Tuesday, December 8, 2015

Thiền Đường Ẩn Không.

http://www.ankhong.org/vn/hoat-dong/details/lich-khoa-tu-nam-cua-ht-thich-phuoc-tinh-tai-uc-chau-94.aspx


THỜI KHÓA TU 10 NGÀY
- Mỗi ngày công phu từ 5:00 am đến 8:30 pm.
Hành giả thực tập chánh niệm suốt ngày, thực tập trong sự chậm rãi, thong thả,không nói chuyện, chỉ hỏi trong giờ Vấn Pháp.

- Đây là cơ hội để mọi người cùng thực tập công phu và thực tập buông xã, xin vui lòng tắt hẳn điện thoại, và gởi cho Ban tổ chức giữ.

Không nói chuyện, tắt điện thoại là quý vị đã giúp Ban tổ chức rất nhiều trong việc tổ chức khóa tu.

Ban tổ chức chân thành cám ơn sự giúp đỡ của mọi người để khóa tu được thành tựu viên mãn.

THỜI KHÓA TU NGÀY ĐẦU TIÊN
4:30 amThức dậy
5:00 am – 5:45amToạ thiền
6:00 amLàm lễ
12:00 amThọ Trai
2:00 pm – 3:00 pmLạy Sám Hối
3:00 pm – 3:45 pm (45’)Toạ thiền
4:00 – 5:00 pmSinh hoạt ngoài trời – Thảo luận nhóm
5:00 pm – 6:00 pmDược thực
7:00 pm – 8:00 pmGiảng Pháp
8:00 pm – 9:00 pmSinh hoạt lửa trại
9:30 pmNgủ


THI KHÓA TU NHỮNG NGÀY TIẾP THEO
GiờChương Trình
4:30 amThức dậy
5:00 am ( 40’)Toạ thiền
6:30 amTập gậy/Thiền hành
8:00 amĂn sáng
9:00 am – 11:00 amGiảng Pháp
12:00 amThọ Trai
2:00 pm – 3:00 pmLạy Sám Hối
3:00 pm – 3:45 pmToạ thiền
4:00 – 5:00 pmSinh hoạt ngoài trời – Thảo luận nhóm
5:00 pmDược thực
7:00 pm – 8:30 pmVấn Pháp
9:00 pmNgủ

  NGÀY 2/10 SINH HOẠT LỬA TRẠI BUỔI TỐI
  NGÀY CUỐI CÙNG LÀM LỄ TỔNG KẾT CHỤP HÌNH LƯU NIỆM 

  Thời khóa có thể thay đổi tùy theo hướng dẫn của Thầy.



NHỮNG VẬT DỤNG CÁ NHÂN THIỀN SINH NÊN CHUẨN BỊ

Kính gửi Đại chúng,

Từ kinh nghiệm buổi cắm trại ngủ lều tại ABF mà Thiền đường đã làm thí điểm trước đó cho khóa tu học sắp diễn ra của chúng ta từ ngày 24/9/2015 đến 03/10/2015, dưới đây là các vật dụng cá nhân tham khảo Đại chúng nên chuẩn bị khi đến tham dự khoá tu để hỗ trợ tốt nhất cho việc tu học của mình.
  • Áo tràng đối với người xuất gia gieo duyên (nhấp tóc).
  • Đồ dùng vệ sinh cá nhân (kem đánh răng, bàn chải, shampoo, conditioner, shower cream..)
  • Kem chống nắng, (suncream), nón rộng vành,...
  • Túi ngủ (sleeping bag)/gối, mền, bình nước nóng, đèn pin, kem chống muỗi,...
  • Áo ấm, vớ chân, khăn choàng phủ đầu gối và 2 vai và lưng khi tọa thiền.
  • Quần áo màu lam hoặc nâu (nếu có loại quần áo vạt hò thì tốt nhất,rất thích hợp để ngồi thiền, vì rộng rãi và thoáng mát)
  • Các loại thuốc cá nhân Đại chúng sử dụng hàng ngày.
Thiền đường Ẩn Không sẽ cung cấp những vật dụng sau đây:
  • Nón nâu, hậu nâu, y vàng.
  • Bồ đoàn , tọa cụ
  • Toàn bộ thức ăn và nước uống trong suốt khoá tu.
  • Ban y tế sẽ chuẩn bị 1 số thuốc thông thường: cảm, đau nhức, first aid items.....
  • Máy giặt, xà bông giặt. 
  • Nệm, chỗ nghỉ ngơi, nhà vệ sinh, phòng tắm,…
Xin tránh mang theo nữ trang hay những vật dụng đắt tiền.

Kính

Thiền Đường Ẩn Không





***
THƯ GỬI CHI
Dear chị,

Đầu tiên chắc phải xin lỗi chị vì bây giờ là 10h29 sáng thứ hai. Lẽ ra phải tiếp tục với công việc thường nhật nhưng vì bỗng dưng cảm xúc đến, thế là xin phép chị em dừng việc một ít phút và viết thư cho chị nhé!

Lúc nãy mở lại một số file với ý định gửi cho mọi người và dán bản tin cho các bạn công nhân, vô tình chọn trúng bài viết “Gõ cửa hạnh phúc”. Thông điệp bài viết này chẳng phải là mới nhưng tự dưng lại cho mình nhiều cảm nhận mạnh mẽ hơn về những hạnh phúc đang có trong thực tại. Chị xem file đính kèm bài viết này nhé!

Nghĩ đi nghĩ lại em thấy mình thật có nhiều duyên may, trong một lần thử tìm tòi điều gì đó mới mẻ hơn trong công việc, em đã có duyên đến với cty mình. Ban đầu chỉ là sự yêu thích cái ngành trà và những sản phẩm của nó, thế nhưng đó lại là sự bắt đầu của những mối duyên lành khác. Em muốn nói đến Anh và Chị đấy.

Cảm ơn Anh Chị đã cho em và nhiều anh chị em khác nữa cơ hội đến với Phật Pháp, để ngày qua ngày em lại càng cảm nhận được rằng quả là một sự may mắn quá lớn. Con đường để được an lạc và hạnh phúc, để được giải thoát và gieo nhiều duyên lành cho đời sau đang rõ hơn từng ngày. Niềm tin-điểm tựa thiêng liêng mà đối với bản thân mình, em không dễ dàng trao cho cái gì đó mới mẽ thì giờ đây niềm tin với Đạo Phật không biết đến tự lúc nào và lại ngày thêm sâu sắc. Và dường như khi điều gì đó đã trở nên xuyên suốt trong suy nghĩ và tâm tưởng mình thì nó dễ dàng lan tỏa sang người khác lắm, em nhận ra mình có thể nói một cách rất tự nhiên với mọi người về những điều mình đã và đang học được về Phật Pháp. Có thể đó không phải là những hiểu biết quá sâu về Giáo lý Đức Phật nhưng đó là những điều em hiểu được và hành được trong đời sống hàng ngày.

