Sự Tích Niệm Phật Vãng Sinh Của Cư Sĩ Lạc Toàn Thông
Hiếu Cảm Thiên Địa. Tấm Lòng Con Gái
I. Duyên Khởi.
Pháp sư Tịnh Không nói: “Phật pháp chẳng phải tôn giáo, chẳng phải triết học mà là sự giáo dục tột cùng viên mãn của Đức Phật đối với chúng sinh trong chín pháp giới. Đây là sự thật căn bản mà đệ tử Phật cần phải nhận rõ trước tiên”. Tiên phụ có thể vãng sinh cõi Tây phương, một đời bất thoái thành Phật, thật sự đã được sự trợ duyên ở hai phương diện:
Một là được sự giáo hóa từ bi khế lý, khế cơ của pháp sư Tịnh Không; hai là nhờ quyển sách “Làm cách nào niệm Phật vãng sinh bất thoái thành Phật?”, nói rõ về tình huống lúc lâm chung. Và sự giải bày trong quyển “Diệu Âm cư sĩ vãng sinh kiến văn ký”, thuật rõ quá trình vãng sinh của Bồ-tát; sự khai thị của cư sĩ Hòa Liêu v.v… đều là những tăng thượng duyên cho việc vãng sinh của tiên phụ.
Pháp sư Tịnh Không thương xót chúng sinh, đã mấy mươi năm ngài dùng phương tiện thiện xảo, giảng kinh thuyết pháp lợi ích chúng sinh. Nhất là những năm tuổi xế chiều, ngài chuyên hoằng dương kinh điển Tịnh Độ. Ở trong nước hay ngoài nước, ngài đã nhiều lần tuyên giảng kinh Vô Lượng Thọ và kinh A-di-đà, khuyên người thật tâm niệm Phật. Dù cho có tuyên giảng những kinh điển đại thừa khác, ngài vẫn từng câu từng câu tán thán kinh A-di-đà, nơi nơi đều hướng dẫn người quay về Cực Lạc. Pháp sư đã từng nêu ví dụ của đại sư Thiện Đạo: “Cho dù Đức Phật Thích-ca Mâu-ni hiện thân trở lại, bảo với chúng tôi còn có một pháp môn khác thù thắng hơn pháp môn Trì danh niệm Phật, có thể thành tựu ngay hiện đời, chúng tôi cũng phải chắp tay cung kính cảm ơn ý tốt của Ngài. Đồng thời nói rõ chúng tôi đang chuyên tu pháp môn Trì danh niệm Phật, hoàn toàn có thể một đời bất thoái thành Phật. Đối với pháp môn Trì danh niệm Phật đây, không hề có pháp môn nào thù thắng hơn, cần có lòng tin như thế”.
Pháp sư lại nói: “Chỉ có cầu sinh Tịnh Độ mới là thật sự báo đáp ân Phật, thật sự làm tròn đại hiếu”. Tiên phụ có thể hôm nay đã giải thoát sinh tử, vãng sinh Tịnh Độ, đã không uổng phí công giáo hóa chân thành của pháp sư.
Hai quyển sách, quyển “Làm cách nào niệm Phật vãng sinh bất thoái thành Phật” và quyển “Diệu Âm cư sĩ vãng sinh kiến văn ký”[41] là tài liệu tham khảo quan trọng, đúng như lý, như pháp cho người trợ niệm, trong quyển “Kiến, văn, ký” của cư sĩ Liêu, thuật rõ quá trình vãng sinh của Bồ-tát, đó là người niệm Phật giới thiệu cha mẹ mình niệm Phật cầu sinh Tịnh Độ và là ngọn đèn sáng chỉ dẫn trợ niệm cho cha mẹ lúc lâm chung. Nhờ cư sĩ Liêu nhiều lần đích thân đến đạo tràng hướng dẫn trợ niệm, có sự giúp đỡ rất lớn đối với sự vãng sinh của tiên phụ.
Sự tích tiên phụ niệm Phật vãng sinh, thật là sự minh chứng chân thật của tiến trình “Phát lồ sám hối” và “Thật tâm niệm Phật”. Được cư sĩ Liêu khích lệ viết thành văn, vì để báo ân Phật, báo đáp ân đức từ bi giáo hóa của pháp sư Tịnh Không, đệ tử hổ thẹn, cung kính ghi thuật lại tình huống chân thật trước và sau khi tiên phụ vãng sinh; mong rằng có thể giúp cho bốn chúng[42] đồng tu, thiết lập được niềm tin sâu, nguyện thiết đối với pháp môn Trì danh niệm Phật và có thể từng câu thánh hiệu Di-đà, mỗi niệm về cõi Tây phương, đầy đủ hành trang vượt qua sáu đường, thoát khỏi mười pháp giới, trọn đời này viên thành quả Phật vô thượng.
Kính ghi:
Đệ tử hổ thẹn, Ông Nghê đau lòng kính thuật.
