CƯ SĨ
TÂM MINH - LÊ ĐÌNH THÁM
(1897 - 1969)Cư sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám sanh năm Đinh Dậu (1897) tại làng Đồng Mỹ (Phú Mỹ), tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay là tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ông xuất thân trong một gia đình quyền quí nhiều đời làm quan. Thân sinh là Binh Bộ Thượng Thư Lê Đỉnh ở triều Tự Đức.Cùng với anh là Y sĩ Lê Đình Dương trực tiếp học chữ Nho với thân phụ. Cả hai anh em đều tỏ ra thông minh xuất chúng ngay từ thuở niên thiếu. Riêng ông từ nhỏ, đã tỏ ra là người có năng khiếu văn chương thi phú.Trong những năm theo học tại các trường Tiểu học, Trung học và Đại học, ông đã chiếm được cảm tình cả thầy và bạn. Luôn luôn giành thứ vị thủ khoa trong các kỳ thi tốt nghiệp cuối cấp.Ông tốt nghiệp Y sĩ Đông Dương (đậu Thủ Khoa) tại Hà Nội năm 1916, và sau đó đậu Y khoa Bác sĩ năm 1930, ngạch Pháp quốc, tại Y khoa Đại học đường Hà Nội.Khi ra trường với danh hiệu Y sĩ, đúng lúc phong trào Duy Tân khởi nghĩa bị thất bại, bào huynh Y sĩ Lê Đình Dương bị Pháp tù đày tại Buôn Mê Thuột. Ông bị tình nghi và luôn bị theo dõi. Từ năm 1916 đến năm 1923, ông được bổ nhiệm và làm việc tại các bệnh viện Hội An, Bình Thuận, Sông Cầu, Qui Nhơn, Tuy Hòa. Chính trong thời gian này, ông nghiên cứu thêm về triết lý Đông phương như Khổng, Lão và Phật giáo... Năm 1926, ông phụ trách điều trị tại bệnh viện Hội An (Quảng Nam). Nhân một buổi viếng cảnh tại chùa Tam Thai (tức Ngũ Hành Sơn), ông được đọc bài kệ của Tổ Huệ Năng ghi trên vách chùa :Bồ đề bổn vô thọ,
Minh cảnh diệc phi đài,
Bổn lai vô nhất vật,
Hà xứ nhá trần ai.Đây là lần đầu tiên ông tiếp xúc với triết lý Phật giáo, bài kệ trên đã gieo vào tâm thức ông một ấn tượng sâu sắc về đạo Phật, mặc dầu thời điểm lúc ấy chưa cho phép ông đến gần với cửa thiền.Nhân cụ Phan Chu Trinh mất, được tin ấy ông cũng như những người yêu nước khác, đã làm lễ truy điệu tại nơi đang làm việc, tỉnh Quảng Nam; mật thám Pháp biết được nên chuyển ông ra làm việc ở Hà Tĩnh.Năm 1928, ông lại được thuyên chuyển về Huế, đảm trách Y sĩ trưởng Viện bào chế và vi trùng học Louis Pasteur, ông phát minh ra Sérum Normet. Chính năm này, ông mới lên chùa Trúc Lâm, cách kinh đô Huế khoảng 7 cây số ở sau đàn Nam Giao, để thỉnh tôn ý về bài kệ trên với Hòa thượng trụ trì là Ngài Giác Tiên. Sau khi hiểu thấu đáo bài kệ, ông đã thực sự chuyển hướng đời mình: Phát nguyện quy y Tam bảo, ăn trường trai từ đó và nghiên cứu học hỏi kinh điển Phật giáo để hoằng hóa giúp đời. Với chí nguyện như trên, ông được thọ tam quy ngũ giới với Hòa thượng Giác Tiên, pháp danh là Tâm Minh, pháp tự là Chiêu Hải.Năm 1929, ông thọ học thêm với Hòa thượng Phước Huệ chùa Thập Tháp, Bình Định. Hòa thượng chỉ đạo ông nghiên cứu các bài giảng của Ngài Thái Hư đại sư ở Trung Hoa về cách thức tổ chức Phật giáo, và suy nghĩ cải cách thế nào cho phù hợp với tình hình Phật giáo nước nhà. Ông đã đề đạt ý kiến của mình lên chư Hòa thượng Phước Huệ, Giác Tiên, Giác Nhiên, Tịnh Hạnh, Tịnh Khiết... và đã được các Ngài chấp thuận.Năm 1930, ông trở ra Hà Nội thi bằng Y khoa Bác sĩ ngạch Pháp. Khi trở về, ông vừa học Phật vừa làm ngành y mà vẫn vượt xa các bạn đồng học trong thời gian ấy.Năm 1932, Hội An Nam Phật Học ra đời, do các vị Hòa thượng và ông đứng ra chịu trách nhiệm gánh vác công cuộc hoằng dương chánh pháp. Trụ sở hội đầu tiên đặt ở chùa Trúc Lâm, sau đó là chùa Từ Đàm. Ông làm Hội trưởng và các Hòa thượng trong Ban Chứng minh là cố vấn cho Hội. Hội bắt đầu truyền đạo với nhiều hình thức:- Thuyết pháp hằng nửa tháng cho tín đồ nghe tại chùa Từ Quang.
- Mở trường đào tạo Tăng tài cho Giáo hội sau này.
- Mở thêm các chi hội để gánh vác trách nhiệm hoằng dương chánh pháp khắp các tỉnh.
- Thành lập Thanh niên Đức dục (Phật học).
- Xuất bản tờ báo Phật giáo (Nguyệt san Viên Âm).
- Thiết lập các tòng lâm để chư Tăng tu học, và đào tạo Tăng tài.Từ năm 1930, bắt đầu xuất hiện những bài viết của ông trên tờ nguyệt san Viên Âm. Ông tự tay viết cả truyện ngắn (ký tên T.M), truyện dài (ký tên Châu Hải) và truyện hài hước (ký tên Ba Rảm).Từ năm 1934-1945 là những năm hoàn chỉnh các tổ chức của Phật giáo và hệ thống đào tạo Tăng tài, các lớp Phật học cho thanh niên. Kết quả mà ông đã đóng góp được trong những năm tháng ấy, vẫn mãi mãi được ghi nhớ: Một thế hệ Tăng sĩ tài ba đã nở rộ, làm nền tảng tuyên truyền phát huy chánh pháp, đoàn kết Tăng Ni và Phật tử, bảo vệ Phật giáo trước những khó khăn lúc bấy giờ. Chùa Từ Quang, nơi làm giảng đường bước đầu để tuyên dương chánh pháp cũng đã thấy bóng dáng của ông trong chiếc áo dài màu đen và chiếc khăn đóng tươm tất, thành kính đảnh lễ chư Tăng trước khi bước lên Pháp tòa để giảng kinh cho họ.Năm 1946, cuộc chiến tranh chống Pháp bùng nổ, dân chúng Huế tản cư, ông cùng gia đình di tản về Quảng Nam. Từ năm 1947 đến 1949 ông làm chủ Tịch Ủy ban Hành chánh Kháng chiến miền Nam Trung bộ. Tại Liên khu V của vùng kháng chiến, ông tập họp một số đoàn viên của đoàn Phật học Đức dục có mặt trong vùng và thành lập tổ chức “Phật giáo và Dân chủ mới” tại Bồng Sơn - Bình Định, nghiên cứu việc tổng hợp giáo lý Phật giáo và triết học Mác-Lê Nin.Mùa hè năm 1949, ông tập kết ra Bắc. Sau đó được đề cử làm Chủ tịch phong trào vận động Hòa Bình thế giới. Năm 1956, ông và Hòa thượng Trí Độ tham dự phái đoàn sang dự đại hội Phật giáo Buddha Jayanti tại Ấn Độ.Năm 1961, toàn bộ kinh Lăng Nghiêm mà ông đã dày công phiên dịch và chú giải trong nhiều năm, đã được đăng tải trên báo Viên Âm trước đây được ông hoàn tất và xuất bản tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Sau đó, sách được gia đình ông tái bản lưu hành rộng rãi ở miền Nam.Trong những năm ở Bắc, ngoài ngày giờ làm việc cho Nhà nước, ông đến chùa Quán Sứ để dịch kinh và giảng kinh, hướng dẫn việc tu học giúp nhà chùa. Kết quả của những năm tháng dày công quả vì đạo pháp và dân tộc ấy còn được thể hiện qua các kinh sách uyên thâm như:1. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
2. Luận Nhơn Minh
3. Đại Thừa Khởi Tín Luận
4. Bát Thúc Qui Củ tụng.
5. Phật Học thường thức.
6. Bát Nhã Tâm Kinh.
7. Lịch sử Phật giáo Việt Nam và Phật Tổ Thích Ca.
8. Tâm Minh - Lê Đình Thám tuyển tập (gồm 5 tập).Đời người là vô thường, ông đã ngộ lý ấy và đã bình thản ra đi ngày 23-4-1969 (nhằm 7-3 âl, năm Kỷ Dậu), sau khi đã đàm đạo lần cuối cùng với Hòa thượng Đôn Hậu, tại bệnh viện Việt - Xô, Hà Nội. Thọ 73 tuổi và 42 năm phụng sự Tam Bảo.Tinh thành trong giai đoạn chấn hưng Phật giáo giữa thế kỷ XX, Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám quả là bậc tiền bối hữu công thật sáng chói, ông đã vượt qua ranh giới hình thức để tựu thành đạo nghiệp cao quí cho hàng hậu tấn ngưỡng vọng dù xuất gia hay tại gia.Trích:
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Phật Lịch 2539 – 1995
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP I
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành
http://www.thuvienhoasen.org/danhtang1-phuluc-2.htm
__________________________
TƯỞNG NHỚ BÁC SĨ TÂM MINH LÊ ĐÌNH THÁM (1897 - 1969)
NGƯỜI TRÍ THỨC PHẬT TỬ ƯU TÚ THẾ KỶ XX,
NGƯỜI SÁNG LẬP GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAMTrong sự nghiệp chấn hưng Phật giáo nước nhà, tại miền Trung, vào những năm của thập kỷ 1930, bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám là người đã cống hiến nhiều công lao xuất sắc, đưa Phật giáo miền Trung phát triển vững chắc và sâu rộng.Để ghi nhớ những công lao của một cư sĩ ưu tú của Phật giáo, chư vị Tôn Đức Giáo phẩm Thừa Thiên-Huế đã tạc một bức tượng bán thân cư sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám trong khuôn viên Tổ đình Từ Đàm, Huế. Có thể nói đây là vị Cư sĩ duy nhất từ trước đến nay có vinh hạnh lớn được chư vị Tôn Đức quý mến và dựng tượng tưởng niệm.Cư sĩ Tâm Minh không chỉ đã cống hiến nhiều công lao chấn hưng Phật giáo nước nhà, mà còn là người tiên phong sáng lập các tổ chức giáo dục Thanh, Thiếu niên Phật giáo, nhờ vậy Gia đình Phật tử có nhân duyên ra đời và phát triển như ngày hôm nay.Bác sĩ Lê Đình Thám sinh năm Đinh Dậu (1897) tại làng Đông Mỹ (Phú Mỹ), tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng nam, xuất thân trong một gia đình khoa bảng, vọng tộc; thân sinh là cụ ông Lê Đỉnh đã giữ chức Đông các điện Đại học sĩ (một chức lớn trong Triều) kiêm chức Binh bộ Thượng thư ( tương đương Bộ Trưởng Quốc phòng ngày nay) dưới triều Tự Đức; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Hiệu (kế thất); và người anh ruột là Lê Đình Dương, lớn hơn ba tuổi.Tuổi thiếu niênLúc nhỏ, bác sĩ cùng anh trực tiếp học chữ Hán với cụ thân sinh. Hai người tiếp thu rất nhanh, thông đạt kinh sách, làm được thi phú, nhưng bác sĩ Thám tỏ ra xuất sắc và nổi tiếng ở quê nhà.Thời kỳ đi học, từ cấp I đến Đại học, bác sĩ luôn đứng đầu lớp và chiếm giải Khôi nguyên trong tất cả các kỳ thi. Ông Lê Thanh Cảnh, bạn học của bác sĩ và là hội viên An Nam Phật học, có đăng bài viết trên tạp chí Quốc Học - Huế, kể lại câu chuyện: Lê Đình Thám đã giải một bài toán mà thầy dạy là ông Le Bris, người Pháp, không giải được, khiến ông này vô cùng thán phục và đã nhấc bổng trò Thám lên cao mà nói to: “Đây là thầy của tôi”. Cũng trong bài viết này, ông Lê Thanh Cảnh còn kể lại, bác sĩ Thám có một thiên năng nhớ bài rất nhanh, chỉ nhẩm qua hai lần là thuộc không sót một chữ.Tuy học hành xuất chúng nhưng cách cư xử của người học trò Lê Đình Thám với bạn bè cùng lớp rất chân tình, hòa ái, được thầy yêu, bạn mến.Đường đờiBác sĩ Lê Đình Thám tốt nghiệp Thủ khoa y sĩ Đông Dương tại Hà Nội năm 1916. Thời bấy giờ đó là ước mơ của bao người mong được công thành, danh toại để hưởng phú quý vinh hoa, nhưng đối với người thanh niên ấy hưởng thụ không phải là mục đích mà lại luôn trăn trở trước cảnh nước mất, nhà tan. Thực dân Pháp biết bác sĩ Thám xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước cho nên chúng rất chiếu cố đến bác sĩ, đã thuyên chuyển bác sĩ đi nhiều tỉnh như những cuộc lưu đày.Trong thời gian từ năm 1916 đến năm 1925, bác sĩ Thám thay đổi chỗ công tác các bệnh viện như Bình Thuận, Sông Cầu, Quy Nhơn, Tuy Hòa.- Năm 1926, bác sĩ lại bị đổi về Hội An, Quảng Nam, tại đây bác sĩ Lê Đình Thám cùng vớinhững người yêu nước khác đứng ra làm lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh. Vì lý do này, người Pháp lại đẩy bác sĩ ra tỉnh Hà Tĩnh.- Năm 1928, bác Thám mới được chuyển về Huế giữ chức Y sĩ trưởng Viện bào chế và Vi trùng học Pasteur.- Năm 1930, bác sĩ đỗ thêm bằng bác sĩ Y khoa ngạch Pháp quốc.- Năm 1933, làm Giám đốc bệnh viện Bài lao Huế.- Năm 1945, Chính phủ Trần Trọng Kim mời bác sĩ Thám giữ chức Giám đốc Y tế Trung phần kiêm Giám đốc Bệnh viện Huế.