Cũng không ở đâu lại có những điều rất riêng như ở cty mình, một môi trường làm việc rất lạ, rất độc đáo. Không giấu nỗi niềm tự hào, đã không ít lần em chia sẻ  với những người bạn cùng Đạo về cty mình, về một không gian mang đầy tính tâm linh, về một tượng Phật Bồ Tát Quán Thế Âm thật đẹp, thật bình yên khi bạn vừa bước vào cty, về những buổi sáng tụng kinh và học Phật dành cho nhân viên. Không chỉ thể, đó còn là những buổi thuyết pháp của các Sư, các Thầy, là những chuyến đi từ thiện đều trong năm. Ở cty ta, những điều tốt đẹp trong cuộc sống, trong ứng xử được hướng dẫn và khuyến khích mỗi ngày, là những món quà tốt đẹp cả về vật chất lẫn tinh thần mà những người lãnh đạo của Cty vẫn dành tặng cho nhân viên  mình.

Đó có thể đơn giản chỉ là cách suy nghĩ và hành động sao cho bạn và những người xung quanh cùng hạnh phúc, là cách bạn giải quyết một sự việc dựa trên tình yêu thương,… Tất cả những điều đó chắc không dễ để tìm thấy trong những cty khác. Hoặc có thể họ cũng có những điều  rất hay khác chúng ta cần học hỏi nhưng rõ ràng ở một nơi mà nhiều điều lành, điều thiện như thế này thì quả thật đáng quí. Thật lòng em cảm phục Anh Chị vì những việc Anh Chị đã làm cho môi trường làm việc của chúng ta.

Chỉ là một vài dòng với những cảm xúc bất chợt, cũng chưa kịp trau chuốt nó nhưng em cảm thấy vui vì được chia sẻ cảm xúc này với chị, bởi đơn giản được sống thật và nói thật những suy nghĩ của mình cũng là một điều thật hạnh phúc phải không chị?

Chúc cả nhà một ngày an lạc!

Giang
***
LÁ THƯ CỦA NGƯỜI TU THIỀN
Các anh, chị, em thương  mến,

Mấy hôm nay Lan đã nhận được rất nhiều lời thăm hỏi, động viên, tư vấn, giúp đỡ của các anh chị em trong gia đình, Lan cảm động ghê lắm. Thành thật cám ơn  tất cả mọi người.

Trước hết, Lan xin thành thật khẳng định là Lan chẳng lo lắng gì hết trơn hết trọi.  Con người sống chết có số, hết tuổi thọ thì dù trẻ, dù già, dù có thần thông hoặc làm cách gì thì ai cũng chết.  Vào thời Đức Phật, các vị Thánh tăng, khi hết tuổi thọ, dù có đại thần thông như ngài Mục Kiền Liên cũng phải chết, Rahula, con trai của Đức Phật là một vị A-la-hán, ngài  viên tịch khi ngài chưa tròn 30 tuổi.  Đức Phật cũng không qua được quy luật thiên nhiên này.

Vì vậy, chẳng có gì phải sợ cả cancer cả. Nếu Lan còn tuổi thọ thì Lan sẽ vượt qua được, nếu Lan không còn tuổi thọ thì trước sau gì cũng ra đi, không chết vì cancer thì cũng bị tai nạn hoặc whatever (từ này Hùng hay dùng!) .

Nói như vậy chúng ta có thể nhìn thẳng vào thực tại là chúng ta chết vì hết tuổi thọ chứ không phải vì ung thư làm cho tôi chết, nếu tôi không bị ung thư là tôi sẽ vẫn còn tiếp tục sống nhăn! Nghĩ như vậy là sai lầm và tà kiến  này sẽ làm cho ta không muốn chấp nhận thực tại, ta đâm ra thù ghét ung thư và cố gắng xua đuổi cái ung thư đi, đó là một dạng tâm sân, nó chỉ làm cho ta hối tiếc, sợ hãi và vì vậy sức khỏe của chúng ta sẽ suy kém hơn, chất lượng sống của chúng ta sẽ càng tồi tệ hơn.

Nếu ta chấp nhận sự thật rằng ung thư chỉ là một cái công cụ để chấm dứt tuổi thọ của ta (vì thực sự đã đến lúc như vậy) thì ta sẽ thấy ung thư là một cái gì cũng bình thường thôi, nó có nhiệm vụ phải làm của nó, và như vậy ta có thể nhìn thẳng vào nó, coi nó như một người bạn, chiến đấu một cách hòa bình với nó và như vậy ta có thể sống thanh thản cho dẫu bất cứ điều gì xảy ra.
Lan chẳng có gì sợ hãi.  Khi bắt đầu thực hành Tứ Niệm Xứ, hành giả đã nguyện cúng dường tấm thân này cho Đức Phật và Pháp bảo, vì vậy cho dẫu bất cứ điều gì xảy ra, Lan vẫn chỉ tiếp tục duy trì chánh niệm và tỉnh giác,  và để mọi việc  vận hành theo quy luật thiên nhiên của nó.  Lan thực hành Pháp bảo và Pháp bảo sẽ hộ trì cho Lan.

Cõi này chỉ là cõi tạm.  Thực sự tuổi thọ của cõi chúng ta đang sống (người và loài vật) trong giai đoạn này  rất ngắn ngủi so với chúng sanh cõi Trời, A-tu-la,  ngạ quỷ và địa ngục.  100 năm của cõi chúng ta chỉ bằng  01 ngày tại cung trời Đao –lợi.  Với chúng ta Đức Phật đã nhập diệt hơn 2.500 năm nhưng đối với những chúng sanh ở cung trời Đao-lợi thì Đức Phật chỉ mới viên tịch mới có 25 ngày!  Chính vì vậy mà cõi này gọi là coi tạm.

Tạm thời để chúng ta tích lũy công đức để có thể thăng tiến lên những cảnh giới cao hơn; hoặc  tạm thời để chúng ta tích lũy thêm tham, sân, si để sau khi chết phải đọa xuống những cảnh giới tồi tệ hơn.  Nếu hiểu được  sự tạm bợ này, thì sống thêm 10 năm, 15 năm hoặc 20 năm nữa cũng chỉ là một cái gì rất chóng vánh.