Diệu Âm Tịnh Tông Học Uyển, ngày Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đản sinh, năm Mậu Dần (1998).
II. Ký Thật[43].
II. Ký Thật[43].
– Nam-mô A-di-đà Phật!
– Thưa các vị thiện tri thức, tiên phụ thế danh Lạc Toàn Thông, pháp danh Diệu Âm, hưởng thọ 78 tuổi, cả đời làm công chức. Trước khi về hưu, ông giữ chức vụ Trưởng phòng nhân sự Sở vệ sinh của chính phủ tỉnh và ngụ ở ký túc xá công nhân viên của chính phủ tỉnh.
1. Cuộc sống của phụ thân sau khi về hưu.
1. Cuộc sống của phụ thân sau khi về hưu.
Phụ thân là nhân viên nhà nước, thuở còn sống, ai dạy gì ông cũng không tin. Năm 1985, sau khi về hưu, phần lớn ông đều ở trong nhà, ít khi ra ngoài. Một lần nọ, chân phải của ông bị viêm đỏ một vùng như tổ ong, từ bắp vế đến bàn chân đều sưng phù rất nghiêm trọng. Sau đó, ông đến Tổng y viện Vinh Dân để phẫu thuật, khoét bỏ phần thịt ở đùi bị thối rữa, rồi lấy phần da nguyên ở bộ phận khác đắp vá lên đùi. Bác sĩ nói: “May mà ông phát hiện sớm, kịp thời đến bệnh viện, nếu không thì cái chân này có thể sẽ phải cưa bỏ, mới có thể bảo vệ mạng sống”.
Một hôm, ông cho những đứa con của tôi xem bắp chân của mình sau khi mổ, tôi trông thấy thật đau lòng! Lúc đó, tôi đã tiếp xúc Phật pháp, đã xem rất nhiều câu chuyện nhân quả báo ứng, nên tôi có lòng tin sâu sắc không nghi ngờ gì đối với sự báo ứng của nhân quả. Trước mắt, bắp chân của cha tôi, giống như chân gà, khiến tôi liên tưởng đến lúc nhỏ, cha thường hầm chân gà cho chúng tôi ăn. Mỗi lần ăn, cha đều làm một nồi to. Bấy giờ, tôi còn nhỏ dại, cũng thường vây quanh nhà bếp nghe mùi thơm mà thèm rỏ dãi. Nào ngờ, quả báo hiện tiền của cái “bụng tham ăn”. Cuối cùng lại báo ứng trên chân của cha tôi, quả thật khiến người ta đau lòng, hổ thẹn, cũng khiến tôi cảm thấy nhân quả thật đáng sợ.
Sau khi cha nghỉ hưu, chính phủ mở ra chính sách thăm viếng họ hàng ở Đại lục. Tuy ông cũng rất nhớ cha mẹ ở Đại lục nhưng không liên hệ được bạn bè ở đó và cũng chưa từng được trở về quê hương thăm viếng. Một phần vì sự đi đứng của cha đã không còn thuận tiện, mặt khác vì số tiền nghỉ hưu dùng trị liệu cho cái chân phải đã hết sạch, không còn cách nào trở về thăm viếng họ hàng một cách rỡ ràng. Vì vậy, cha tôi buồn bực lặng lẽ một mình. Tóm lại, cuộc sống sau khi nghỉ hưu của cha hoàn toàn không được như ý. Trong tâm ông vẫn còn một chút tiếc nuối.
2. Nhân duyên Tiên phụ tiếp xúc Phật pháp và tình hình niệm Phật hằng ngày của ông:
2. Nhân duyên Tiên phụ tiếp xúc Phật pháp và tình hình niệm Phật hằng ngày của ông:
Lần thứ nhất, tôi tiếp xúc Phật pháp là do người hàng xóm, (bảo mẫu của con trai) tặng tôi một cuộn băng ghi âm truyền thụ Tam quy mà pháp sư Tịnh Không giảng giải.
Trước giờ tôi chưa hề tiếp xúc Phật pháp thì đâu có sách vở liên quan đến Phật học, cũng chưa hề nghe qua Sư phụ hoặc cư sĩ giảng kinh. Khi được nghe cuộn băng “truyền thụ Tam quy” này, lòng tôi rất vui vẻ, nghe đi nghe lại biết bao lần, vì nội dung của nó, thực sự rất khoa học, rất hợp lý. Từ trong cuộn băng này, tôi quả thực nhận thức được bản chất của Phật pháp là giáo dục, chứ không phải là tôn giáo. Tuy tôi đã nghe rất nhiều lần, lòng rất hoan hỷ song vì vẫn còn nhiều nghi ngờ nên không dám mạo muội học Phật. Tôi liền thỉnh giáo người hàng xóm, người ấy trả lời: “Trí huệ của tôi kém cỏi, không cách nào giải đáp câu hỏi của chị. Tôi sẽ đưa chị đến thư viện Hoa Tạng, Sư phụ ở đó trí huệ khá cao, có thể giải đáp cho chị”.