- Mùa Đông năm 1946, bác sĩ về quê ở Quảng Nam tham gia kháng
chiến chống Pháp.- Năm 1947, bác sĩ Thám giữ chức Chủ tịch Ủy ban kháng chiến miền Nam Trung bộ tại Liên khu V.- Mùa hè năm 1949, bác sĩ được mời ra Bắc và được đề bạt giữ chức Chủ tịch Phong trào Vận động Hòa bình Thế giới của Việt Nam.Tinh thần phục vụ xã hộiBác sĩ Lê Đình Thám được bạn bè và những người đồng liêu đánh giá là người làm việc rất tận tụy, quên mình. Đối với các bệnh nhân, ông đối xử ân cần, bình đẳng, không phân biệt địa vị xã hội, người giàu, kẻ nghèo…Là một bác sĩ, bác Thám không ngừng trau dồi nghề nghiệp, đã cùng bác sĩ người Pháp, ông Normet, Giám đốc Y tế Trung kỳ, phát minh ra Sérum (dịch truyền) Normet cùng một số dược liệu khác được y giới Pháp-Việt thời đó rất trọng vọng.Năm 1933, trong thời gian giữ chức Giám đốc Bệnh viện Bài lao Huế, bác sĩ Thám đã làm việc hết sức tận tình, nổi tiếng là một danh y chẩn đoán và điều trị giỏi.Cơ duyên đến với đạo PhậtCác tài liệu viết về tiểu sử của bác sĩ Lê Đình Thám đều có đề cập đến giai thoại về cơ duyên bác sĩ đến với Đạo Phật. Vào thời gian làm việc tại bệnh viện Hội An năm 1926, khi đi tham quan thắng cảnh chùa Tam Thai (thường gọi là chùa Non Nước), Đà Nẵng, bác sĩ đã đọc được bài kệ của Tổ Huệ Năng khắc trên vách chùa:Bồ đề bổn vô thọ,
Minh cảnh diệc phi đài.
Bổn lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai.Phụng sự Chánh phápTừ đó, bài kệ này ăn sâu vào tâm thức, làm cho bác sĩ Lê Đình Thám suy nghĩ và thôi thúc phải tìm hiểu cặn kẽ hơn. Vì vậy, vào năm 1928, khi bác sĩ được đổi từ nhiệm sở ở Hà Tĩnh về Huế giữ chức Y sĩ trưởng Viện Bào chế và Vi trùng học Pasteur, bác sĩ đã lên chùa Trúc Lâm xin yết kiến Hòa thượng Giác Tiên, được Hòa thượng khai ngộ về ý nghĩa và nguyên nhân phát sinh bài kệ trên. Hoát nhiên tâm đạo bừng sáng, bác sĩ đã thành kính xin quy y với Hòa thượng Giác Tiên, được Hòa thượng ban cho pháp danh là Tâm Minh. Từ khởi điểm này, cuộc đời của bác sĩ Thám gắn bó với Phật giáo và hết mình phụng sự Chánh pháp.Tiếp theo từ năm 1929 đến năm 1932, với tinh thần tha thiết cầu học, bác sĩ Lê Đình Thám còn thọ giáo với Hòa thượng Phước Huệ, một bậc Cao Tăng đức độ và uyên thâm ở chùa Thập Tháp, tỉnh Bình Định. Vào thời điểm này, ở Trung Quốc, ngài Thái Hư Đại sư đang phát động công cuộc chấn hưng Phật giáo nên đã tác động mạnh đến Phật giáo Việt Nam, và thôi thúc bác sĩ Thám phải làm sao vực dậy Phật giáo nước nhà đang bị ngủ quên.Năm 1932, vâng lời của Chư tôn Thiền đức: Phước Huệ, Giác Tiên, Giác Nhiên, Tịnh Hạnh, Tịnh Khiết, bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám đã quy tụ một số đồng lữ, những người tha thiết với đạo, có địa vị và uy tín trong xã hội như các cụ: Ưng Bàng, Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Khoa Tân, Viễn Đệ, Nguyễn Khoa Toàn, Ưng Bình, Bửu Bác… (gồm 18 người), đã đi đến việc thành lập Hội An Nam Phật Học (ANPH) (thời Pháp đô hộ, miền Trung từ Thanh Hóa trở vào Bình Thuận gọi là An Nam) do bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám là Hội trưởng. Ban đầu Hội đặt trụ sở tại chùa Trúc Lâm, sau đó, khi chùa Từ Đàm đại trùng tu xong, Hội dời văn phòng về đây. Mấy năm tiếp theo, Hội ANPH mở rộng hệ thống tổ chức đến các Chi hội, Khuôn hội rồi hầu hết các tỉnh miền Trung và Cao nguyên (bây giờ là Tây nguyên)...Mở các trường Phật họcTrong các hoạt động của mình, Hội ANPH rất chú trọng đến việc đào tạo Tăng tài, do vậy các trường Phật học được thành lập như sau:- Năm 1933, mở trường ANPH tại chùa Vạn Phước, sau đó dời về chùa Báo Quốc do HT. Trí Độ làm Đốc giáo.- Năm 1935, mở trường Sơn Môn Phật Học, lớp Đại học mở tại chùa Trúc Lâm do HT. Giác Tiên làm Giám đốc; lớp Trung học mở tại chùa Tường Vân do HT. Tịnh Khiết làm Giám đốc.Bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám là người mẫn tiệp, uyên thâm triết học Đông-Tây, nhất làvề Kinh Luận, do vậy được Chư vị Cao Tăng mời dạy các trường nói trên. Trong cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận (tập III), trang 89 có ghi: “Lê Đình Thám có lẽ là người cư sĩ đầu tiên ở thế kỷ XX đã dự phần vào việc đào tạo Tăng tài. Phật học của Ông được các bậc Tôn túc công nhận là thâm uyên, cho nên Ông đã được mời vào giảng dạy trong các Phật học đường Trúc Lâm và Tường Vân…”. Mặc dù có một kiến thức cao rộng, nhưng cung cách của bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám rất khiêm nhã và trân trọng, mỗi lần có giờ giảng, bác sĩ luôn mặc áo tràng và đảnh lễ Chư Tăng trước khi lên bục giảng.Tốt nghiệp khóa học đầu tiên của Phật học đường Báo Quốc gồm có các Học Tăng tiêu biểu như Thiện Siêu, Trí Quang, Thiện Minh, Thiện Hoa, Trí Tịnh, Nhật Liên… Chư vị này về sau trở thành những vị giáo phẩm lãnh đạo cao cấp, lèo lái con thuyền Phật giáo Việt Nam vượt qua phong ba bão táp trong thời kỳ bị chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp năm 1963.Nhà sáng lập các tổ chức giáo dục
Thanh Thiếu niên Phật tửVào ngày 14 tháng 8 năm 1938, trong kỳ Đại hội đồng của Tổng hội ANPH tại Huế, bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám đã phát biểu: “Không có thành tựu bền vững nào lại không nhắm tới hàng ngũ Thanh Thiếu niên. Họ là những người tiếp nối chúng ta trong ngày mai…”. Một câu nói xuất phát từ suy nghĩ sâu xa và có tầm nhìn chiến lược mà sau đó đã hình thành các tổ chức giáo dục Thanh Thiếu niên Phật tử.Bắt nguồn từ mối quan tâm trên, vào mùa Thu năm 1940, bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám đã thành lập Đoàn Thanh niên Phật học Đức dục (ĐTNPHĐD) do đích thân bác sĩ điều khiển. Thành phần Đoàn ĐTNPHĐD đầu tiên gồm có: Cố vấn: Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám; Đoàn trưởng: anh Phạm Hữu Bình; Đoàn phó: anh Đinh Văn Nam (nay là HT. Minh Châu); Thư ký: anh Ngô Điền; và các ủy viên: anh Ngô Thừa, Võ Đình Cường, Đinh Văn Vinh, Nguyễn Hữu Quán, Nguyễn Khải, Lê Kiểm, Phạm Quỵ, Hoàng Ngọc Phu, Lê Đình Duyên. Năm sau có các anh mới: Ưng Hội, Tráng Thông, Lâm Công Định.Đoàn TNPHĐD thành lập Phật học Tùng thư
để xuất bản kinh sách mà phần lớn do ĐTNPHĐD biên soạn.Ngày Phật đản 8 tháng 4 năm Giáp Thân - 30.04.1944 (đến năm 1952 mới thống nhất làm lễ Phật đản vào ngày Rằm tháng Tư theo Nghị quyết của Hội Liên Hữu Phật giáo Thế giới), Đại hội Thanh Thiếu niên Phật tử tại rừng Quảng Tế, Huế, đã đi đến thành lập Gia đình Phật Hóa Phổ (GĐPHP). Các GĐPHP đầu tiên gồm có Gia đình Tâm Minh (do bác sĩ Lê Đình Thám là Phổ trưởng); Gia đình Thanh Tịnh (do bác sĩ Tôn Thất Tùng làm Phổ trưởng); Gia đình Tâm Lạc (do bác Phạm Quang Thiện làm Phổ trưởng) và Gia đình Sum Đoàn (do bác Nguyễn Hữu Tuân làm Phổ trưởng). Đến năm 1951, đại hội GĐPHP tại chùa Từ Đàm, Huế đã quyết định đổi danh xưng thành Gia đình Phật tử, như vậy GĐPHP là tiền thân tiếp cận của Gia đình Phật tử Việt Nam.Chủ trương thành lập báo Viên ÂmNhằm truyền bá giáo lý Phật đà và thông tin các hoạt động Phật sự, bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám đã chủ trương Nguyệt san Viên Âm (nghĩa là tiếng nói tròn đầy), số đầu tiên ra mắt độc giả vào ngày 01.03.1933, với chức danh Chủ nhiệm kiêm chủ bút, các thành viên trong ĐTNPHĐD nói trên đều tham gia viết bài. Đến tháng 5 năm 1942, bắt đầu từ số 48, bác sĩ Lê Đình Thám giao hẳn tờ Viên Âm cho ĐTNPHĐD quản lý và phụ trách biên tập.Cuộc đời bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám từ ngày quy y Tam bảo ở chùa Trúc Lâm, Huế cho đến lúc trái tim nhân ái của Bác sĩ ngừng đập vào ngày 23.04.1969 (nhằm ngày 07 tháng 03 năm Kỷ Dậu), mộ táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội, trong bất cứ hoàn cảnh nào, ở đâu, bác sĩ cũng đã thể hiện một Phật tử tài năng và chân chính. Sự nghiệp phụng sự Chánh pháp và công lao sáng lập các tổ chức giáo dục Thanh, Thiếu niên Phật tử của bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám thật rực rỡ, trường tồn mãi với Phật giáo nước nhà cũng như với Gia Đình Phật Tử Việt Nam.Võ Đình Cường
(Đặc san 50 kỷ niệm 50 năm GĐPT Việt Nam)___________________________________________CON NGƯỜI và TƯ TƯỞNG