Sống thêm 10 năm, 15 năm hoặc 20 năm nữa mà tham, sân, si thì chỉ tổ chuốc thêm đau khổ vì tạo ác nghiệp, chi bằng chỉ sống thêm vài ngày hoặc tháng mà biết tu tập để tích lũy thiện nghiệp!  Và Lan đã về Phước Sơn hành thiền Tứ Niệm Xứ đã được bốn năm!  Trong bốn năm này Lan đã tích lũy được một khối phước báu do liên tục thực hành chánh niệm, Lan tin rằng mình sẽ có một cuộc sống kế tiếp tốt đẹp hơn nhờ những phước báu đã tích lũy được này.
Hiện tại tâm của Lan rất thanh thản, an vui trong hiện tại.  Lan mong các anh chị giúp Lan bằng cách để cho Lan sống bình thường, đừng bi  quan,đừng quan trọng hóa mọi thứ vì như vậy sẽ làm cho Lan mất đi sự an vui do bị ảnh hưởng tâm lý.  Lan đang hành thiền tích cực và lúc nào cũng sống no vui trong Pháp.

Giúp Lan đừng cho bà con biết, bà con sẽ email thăm hỏi, và như vậy Lan sẽ bỏ thời gian hành thiền để trả lời email và điều này không có lợi lộc gì cho Lan cả.  Hơn nữa, đối với những người bình thường, khi bệnh được bà con an ủi, chia sẻ thì họ vui,  riêng đối với người hành thiền đây chỉ là những thứ phiền não, cái mà người hành thiền cần là sự an tĩnh chứ không phải là những lời thăm hỏi .

Người hành thiền quen sống một mình và biết sống  một mình nên cứ để cho Lan tự lo liệu cuộc  sống của mình, khi nào Lan cần gì Lan sẽ xin trợ giúp.  Hãy hiểu cho Lan rằng cái mà thực sự Lan cần chính là sự yên tĩnh và sự thoải mái, không vướng bận gì để Lan có thể toàn tâm, toàn ý hành thiền.

Còn hành  thiền tốt là còn có khả năng tốt để đối phó với bệnh tật.  Đối với người bình thường, thức ăn quan trọng của họ là thứ thức ăn nuôi dưỡng cái thân, họ lo cho cái thân ăn, nhưng đối với người hành thiền, cho tâm ăn là quan trọng chứ không phải là cho thân ăn. Thật khó cho người bình thường hiểu được điều này, nhưng làm ơn hãy ráng hiểu cho Lan.

Người bình thường nghe khi bệnh là đi kiếm đủ thứ thức ăn bổ dưỡng  để bồi bổ cho cái thân, nhưng người hành thiền thì không như vậy, họ cũng không quên lo cho cái thân, nhưng họ lo cho nó vừa đủ thôi, bồi bổ nhiều quá họ không hành thiền được vì khi hành thiền hành giả ngồi yên, năng lượng hao tốn rất ít, nạp vào năng lượng quá nhiều sẽ làm cho tâm và thân mệt mõi.
Vài dòng để anh chị  em yên tâm.  Cuộc sống nó có quy luật của nó, chẳng ai có thể thay đổi được cái quan trọng là chúng ta đã thật  cố gắng hết sức để vượt qua khó khăn hay chưa thôi.
Chúc mọi người an vui
Cheers
P.L
***

Giới thứ mười chín: KHÔNG ĐƯỢC ĂN MẶC Y ÁO CỦA NGƯỜI CƯ SĨ

Vị tỳ kheo phải ăn mặc đúng cách, y hạ, y trung và y thượng, ba y một bát phải đầy đủ khi ra đường cũng như đến nhà cư sĩ, thân mình ăn mặc kín đáo không được hở hang, không được mặc y áo của người cư sĩ, không nên mặc áo tròng đầu, áo thêu bông hoa hoặc túi bát thêu màu mè, cây, cảnh, hoa lá, v.v...
Không được mặc áo có sọc hoặc áo ca rô, không nên mặc áo bằng các loại da thú, không nên mặc áo cặp (áo kép, áo đôi), không nên mặc áo bằng vỏ cây, bằng lá cây, bằng anh lạc, bằng lông, bằng tóc, bằng lông đuôi ngựa, v.v...
Nói chung tất cả hàng lụa vải tốt, vải nhập mà người thế gian đang may mặc các loại y, áo, cũng như các loại pháp y của ngoại đạo. Vị tỳ kheo đệ tử của Đức Phật không nên may sắm, mặc, nhất là các loại y áo của ngoại đạo thì lại càng không được bắt chước may mặc.
Hiện giờ giới tu sĩ Phật Giáo Việt Nam ăn mặc đủ loại, bắt chước y áo của các tôn giáo khác và màu sắc đủ loại, sửa bên nây, chấp bên kia, giống như y áo thế gian, chạy theo “mode” thời đại nên áo chẳng ra áo, y chẳng ra y, áo đời cũng chẳng ra áo đời, áo đạo cũng chẳng ra áo đạo.
Lại có một số tu sĩ ăn mặc theo y áo thế tục; áo thung, áo blouse, áo veston, áo len, v.v... kiểu mode ngoài đời.
Tu sĩ Phật Giáo hiện giờ ăn mặc theo kiểu Phật Giáo mới (Tân Tăng). Từ cách ăn mặc cho đến cách tu hành đều không giống như Đức Phật và chúng Thánh Tăng ngày xưa lúc còn tại thế. Vì thế, giới luật Phật không còn giới nào mà họ không vi phạm, cho nên tu mãi thành danh, thành lợi, thành bọn ma vương, quỷ la sát, v.v... chớ không thành giải thoát.
Nếu mùa đông rét lạnh thì nên mặc nhiều lớp y, chớ không nên mặc áo lông thú.
Người tu sĩ Đạo Phật còn thích mặc áo thế gian thì nên trở về đời sống cư sĩ, vì tâm đời còn đầy ắp ham muốn thì làm sao tu giải thoát theo Đạo Phật cho được. Tu giải thoát là phải buông bỏ sạch các pháp thế gian, chỉ còn ăn mặc y, áo xấu xí, vải bó thây ma thô xấu kết lại thành một miếng vải lớn, để vấn cho kín đáo thân, mà có tên gọi là áo Cà Sa.
Nếu vị tỳ kheo Tăng và tỳ kheo Ni ăn mặc sang đẹp áo quần thế gian, thì đó là tu sĩ của ngoại đạo chẳng phải là đệ tử của Đức Phật, Đức Phật ngày xưa đắp y phấn tảo, ngày nay đệ tử của Người không còn như vậy nữa. Chúng tỳ kheo Tăng và chúng tỳ kheo Ni đã vi phạm một trăm giới chúng học này, không còn một giới nào mà không vi phạm, vì giáo pháp Đại Thừa là giáo pháp bị thế tục hóa, đã lừa đảo và biến họ thành những tu sĩ ngoại đạo, mà chính họ, họ cũng không hay biết, cứ ngỡ mình là tu sĩ tỳ kheo Tăng và tỳ kheo Ni đệ tử của Đức Phật.