Cuối năm 1993, tôi và người hàng xóm cùng đến thư viện Phật giáo Hoa Tạng nghe sư phụ giảng kinh, chúng tôi đến sớm hơn nửa tiếng đồng hồ, đúng lúc sư phụ rảnh rỗi, người hàng xóm liền đưa tôi đến thỉnh giáo ông.
Sư phụ trả lời tôi: “Học Phật không nhất định phải ăn chay, cũng không cần chạy đến Đạo tràng”. (Sau đó, nhân tiếp xúc được tin tức y học gần đây, tôi đã hiểu rõ ăn chay đối với sức khỏe, có được lợi ích tuyệt đối, nhờ đó con cái lớn nhỏ cả nhà tôi đều tự nhiên đổi lại ăn chay). Ngài còn nói: “Hiếu thuận với cha mẹ, ngoài việc quan tâm đến đời sống vật chất không cho thiếu thốn cũng phải bố thí tạo công đức cho cha mẹ, khiến cho cha mẹ có được lợi ích chân thật”. Ngay hôm đó, pháp sư còn tặng tôi tám cuộn băng “Lời khai thị Phật thất của pháp sư Đàm Hư”, “Nhận thức Phật giáo”, “kinh Phật thuyết thanh tịnh tâm”. v.v … và một quyển kinh Vô Lượng Thọ. Đồng thời, ngài bảo tôi: “Quyển kinh Vô Lượng Thọ này, cô trở về nhà đọc ba nghìn biến, công đức của ba nghìn biến viên mãn, có thể giúp cô giải quyết được vấn đề của cha mẹ mình”.
Sau khi trở về nhà, tôi đã nghe những cuộn băng này rất nhiều lần. Nhất là cuộn băng “Lời khai thị Phật thất của pháp sư Đàm Hư” đã gợi mở cho tôi tin sâu pháp môn Trì danh niệm Phật, có sự giúp đỡ rất lớn đối với tôi. Ban đầu, tôi đọc kinh Vô Lượng Thọ, một biến khoảng một tiếng rưỡi, sau đó chỉ cần khoảng bốn mươi đến bốn mươi lăm phút là xong một biến. Vì sư phụ nói phải đủ ba nghìn biến thì đối với cha mẹ mới có lợi ích trọn vẹn. Mỗi ngày, nếu tôi chỉ đọc một biến thì phải mất thời gian mười năm. Đương thời phụ thân đã hơn bảy mươi tuổi, mẫu thân đã hơn sáu mươi tuổi, biết hai người có chờ đợi đến mười năm không? Tôi không dám nói. Nếu như mỗi ngày tôi đọc ba biến, thì ba năm có thể viên mãn. Tôi nghĩ cha mẹ tôi sẽ còn cơ hội. Thế là, mỗi ngày tôi đọc theo ba bữa ăn. Trong quá trình đọc tụng, tôi dần dần thể hội được, hoàn toàn chẳng phải là đọc tụng ba nghìn biến kinh Vô Lượng Thọ thì cha mẹ tôi sẽ không xảy ra việc gì, mà là trong quá trình đọc tụng kinh Vô Lượng Thọ, tư tưởng và hành vi của mình đã có sự thay đổi, mới có trí huệ giải quyết vấn đề của cha mẹ. Để đặt nền tảng cho việc học Phật, năm 1996, tôi lại trì tụng trọn vẹn ba nghìn biến “Liễu Phàm Tứ Huấn”. Tôi phát hiện ra trong phương diện đoạn trừ phiền não, xác thực có được lợi ích khá lớn.
Do nghe cuộn băng giảng của pháp sư Tịnh Không mà pháp hỷ sung mãn, tôi cũng phát hiện Phật pháp thật sự có thể giải quyết được tất cả những vấn đề lớn nhỏ trong cuộc sống. Vì vậy, hầu như mỗi tháng, tôi đều đến thư viện Hoa Tạng thỉnh băng kinh, gần như cũng đã nuôi dưỡng thành thói quen hằng ngày nghe pháp sư giảng kinh.