BÁC SĨ TÂM MINH LÊ ĐÌNH THÁM
Đệ tử tại gia xuất sắc nhất của Giác Tiên hẳn là Tâm Minh Lê Đình Thám. Bác sĩ Lê Đình Thám là một người có tư chất cực kỳ thông minh và trái tim đầy nhiệt tình. Ông sinh năm 1897 tại Quảng nam, con của thượng thư bộ binh Lê Đỉnh triều Tự Đức. Từ hồi nhỏ ông đã được học Nho và đã làm được văn bài cùng thi phú cổ điển. Lớn lên ông theo tân học, đậu thủ khoa trong tất cả các kỳ thi từ cấp tiểu học đến Đại học. Ông tốt nghiệp thủ khoa Đông Dương Y Sĩ khóa 1916, và Y Khoa Bác Sĩ khóa 1930.Năm 1926 lúc còn làm y sĩ tại bệnh viện Hội An, trong một dịp viếng chùa Tam Thai, ông được đọc bài kệ Bồ Đề Bản Vô Thụ của Huệ Năng viết trên vách chùa. Đây là lần đầu tiên ông tiếp xúc với văn học Phật giáo. Bài kệ đó gây một ấn tượng sâu trong tâm não ông, nhưng mãi đến năm 1928, về làm việc tại Viện Pasteur Huế, ông mới gặp người giải thích cho ông một cách thỏa đáng về bài kệ ấy. Người đó là Thiền sư Giác Tiên.Thấy được diệu lý, ông phát tâm quy y Tam Bảo, thờ Giác Tiên làm thầy, được pháp danh là Tâm Minh, pháp tự là Châu Hải. Ông phát nguyện ăn chay trường từ đó. Lúc ấy ông mới có ba mươi mốt tuổi, và Mật Khế đệ tử đầu của Giác Tiên mới có hai mươi bốn tuổi. Hai ngưòi bạn đồng sư này thân cận nhau và nâng đỡ nhau trong việc nghiên tầm kinh luận.Tâm Minh Lê Đình Thám đã có căn bản Hán học lại có óc thông minh nên đã đi rất mau trên con đường học Phật. Liên tiếp trong ba năm (1929-1932) ông được học tập dưới sự chỉ đạo của Giác Tiên và của thiền sư Phước Huệ, một cao tăng nổi tiếng bác thông minh kinh luận vào bậc nhất thời ấy. Tuy thì giờ học Phật của ông bị giới hạn bởi nghề nghiệp y sĩ, ông đã vượt xa các bạn đồng học trong thời gian ấy. Năm 1930 ông lại còn phải ra Hà Nội thi bằng Y Khoa Bác sĩ ngạch Pháp nữa, vậy mà ông vẫn có đủ thì giờ học Phật. Lê Đình Thám có lẽ là người cư sĩ đầu tiên ở thế kỷ thứ hai mươi đã dự phần vào việc đào tạo tăng tài. Phật học của ông được các bậc tôn túc công nhận là thâm uyên, cho nên ông đã được mời vào giảng dạy trong các Phật học đường Trúc Lâm và Tường Vân. Ông luôn luôn mặc lễ phục (áo tràng) và đảnh lễ chư tăng trước khi bước lên pháp tòa để giảng kinh cho họ. Lớp học ở Tường Vân là một lớp trung đẳng; trong thính chúng có nhiều bậc tỳ khưu học lực đã khá thâm hậu.Trong số những vị cư sĩ tham dự vào việc vận động thành lập hội An Nam Phật Học, ta thấy có Ưng Bàn, Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Khoa Tân, Viễn Đệ, Nguyễn Khoa Toàn, Ưng Bình, Bửu Bác, Trần Đăng Khoa, Lê Thanh Cảnh, Lê Quang Thiết, Trương Xướng, Tôn Thất Quyên, Nguyễn Xuân Tiêu, Hoàng Xuân Ba, Lê Bá Ý và Tôn Thất Tùng. Trong bước đầu, Lê Đình Thám đảm nhiệm chức vụ hội trưởng, nhưng ông không ngồi mãi ở địa vị đó. Các vị khác như Nguyễn Khoa Tân, Ưng Bàng v.v… cũng thay thế nhau là hội trưởng cho hội. Lê Đình Thám không những làm cái trục trung ương của hội mà còn là linh hồn của tạp chí Viên Âm nữa. Sở dĩ ông làm việc được một cách bền bỉ là tại vì ông có đủ đức khiêm nhượng. Ông làm một chất keo dính liền các phần tử khác biệt về tuổi tác và về nhận thức chính trị.Tuy con đường của ông là con đường ôn hòa, bản chất của ông không phải là bảo thủ. Anh ruột ông đã từng bị thực dân Pháp đầy lên Ba Mê Thuột và hạnh hạ đến nỗi phải tự sát ở đó vì đã tham dự vào việc khởi nghĩa của vua Duy Tân. Trong suốt thời gian 1916-1923 làm việc tại các bệnh viên Bình Thuận, Quy Nhơn và Tuy Hòa, ông thường bị nhà cầm quyền theo dõi. Ông đã tham dự vào việc tổ chức truy điệu chí sĩ Phan Châu Trinh tại Quảng Nam và đã bị thuyên chuyển đi Hà Tỉnh vào cuối năm 1926. Ông đã giúp hội An Nam Phật Học đạt được những nền tảng khá vững chãi cho cuộc phục hưng Phật giáo vào những năm sáu mươi sau này.Chữ “Học” trong danh từ An Nam Phật Học, theo ông còn có nghĩa là “Hành”. Tên chữ Pháp của hội, in trên bìa Viên Âm SEERBA, nghĩa làSociété d’Annam! Hội đã liên tiếp mời các thiền sư Giác Tiên (chùa Diệu Đế), Giác Nhiên (chùa Báo Quốc) vàTịnh Hạnh (chùa Tường Vân) làm chứng minh đạo sư cho hội đã có sự hậu thuẫn của cá bậc tôn túc ở các tổ đinh và sự cộng tác của các vị tăng ni xuất sắc thời đó như Mật Khế, Mật Nguyện, Đôn Hậu, Trí Độ, Trí Thủ, Mật Thể, Diệu Hương và Diệu Viên.VIỆT NAM PHẬT GIÁO SỬ LUẬN (tập 3)
Nguyễn Lang
Nhà Xuất Bản Văn Học - Hà Nội 1979
http://www.thuvienhoasen.org/vnphatgiaosuluan3-28.htm
_______________________________________
CƯ SĨ TÂM MINH LÊ ĐÌNH THÁM (1897 - 1969)
Trọn một đời vì đạo pháp và dân tộcCư sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám sanh năm Đinh Dậu (1897) tại làng Đồng Mỹ (Phú Mỹ), tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay là tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ông xuất thân trong một gia đình quyền quí nhiều đời làm quan. Thân sinh là Binh Bộ Thượng Thư Lê Đỉnh ở triều Tự Đức.Cùng với anh là Y sĩ Lê Đình Dương trực tiếp học chữ Nho với thân phụ. Cả hai anh em đều tỏ ra thông minh xuất chúng ngay từ thuở niên thiếu. Riêng ông từ nhỏ, đã tỏ ra là người có năng khiếu văn chương thi phú.Trong những năm theo học tại các trường tiểu học, trung học và đại học, ông đã chiếm được cảm tình cả thầy và bạn. Luôn luôn giành thứ vị thủ khoa trong các kỳ thi tốt nghiệp cuối cấp.Ông tốt nghiệp Y sĩ Đông Dương (đậu Thủ Khoa) tại Hà Nội năm 1916, và sau đó đậu Y khoa Bác sĩ năm 1930, ngạch Pháp quốc, tại Y khoa Đại học đường Hà Nội.Khi ra trường với danh hiệu Y sĩ, đúng lúc phong trào Duy Tân khởi nghĩa bị thất bại, bào huynh Y sĩ Lê Đình Dương bị Pháp tù đày tại Buôn Mê Thuột. Ông bị tình nghi và luôn bị theo dõi. Từ năm 1916 đến năm 1923, ông được bổ nhiệm và làm việc tại các bệnh viện Hội An, Bình Thuận, Sông Cầu, Qui Nhơn, Tuy Hòa. Chính trong thời gian này, ông nghiên cứu thêm về triết lý Đông phương như Khổng, Lão và Phật giáo... Năm 1926, ông phụ trách điều trị tại bệnh viện Hội An (Quảng Nam). Nhân một buổi viếng cảnh tại chùa Tam Thai tại Ngũ Hành Sơn, ông đọc được bài kệ của Tổ Huệ Năng ghi trên vách chùa :Bồ đề bổn vô thọ,
Minh cảnh diệc phi đài,
Bổn lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai.Đây là lần đầu tiên ông tiếp xúc với triết lý Phật giáo, bài kệ trên đã gieo vào tâm thức ông một ấn tượng sâu sắc về đạo Phật, mặc dầu thời điểm lúc ấy chưa cho phép ông đến gần với cửa thiền.Nhân cụ Phan Chu Trinh mất, được tin ấy ông và những người yêu nước khác, đã làm lễ truy điệu tại nơi đang làm việc, tỉnh Quảng Nam. Mật thám Pháp biết được nên chuyển ông ra làm việc ở Hà Tĩnh.Năm 1928, ông lại được thuyên chuyển về Huế, đảm trách Y sĩ trưởng Viện bào chế và vi trùng học Louis Pasteur, ông phát minh ra Sérum Normet. Chính năm này, ông mới lên chùa Trúc Lâm, cách kinh đô Huế khoảng 7 cây số ở sau đàn Nam Giao, để thỉnh tôn ý về bài kệ trên với Hòa thượng trụ trì là Ngài Giác Tiên. Sau khi hiểu thấu đáo bài kệ, ông đã thực sự chuyển hướng đời mình: Phát nguyện quy y Tam bảo, ăn trường trai từ đó và nghiên cứu học hỏi kinh điển Phật giáo để hoằng hóa giúp đời. Với chí nguyện như trên, ông được thọ tam quy ngũ giới với Hòa thượng Giác Tiên, pháp danh là Tâm Minh, pháp tự là Chiêu Hải.Năm 1929, ông thọ học thêm với Hòa thượng Phước Huệ chùa Thập Tháp, Bình Định. Hòa thượng chỉ đạo ông nghiên cứu các bài giảng của Ngài Thái Hư đại sư ở Trung Hoa về cách thức tổ chức Phật giáo, và suy nghĩ cải cách thế nào cho phù hợp với tình hình Phật giáo nước nhà. Ông đã đề đạt ý kiến của mình lên chư Hòa thượng Phước Huệ, Giác Tiên, Giác Nhiên, Tịnh Hạnh, Tịnh Khiết... và đã được các Ngài chấp thuận.Năm 1930, ông trở ra Hà Nội thi bằng Y khoa Bác sĩ ngạch Pháp. Khi trở về, ông vừa học Phật vừa làm ngành y mà vẫn vượt xa các bạn đồng học trong thời gian ấy.Năm 1932, Hội An Nam Phật Học ra đời, do các vị Hòa thượng và ông đứng ra chịu trách nhiệm gánh vác công cuộc hoằng dương chánh pháp. Trụ sở hội đầu tiên đặt ở chùa Trúc Lâm, sau đó là chùa Từ Đàm. Ông làm Hội trưởng và các Hòa thượng trong Ban Chứng minh là cố vấn cho Hội. Hội bắt đầu truyền đạo với nhiều hình thức:- Thuyết pháp mỗi nửa tháng cho tín đồ nghe tại chùa Từ Quang.