shared http://thichthonglac.com/vi/book/export/html/9411
***
Giác Ngộ Online

Có nhất thiết phải mặc áo tràng trong lúc tu niệm Phật tại nhà?HỎI: Trong lúc ngồi thiền, niệm Phật hay trì chú ở tại tư gia, vì thời tiết quá nóng nực nên chúng tôi chỉ mặc các loại y phục mỏng (nhưng kín đáo), nhẹ và thoáng mát mà không mặc áo tràng, điều này có được không?
HỎI: Trong lúc ngồi thiền, niệm Phật hay trì chú ở tại tư gia, vì thời tiết quá nóng nực nên chúng tôi chỉ mặc các loại y phục mỏng (nhưng kín đáo), nhẹ và thoáng mát mà không mặc áo tràng, điều này có được không? Tôi thường niệm danh hiệu Phật trong mọi sinh hoạt hàng ngày. Những lúc rảnh rỗi, nằm cởi trần hóng mát, thư giãn tôi cũng thầm niệm Phật. Không biết như vậy có nên không? Tôi có thể đeo xâu chuỗi trong suốt cả ngày với tất cả các sinh hoạt đời sống khác nhau có được không? . (HOÀNG VĂN NGỌC, Bình Tân, TP.HCM; ĐẶNG HOÀNG MINH TUỆ, Phan Chu Trinh, TP.Biên Hòa, Đồng Nai)
ĐÁP: Bạn Hoàng Văn Ngọc và Đặng Hoàng Minh Tuệ thân mến!
Áo tràng là một loại y phục dành riêng cho hàng Phật tử sử dụng khi tham gia các khóa lễ như sám hối, cầu an, cầu siêu, lễ Phật, tụng kinh, tọa thiền v.v… ở chùa và các đạo tràng. Nói chung, áo tràng là “pháp phục” của hàng cư sĩ, nhằm tề chỉnh uy nghi, giúp tăng thêm sự trang nghiêm, thanh tịnh và thăng hoa tâm linh. Hầu hết các Phật tử khi đến chùa tham dự các khóa lễ đều mặc áo tràng.
Tuy nhiên, vì những nhân duyên và điều kiện khách quan khác nhau, người Phật tử khi đến chùa với y phục bình thường (không mặc áo tràng) vẫn có thể tham dự các khóa lễ ở chùa hay các đạo tràng một cách bình thường. Điều này dễ dàng nhìn thấy trong các buổi lễ hiện nay, những Phật tử mặc áo tràng thường (được ưu tiên) đứng trước, những người không mặc áo tràng đứng sau, dù không mấy đồng bộ về y phục nhưng vẫn tạo ra sự trang nghiêm cần thiết trong buỗi lễ.
Nói như thế để biết rằng áo tràng là một phương tiện cần và nên có trong lúc hành lễ, nhất là những khóa lễ ở chùa và các đạo tràng đông người. Riêng tại tư gia, những Phật tử hành trì niệm Phật, tọa thiền, trì chú… mang tính nỗ lực công phu của cá nhân thì có thể chọn một nơi thích hợp, thoáng mát và yên tĩnh trong nhà của mình.  Những nơi ấy có thể là phòng thờ, ban công, sân thượng, ngoài vườn và cả trong phòng riêng. Khi hành trì riêng như vậy nếu mặc áo tràng thì càng tốt. Trong điều kiện thời tiết quá oi bức thì có thể phương tiện mặc những y phục bình thường khác, miễn sao thoải mái, nhẹ nhàng, thông thoáng nhưng phải kín đáo và nhất là không nên mặc đồ quá chật. Thân và tâm có mối quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau. Khi thân được thư giãn, thoải mái và nhẹ nhàng thì quá trình điều phục tâm hướng đến an tịnh sẽ thuận lợi hơn.
Đối với người tu tập pháp môn niệm Phật mà đã huân tập được thói quen niệm danh hiệu Phật trong mọi lúc mọi nơi là điều rất tốt. Ngoại trừ những lúc cần phải tập trung cao để tư duy hay chú tâm đặc biệt vào công việc ra thì họ đều niệm Phật. Trong những lúc nghỉ ngơi, đi dạo hoặc nằm hóng mát thư giãn vẫn duy trì được việc niệm Phật lại càng hay.
Theo chúng tôi, trừ các thời khóa niệm Phật cố định (một ngày 1 hoặc 2 thời tùy hoàn cảnh và điều kiện mỗi người) trước bàn thờ Phật cần phải trang nghiêm y phục, mặc áo tràng thì càng tốt, còn việc tâm niệm danh hiệu Phật trong ngày thì tùy duyên. Trong lúc làm vườn, làm việc nhà hay việc nơi công sở, trong lúc chơi thể thao, những lúc nhàn rảnh, thư giãn nghỉ ngơi và kể cả khi tắm rửa v.v… đều có thể thực hành tâm niệm danh hiệu Phật. Vì thế, những trưa hè oi ả, những lúc không có khách, bạn cởi trần nằm hóng mát, thư giãn một lát mà tâm vẫn niệm Phật là chuyện bình thường.
Về xâu chuỗi thì có thể phân làm hai loại chính. Một là pháp khí thường dùng trong lúc tụng niệm, như các loại chuỗi (108, 54 hay 18 hạt). Chuỗi sử dụng trong việc tu niệm thì sau thời khóa tu niệm xong, cần phải cất đặt vào nơi thanh tịnh. Hai là loại chuỗi hạt chỉ đeo để trang sức thì có thể mang theo người mọi lúc mọi nơi.
Chúc các bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN 
shared  
http://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=77404B
***

Hàng cư sĩ có nên xuống tóc & mặc y phục như người xuất gia?

