ giờ này chắc con đã dậy công phu. Gặp miếng ngon, mẹ nuốt không trôi, vì biết con toàn tương chao rau cải, được miếng tàu hủ cũng đã là cao sang!”, mẹ kể lại nhiều năm sau ngày tôi xuất gia, bởi vì: “Con đi tu mẹ cũng bất ngờ, không chuẩn bị được gì cả!”
– Tôi đã trải qua ba năm hành điệu với biết bao vui buồn, gian khổ. Nhiều lúc ham chơi hay học kinh không thuộc bị thầy bắt quỳ tàn cả cây hương. Có hôm vừa công phu khuya vừa ngủ gật, bị thầy lấy dùi chuông gõ vào đầu đau điếng! Đau nhưng… nhớ, nhớ mãi! Đi đứng nằm ngồi đều phải oai nghi tế hạnh; nói năng phải chuẩn mực từ hòa. Nhiều hôm trốn chùa đi đá banh về bị thầy đánh gãy ba cây roi! Ra học trường đời thì không được thua chúng bạn, vì như vậy sẽ mất thể diện của chùa!…
– Hôm nay, ngồi viết lại những kỷ niệm về “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, ngàn năm hồ dễ mấy ai quên”, tôi không khỏi giật mình vì thời gian trôi nhanh quá. Nhớ hôm nào ba bảo tôi thôi đừng tu nữa, về làm Phật tử tại gia cũng được – sau này tôi mới biết nguyên do là vì mẹ tôi đã khóc và “bắt đền” ba, rằng “ông cho con tui đi tu mà ông không thèm hỏi tui một tiếng”, tôi đã trả lời với ba là tôi “lỡ tu” rồi. Lỡ như vậy mà đến nay đã tròn 20 năm. Hai mươi năm ấy biết bao nhiêu tình, tôi không hề hối tiếc !
(Quảng Kiến)

Minh Tân.

No comments:

Post a Comment