- Mở trường đào tạo tăng tài cho Giáo hội sau này.
- Mở thêm các chi hội để gánh vác trách nhiệm hoằng dương chánh pháp khắp các tỉnh.
- Thành lập Thanh Niên Đức Dục (Phật học).
- Xuất bản tờ báo Phật Giáo (Nguyệt san Viên Âm).
- Thiết lập các tòng lâm để chư tăng tu học, và đào tạo tăng tài.Từ năm 1930, bắt đầu xuất hiện những bài viết của ông trên tờ nguyệt san Viên Âm. Ông tự tay viết cả truyện ngắn (ký tên T.M), truyện dài (ký tên Châu Hải) và truyện hài hước (ký tên Ba Rảm).
Bác sĩ Tâm Minh tại Văn phòng
Ủy ban Bảo vệ Hòa bình Thế giới Việt Nam năm 1956 tại Hà NộiTừ năm 1934-1945 là những năm hoàn chỉnh các tổ chức của Phật giáo và hệ thống đào tạo tăng tài, các lớp Phật học cho thanh niên. Kết quả mà ông đã đóng góp được trong những năm tháng ấy, vẫn mãi mãi được ghi nhớ: Một thế hệ tăng sĩ tài ba đã nở rộ, làm nền tảng tuyên truyền phát huy chánh pháp, đoàn kết Tăng Ni và Phật tử, bảo vệ Phật giáo trước những khó khăn lúc bấy giờ. Chùa Từ Quang, nơi làm giảng đường bước đầu để tuyên dương chánh pháp cũng đã thấy bóng dáng của ông trong chiếc áo dài màu đen và chiếc khăn đóng tươm tất, thành kính đảnh lễ chư Tăng trước khi bước lên Pháp tòa để giảng kinh cho họ.Năm 1946, cuộc chiến tranh chống Pháp bùng nổ, dân chúng Huế tản cư, ông cùng gia đình di tản về Quảng Nam. Từ năm 1947 đến 1949 ông làm chủ Tịch Ủy ban Hành chánh Kháng chiến miền Nam Trung bộ. Tại Liên khu V của vùng kháng chiến, ông tập họp một số đoàn viên của đoàn Phật học Đức Dục có mặt trong vùng và thành lập tổ chức “Phật giáo và Dân chủ mới” tại Bồng Sơn - Bình Định, nghiên cứu việc tổng hợp giáo lý Phật giáo và triết học Mác-Lê Nin.Mùa hè năm 1949, ông tập kết ra Bắc. Sau đó được đề cử làm Chủ tịch phong trào vận động Hòa Bình thế giới. Năm 1956, ông và Hòa thượng Trí Độ tham dự phái đoàn sang dự đại hội Phật giáo Buddha Jayanti tại Ấn Độ.Năm 1961, toàn bộ kinh Lăng Nghiêm mà ông đã dày công phiên dịch và chú giải trong nhiều năm, đã được đăng tải trên báo Viên Âm trước đây được ông hoàn tất và xuất bản tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Sau đó, sách được gia đình ông tái bản lưu hành rộng rãi ở miền Nam.Trong những năm ở Bắc, ngoài ngày giờ làm việc cho nhà nước, ông đến chùa Quán Sứ để dịch kinh và giảng kinh, hướng dẫn việc tu học giúp nhà chùa. Kết quả của những năm tháng dày công quả vì đạo pháp và dân tộc ấy còn được thể hiện qua các kinh sách uyên thâm như:1. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
2. Luận Nhơn Minh
3. Đại Thừa Khởi Tín Luận
4. Bát Thúc Qui Củ tụng.
5. Phật Học thường thức.
6. Bát Nhã Tâm Kinh.
7. Lịch sử Phật giáo Việt Nam và Phật Tổ Thích Ca.
8. Tâm Minh - Lê Đình Thám tuyển tập (gồm 5 tập).Đời người là vô thường, ông đã ngộ lý ấy và đã bình thản ra đi ngày 23-4-1969 (nhằm 7-3 âl, năm Kỷ Dậu), sau khi đã đàm đạo lần cuối cùng với Hòa thượng Đôn Hậu, tại bệnh viện Việt - Xô, Hà Nội, thọ 73 tuổi và 42 năm phụng sự Tam Bảo.Như Kim (tổng hợp)
(Gíac Ngộ)
_____________________________________
TIỂU SỬ
BÁC SĨ TÂM MINH LÊ ĐÌNH THÁM
Điều Ngự Tử TÍN NGHĨA1. Thân Thế và Sự Nghiệp :Bác sĩ : Lê Đình Thám
Pháp danh : Tâm Minh
T ự : Châu Hải
Sanh năm Đinh Dậu (1897) tại Quảng Nam.Chánh quán làng Đông Mỹ (Phù Mỹ), tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Là thứ nam của cụ Đông các Đại học sĩ sung chức bộ Thượng thơ Lê Đỉnh (triều Tự Đức) và cụ kế mẫu Phan Thị Hiếu.Lúc nhỏ theo Nho học, thụ huấn trực tiếp với cụ Thượng thơ thân sinh ở nhà cùng với bào huynh Lê Đình Dương.(Lê Đình Dương là nhà Cách mạng, tham gia Việt Nam Quang Phục hội cùng với cụ Trần Cao Vân, Thái Phiên, Phan Thành Tài. Phụ trách lãnh đạo phong trào Duy Tân khởi nghĩa tại Nam Ngãi. Bị bắt tại Ban Mê Thuộc năm 1926. Không chịu để bị tra tấn, không chịu tủi nhục trước công sứ thực dân Sabatier, nên đã dùng độc dược Cyanure de Mercure để tự vẫn năm 1919, thọ 26 tuổi . Ông đã tốt nghiệp Á khôi Đông Dương Y sĩ khóa đầu tiên năm 1915, tại trường Cao đẳng Y khoa Đông Dương – Hà Nội).Tuy tuổi nhỏ, cả hai vị tỏ ra thông đạt kinh sách, văn bài thi phú. Ứng đối nhanh nhẹn. Nổi tiếng là thần đồng.Lớn lên theo Tây học. Thông minh xuất chúng nên luôn luôn dẫn đầu lớp. Được thầy yêu bạn quý từ cấp Tiểu học cho đến Đại học. Cụ đỗ Thủ khoa Đông Dương Hà Nội và Y khoa Bác sĩ ngạch Pháp quốc năm 1930 tại Y khoa Đại học đường Hà Nội./span>Ra trường nhằm phong trào Duy Tân khởi nghĩa thất bại, bào huynh thì bị bắt đày lên Ban Mê Thuộc. Cụ bị Pháp theo dõi gắt gao. Trong thời gian phục vụ tại bệnh viện Bình Thuận, Song Cầu, Qui Nhơn, Tuy Hòa (1915-1923), ngoài công tác chuyên môn, cụ chỉ lo học hỏi và nghiên cứu thêm Nho, Y, Lý và Số.Năm 1926, về phụ trách Y sĩ điều trị tại bệnh viện Hội An, trong dịp viếng thăm chùa Tam Thai (Ngũ Hành Sơn), tại Non Nước, Đà Nẵng. Khi đọc đến bài kệ sau đây, ghi chú trên vách, cụ liền chú ý đến Phật giáo :Bồ đề bổn vô thọ,
Minh cảnh diệt phi đài,
Bổn lai vô nhứt vật,
Hà xứ nhạ trần ai ?Tiếp đó, cụ được tin nhà cách mạng Phan Chu Trinh từ trần ở Sài Gòn, cụ cùng một số thân hào nhân sĩ và công chức trí thức Quảng Nam tổ chức lễ truy điệu rất trọng thể và cùng thọ tang cụ Phan. Một tháng sau bị đổi đi Hà TĩnhNăm 1926, được về Huế làm Y sĩ trưởng tại viện bào chế và vi trùng học Pasteur; cọng tác với Bác sĩ Mormet, Giám đốc Y tế Trung Phần, đã phát minh ra Sérum Mormet, được Y giới Pháp Việt trọng vọng.Cuối năm ấy, cụ lên Trúc Lâm thọ giáo với tổ Giác Tiên về tham nghĩa của bài kệ ở chùa Tam Thai, rồi phát tâm cùng Thượng tọa Mật Khế nghiên cứu giáo lý, học hỏi kinh điển, tụng kinh niệm Phật và phát nguyện trường trai, phát nguyện quy y, thọ Ưu bà Tắc giới và có Pháp danh Tâm Minh từ đó.Năm 1929-1932, sau hai năm thọ giáo với Hòa thượng Phước Huệ, đồng thời chịu ảnh hưởng của cuộc trùng hưng Phật giáo Trung Hoa của ngài Thái Hư Đại sư qua sách báo Hải triều âm; cụ vâng lời Hòa thượng Phước Huệ, Giác Tiên, Giác Nhiên, Tịnh Hạnh và Tịnh Khiết đứng ra triệu tập 18 vị đồng sự pháp lữ thảo điều lệ thành lập hội An Nam Phật Học, đặt trụ sở tại chùa Trúc Lâm, cụ làm Hội trưởng dưới sự chứng minh của quý Hòa thượng nói trên. Cụ bắt đầu thuyết pháp tại chùa Từ Quang. Giảng kinh luận tại tư thất cho một số tín hữu nhiệt tâm cầu đạo(Thượng tọa Giải Ngạn, Thượng tọa Minh Châu, Sư bà Diệu Không, lúc nầy chưa xuất gia, đều được theo họ khóa nầy).Năm 1933, phụ trách Y sĩ Giám đốc Bài lao Huế, cụ là một danh y uy tín nhất đế đô.2. Về Phật Học :Khởi công trùng tu tổ đình Từ Đàm làm trụ sở Trung ương cho hội.Cử hành Đại lễ Phật Đản đầu tiên vô cùng trọng thể ở chùa Diệu Đế, gây ảnh hưởng lớn lao đến mọi giới.Chủ trương xuất bản Nguyệt san Viên Âm, cơ quan ngôn luận và truyền bá giáo lý của hội. Cụ làm chủ nhiệm kiêm chủ bút của Nguyệt san.Thiết lập cơ sở đào tạo Tăng tài: Cấp Trung, Tiểu học tại Bảo Quốc, Pháp sư Trí Độ làm Đốc giáo.(Quý Hòa thượng Thiện Hoa, Thiện Hòa, Thiện Siêu, Thiện Minh, Trí Quang, Trí Tịnh, Nhật Liên, … đều xuất thân tại trường nầy).Cất Đại học tại Tây Thiên do chính cụ trực tiếp giảng diễn về Luận học, triết Đông và Tây.(Quý Hòa thượng Đôn Hậu, Trí Thủ, Mật Nguyện, Mật Hiển, Mật Thể,… đều xuất thân từ trường nầy).Xúc tiến thành lập các tỉnh hội, chi hội, việc báo chí, việc Phật học viện rất bề bộn, nhưng, cụ không bao giờ xao lãng sự học, sự tu và trường sở mà cụ đã phụ trách giảng diễn giáo pháp. Cụ có một lối diễn giảng đặc biệt nên bất cứ trình độ nào, bất cứ hạng người nào cũng đều thu thập có kết quả.Xứng đáng là một vị Pháp sư cư sĩ vừa Tông thông vừa Thuyết, khéo đưa Phật pháp ra giữa ánh sáng như đưa viên ngọc quý ra khỏi những thế tục vô minh che lấp.Mùa đông năm Bính Tý (1936), tổ giác Tiên viên tịch . Cụ ý thức được trách nhiệm hoằng dương chánh pháp và duy trì sinh hoạt giáo hội, nên trong lời ai điếu bổn sư, cụ đã phát nguyện dõng mãnh như sau:Kiến tướng nguyện vọng, kiến tánh nguyên chơn, viên giác diệu tâm ninh hữu ngã,
Chúc pháp linh truyền, chúc sanh linh độ, thừ đương di huấn khởi vô nhơn.Nghĩa là:Tướng các pháp tuy vọng, tánh các pháp vốn chơn, Hòa thượng đâu có mất còn,