Hỏi: Hai vợ chồng tôi nay tuổi đã gần 70, quy y Tam bảo từ rất lâu, hiện đã phát tâm thọ Bồ tát giới. Nay chúng tôi có tâm nguyện xuống tóc, mặc y phục và thực hành tu niệm như người xuất gia.
Tuy nhiên, thực tế thì chúng tôi chỉ là những cư sĩ. Khi nào khỏe thì đến chùa tu tập cùng với thầy và đại chúng còn những lúc khác hay khi đau yếu thì tu tập ở nhà. Chúng tôi muốn hỏi quý báo rằng có cần thiết phải thay đổi hình thức như người xuất gia không? Nếu muốn thực hiện điều đó cần phải tuân theo những nghi thức nào? (PHÁP THIỆN, P.Tân Kiểng, Q.7, TP.HCM)
Đáp:
Bạn Pháp Thiện thân mến!
Trong sự nghiệp tu tập, hình thức bên ngoài cũng rất quan trọng, có tác dụng trợ duyên rất nhiều trong việc thúc liễm thân tâm, tấn tu đạo nghiệp. Phật chế định cho hàng đệ tử xuất gia phải tuân thủ hình thức "đầu tròn áo vuông" cũng không ngoài mục đích ấy, tức người xuất gia thì "tâm hình dị tục", hình tướng và tâm niệm phải khác hẳn người đời.
Tuy nhiên, đối với hàng Phật tử tại gia thì quy hướng ba ngôi Tam bảo và giữ gìn năm nhân cách của người Phật tử (năm giới) mới thực sự là điều cần yếu. Người Phật tử nói chung không cần phải tuân thủ theo một hình thức đặc trưng xuất thế như chư vị Tăng Ni. Mặt khác, sau khi thọ Bồ tát giới tại gia thì hành giả phải nỗ lực tu học nhưng từ nơi tâm niệm là chính, nghĩa là thực hành tâm giới Bồ tát để cứu độ tự thân và cuộc đời.
Theo chúng tôi, một người cư sĩ, cho dù đó là cư sĩ tại gia Bồ tát giới, thì cũng không nên và không nhất thiết cần mang hình thức giống người xuất gia. Dẫu hiện nay, có không ít Phật tử phát tâm xuống tóc, mặc y phục giống người xuất gia đồng thời xem điều đó như là một sự "tinh tấn", và tất nhiên họ cũng vướng mắc không ít hệ lụy vì những điều bất cập.
Trước hết, việc cư sĩ xuống tóc và mặc y phục như người xuất gia (dù không phải pháp phục-y hậu mà chỉ là thường phục) cũng rất dễ khiến cho nhiều người nhầm lẫn vị cư sĩ ấy là Tăng sĩ. Và, khi người cư sĩ với hình tướng đầu tròn, áo nâu (hoặc lam) hiện hữu ở chùa viện, nếu không phải người trong chùa thì khó có thể biết rằng vị ấy là Phật tử, là cư sĩ. Dẫn đến việc người đi lễ chùa không biết vị ấy là cư sĩ, cung kính với vị ấy như chư Tăng, dẫu có nhận hay không thì vị cư sĩ ấy cũng bị tổn giảm phước đức. Đó là chưa kể đến trường hợp nếu vị cư sĩ ấy khởi tâm tự mãn với sự cung kính thì càng bị suy giảm phước đức nhiều hơn.
Trường hợp ngược lại, khi những vị cư sĩ "đầu tròn" này ở nhà của mình thì dễ khiến cho những người khác trong thôn xóm chưa hiểu ngọn nguồn ngỡ rằng vị cư sĩ ấy nay đã đi tu (bởi hình thức giống người tu). Và nếu bà con láng giềng xét nét các hành vi, lời nói cùng những sinh hoạt bình thường của vị cư sĩ ấy ở gia đình, dưới góc độ người tu thì rất có thể ảnh hưởng không tốt đến thanh danh của người xuất gia nói chung; và điều ấy cũng khiến cho vị cư sĩ kia tổn phước.
Như vậy, một người cư sĩ mà xuống tóc và mặc áo tu thì khá lấn cấn trong hành xử và sinh hoạt. Vì người ấy tự tạo cho mình một hình thức mà "Tăng cũng chẳng phải Tăng, và tục cũng chẳng phải tục". Ở nhà cũng khó tránh khỏi "lời ra tiếng vào", lên chùa cũng dễ khiến cho người ta nhầm lẫn là người xuất gia thì cũng khó thoát chuyện "lời vào tiếng ra". Và như thế, để đối phó với tình cảnh này sẽ làm cho vị cư sĩ ấy bị phân tâm và phiền não nhiều hơn lúc làm một vị cư sĩ "có tóc, mặc thế phục" như bao cư sĩ bình thường khác.
Do đó, chúng tôi nghĩ rằng, một vị cư sĩ thì chỉ cần một chiếc áo tràng (màu lam hoặc nâu tùy vùng miền) mặc trong lúc tụng kinh, lễ Phật là hợp lý nhất. Không cần thay đổi hình thức bên ngoài cho giống với người xuất gia, chỉ nên thực tập chuyển hóa nghiệp lực và học theo tâm nguyện của người xuất gia mà thôi.
Chúc bạn tinh tấn!
TỔ TƯ VẤN
sharedhttp://giacngo.vn/tuvansongdao/2010/04/08/567653/ 

***
 Stream Entering Meditation Center 2015
When Are We Open?
Every day!
We live by a daily Monastery schedule which begins with morning meditation at 5.30 am (6pm in Winter) and includes, silent meals, walking meditation, working meditation, dharma talks and sharing. 

On Sundays we hold our Days of Mindfulness to listen to either a live teaching by the Dharma teachers or listen to a teaching of Thay from Plum Village. The day starts around 9:00 am. Other activities include walking meditation, formal lunch together with the community, and a discussion of the practice in the afternoon. Sometimes there might be other activities arranged for the afternoon. The day usually ends around 4-5 pm. Day guests are very welcome to attend. 

Lunch is provided for everyone, so please let us know if you plan to come. 

Staying Overnight at Nhap Luu
It is possible to stay overnight at Nhap Luu if you book in with the monastics ( see contact numbers below) or if you register for a specific retreat. Accommodation is available in the Nun’s house known as Peace House, you can camp or sleep in the meditation hall.
You will need to bring...
  • Your bedding.
    • There are a limited number of mattresses available and they are available to those who are coming by public transport. Please advise if you need one.
  • Torch
  • Mosquito repellent
  • Sturdy shoes or boots
  • Waterproof coat/umbrella 
  • Sunscreen
  • Warm clothes
Please note that all food will be provided.
Christmas Eve(Friday 24.12. 2015)
16:00Thay's Dharma Talk
17:00Walking Meditation
18:30Dinner
19:30Be-in (Gifts Exchange)*
Performance
*We have a gift exchange for the whole Sangha, so we invite you to make a small gift and bring it to NhapLuu if you come for Christmas Eve.
New Year's Eve (Thursday 31.12. 2015)
16:00 Live Dharma Talk
18:00 Happy Dinner
19:30 Walking Meditation
20:30 Be-in Performance
22:00 Total Relaxation
23:30 Sitting Meditation
New Year's Eve Ceremony
Chân Thuần Tiến
Viết về Thiền Viện Nhập Lưu Tại Úc châu