Sau một khoảng thời gian tiếp xúc với Phật pháp, tôi cảm nhận sâu sắc mọi người đều nên học Phật, mọi người đều sẽ thành Phật, cũng rất mong mỏi mọi người sẽ đem Phật pháp giới thiệu cho cha mẹ, những người thân yêu nhất của mình, hy vọng họ có thể nhận được lợi ích chân thật của Phật pháp, có thể được giải thoát sinh tử trong đời này, vãng sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc. Vấn đề khó ở chỗ, tôi không biết làm cách nào giới thiệu được Phật pháp cho cha mẹ. Và có thể khiến cho cha mẹ hoan hỉ tiếp nhận? Đúng lúc tôi đọc được quyển “Diệu Âm cư sĩ vãng sinh kiến, văn, ký” do cư sĩ Liêu ghi, cư sĩ đã tích cực khuyên cha mẹ niệm Phật. Trước tiên, đối với cha mẹ đã thể hiện được sự quan tâm nhiều hơn trên mặt tinh thần và sự chăm sóc cung cấp trên mặt vật chất cũng đầy đủ hơn trước, dùng hành động thực tế để chứng thực, thân làm đệ tử Phật là phải vô cùng hiếu thuận, khiến cho cha mẹ sinh tâm hoan hỉ mà chấp nhận Phật pháp. Đọc đến đây, tôi bắt đầu hiểu, tôi cũng nên học tập “kiến hiền tư tề” của cư sĩ Liêu, phải làm cho cha mẹ tiếp xúc Phật pháp, nhất định phải hiếu đễ hơn, thuận thảo hơn đối với cha mẹ, khiến cho cha mẹ cảm nhận được sau khi học Phật con mình không giống như xưa, còn giới thiệu Phật pháp cho cha mẹ, thì chướng ngại tự nhiên sẽ bớt đi một ít. Cách làm của tôi cụ thể là:
a) Thường xuyên điện thoại về nhà hơn trước, thành thật thăm hỏi, vấn an sức khoẻ của cha mẹ.
b) Trên mặt vật chất, phải cung cấp nhu cầu cho cha mẹ đầy đủ chân thành hơn trước.
c) Thái độ nói năng đối với cha mẹ phải hòa thuận vui vẻ, cung kính hơn trước.
d) Khi cùng cha mẹ chuyện trò, phải lắng nghe nhiều, nên ít ngắt lời và ít phê bình.
e) Khi nghỉ phép lâu ngày, có cơ hội nên về thăm nom cha mẹ, phải cùng cha mẹ chuyện trò Phật pháp, cũng nên tùy duyên hướng dẫn cha mẹ ăn chay, phóng sinh.
Ngoài ra, hãy lấy danh nghĩa của cha mẹ, hết lòng in ấn, thu băng các loại pháp bảo.
Tôi đã làm như thế khoảng mấy tháng, có một lần tôi đưa con về nhà thăm cha mẹ, cha tôi bảo: “Sau khi con học Phật pháp, toàn bộ con người đều thay đổi hẳn, không như xưa nữa”. Tôi mượn cơ hội này đem những lợi ích thù thắng mà mình đã nhận được trong Phật pháp, nói rõ cho cha nghe: “Đời này chúng ta có thể gặp Phật pháp, là nhân duyên tối thượng, nhất là gặp được pháp môn Trì danh niệm Phật, là pháp môn thù thắng hơn hết. Hơn nữa, pháp sư Tịnh Không cũng đặc biệt nhấn mạnh, học Phật không cần thay đổi phương thức sống vốn có sẵn, chỉ cần thường xuyên niệm Phật, sức khỏe nhất định sẽ ngày càng tốt đẹp”.
Khi ấy, cha tôi hoàn toàn không biểu lộ điều gì. Thế là, tôi đi đến thư viện Hoa Tạng, thỉnh giáo sư phụ: “Nên hướng dẫn cha mẹ học Phật như thế nào?” Sư phụ bảo tôi: “Có thể giới thiệu cho thân phụ đọc kinh Vô Lượng Thọ”. Tôi liền thỉnh cho cha quyển kinh Vô Lượng Thọ và cuộn băng niệm tụng trong hai giờ, lại thỉnh tượng Phật A-di-đà. Vào giữa năm 1994, cha tôi bắt đầu nghe kinh. Mỗi ngày theo thời khóa sáng, cha tôi nghe máy ghi âm đọc kinh Vô Lượng Thọ trong hai tiếng đồng hồ.
Từ đó về sau, tôi càng điện thoại liên tục về nhà thỉnh an sức khỏe cha mẹ. Ngoài việc vấn an sức khỏe, tôi đều hỏi: “Ba có thực hành thời khóa sáng không? Có đọc kinh Vô Lượng Thọ không?” Mẹ đều trả lời: “Có, hằng ngày bốn năm giờ sáng ba thức dậy liền bắt đầu thời khóa sáng, mỗi ngày đều niệm không thiếu buổi nào cả”.
Tôi hỏi tiếp: “Mẹ có niệm Phật không?” (Vì mẹ tôi phải đảm đương tất cả công việc nhà, còn phải chăm sóc cha và con cái của em gái tôi, công việc khá vất vả, không có thời gian ngồi đọc kinh, nhưng tôi mong mẹ ít nhất cũng có thể tùy thời, tùy nơi mà niệm Phật). Mỗi lần như thế, mẹ tôi đều có chút ngại ngùng, cười cười trả lời: “Mẹ không có niệm ra tiếng đâu, chỉ tưởng ở trong lòng thôi!”