Chánh pháp cần phải truyền, chúng sinh cần phải độ, di huấn ấy (con) xin gánh vác.Năm 1935, để thích ứng với nhu cầu của hội, bản điều lệ của hội được điều chỉnh qua quyết định của Đại hội đồng. Một ban Tổng trị sự được thiết lập tại Huế, trực tiếp điều hành các tỉnh hội và năm nào cụ cũng được hội tín nhiệm trong chức vụ Hội trưởng hoặc cố vấn để điều hành Phật sự.Cũng mùa Thu năm ấy, cụ dời nhà lên số 51 đường Nguyễn Hoàng (dốc Bến Ngự) để dễ dàng tiếp tục giảng kinh, viết báo, quy tụ thanh niên Phật tử trí thức thành lập đoàn thanh niên Học Phật Đức Dục. Sáng lập gia đình Phật hóa Phổ (tiền thân của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam bây giờ), nhằm duy trì đạo đức, xây dựng chánh tín cho đàn hậu thế.Ngoài ra, sau nhiều năm kinh sách, theo gương Phật giáo Trung Hoa, cụ nghiên cứu kế hoạch, vận động phương tiện quyết tâm xây dựng nền móng vĩnh cửu cho cơ sở đào tạo Tăng tài.Năm 1944, cụ sắp xếp chương trình để di chuyển Phật học viện lên Kim Sơn. Thành lập Tòng lâm Kim Sơn Huế. Thời cuộc không cho phép, công tác tạm ngưng sau hai năm sinh hoạt.Năm 1945, cuộc đảo chánh Nhật, chánh phủ Trần Trọng Kim mời giữ chức Giám đốc Y tế Trung phần kiêm Giám đốc Bậnh viện Huế.Năm 1946, chiến cuộc bùng nổ, dân chúng Huế tản cư. Cụ đưa gia đình về lại Quảng Nam. Tham gia kháng chiến chống Pháp.Năm 1947-1949, làm Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Kháng chiến miền Nam Trung bộ tại Liên khu Năm.Mùa hạ năm 1949, được điện mời đi Bắc, đề bạt làm Chủ tịch Phong trào Hòa bình Thế giới.Mặc dầu tình thế đảo điên, nhân tâm điên đảo, nhưng cụ vẫn an nhiên diễn giảng, phiên dịch Phật pháp. Cuối cùng bộ Thủ Lăng Nghiêm cũng được dịch và xuất bản năm 1961 tại chùa Quán Sứ - Hà Nội.Cụ từ trần ngày 23 tháng 04 năm 1969 (tức ngày mồng Bảy tháng Ba năm Kỷ Dậu) tại Hà Nội, hưởng thọ 73 tuổi.http://www.todinhtudamhaingoai.net/truclam/truclam/subacsiledinhtham.html
_____________________________
Cư sĩ Tâm Minh
LÊ ĐÌNH THÁMNếu có dịp về Huế thăm lại tổ đình Từ Đàm, ngôi chùa lịch sử, cái nôi của Phật giáo miền Trung, chắc hẳn lòng chúng ta sẽ rung động trước hình tượng một cư sĩ được tôn trí trong sân chùa Từ Đàm, hình tượng Bác Tâm Minh Lê Đình Thám. Đó là tình cảm của Phật tử miền Trung cũng như Phật tử cả nước dành cho Bác - Một vị đã khởi xướng và thành tựu Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo miền Trung có ảnh hưởng đến Phật giáo cả nước.Riêng về Gia Đình Phật Tử Việt Nam, Bác là người chủ xướng công cuộc giáo dục thanh thiếu nhi Phật giáo mở đầu là Đoàn Phật Học Đức Dục, sau đó là Gia Đình Phật Hóa Phổ, tiền thân của Gia Đình Phật Tử Việt nam ngày nay.Hôm nay, khi học bài nầy chúng ta nhìn lại thật rõ cuộc đời của Bác, tâm nguyện và công hạnh của Bác, những viên đá đầu tiên, những viên đá vững chắc cho ngôi nhà Phật giáo Việt Nam.I.- THÂN THẾ :Bác Lê Đình Thám tự là Châu Hải sanh năm Đinh Dậu 1897 tại làng Đồng Mỹ (Phú Mỹ), tổng Phú Khương, Phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong một gia đình nho phong. Thân phụ là Lê Đĩnh làm quan dưới triều Tự Đức với chức Đông Các Đại Học Sĩ sung chức Binh Bộ Thượng Thư và mẹ là cụ bà Phan Thị Hiệu (kế thất).Đương thời : Thời thơ ấu bác cùng người anh là Lê Đình Dương (sau này là Đông Dương Y Sĩ) cả hai đã trực tiếp học chữ Hán với thân phụ, cả hai đều thông minh xuất chúng ngay từ thuở còn thơ. Lớn lên cả hai đều học tại các trường Pháp Việt. Trong những năm còn là học sinh hay sinh viên, Bác đã được tình cảm của cả thầy lẫn bạn và luôn luôn giành vị thứ hàng đầu trong các kỳ thi tốt nghiệp hoặc cuối cấp.II.- SỰ NGHIỆP :1.- Thế nghiệp :Bác tốt nghiệp thủ khoa Đông Dương Y Sĩ khóa 1916 tại trường Cao đẳng Y khoa Đông Dương Hà Nội và Y khoa bác sĩ ngạch Pháp quốc khóa năm 1930 tại Y khoa Đại học đường Hà Nội. Ra trường vào lúc phong trào Duy Tân khởi nghĩa bị thất bại, bào huynh là Đông Dương Y sĩ Lê Đình Dương bị bắt đày lên Ban Mê Thuộc và chết tại đó. Còn Bác thì bị tình nghi theo dõi, trong suốt thời gian phục vụ tại các bệnh viện : Bình thuận, Sông cầu, Qui nhơn, Tuy hòa, Hội an (1916-1926), ngoài công tác chuyên môn, Bác chăm lo học hỏi và nghiên cứu thêm về : Nho, Lão, Phật . . . Năm 1926 phụ trách tại bệnh viện Hội An trong một dịp viếng chùa Non nước, sau những bước thấp bước cao lên từng cấp đá trong khung cảnh kỳ ảo và hùng vĩ của Ngũ Hành Sơn rộng mở, trong bầu không khí mờ ảo của một cái động mang tên Huyền Không, vào động thì có 4 câu thơ đập vào mắt Bác :"Bồ Đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệc phí đài
Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai"Cái chơn không huyền diệu làm sao, tâm hồn mẫn tiệp của Bác đã rung động trước bốn câu kệ bất hủ của Lục Tổ Huệ Năng. Giây phút gặp gở kỳ thú đầu tiên của Bác và Huệ Năng, chẳng khác nào cái sát na thời gian của người gánh củi Tân châu lặng nghe :"Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm" trước một khách điếm năm nào.Tiếp đó được tin nhà cách mạng Phan Chu Trinh từ trần tại Sài Gòn. Bác cùng một số thân hào nhân sĩ, công chức, trí thức Quảng Nam tổ chức lễ truy điệu trọng thể và thọ tang cụ Phan. Một tháng sau Bác được lệnh đổi đi Hà Tĩnh. Năm 1926 được thuyên chuyển về làm Y sĩ trưởng tại viện bào chế và vi trùng học Pasteur, cọâng tác với Bác sĩ Normet, Giám đốc y tế Trung phần phát minh ra : "Sérum - Normet", được Y giới Pháp Việt đương thời rất trọng vọng. Năm 1933 phụ trách Y sĩ Giám đốc Bệnh viện Bài lao Huế, Bác là một danh y uy tín nhất tại Đế đô.Năm 1945 sau cuộc đảo chánh Nhật, chính phủ Trần Trọng Kim mời Bác giữ chức vụ Giám đốc Y tế Trung phần, kiêm Giám đốc Bệnh viện Huế.2.- Đạo nghiệp :Cũng năm ấy Bác lên chùa Trúc Lâm gặp Hòa Thượng Giác Tiên để thỉnh giáo về thâm nghĩa của hai mươi chữ ngắn ngủi đã khắc sâu vào tâm Bác như một công án thiền sư. Cuộc hội ngộ đã khiến bác đê đầu quy y với Phật, với Pháp, với Tăng, mà Hòa thượng Giác Tiên chùa Trúc Lâm là Bổn sư, với pháp danh Tâm Minh rất xứng hợp với tấm lòng trong sáng của Bác.Năm 1929 - 1932 ba năm liềân thọ giáo với Hòa thượng Phước Huệ một nhà Phật học uyên thâm tại chùa Thập Tháp Bình Địnhä. Tiếp cận với các nhà thiện tri thức thời bấy giờ. Bác cũng đã tiếp cận với phong trào chấn hưng Phật giáo Châu Á do Ngài Thái Hư đại Sư khởi xứơng ở Trung Hoa qua tạp chí "Hải Triều Ââm", Bác lại giật mình trước tình trạng : Phật giáo Việt nam đang ngủ mê sau các thời kỳ hưng thịnh : Đinh , Lê, Lý, Trần. Quý vị Hòa thượng nhận thấy nơi Bác một đệ tử nhiệt thành, một đệ tử đáng tin cậy, một đệ tử có căn cơ mẫn thiệp để giao phó trách nhiệm, Bác sẵn sàng nhận lãnh y chỉ của các Hòa thượng : Phước Huệ, Giác Tiên, Giác Nhiên, Tịnh Hạnh, Tịnh Khiết, đứng ra triệu tập 18 vị họp Hội đồng dự thảo điều lệ xin thành lập Hội An Nam Phật Học, đặt trụ sở đầu tiên tại chùa Trúc Lâm do Bác làm Hội trưởng dưới sự chứng minh sáng lập của quý Hòa thượng nói trên và Bác bắt đầu thuyết pháp tại các chùa Từ Quang, Trúc Lâm, Tây Thiên, Từ Đàm, Diệu Đế giảng kinh luận tại tư thất cho một số tín hửu nhiệt tâm cầu đạo (Quý Hòa thượng Giải Ngạn, Sư Bà Diệu Không, Hòa Thuợng Minh Châu lúc chưa xuất gia đều được nối tiếp đào tạo trong các khóa giảng nầy).Về Phật sự : Khởi công trùng tu chùa Từ Đàm trụ sở trung ương của Hội.Lễ Phật Đãn đầu tiên được cử hành vô cùng trọng thể tại chùa Diệu Đế gây ảnh hưởng lớn lao trong mọi giới.Chủ trương xuất bản nguyệt san Viên Âm cơ quan ngôn luận và truyền bá giáo lý của Hội do Bác chủ nhiệm kiêm chủ bút.Thiết lập cơ sở đào tạo tăng tài : Cấp Trung Tiểu học tại chùa Bảo Quốc do Hòa Thượng Trí Độ làm Đốc giáo (quý Hòa thượng Thiện Hòa, Thiện Hoa, Thiện Siêu, Trí Quang, Thiện Minh, Trí Tịnh, Nhật Liên đều xuất thân tại trường nầy). Cấp Đại học tại chùa Tây Thiên do chính Bác phụ trách giảng dạy về luận học và triết học, Đông Tây (quý Hòa thượng Đôn Hậu, Trí Thủ, Mật Hiển, Mật Nguyện, Mật Thể đều xuất thân tại trường nầy).Xúc tiến thành lập các Tỉnh hội, chi hội, khuông hội khắp nơi tại Trung phần, mở đầu là Tỉnh hội Thừa Thiên, Đà Nẵng, Quảng Nam . . .Năm 1934 tuy việc chuyên môn, việc Hội, việc báo chí, việc Phật học viện rất bề bộn nhưng Bác không bao giờ xao lãng sự học, sự tu và sở trường của bác là giảng diễn Phật pháp, chính nhờ lối giải thích, trình bày Phật pháp một cách sáng sủa, hợp căn cơ của Bác mà một số đông, cựu học cùng tân học, bình dân cũng như trí thức đã hiểu đạo Phật rất mau chóng và đúng đắn, Bác thật xứng đáng là một vị Pháp sư cư sĩ, vừa tạng thông, vừa thuyết thông khéo đưa Phật pháp ra giữa ánh sáng như đưa viên ngọc quý ra khỏi thế lực vô minh đang vùi lấp.Mùa Đông 1934 Hòa thượng Giác Tiên viên tịch, ý thức được trách nhiệm hoằng dương Chánh pháp và duy trì sinh hoạt Giáo hội, nên trong lời ai điếu Hòa Thượng bổn sư, Bác đã phát nguyện dõng mãnh như sau :• Kiến tướng nguyện vọng, kiến tánh nguyên chơn,viên giác diệu tâm ninh hữu ngã.