Ngày Đầu của Nhập Lưu
Nhập Lưu là một trung tâm thiền tập theo pháp môn Làng Mai tại Úc châu, thuộc tiểu bang Victoria, thành phố Melbourne, làng Beaufort, cách thành phố Melbourne hai giờ đồng hồ lái xe, được chính thức thành lập vào tháng 5 năm 2010, khi thật sự có chúng xuất sĩ đến thường trú tại đây (Sư cô Cần Nghiêm, Sư cô Sinh Nghiêm và tôi). Với tôi, sự thật thì Nhập Lưu đã được thai nghén từ lâu qua sự thực tập của các vị cư sĩ mà đại diện là tăng thân Trúc Xanh, nay đủ duyên thì Nhập Lưu được biểu hiện rõ ràng hơn.
Thiền viện Nhập Lưu được xây dựng đầu tiên trên mảnh đất rừng hoang với diện tích hai chục hecta do gia đình của một Tiếp Hiện cư sĩ Chân Từ Tuệ (chú Thạnh) và Chân Hòa Đức (cô Mịn) cúng dường, sau mười năm khai phá, dọn dẹp và mở rộng những con đường lớn. Khi chúng tôi đến, Nhập Lưu đã có những con đường nhỏ thiền hành xuyên qua những hàng cây tràm rất đẹp. Một hồ nước có tên Trăng Rằm trong xanh khá rộng có trồng nhiều loại hoa sung đủ màu tuyệt vời, nở rộ vào mùa Xuân và kéo dài qua mùa Hè. Giữa hồ có một hòn đảo nhỏ và trên hòn đảo ấy có đặt một tượng Bồ tát Quán Âm với dáng ngồi thật uy nghiêm. Từ hồ Trăng Rằm nhìn lên về hướng Đông khoảng 100m có một cái cốc nhỏ chứa được khoảng từ mười tới mười lăm người ngồi thiền. Bên ngoài cốc phía trái có làm thêm ra một mái để làm chỗ nghỉ ngơi và ngủ lại qua đêm cho các vị đến thực tập. Nhưng khi có các sư cô về ở đây thì cốc Nến Ngọc (chúng tôi tạm đặt tên để gọi) được mở rộng thêm phía bên phải để làm văn phòng và quán sách nhỏ. Gần cốc khoảng 20m là nhà bếp và nhà ăn chung với nhau. Hệ thống vệ sinh có hai phòng tắm và ba nhà vệ sinh ở phía sau nhà bếp. Mảnh đất được chọn làm cốc Nến Ngọc và nhà bếp không nằm gọn trong phần đất 20 hecta mà nằm ngoài phần đất đó, vì vậy cô chú đã mua thêm khoảng đất có diện tích 8 hecta 45 và khi làm giấy tờ cúng dường cho Sư Ông, chú Hoàng Khôi ở Sydney đã giúp đỡ trong việc này. Thiền viện Nhập Lưu có diện tích tổng cộng là 28.45 hecta đất rừng.
Trung tâm Nhập Lưu - ÚcNgày đầu mới tới Nhập Lưu, mọi thứ đều hạn chế. Điện chưa có nên chúng tôi tạm dùng một máy phát điện nhỏ chỉ chạy vào buổi tối để ăn cơm. Khi ngồi thiền tụng kinh, quý sư cô thắp đèn cầy. Hệ thống  nước thì dùng nước mưa được hứng từ hai thùng chứa nước khá lớn. Vì khí hậu xứ này lạnh nên các chú đã bắt hệ thống gaz để nấu nước nóng dùng cho việc tắm rửa. Không có máy giặt nên chị em tôi có cơ hội giặt áo quần bằng tay. Nhiên liệu dùng nấu ăn là bếp ga nhỏ. Nhưng đó chỉ là giải pháp cấp thời của buổi đầu, để cho sự sinh hoạt lâu dài, chúng tôi cần phải có hệ thống điện, nước đầy đủ hơn, vì vậy chúng tôi đã tiến hành làm hệ thống điện. Thầy Pháp Khâm đã liên lạc thúc hối nhà đèn và chú Cảnh (ba của sư cô Sinh Nghiêm) ở Brisbane đã bắt đèn và gắn hệ thống điện và sau ba tháng thì Nhập Lưu đã có điện để dùng. Tuy nhiên chúng tôi cũng phải góp sức vào trong quá trình tiến hành hệ thống đào đường dây điện cần bắt từ thiền đường xuống nhà ăn và cốc Nến Ngọc dài hơn 250 mét với sự giúp đỡ của các vị cư sĩ đến tu học cuối tuần. Sau hơn một tháng, công trình đường dây điện đã được đào xong và nhờ vậy nhà ăn, nhà bếp và cốc Nến Ngọc cũng bắt đầu có điện. Về vấn đề nước thì chúng tôi mua thêm ba thùng chứa nước lớn đủ để thích ứng với nhu cầu đang cần.
Nhập Lưu đã được nhiều người biết đến và tìm về tu học. Số lượng người tìm về mỗi ngày một đông, vì vậy năm 2005 tăng thân Trúc Xanh đã cố gắng xây dựng được một thiền đường chứa khoảng một trăm người. Thiền đường Nhập Lưu là tên Sư Ông đã đặt khi chú Chân Từ Tuệ qua Làng xin Sư Ông đặt cho Thiền đường một cái tên. Sau khi nhận trung tâm rồi, vì chưa biết phải gọi tên gì nên chúng tôi đã lấy tên Nhập Lưu để gọi cho trung tâm là Tu viện Nhập Lưu. May mắn thay, cuối năm nay, 2013 Sư Ông đã chính thức đổi lại là Thiền viện Nhập Lưu. Sau này chị em chúng tôi tạm đặt cho thiền đường một cái tên để gọi, nghe khá mát mẻ là Thiền đường Thanh Lương Địa. Thiền đường Thanh Lương Địa ban đầu chưa có sàn gỗ và các dụng cụ ngồi thiền. Quý sư cô đã dùng những miếng thảm cắt tròn như những bông sen đủ để thay thế cho bồ đoàn khi ngồi thiền. Năm 2012 chúng tôi may mắn có chú Nhâm ở Sydney xuống cúng dường và phối hợp với người bạn ở Melbourne để lót sàn gỗ cho thiền đường làm cho thiền đường khang trang và ấm áp hơn. Chúng tôi được chú Thải, cũng là một thành viên tu học cùng tăng thân Friday night (chiều thứ Sáu tại Melbourne) đã giúp hướng dẫn gắn hệ thống Solar (dùng năng lượng mặt trời). Với hệ thống Solar này, thiền viện chúng tôi đã tiết kiệm được tiền điện rất nhiều.