Tôi liền khích lệ mẹ: “Nhớ tưởng Phật cũng là một phương pháp rất hay. Có người không quen niệm ra tiếng, trong lòng nghĩ đến Phật cũng rất tốt”. Vì cha mẹ không phản đối cho nên tôi đến thư viện Hoa Tạng thỉnh về nhà thánh tượng Phật A-di-đà và Bồ-tát Quán Thế Âm, thiết lập ngay trong phòng khách một Phật đường đơn giản mà trang nghiêm.
Từ khi cha tôi bắt đầu đọc kinh Vô Lượng Thọ, mỗi lần về nhà, tôi đều cùng cha nói chuyện Phật pháp, đàm luận lục đạo[44] luân hồi, giảng giải những vấn đề sinh và tử. Hơn nữa mỗi lần như thế tôi đều hỏi cha có muốn đi đến thế giới Tây phương Cực Lạc không?
Cha luôn đáp như thế này: “Người giống như cha làm sao đi được Tây phương! Cũng không biết thế giới Tây phương Cực Lạc ở đâu nữa? Bây giờ cha không muốn điều gì cả, nhưng kinh Vô Lượng Thọ này, cha nhất định sẽ tiếp tục đọc nữa”.
Tôi cũng nhân cơ hội này nói với cha: “Ba à, lúc giảng kinh, pháp sư Tịnh Không đặc biệt nhấn mạnh: Người muốn đi đến thế giới Tây phương Cực Lạc, nhất định phải có đủ ba món tư lương: Tín-hạnh-nguyện. “Tín” chính là tin có thế giới Tây phương, tin có Đức Phật A-di-đà vậy”. “Nguyện” tức là bằng lòng đi, bằng lòng dời dần đến ở cõi Tây phương thế giới Cực Lạc. “Hạnh” chính là bằng lòng trì danh niệm Phật. Vả lại, trong quyển “Di-Đà Yếu Giải” Ngẫu Ích đại sư đã đề cập đến việc: “Vãng sinh được chăng hoàn toàn dựa vào Tín Nguyện có hay không? Phẩm vị cao thấp là do sự sâu cạn của công phu tu tập”. Mỗi lần thảo luận đến vấn đề này, tôi luôn quả quyết bảo với cha mẹ: “Con thể hội sâu sắc được sáu nẽo luân hồi quá khổ sở, đời này không dễ gì gặp được Phật pháp, hơn nữa là gặp được pháp môn Trì danh niệm Phật, pháp môn thù thắng này, con quyết định phải nắm thật vững, trọn đời này nhất định phải vãng sinh về cõi Tây phương Cực Lạc”. Tôi muốn đưa cha mẹ đến Phật Quang Sơn tham quan động Tịnh Độ, nhưng khổ nỗi là không có cơ duyên.
Vào mỗi chiều và buổi tối, cha tôi vẫn xem truyền hình, có khi xem tin tức, càng xem càng tức giận. Tôi thường khuyên cha: “Đã xem rồi còn tức giận, thì không nên xem làm gì!” Cha nói: “Làm sao có thể không xem được chứ? Tức giận nhưng vẫn phải xem thôi!”
Tôi khuyên cha hãy đem thời gian xem kịch truyền hình liên tục mỗi chiều để xem băng hình giảng kinh, cha cũng nói không được. Tuy là xem kịch liên tục cũng sẽ tức giận nhưng vẫn phải xem.
Cha tôi đọc kinh Vô Lượng Thọ khoảng một năm rưỡi, tôi lại kiến nghị: “Cha có thể tăng thêm khóa buổi tối, đọc thêm một biến kinh Vô Lượng Thọ. Sau đó, biết được phụ thân đã bắt đầu tăng thêm thời khóa tối, tôi vô cùng hoan hỷ.
Vào giữa năm 1997, tôi trở về nhà, cha bảo tôi hiện giờ kết quả mà ông đọc kinh Vô Lượng Thọ đã tốt hơn trước. Trước đây, có khi niệm một niệm là sẽ bị ngủ gật, hiện giờ thì không. Hơn nữa, ba năm nay ba chưa hề bỏ sót thời khóa nào. Mỗi ngày, cha nhất định thời khóa công phu sớm chiều hai giờ đồng hồ. Nhưng cha cũng nói ý của kinh Vô Lượng Thọ đó rất sâu xa! Đọc xong, chỗ nào hiểu thì hiểu, chỗ nào không hiểu thì thôi. Tôi nói với ông: “Cảnh giới ý nghĩa của kinh Vô Lượng Thọ quả thật rất sâu xa. Con cũng có nhiều chỗ không hiểu”. Nhưng tôi có một kinh nghiệm, có một số điều vốn không hiểu, đọc lâu ngày, có lúc dường như đột nhiên vỡ lẽ ra những ý tứ trong đó. Mẫu thân thì bảo tôi buổi sáng sớm, khi trên đường đi mua thức ăn, bà cứ đi mãi, trong lòng vẫn vang lên thánh hiệu của Đức A-di-đà. Tôi nhân cơ hội này khích lệ mẹ, càng nhớ Phật, niệm Phật. Nói ví dụ như khi xắt rau, cắt rau một cái thì niệm câu hiệu Phật; lúc xào rau, xáo một cái thì niệm một danh hiệu Phật. Mẹ tôi gật đầu: “Được”.