• Chánh pháp linh truyền, chúng sanh linh độ, thừa dương di huấn khởi vô nhân.Dịch : Tướng các pháp tuy vọng, tánh các pháp vốn chơn. Hòa thượng đâu có mất, Chánh pháp cần phải truyền, chúng sanh cần phải độ, lời di huấn đó con xin nguyện gánh vác.Năm 1935 để thích ứng với nhu cầu tiến triển của Hội, bản điều lệ của Hội được tu chỉnh qua quyết nghị của Đại Hội Đồng một Ban Tổng trị sự được thành lập tại Huế, trực tiếp điều hành các Tỉnh hội và năm nào Bác cũng được Đại hội tín nhiệm công cử vào chức vụ Hội trưởng hoặc Cố vấn để điều hành Phật sự chung.Hội đặt trụ sở tại chùa Trúc Lâm, những Tỉnh hội, chi hội, khuông hội theo gương Tỉnh hội Thừa Thiên tổ chức nhanh chóng nhiều nơi ngoài sự tưởng tượng và mong ước của các vị Hòa thượng và giáo phẩm Phật giáo. Một Ban Tổng trị sự được hình thành để điều hành công việc. Bác lại đứng ra vận động trùng tu tổ đình Từ Đàm để làm trụ sở hoạt động của Hội.Mùa thu năm ấy (1935), bác quy tụ một số thanh niên Phât tử trí thức thành lập Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục, sáng lập Gia Đình Phật Hóa Phổ, tiền thân của Gia Đình PhậtTử ngày nay, nhằm duy trì đào tạo xây dựng chánh tín cho đàn hậu thế.Tạp chí Viên Âm "tiếng nói tròn đầy" đã đi rất nhanh, không chỉ ở trong nước khắp ba miền Trung, Nam, Bắc mà còn lan rộng ra nước ngoài, ngày nay lật lại từng trang Viên âm cũ kỷ nhiều người đã sửng sốt trước những bài giảng, trước những bài luận thuyết sâu sắc kể cả phần văn chương lẫn phần nội dung. Công đức này quả thật là vĩ đại khi chúng ta nhìn bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội, kỹ thuật 60 năm về trước của đất nước Việt Nam lạc hậu và bị trị nầy.Song song với Viên Âm cơ quan ngôn luận hoằng dương chánh pháp, một công trình vĩ đại khác đã thực hiện với tất cả tâm huyết và nổ lực phi thường. Đó là công việc đào tạo tăng tài, đào luyện những vị giảng sư, những vị trụ trì, những tăng sĩ chuyên ngành giáo dục để giữ giềng mối và phát triển Hội. Chùa Bảo Quốc, Chùa Tây Thiên, chùa Diệu Đức trở thành những Phật học đường, những trường Đại học Phật giáo. Những học tăng đầu tiên của Trung học Phật giáo đã tạo dựng sự nghiệp Phật giáo đầu tiên như thế nào trong mấy mươi năm nay cũng đủ cho chúng ta thấy kết quả to lớn Phật học đường, về phần cư sĩ thì có Đinh văn Nam (tức HT Minh Châu) bà Cao Xuân Sang (tức Sư bà Diệu Không), Võ đình Cường, Đinh văn Vinh, Nguyễn hữu Quán, Phạm hữu Bình, những thanh niên ưu tú sau khi nghe những bài pháp của Bác đã đến với Đoàn Phật Học Đức Dục. Chùa có, thầy có, cơ quan đào tạo tăng tài có, hội hữu càng ngày càng đông, tín đồ càng ngày càng nhiều, bác đã nghĩ đến công cuộc tiếp dẫn hậu lai.Năm 1938, trong kỳ Tổng Hội đồng chính thức đầu tiên Hội An nam Phật học ngày 14 tháng 8, Bác đã dõng dạc gióng lên tiếng chuông :"Không có gì thành tựu vững bền nào lại không nhắm đến hàng ngũ Thanh Thiếu niên. Họ là những người tiếp nối chúng ta trong ngày mai. . ."Rõ ràng tâm niệm của Bác không khác gì nhân duyên thứ 10 của Ngài Thật Hiền trong Phát Bồ Đề tâm văn. Và đó cũng là đại nguyện thứ hai của Hoàng hậuThắng Man Đại Phương Quảng. Điều nầy đã được ghi trong diễn văn bế mạc hội nghị tuờng trình sinh hoạt của Hội, điều mà Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam không thể không biết đến. Nếu cần có một văn kiện nào để chứ`ng minh sự có mặt của chúng ta trong cọâng đồng Giáo hội thì đó cũng là cơ sở của một văn kiện lập quy mà Bác Lê Đình Thám đã để lại cho chúng ta như một lời di huấn.Ngoài ra theo gương Phật giáo Trung Hoa qua nhiều năm nghiên cứu kế hoạch và vận động phương tiện, quyết tâm xây dựng nền móng vĩnh cửu cho cơ sở đào tạo Tăng.Tới năm 1944 Bác sắp xếp di chuyển các Phật học viện lên thiết trí tại Kim sơn, thành lập Tòng lâm Kim Sơn (Huế) nhưng thời cuộc không cho phép công tác đành tạm ngưng sau hai năm hoạt động.Nhờ công đức của Bác vừa tài thí, vừa pháp thí mà duy trì được nguyệt san Viên Âm, Hội An Nam Phật Học và Phật Học Viện đã vượt qua mọi thăng trầm vất vả, mọi chướng ngại thế gian, gây được một thanh thế lớn giữa phong trào phục hưng Phật giáo, phục hưng văn hóa dân tộc, kích động Phật giáo Nam, Bắc đưa Phật giáo nước ta từ chỗ quên lãng đến địa vị như ngày nay.III.- TINH THẦN PHỤC VỤ ĐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC
TRONG QUẢNG ĐỜI CUỐI CÙNG CỦA BÁCMùa Đông 1946 chiến tranh chống Pháp giành độc lập bùng nổ, dân chúng Huế tản cư, Bác cùng gia đình cũng tản cư về nguyên quán Quảng Nam. Đáp lời kêu gọi củ non sông, Bác tham gia kháng chiến liên khu V. Với tinh thần phục vụ Dân tộc, phục vụ Đạo pháp, trong lúc tham gia kháng chiến Bác cũng vận động quy tụ một số Phật tử củ để thành lập phong trào "Phật giáo và dân chủ mới" tại Bồng sơn Bình Định.Mấy năm sau, năm 1949 mùa hạ, bác được điện mời ra Hà Nội. Bác lãnh trách nhiệm Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam và ủy viên Hội đồng Hòa bình thế giới. Môi trường mới, xã hội mới, nhân tâm cũng đổi mới, nhưng tâm nguyện của Bác không thay đổi, bác tiếp tục diễn giảng, phiên dịch Phật pháp và hoàn thành Bộ kinh Thủ Lăng Nghiêm đã bỏ dỡ trong các tập san Viên âm trước khi tản cư.Năm 1961 việc phiên dịch thành tựu và Thủ Lăng Nghiêm kinh được in ra vào mùa xuân năm ấy (năm Tân Sửu) tại chùa Quán Sứ Hà Nội.Sau khi kinh Lăng Nghiêm được ấn hành thì Bác chuyên tham thiền, trì kinh niệm Phật. Trước ngày thị tịch Bác đã mời Hòa thượng Đôn Hậu đến để ôn lại những hoạt động cũ, rồi yêu cầu hòa Thượng thuyết một thời kinh. Hòa thượng đã nói về Vô thường, Vô ngã. Sau đó Bác đã thị tịch một cách bình thản.Bác đã vĩnh viễn ra đi ngày 07 tháng 3 năm Kỷ Dậu (tức ngày 23.4.1969) để lại những công trình lớn lao đối với Phật giáo Việt Nam và đối với nền giáo dục Thanh Thiếu Nhi.IV.- THAY PHẦN KẾT LUẬNĐể thay phần kết luận, chúng ta hãy lắng lòng tỉnh tâm tưởng niệm Bác (tất cả yên lặng theo dõi hơi thở - Giảng viên đọc lại đoạn sau đây rất thong thả) : Kính thưa Bác, chắc Bác đâu có ngờ rằng lời phát biểu về giáo dục Thanh thiếu niên vang dội từ chùa Từ Đàm năm, 1938, chúng con tiếp nhận như một di huấn thiêng liêng. Ngọn đèn tâm của Bác được thắp sáng và truyền tiếp cho ngọn đèn tâm của chúng con, mỗi lần đứng trước di ảnh của Bác, thành tâm đãnh lễ Bác, ngọn đèn tâm của chúng con lại bùng cháy lên, chúng con nguyện sẽ là những ngọn Vô tận đăng tiếp nối, cho dù phải tiếp tục đối đầu với bảo táp mưa sa, với những cơn gió lốc hải hùng của thời đại, xin Bác chứng minh.(Vườn Lam)
(http://www.vuonlam.us/B_GiaDinhPhatTu/B4_SuLieu/BacTamMinhLeDinhTham.htm)________________________________
Cư sĩ TÂM MINH LÊ ĐÌNH THÁM
Ông Lê Đình Thám sinh năm Đinh Dậu (1897) tại làng Đô Mỹ (Phú Mỹ), tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông xuất thân trong một gia đình quyền quý có nhiều đời làm quan mà thân sinh chính là Binh bộ Thượng thư Lê Đỉnh ở triều Tự Đức.