Trung tâm Nhập Lưu - ÚcNhóm đầu tiên của chị em tôi đến Nhập Lưu chỉ có ba người. Hai tháng sau có thêm sư cô Lương Nghiêm về ở chung. Nhưng sau đó sư cô Sinh Nghiêm cần về lại Làng để nhận giới nên chúng tôi vẫn chỉ có ba sư cô tu học chung. Hai năm sau đó có thêm sư cô Trí Duyên về từ Tu viện Bích Nham-Mỹ, chúng tôi có được bốn chị em. So với các trung tâm khác như ở Làng, Hồng Kông hay Thái Lan.v.v… thì chúng xuất sĩ ở đây quá ít, vì vậy chúng tôi cần bảo lãnh thêm một số các sư cô từ Thái Lan hoặc Việt Nam sang để yểm trợ cho năng lượng tu học được mạnh thêm. Nhưng bên cạnh đó vấn đề chỗ ăn chỗ ở vẫn còn khiêm tốn quá, ngay cả những ngày quán niệm cũng chưa có chỗ nghỉ ngơi cho chúng cư sĩ cũng như phải cần đầy đủ điều kiện và tiêu chuẩn cho việc bảo lãnh các sư cô từ Thái Lan và Việt Nam. Kế bên đất của tu viện có vườn nhà của chú Ian Roberts (Chân Hỷ Mặc), cũng là một thành viên cư sĩ của Nhập Lưu đã hoan hỷ bán nhà và vườn đất lại cho Tu viện Nhập Lưu với giá 254.000 tiền Úc. Vườn đất này có diện tích 10 hecta. Biết Tu viện Nhập Lưu còn thiếu kém về vật chất nên chú đã giúp đỡ bằng cách cho trả tiền chia làm hai đợt và không lấy tiền lời. Nhờ vậy mà trung tâm có thêm nhà ở và cuối năm 2012, chúng tôi đã bắt đầu bảo lãnh sáu sư cô từ Thái Lan nhưng đến tháng Ba năm 2013 sáu sư cô mới được qua tu học chung, đó là các sư cô Thể Nghiêm, Thuấn Nghiêm, Quán Nghiêm, Trung Ngọc, Khuyến Nghiêm và Xương Nghiêm. Hiện tại chúng tôi đã có được mười chị em thường trú cùng tu tập ở đây. Ngôi nhà mua lại của chú Chân Hỷ Mặc cũng cần được sửa sang lại cho hợp với nhu cầu cần thiết. Nhà được mở rộng ra thêm hai phòng ở. Hệ thống nhà vệ sinh, nhà tắm cũng được sửa sang thành ba phòng vệ sinh và ba phòng tắm thay vì trước đó chỉ có một phòng tắm và một phòng vệ sinh. Khi có thêm quý sư cô về, chị em chúng tôi nghĩ đến việc trồng thêm rau tươi để dùng. Đúng là có cầu thì có ứng, chúng tôi được hai chú Andrew và chú John ở Sydney xuống cúng dường và giúp làm một cái nhà xanh nho nhỏ thật dễ thương, thật đẹp. Nhìn vào thiền viện có vườn rau xanh, tôi thấy thật thiền vị và có cái gì đó rất hợp với nếp sống đơn giản, thanh bạch của người tu.
Chị em chúng tôi mỗi người nhận nhiều việc khác nhau. Ngoài thời khóa luân phiên theo đội, tuy thiếu người nhưng sư cô Cần Nghiêm vẫn để thì giờ cho vườn rau. Sư cô chăm sóc vườn rau giỏi lắm, ai lên Nhập Lưu cũng thích ngắm vườn rau xanh của sư cô mà hạnh phúc quá chừng và còn xin đem về nhà nữa. Sau này có các sư em về giúp sư cô thêm trong việc chăm sóc vườn cảnh. Sư cô Lương Nghiêm thì giúp làm văn phòng, lái xe và bảo trì xóm rất đẹp và ngăn nắp. Sư cô Trí Duyên rất thích hợp đóng vai trò của Sứ giả Giám Trai chăm sóc cho chuyện bếp núc. Nhưng khi có thêm các chị em thì sư cô chuyển qua giúp về khâu thủ quỹ. Còn tôi thì thợ đụng, nơi nào cần thì tôi có mặt. Lúc đầu ai cũng bận rộn nhiều, nhất là vào những ngày quán niệm Chủ nhật và lễ hội, bây giờ công việc được chia ra với sự giúp đỡ của các sư em trẻ nên chúng tôi có nhiều thời gian thong dong hơn.
Nơi chúng tôi ở cách thành phố khá xa nên vấn đề đi lại cần phải có xe. Chú Khôi Hoàng và cô Tuệ Hương đã cúng dường một chiếc xe năm chổ, giúp chúng tôi có phương tiện đi lại dễ dàng ngay bước đầu tiên mới về. Khi các sư cô từ Thái Lan qua vào tháng 3/2013, gia đình chú Bi Hạnh và cô Từ An ở Brisbane và cô Hương ở Melbourne cũng cúng dường thêm hai chiếc xe năm chổ nữa, vậy là chị em chúng tôi có đầy đủ phương tiện để di chuyển khi cần đi ra ngoài và còn nhiều thứ khác nữa mà các tăng thân ở các tiểu bang đã giúp đỡ, yểm trợ và đóng góp vào đời sống cho các sư cô.
Xây dựng tăng thân
Thời gian đầu mới về Nhập Lưu, chị em chúng tôi chỉ tổ chức hai ngày quán niệm một tuần vào ngày thứ Năm và Chủ nhật. Ngày thứ Năm cho chị em tôi và Chủ nhật thì có cư sĩ đến tham dự chung. Trước đây, cứ mỗi hai hoặc ba năm, tăng thân ở đây có tổ chức khóa tu và mời quý thầy quý sư cô từ Làng Mai đến để hướng dẫn tu học. Khi có cơ sở chính thức thì mỗi năm nơi này tổ chức hai khóa tu vào tháng Tư và tháng Chín, cũng có sự yểm trợ của quý thầy từ Làng Mai nước Pháp, Hồng Kông hay Mỹ sang đã kết hợp với quý sư cô tại Nhập Lưu. Các khóa tu được tổ chức tại Nhập Lưu, Melbourne, Sydney, Brisbane, và năm nay được mở rộng thêm tiểu bang Adelaide. Trung bình số lượng của các khóa tu có khoảng 80 đến 100 người về tham dự. Ban đầu số lượng người Việt nhiều hơn người Tây phương, nhưng gần đây thì người Tây phương đã về đông hơn và số lượng đã cân bằng ngang nhau. Chúng tôi phải chia sẻ, khuyến khích bằng hai ngôn ngữ Anh - Việt. Chúng tôi cũng đã chia sẻ cách thực tập xây dựng tăng thân. Và đến nay có hơn 20 tăng thân Việt và Úc thực tập theo pháp môn Làng Mai trên bốn tiểu bang đã kể trên.