3. Chuẩn bị trước khi trợ niệm.
3. Chuẩn bị trước khi trợ niệm.
Hạ tuần tháng 12 năm 1997, mẹ điện thoại bảo tôi: “Con à, ba con muốn con chuẩn bị 100 nghìn đồng, nói là sắp đi rồi”. Tôi vội vàng khuyên mẫu thân nhắc cha chuyên tâm niệm Phật. Bà đề cập đến việc gần đây sức khỏe của cha không được tốt lắm, kết quả đi bệnh viện kiểm tra là bị uất hơi, sau đó uống thuốc thì khỏi bệnh. Mẹ còn bảo tôi, cha thường hỏi: “Y phục đã chuẩn bị xong chưa? Lại nói là ông sắp đi rồi”.
Do quan hệ công việc, tôi không cách nào lập tức trở về nhà thăm bệnh tình cha được, nhưng tôi bắt đầu lên kế hoạch việc trợ niệm cho cha vãng sinh, đồng thời cũng xem đó là một nhiệm vụ quan trọng trong khâu chuẩn bị. Chỉ vì từ trước đến giờ, bản thân tôi không có kinh nghiệm giúp người trợ niệm, chỉ sợ vì thiếu kinh nghiệm hoặc sơ suất mà dẫn đến làm mất đi cơ hội tốt vãng sinh của cha, thì tội lỗi này rất lớn. Vì thế tôi phải soạn lại quyển sách “Làm thế nào niệm Phật vãng sinh bất thoái thành Phật” và bài “Ký thấy nghe việc vãng sinh của cư sĩ Diệu Âm”. Vì để chuẩn bị hậu sự cho cha theo nghi thức Phật môn trang nghiêm nhất. Tôi đã làm hết sức mình lo đủ mọi mặt, thỉnh giáo người khác: Trong khi đệ tử Phật chính thức vãng sinh nên mặc y phục gì? Kết luận sau cùng là: Một bộ áo được giặt-giũ sạch sẽ, một bộ y phục cư sĩ, một cái áo tràng, ngoài ra khi trợ niệm phải chú ý chuẩn bị chiếc mền vãng sinh đắp cho thân phụ.
Sau khi hỏi rõ ràng, tôi lập tức đến nơi phát hành đồ vật của Phật giáo mua một loạt những thứ cần thiết. Ngoài ra còn thỉnh hai cây đèn hoa sen, một bài vị vãng sinh, một chiếc khánh. Vì trong sách có ghi, khi lâm chung người bệnh không ý thức rõ ràng, có thể dùng khánh để thức tỉnh người bệnh niệm Phật.
Vì muốn ghi nhớ rõ những việc đáng chú ý lúc lâm chung trợ niệm, tôi phải xem đọc kỹ nhiều lần quyển sách “Làm thế nào niệm Phật vãng sinh bất thoái thành Phật”. Về trợ niệm, trong sách có một đoạn ghi: “Tốt nhất nên mời những bạn đồng tu có kinh nghiệm trợ niệm đến trợ niệm, người nhà có lúc cần phải tránh đi, để tránh người lâm chung vướng bận tình thân thiết mà trở ngại việc vãng sinh”. Tuy tôi hy vọng mình có thể đích thân trợ niệm cho cha, nhưng lại sợ mình không có kinh nghiệm, trong quá trình xử lý, vì sơ suất mà lỡ đi đại sự vãng sinh của cha. Vì thế, tôi bắt đầu thăm hỏi khắp nơi, làm thế nào để có thể mời được đoàn trợ niệm? Nhưng lại gặp qua những năm trước, đoàn thể Phật giáo ở miền Trung, họ đều không rảnh, đáp án trả lời đều là không chắc chắn, không có đoàn trợ niệm. Sau cùng, thật không còn cách nào khác, tôi giở phần mục lục phía sau sách bài “Ký thấy nghe việc vãng sinh của cư sĩ Diệu Âm”, tìm được điện thoại của Diệu Âm Tịnh Tông Học Uyển, hy vọng có thể mời được cư sĩ Liêu.
Buổi trưa ngày 05 tháng giêng năm 1998, trong sự liên lạc rất thuận lợi với cư sĩ Liêu, cư sĩ bảo với tôi về then chốt của sự trợ niệm như sau:
Thứ nhất: Trợ niệm cho người lâm chung không cần số người đông mà cốt yếu ở tâm thành kính. Nếu như có đông người trợ niệm mà tâm tạp loạn không thành kính, vọng tưởng lăng xăng, thì vẫn không bằng một hai người trợ niệm chí thành tha thiết, đạt đến thanh tịnh trang nghiêm, đưa đến hiệu quả tốt đẹp.