Cùng với người anh là Lê Đình Dương, ông trực tiếp học chữ Nho với thân phụ. Cả hai anh em đều tỏ ra thông minh xuất chúng ngay từ thuở niên thiếu. Trong những năm theo học tại các trường tiểu học, trung học, ông đã luôn chiếm được cảm tình cả thầy và bạn. Luôn luôn giành thứ vị thủ khoa trong các kỳ thi tốt nghiệp cuối cấp.Năm 1916, Lê Đình Thám tốt nghiệp Y sĩ Đông Dương (đậu Thủ khoa) tại Hà Nội. Sau khi ra trường, cùng lúc phong trào Duy Tân khởi nghĩa bị thất bại, người anh Lê Đình Dương bị giặc Pháp bỏ tù ở Buôn Mê Thuột. Ông cũng bị tình nghi và luôn bị mật thám theo dõi. Từ năm 1916 đến năm 1923, ông Lê Đình Thám được bổ nhiệm làm việc tại các bệnh viện Hội An, Bình Thuận, Sông Cầu, Quy Nhơn, Tuy Hòa. Thời gian này, ông đã bỏ công nghiên cứu thêm về chí nguyện và được thọ tam quy ngũ giới với Hòa thượng Giác Tiên, pháp danh là Tâm Minh, pháp tự Chiêu Hải. Sang năm 1930, ông Lê Đình Thám quay trở ra Hà Nội thi lấy bằng Y khoa Bác sĩ. Khi trở về, ông vừa học Phật vừa làm ngành y mà vẫn vượt xa các bạn đồng học trong thời gian ấy. Đến năm 1932, Hội An Nam Phật Học ra đời, do các vị hòa thượng và bản thân ông đứng ra chịu trách nhiệm gánh vác công cuộc hoằng dương chánh pháp. Trụ sở hội đầu tiên đặt ở chùa Trúc Lâm, sau đó là chùa Từ Đàm mà ông làm Hội trưởng. Thời gian này trở đi, người ta thấy bắt đầu xuất hiện những bài báo viết của ông trên tờ nguyệt san Viên Âm. Trong đó ông còn viết cả truyện ngắn (ký tên T.M), truyện dài (ký tên Châu Hải) và truyện hài hước (ký tên Ba Rảm).Năm 1946, cuộc chiến tranh chống Pháp bùng nổ, dân chúng Huế tản cư, ông cũng cùng gia đình di tản về Quảng Nam. Từ năm 1947-1949, ông làm Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Kháng chiến miền Nam Trung bộ. Tại liên khu V của vùng kháng chiến, ông đã tập hợp một số đoàn viên của đoàn Phật học Đức dục có mặt trong vùng và thành lập tổ chức Phật giáo Dân chủ mới tại Bồng Sơn, Bình Định, chuyên nghiên cứu việc tổng hợp giáo lý Phật giáo và triết học Mác - Lê-nin. Vào mùa hè năm 1949, ông Lê Đình Thám tập kết ra Bắc, sau đó ông được đề cử làm Chủ tịch Phong trào Vận động Hòa bình Thế giới. Năm 1956, ông và Hòa thượng Trí Độ được cử tham dự phái đoàn sang dự Đại hội Phật giáo Buddha Jayanti tại Ấn Độ.Năm 1961, toàn bộ kinh Lăng Nghiêm mà ông Lê Đình Thám đã dày công phiên dịch và chú giải trong nhiều năm, đã được đăng trên báo Viên Âm và xuất bản tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Sau đó, sách còn được tái bản lưu hành rộng rãi ở miền Nam. Trong những năm sống ở miền Bắc, ngoài ngày giờ làm việc cho Nhà nước, ông thường tìm đến chùa Quán Sứ để dịch kinh và giảng kinh, hướng dẫn việc tu học giúp các nhà chùa. Kết quả của những năm tháng dày công quả vì đạo pháp và dân tộc ấy còn được thể hiện qua các kinh sách uyên thâm như: Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Luận Nhân Minh, Đại Thừa Khởi Tín Luận, Bát Thúc Qui Củ tụng, Phật Học thường thức, Bát Nhã Tâm Kinh, Lịch sử Phật giáo Việt Nam và Phật Tổ Thích Ca, Tâm Minh-Lê Đình Thám tuyển tập ( gồm 5 tập).Ông Lê Đình Thám qua đời vào ngày 23-4-1969 tại Bệnh viện Việt - Xô, Hà Nội, hưởng thọ 73 tuổi và 42 năm phụng sự Tam Bảo. Là một nhà sư kiêm nhà khoa học và tri thức gia trong giai đoạn chấn hưng Phật giáo giữa thế kỷ XX, Cư sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám quả là bậc tiền bối với nhiều công lao sáng chói. Ông đã vượt qua những ranh giới hình thức để tựu thành đạo nghiệp cao quý cho hàng hậu tấn ngưỡng vọng cho dù xuất gia hay tại gia...TRUNG NGUYÊN
(http://www.baobinhduong.org.vn/detail.aspx?Item=2829)
___________________________________
Tưởng nhớ
Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám
NGƯỜI TRÍ THỨC PHẬT TỬ ƯU TÚ THẾ KỶ XX
NGƯỜI SÁNG LẬP GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM
Trong sự nghiệp chấn hưng Phật giáo nước nhà, tại miền Trung, vào những năm của thập kỷ 1930, bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám là người đã cống hiến nhiều công lao xuất sắc, đưa Phật giáo miền Trung phát triển vững chắc và sâu rộng.Để ghi nhớ những công lao của một cư sĩ ưu tú của Phật giáo, chư vị Tôn Đức Giáo phẩm Thừa Thiên-Huế đã tạc một bức tượng bán thân cư sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám trong khuôn viên Tổ đình Từ Đàm, Huế. Có thể nói đây là vị Cư sĩ duy nhất từ trước đến nay có vinh hạnh lớn được chư vị Tôn Đức quý mến và dựng tượng tưởng niệm.Cư sĩ Tâm Minh không chỉ đã cống hiến nhiều công lao chấn hưng Phật giáo nước nhà, mà còn là người tiên phong sáng lập các tổ chức giáo dục Thanh, Thiếu niên Phật giáo, nhờ vậy Gia đình Phật tử có nhân duyên ra đời và phát triển như ngày hôm nay.Bác sĩ Lê Đình Thám sinh năm Đinh Dậu (1897) tại làng Đông Mỹ (Phú Mỹ), tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng nam, xuất thân trong một gia đình khoa bảng, vọng tộc; thân sinh là cụ ông Lê Đỉnh đã giữ chức Đông các điện Đại học sĩ (một chức lớn trong Triều) kiêm chức Binh bộ Thượng thư ( tương đương Bộ Trưởng Quốc phòng ngày nay) dưới triều Tự Đức; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Hiệu (kế thất); và người anh ruột là Lê Đình Dương, lớn hơn ba tuổi.Tuổi thiếu niênLúc nhỏ, bác sĩ cùng anh trực tiếp học chữ Hán với cụ thân sinh. Hai người tiếp thu rất nhanh, thông đạt kinh sách, làm được thi phú, nhưng bác sĩ Thám tỏ ra xuất sắc và nổi tiếng ở quê nhà.Thời kỳ đi học, từ cấp I đến Đại học, bác sĩ luôn đứng đầu lớp và chiếm giải Khôi nguyên trong tất cả các kỳ thi. Ông Lê Thanh Cảnh, bạn học của bác sĩ và là hội viên An Nam Phật học, có đăng bài viết trên tạp chí Quốc Học - Huế, kể lại câu chuyện: Lê Đình Thám đã giải một bài toán mà thầy dạy là ông Le Bris, người Pháp, không giải được, khiến ông này vô cùng thán phục và đã nhấc bổng trò Thám lên cao mà nói to: “Đây là thầy của tôi”. Cũng trong bài viết này, ông Lê Thanh Cảnh còn kể lại, bác sĩ Thám có một thiên năng nhớ bài rất nhanh, chỉ nhẩm qua hai lần là thuộc không sót một chữ.Tuy học hành xuất chúng nhưng cách cư xử của người học trò Lê Đình Thám với bạn bè cùng lớp rất chân tình, hòa ái, được thầy yêu, bạn mến.Đường đờiBác sĩ Lê Đình Thám tốt nghiệp Thủ khoa y sĩ Đông Dương tại Hà Nội năm 1916. Thời bấy giờ đó là ước mơ của bao người mong được công thành, danh toại để hưởng phú quý vinh hoa, nhưng đối với người thanh niên ấy hưởng thụ không phải là mục đích mà lại luôn trăn trở trước cảnh nước mất, nhà tan. Thực dân Pháp biết bác sĩ Thám xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước cho nên chúng rất chiếu cố đến bác sĩ, đã thuyên chuyển bác sĩ đi nhiều tỉnh như những cuộc lưu đày.Trong thời gian từ năm 1916 đến năm 1925, bác sĩ Thám thay đổi chỗ công tác các bệnh viện như Bình Thuận, Sông Cầu, Quy Nhơn, Tuy Hòa.- Năm 1926, bác sĩ lại bị đổi về Hội An, Quảng Nam, tại đây bác sĩ Lê Đình Thám cùng vớinhững người yêu nước khác đứng ra làm lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh. Vì lý do này, người Pháp lại đẩy bác sĩ ra tỉnh Hà Tĩnh.- Năm 1928, bác Thám mới được chuyển về Huế giữ chức Y sĩ trưởng Viện bào chế và Vi trùng học Pasteur.- Năm 1930, bác sĩ đỗ thêm bằng bác sĩ Y khoa ngạch Pháp quốc.- Năm 1933, làm Giám đốc bệnh viện Bài lao Huế.- Năm 1945, Chính phủ Trần Trọng Kim mời bác sĩ Thám giữ chức Giám đốc Y tế Trung phần kiêm Giám đốc Bệnh viện Huế.
- Mùa Đông năm 1946, bác sĩ về quê ở Quảng Nam tham gia kháng
chiến chống Pháp.- Năm 1947, bác sĩ Thám giữ chức Chủ tịch Ủy ban kháng chiến miền Nam Trung bộ tại Liên khu V.- Mùa hè năm 1949, bác sĩ được mời ra Bắc và được đề bạt giữ chức Chủ tịch Phong trào Vận động Hòa bình Thế giới của Việt Nam.Tinh thần phục vụ xã hộiBác sĩ Lê Đình Thám được bạn bè và những người đồng liêu đánh giá là người làm việc rất tận tụy, quên mình. Đối với các bệnh nhân, ông đối xử ân cần, bình đẳng, không phân biệt địa vị xã hội, người giàu, kẻ nghèo…Là một bác sĩ, bác Thám không ngừng trau dồi nghề nghiệp, đã cùng bác sĩ người Pháp, ông Normet, Giám đốc Y tế Trung kỳ, phát minh ra Sérum (dịch truyền) Normet cùng một số dược liệu khác được y giới Pháp-Việt thời đó rất trọng vọng.Năm 1933, trong thời gian giữ chức Giám đốc Bệnh viện Bài lao Huế, bác sĩ Thám đã làm việc hết sức tận tình, nổi tiếng là một danh y chẩn đoán và điều trị giỏi.Cơ duyên đến với đạo PhậtCác tài liệu viết về tiểu sử của bác sĩ Lê Đình Thám đều có đề cập đến giai thoại về cơ duyên bác sĩ đến với Đạo Phật. Vào thời gian làm việc tại bệnh viện Hội An năm 1926, khi đi tham quan thắng cảnh chùa Tam Thai (thường gọi là chùa Non Nước), Đà Nẵng, bác sĩ đã đọc được bài kệ của Tổ Huệ Năng khắc trên vách chùa:Bồ đề bổn vô thọ,
Minh cảnh diệc phi đài.