Với tinh thần đạo Bụt dấn thân, chúng tôi cũng có cơ hội đến trại tù gần thiền viện ba lần để hướng dẫn cho họ thực tập chuyển hóa những tập khí tham đắm, giận và lo sợ trong tự thân và biết cách trở về chăm sóc thân tâm mỗi khi nỗi sợ hãi, hối hận và lo lắng trấn ngự. Trại tù nơi chúng tôi đến là trại dành cho những người buôn bán, phần nhiều là phụ nữ người Việt và Úc, những người này còn trẻ lắm. Những buổi hướng dẫn của chúng tôi có cả những người trưởng trại và cai tù cũng đến tham dự... Mỗi lần chúng tôi hướng dẫn cho khoảng từ 20 đến 30 người.
Chúng tôi cũng đã đem đạo Bụt vào trường học để hướng dẫn cho các em học sinh cấp Trung học từ lớp 8 đến lớp 12. Chúng tôi chia sẻ cho các em thực tập xử lý những căng thẳng, buồn giận và những tâm hành tiêu cực bằng cách trở về nắm lấy hơi thở, có mặt và ôm ấp cơn giận của mình, biết chấp nhận và thương yêu chính mình. Để cho việc hướng dẫn có kết quả, nhà trường chia các em ra thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 25 em và chia làm năm nhóm. Trường chúng tôi đến là trường Công giáo có tên là Marian College, cách Tu viện Nhập Lưu khoảng một giờ lái xe, chúng tôi đã đến được bốn lần để hướng dẫn cho các em và cô giáo. Sau những lần hướng dẫn tu học, các em và thầy cô giáo rất thích và vô cùng hạnh phúc, các em hứa sẽ cố gắng thực tập theo lời chỉ dẫn của chúng tôi.
Thiên nhiên nuôi dưỡng
Nói về Nhập Lưu, điều làm tôi ấn tượng và hạnh phúc nhất là hương rừng và rừng ở đây đủ các loại tràm khác nhau rất đẹp. Mỗi buổi sáng, vào khoảng 4 đến 5 giờ, từ cư xá Cam Lộ Vị (cư xá của các sư cô ở, chúng tôi cũng tạm đặt tên để gọi) đến thiền đường Thanh Lương Địa, con đường dẫn đến thiền đường nằm giữa rừng cây hướng đến ngọn đồi thoai thoải, thả những bước chân an lạc thong dong tôi vừa thưởng thức hương thơm của hoa tràm quyện vào những làn sương mỏng của rừng núi. Nhắc đến nước Úc, có lẽ ai cũng biết loài động vật được mọi người ưa thích và biết đến đó là Kangaroo. Hầu như chúng tôi đều được ngắm những chú Kangaroo mỗi ngày, chúng rất hiền và dễ thương. Ban đầu thấy mọi người thì chúng hơi ngần ngại và lảng tránh, nhưng sau quen dần, chúng đến gần hơn và dạo chơi khắp mọi nơi trong đất của thiền viện. Đặc biệt nơi này có một giống chim rất lạ có tên là Cookaburra, tôi nghe nói loài chim này rất đặc biệt, chỉ có ở nước Úc mà thôi. Khi có một con cất tiếng kêu thì tất cả những con chim khác đều cất tiếng hòa vào thành một âm vang rất hùng mạnh như tiếng cười, vang vọng cả núi đồi. Mỗi buổi tối khi màn đêm buông xuống, trước nhà ăn luôn có vài con Possom xuất hiện, chúng thật hiền và nhẹ nhàng rón rén đến hôn chân bất cứ ai đang ở đấy để xin ăn. Táo, chuối hoặc mì gói là món rất thích của Possom. Không khí ở đây rất lành mạnh, thời tiết trong năm lạnh nhiều hơn nóng. Khoảng mười giờ đêm thì khí trời lạnh hơn ban ngày cho dù nhiệt độ ban ngày tới 16 °C đến 23°C.
Với cánh tay dài
Làng Mai là cây cổ thụ và Thiền viện Nhập Lưu là một trong những nhánh cây vươn ra từ đấy. Cây có nhiều cành thì bóng mát được lan rộng xa hơn, che được cho nhiều người hơn. Là học trò của Thầy, những đứa con của tăng thân, chị em chúng tôi đang mang hạnh nguyện của Thầy và đường hướng của tăng thân đi về châu Úc. “Công trình xây dựng ngàn đời. Nhưng công trình, em xem, đã được ngàn đời hoàn tất. Bánh xe mầu nhiệm chuyển hoài đưa chúng ta đi tới…” Tôi thấy mọi việc như đã được chư Tổ sắp đặt và mọi thứ có lẽ đã hình thành trước đó. Chúng tôi chỉ là những người tiếp nối cho Nhập Lưu được biểu hiện. Trong tôi dâng lên niềm biết ơn rất lớn, biết ơn Bụt, chư Tổ, biết ơn Thầy cùng tăng thân và những vị cư sĩ đã hết lòng yểm trợ cho Nhập Lưu được lớn lên trong thời gian qua. Chúng tôi đang làm sứ mệnh của những người con Bụt, đem đạo Bụt đi vào cuộc đời. Tôi rất biết ơn các sư chị sư em đang có mặt đó cho tôi, cùng tôi đi qua những ngày đầu của Thiền viện Nhập Lưu. Niềm tin của Thầy, sự bền bỉ và lòng trung kiên của các sư, chị sư em đã nuôi dưỡng tôi rất nhiều. Tôi biết dù tâm bồ đề có mạnh, dù chí hướng giúp đời của tôi có lớn cách mấy, nhưng nếu một mình thì tôi không thể làm gì được. Chúng tôi đang cùng nắm tay nhau đi vào dòng, nhập chung vào dòng chảy lớn của tăng thân, chúng tôi đang được trở về với suối nguồn của hạnh phúc, hiểu biết và thương yêu.
shared http://langmai.org/tang-kinh-cac/la-thu-lang-mai/la-thu-lang-mai-37-2014/vao-dong-rong-choi

No comments:

Post a Comment