Thứ hai: Người nhà trợ niệm cũng có điểm tốt, cần đem tình thân yêu mến của con cái đối với cha mẹ chuyển đổi thành động lực cầu vãng sinh thế giới Tây phương Cực Lạc. Nên bảo cha mình, nhân duyên của cha đã sớm thành thục. Vì vậy, trước tiên cha nên dời đến thế giới Tây phương Cực Lạc. Sau này khi chúng con sắp vãng sinh, cha sẽ theo Đức Phật A-di-đà đến tiếp dẫn chúng con.
Thứ ba: Cư sĩ đặc biệt dặn dò tôi, nếu mời được đoàn trợ niệm thì rất tốt, nếu như không mời được thì cũng không nên sinh lòng phiền muộn. Cư sĩ bảo tôi trong quá trình xử lý trợ niệm, cần phải giữ cho được tâm thanh tịnh. Vì tâm thanh tịnh mới có thể tương ưng với Phật và Bồ-tát.
Trong lúc nói chuyện, nhắc đến bệnh của cha, nghĩ đến cha sẽ không còn sống bao lâu nơi cõi đời này, trong lòng tôi đau xót khôn cùng. Cuối cùng, tôi hỏi:
– Thưa Liêu cư sĩ phải làm cách nào đây, tôi biết là người trợ niệm không được rơi một giọt nước mắt. Rơi nước mắt tức là đưa tiễn người thân của mình vào sáu nẽo luân hồi. Nhưng tôi vẫn không có cách nào kiềm chế được. Mỗi lần nghĩ đến cha không còn sống bao lâu trên cõi đời này nữa thì nước mắt cứ tuôn như mưa.
Cư sĩ Liêu điềm tĩnh nói:
– Hiện giờ chị vì lòng hiếu cho nên mới rơi nước mắt, nhưng khi đối đầu với sự việc, Phật và Bồ-tát sẽ gia hộ, chị sẽ không khóc đâu!
Tôi cũng thỉnh giáo cư sĩ Liêu:
– Khi trợ niệm, giọng điệu nhanh chậm nên điều chỉnh thế nào?
Cư sĩ nói:
– Có thể theo giọng điệu và tốc độ của máy niệm Phật để trợ niệm.
Sau khi điện thoại cho cư sĩ Liêu xong, đối với việc mời đoàn trợ niệm, đã không còn là nỗi lo canh cánh, lòng tôi cũng tạm được an ổn.
Buổi chiều ngày hôm ấy, tôi và cô út bàn đến việc trợ niệm. Cô út nói nếu như không mời được đoàn trợ niệm thì cô bằng lòng cùng tôi trở về thôn Trung Hưng Tân trợ niệm giúp cha. Sau khi ý kiến ổn định, tôi nói với cô út:
– Lần này về trợ niệm, chỉ cho phép chúng ta thành công, không được thất bại, không thể mang tâm lý thí nghiệm để niệm Phật. Vì đây là đại sự chỉ một lần chớ không thể lặp lại. Hơn nữa, con nắm chắc chắn cha nhất định vãng sinh, chỉ có điều chúng ta không có kinh nghiệm trợ niệm, sợ nhất là trong quá trình trợ niệm có sự sơ suất, làm trở ngại cơ duyên vãng sinh của cha thì tội đó rất lớn. Vì vậy, có thời gian, chúng ta phải ôn tập nhiều lần cho tốt hai quyển sách “Làm thế nào niệm Phật vãng sinh bất thoái thành Phật ” và bài “Ký thấy nghe việc vãng sinh của cư sĩ Diệu Âm”, đến lúc đó mới có thể đúng như lý, như pháp.
Mẹ tôi là một phụ nữ trí huệ, hiểu lý lẽ và rất từ bi. Khi tôi bảo mẹ: “Hiện giờ trong nhà chúng ta không nên mở ti vi, chỉ chuyên tâm niệm Phật, cả nhà tốt nhất chỉ nghe tiếng niệm Phật của máy ghi âm, đặc biệt là ti vi trong phòng của cha càng không nên mở, phải để cho cha chuyên tâm niệm Phật”, thì mẹ đều một mực làm theo, đồng thời bà còn bảo tôi, cha tôi luôn hỏi: “Sao lúc này không thấy con về thăm, tôi có nhiều điều muốn hỏi nó”.
Bà còn nói: “Cha con bây giờ rất hay nói chuyện. Mỗi ngày đều phải nói chuyện với mẹ, có khi đến khuya cũng không chịu ngủ, cứ muốn bà trò chuyện với ông. Chuyện bạn bè, chuyện con cái, dường như muốn đem chuyện những người đã lâu rồi không gặp mặt, kể ra hết một lần”. Còn có buổi tối nọ, cha tôi bảo mẹ: “Tối nay đừng nên tắt đèn, tắt đèn họ sẽ đến bắt tôi đi”.