Bổn lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai.Phụng sự Chánh phápTừ đó, bài kệ này ăn sâu vào tâm thức, làm cho bác sĩ Lê Đình Thám suy nghĩ và thôi thúc phải tìm hiểu cặn kẽ hơn. Vì vậy, vào năm 1928, khi bác sĩ được đổi từ nhiệm sở ở Hà Tĩnh về Huế giữ chức Y sĩ trưởng Viện Bào chế và Vi trùng học Pasteur, bác sĩ đã lên chùa Trúc Lâm xin yết kiến Hòa thượng Giác Tiên, được Hòa thượng khai ngộ về ý nghĩa và nguyên nhân phát sinh bài kệ trên. Hoát nhiên tâm đạo bừng sáng, bác sĩ đã thành kính xin quy y với Hòa thượng Giác Tiên, được Hòa thượng ban cho pháp danh là Tâm Minh. Từ khởi điểm này, cuộc đời của bác sĩ Thám gắn bó với Phật giáo và hết mình phụng sự Chánh pháp.Tiếp theo từ năm 1929 đến năm 1932, với tinh thần tha thiết cầu học, bác sĩ Lê Đình Thám còn thọ giáo với Hòa thượng Phước Huệ, một bậc Cao Tăng đức độ và uyên thâm ở chùa Thập Tháp, tỉnh Bình Định. Vào thời điểm này, ở Trung Quốc, ngài Thái Hư Đại sư đang phát động công cuộc chấn hưng Phật giáo nên đã tác động mạnh đến Phật giáo Việt Nam, và thôi thúc bác sĩ Thám phải làm sao vực dậy Phật giáo nước nhà đang bị ngủ quên.Năm 1932, vâng lời của Chư tôn Thiền đức: Phước Huệ, Giác Tiên, Giác Nhiên, Tịnh Hạnh, Tịnh Khiết, bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám đã quy tụ một số đồng lữ, những người tha thiết với đạo, có địa vị và uy tín trong xã hội như các cụ: Ưng Bàng, Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Khoa Tân, Viễn Đệ, Nguyễn Khoa Toàn, Ưng Bình, Bửu Bác… (gồm 18 người), đã đi đến việc thành lập Hội An Nam Phật Học (ANPH) (thời Pháp đô hộ, miền Trung từ Thanh Hóa trở vào Bình Thuận gọi là An Nam) do bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám là Hội trưởng. Ban đầu Hội đặt trụ sở tại chùa Trúc Lâm, sau đó, khi chùa Từ Đàm đại trùng tu xong, Hội dời văn phòng về đây. Mấy năm tiếp theo, Hội ANPH mở rộng hệ thống tổ chức đến các Chi hội, Khuôn hội rồi hầu hết các tỉnh miền Trung và Cao nguyên (bây giờ là Tây nguyên)...Mở các trường Phật học
Trong các hoạt động của mình, Hội ANPH rất chú trọng đến việc đào tạo Tăng tài, do vậy các trường Phật học được thành lập như sau:- Năm 1933, mở trường ANPH tại chùa Vạn Phước, sau đó dời về chùa Báo Quốc do HT. Trí Độ làm Đốc giáo.- Năm 1935, mở trường Sơn Môn Phật Học, lớp Đại học mở tại chùa Trúc Lâm do HT. Giác Tiên làm Giám đốc; lớp Trung học mở tại chùa Tường Vân do HT. Tịnh Khiết làm Giám đốc.Bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám là người mẫn tiệp, uyên thâm triết học Đông-Tây, nhất làvề Kinh Luận, do vậy được Chư vị Cao Tăng mời dạy các trường nói trên. Trong cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận (tập III), trang 89 có ghi: “Lê Đình Thám có lẽ là người cư sĩ đầu tiên ở thế kỷ XX đã dự phần vào việc đào tạo Tăng tài. Phật học của Ông được các bậc Tôn túc công nhận là thâm uyên, cho nên Ông đã được mời vào giảng dạy trong các Phật học đường Trúc Lâm và Tường Vân…”. Mặc dù có một kiến thức cao rộng, nhưng cung cách của bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám rất khiêm nhã và trân trọng, mỗi lần có giờ giảng, bác sĩ luôn mặc áo tràng và đảnh lễ Chư Tăng trước khi lên bục giảng.Tốt nghiệp khóa học đầu tiên của Phật học đường Báo Quốc gồm có các Học Tăng tiêu biểu như Thiện Siêu, Trí Quang, Thiện Minh, Thiện Hoa, Trí Tịnh, Nhật Liên… Chư vị này về sau trở thành những vị giáo phẩm lãnh đạo cao cấp, lèo lái con thuyền Phật giáo Việt Nam vượt qua phong ba bão táp trong thời kỳ bị chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp năm 1963.Nhà sáng lập các tổ chức giáo dục Thanh Thiếu niên Phật tửVào ngày 14 tháng 8 năm 1938, trong kỳ Đại hội đồng của Tổng hội ANPH tại Huế, bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám đã phát biểu: “Không có thành tựu bền vững nào lại không nhắm tới hàng ngũ Thanh Thiếu niên. Họ là những người tiếp nối chúng ta trong ngày mai…”. Một câu nói xuất phát từ suy nghĩ sâu xa và có tầm nhìn chiến lược mà sau đó đã hình thành các tổ chức giáo dục Thanh Thiếu niên Phật tử.Bắt nguồn từ mối quan tâm trên, vào mùa Thu năm 1940, bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám đã thành lập Đoàn Thanh niên Phật học Đức dục (ĐTNPHĐD) do đích thân bác sĩ điều khiển. Thành phần Đoàn ĐTNPHĐD đầu tiên gồm có: Cố vấn: Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám; Đoàn trưởng: anh Phạm Hữu Bình; Đoàn phó: anh Đinh Văn Nam (nay là HT. Minh Châu); Thư ký: anh Ngô Điền; và các ủy viên: anh Ngô Thừa, Võ Đình Cường, Đinh Văn Vinh, Nguyễn Hữu Quán, Nguyễn Khải, Lê Kiểm, Phạm Quỵ, Hoàng Ngọc Phu, Lê Đình Duyên. Năm sau có các anh mới: Ưng Hội, Tráng Thông, Lâm Công Định.Đoàn TNPHĐD thành lập Phật học Tùng thư để xuất bản kinh sách mà phần lớn do ĐTNPHĐD biên soạn.Ngày Phật đản 8 tháng 4 năm Giáp Thân - 30.04.1944 (đến năm 1952 mới thống nhất làm lễ Phật đản vào ngày Rằm tháng Tư theo Nghị quyết của Hội Liên Hữu Phật giáo Thế giới), Đại hội Thanh Thiếu niên Phật tử tại rừng Quảng Tế, Huế, đã đi đến thành lập Gia đình Phật Hóa Phổ (GĐPHP). Các GĐPHP đầu tiên gồm có Gia đình Tâm Minh (do bác sĩ Lê Đình Thám là Phổ trưởng); Gia đình Thanh Tịnh (do bác sĩ Tôn Thất Tùng làm Phổ trưởng); Gia đình Tâm Lạc (do bác Phạm Quang Thiện làm Phổ trưởng) và Gia đình Sum Đoàn (do bác Nguyễn Hữu Tuân làm Phổ trưởng). Đến năm 1951, đại hội GĐPHP tại chùa Từ Đàm, Huế đã quyết định đổi danh xưng thành Gia đình Phật tử, như vậy GĐPHP là tiền thân tiếp cận của Gia đình Phật tử Việt Nam.Chủ trương thành lập báo Viên ÂmNhằm truyền bá giáo lý Phật đà và thông tin các hoạt động Phật sự, bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám đã chủ trương Nguyệt san Viên Âm (nghĩa là tiếng nói tròn đầy), số đầu tiên ra mắt độc giả vào ngày 01.03.1933, với chức danh Chủ nhiệm kiêm chủ bút, các thành viên trong ĐTNPHĐD nói trên đều tham gia viết bài. Đến tháng 5 năm 1942, bắt đầu từ số 48, bác sĩ Lê Đình Thám giao hẳn tờ Viên Âm cho ĐTNPHĐD quản lý và phụ trách biên tập.Cuộc đời bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám từ ngày quy y Tam bảo ở chùa Trúc Lâm, Huế cho đến lúc trái tim nhân ái của Bác sĩ ngừng đập vào ngày 23.04.1969 (nhằm ngày 07 tháng 03 năm Kỷ Dậu), mộ táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội, trong bất cứ hoàn cảnh nào, ở đâu, bác sĩ cũng đã thể hiện một Phật tử tài năng và chân chính. Sự nghiệp phụng sự Chánh pháp và công lao sáng lập các tổ chức giáo dục Thanh, Thiếu niên Phật tử của bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám thật rực rỡ, trường tồn mãi với Phật giáo nước nhà cũng như với Gia Đình Phật Tử Việt Nam.Gia đình Phật tử Việt Nam
(http://giadinhphattu.vn)
_________________________________
VIẾNG MỘ CỤ TÂM MINH LÊ ĐÌNH THÁM
Trí NăngNghĩa Trang Mai Dịch, nằm trên đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, nhìn toàn cảnh khu nghĩa trang không thật rộng lắm nằm ngay trong nội đô Hà Nội, có khung cảnh tươi vui, đẹp. Hai bên tả hữu có hai hồ nước xanh biếc, mỗi hồ rộng chừng hơn 1.000m2, mặt hồ phẳng lặng, có con đường trải nhựa với hai hàng cây xanh che mát có cảm giác như một công viên, hay tựa tựa như một khu nghỉ dưỡng của những người cao tuổi chứ hoàn toàn không có chút âm khí nào của một nghĩa trang.Các phần mộ ở đây được xây cất cùng một kiểu dáng, mỗi phần mộ được xây ba cấp bằng đá xanh, giữa trồng cỏ vuông vức chừng khoảng 8m2 trên những tấm bia khắc hình, tên tuổi, chức vụ..., đúng là nơi an nghỉ dành cho những nhân vật có đóng góp to lớn cho đất nước: các ủy viên trung ương Đảng trở lên; các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ được giải thưởng Hồ Chí Minh; các tướng lĩnh xuất sắc; anh hùng lực lượng vũ trang v.v...Tôi đến viếng phần mộ của Cụ Tâm Minh - Lê Đình Thám nằm ở khu nghĩa trang bên tay phải (hướng từ ngoài vào) xung quang còn có nhiều ngôi mộ của nhiều "danh nhân" khác.
Phần mộ của Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội)Tôi cắm hoa, đặt trái cây lên mộ cụ, đốt hương để tưởng niệm mà lòng trào dâng bao niềm xúc động. Ngồi bên bia mộ cụ, lòng tôi thầm niệm "trong cuộc đời thật muôn sự tình cờ, có ngờ đâu hôm nay tôi lại được về bên mộ cụ, mặc dầu tôi đã được đọc nhiều về cụ, nghe nhiều về cụ và cũng biết nhiều về cụ nhưng chưa một lần nào dám nghĩ là sẽ có duyên được về trước mộ phần của cụ để dâng nén hương lòng."Từ trước đến nay tôi chỉ biết gởi gắm lòng kính ngưỡng của mình lên cụ tại tượng đài kỷ niệm của cụ trong khu vườn xinh đẹp tại chùa Từ Đàm.Bây giờ thật tình cờ tôi được về ngồi bên mộ cụ, mãi mê nhìn hình cụ và đọc những dòng chữ trên bia mộ " Bác sĩ Lê Đình Thám (Cư sĩ Tâm Minh, Uỷ viên đoàn Chủ tịch Uỷ Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Chủ tịch Uỷ Ban Bảo Vệ Hoà Bình Thế Giới của Việt Nam, Uỷ viên Hội đồng Hoà bình Thế Giới, Phó Chủ tịch Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, Huân chương độc lập hạng ba, huân chương kháng chiến hạng nhất. Quê quán, Điện Quang, Điện Bàng, Quảng Nam. Sinh ngày 1.5.1897, mất ngày 23.4.1969", Lòng tôi vô cùng xúc động".
Tác giả bài viết bên phần mộ cư sĩ Tâm Minh - Lê Đình ThámTrước mộ cụ, tôi ôn lại những gì mình đã biết về cụ. Từ những năm 1929 -1932, khi cụ vâng lời của chư Đại lão hoà thượng lúc bấy giờ là HT. Phước Huệ, HT. Giác Nhiên, HT. Tịnh Khiết, HT. Tịnh Hạnh đứng ra triệu tập 18 vị đồng lữ thảo điều lệ xin thành lập hội An Nam Phật Học.Và tôi nhớ chính cụ đã cho khởi công xây dựng chùa Từ Đàm để làm trụ sở Trung ương của Hội. Nhớ hơn hết cụ chính là người đầu tiên tổ chức đại lễ Phật đản đầu tiên (trong thời hiện đại) vô cùng trọng thể tại chùa Diệu Đế Huế.Và trong các thư viện Phật giáo tôi cũng đã đọc và tham khảo nhiều Nguyệt San Viên Âm do cụ chủ trương xuất bản, đấy là cơ quan ngôn luận (đầu tiên) và truyền bá giáo lý-văn hoá Phật giáo do chính cụ làm Chủ nhiệm, Chủ bút.Và tôi vẫn còn nhớ ngôi trường Phật học Báo Quốc, nơi ngày đầu tiên tôi bước chân vào học Phật lại chính là nơi ngày xưa do cụ thiết lập lên với danh xưng là Trường Cấp Trung tiểu học do HT. Thích Trí Độ làm Đốc Giáo để đào tạo tăng tài...Và tôi biết, cụ đã xúc tiến thành lập các Tỉnh hội, Khuôn hội khắp cả miền Trung phần mà điển hình là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam... cùng với vô vàn những Phật sự khác như giảng kinh, viết báo, điển hình nhất và để lại cho đạo, cho đời, bộ kinh Thủ Lăng Nghiêm xuất bản đầu tiên vào mùa Xuân năm Tân Sửu (1961) tại chùa Quán Sứ, Hà Nội...Chính vì vậy mà người Huế đến nay vẫn còn nhắc đến cụ với danh xưng "Pháp sư Cư sĩ" và nhiều nhiều nữa những gì tôi đã học, đã đọc và đã biết về cụ bây giờ đây, trước mộ cụ tôi mường tượng nhớ lại như một lời tưởng niệm dâng lên cụ.Tưởng niệm công đức của cụ, vừa tài thí vừa pháp thí cùng với những chủ trương đúng đắn của cụ mà Phật giáo Việt Nam (Hội An Nam Phật học, Nguyệt San Viên Âm...) trong những năm đầu thế kỷ XX vượt qua khỏi mọi thăng trầm, mọi chướng ngại thế gian để gây dựng được một thanh thế lớn giữa trào lưu phục hưng đạo pháp, phục hưng dân tộc, từng bước đưa Phật giáo nước nhà từ chỗ đang bị quên lãng đến vị thế lớn trong lòng dân tộc và thế giới.Hôm nay, trước phần mộ của cụ, trong lòng tôi miên man bao nỗi suy tư về Phật giáo Việt Nam. Lòng mừng mừng tủi tủi bên mộ phần của cụ - một người có thể nói là ngọn cờ đầu trong công cuộc chấn hưng ngôi nhà Phật giáo.
Trí Năng
(http://phattuvietnam.net/)
_________
http://quangduc.com/a50538/mot-su-nghiep-cua-doi-toi
Một "sự nghiệp" của đời tôi
19/06/201412:14(Xem: 3453)
No comments:
Post a Comment