Ông còn nói trong ống tay áo ông có con quỷ, trong ruột có quỷ.v.v…lại nói mộng thấy họ hàng thân quyến đến tìm ông. Vì vậy, tối nào cha cũng ngủ không ngon giấc.
Lúc ấy, tôi thầm nghĩ: “ Tuy tôi không thể về nhà, nhưng tôi ở Đài Bắc tụng kinh, lễ Phật, đem công đức ấy hồi hướng cho cha ở thôn Trung Hưng Tân, có lẽ cũng được”. Tôi cũng khuyên mẹ nên bắt đầu ở nhà lễ Phật, sám hối cho cha, đồng thời đem công đức lễ bái Phật hồi hướng cho cha. Từ đó, tôi bắt đầu nghiêm túc đọc kinh Vô Lượng Thọ, mỗi ngày có thể đọc được mấy biến thì cứ đọc, đồng thời đem công đức tụng kinh hồi hướng cho những oan gia trái chủ của cha. Cách một ngày tôi lại điện thoại cho mẹ, mẹ liền nói đêm qua cha ngủ rất ngon. Tôi càng khích lệ mẹ nên tiếp tục lễ Phật, tôi cũng sẽ tiếp tục lễ Phật và tụng kinh.
Ngày mùng 5 tháng giêng, tôi tiếp tục đọc kinh Vô Lượng Thọ và đem công đức đó hồi hướng cho cha. Do cách ngày có một thời khóa suốt ngày, vì vậy phải từ tối đến gần sáng mới ngủ. Sáng ngày thứ hai, tôi vừa thức dậy thì đầu choáng váng không chịu nổi, đây là hiện tượng rất ít có. Trực giác của tôi cho biết tôi và cha có liên quan, nhưng tôi tự nhủ: “Hôm nay có thời khóa suốt ngày, nhất định sẽ làm cho tinh thần căng thẳng”.
Hơn ba giờ chiều ngày hôm đó, sau khi xong thời khóa sau cùng, tôi vẫn theo kế hoạch ban đầu, đến thư viện Hoa Tạng, một mặt là in ấn kinh điển trợ giúp cho cha, đem công đức hồi hướng cho những kẻ oan gia trái chủ của cha, một mặt muốn thỉnh giáo sư phụ về những việc liên quan đáng chú ý trong trợ niệm. Sư phụ bảo tôi mấy kinh nghiệm quan trọng trợ niệm lúc lâm chung:
1. Thông thường người sắp vãng sinh, họ sẽ không muốn ăn thứ gì cả, vì vậy nếu phụ thân không muốn ăn, cũng không nên miễn cưỡng, không cần lo lắng thái quá.
2. Tuyệt đối không được khóc lóc trước mặt phụ thân để tránh làm trở ngại việc vãng sinh của ông. Nếu những người khác trong nhà khó tránh được đau lòng thì nhất định nên đi đến chỗ khác mà buồn, dù thế nào đi nữa cũng không được khóc trước mặt phụ thân.
3. Khi đánh khánh tiếp dẫn, nên gõ nhịp ngay chữ “Đà” trong bốn chữ hồng danh “A-di-đà Phật”.
Ngay hôm đó, thư viện vừa mới có băng nghe kết duyên “Sự tích niệm Phật vãng sinh Tịnh Độ”, tôi hết sức vui mừng, liền thỉnh về nghe. Buổi chiều, khoảng 4 giờ 45 phút, em gái tôi từ nhà điện thoại đến, nói với tôi là đã đưa cha đi bệnh viện, kết quả kiểm tra sơ bộ, bạch huyết cầu khoảng 1.300 (quá thấp, không đủ sức đề kháng). Bác sĩ cho mẹ tôi biết, do quy mô của bệnh viện nhỏ nên sự giúp đỡ cho phụ thân không nhiều, và ông có thể không qua khỏi ngày hôm nay. Nếu mong phụ thân sống thêm, đề nghị lập tức đưa đến bệnh viện trung tâm ở Đài Trung. Đương nhiên là mẹ tôi mong cha tiếp tục sống, nhưng bệnh viện ở Đài Trung cách thôn Trung Hưng Tân rất xa, phải qua lại giữa nhà và bệnh viện, thật sự mẹ tôi không đủ sức tiếp tục chèo chống, không biết nên làm thế nào cho tốt? Thế là em gái điện thoại hỏi ý kiến tôi. Cách nghĩ trực tiếp nhất của tôi là: “Về nhà niệm Phật mới có thể cứu. Vì bệnh viện không có máy niệm Phật trong 24 giờ, đối với cha tôi quả là không có lợi”.
Nhưng cách nghĩ này của tôi, trong cách nhìn của một số người có thể cho là tôi học Phật đã mê tín, nhưng kiến nghị của bác sĩ tôi cũng không dám quyết định, vì vậy tôi vẫn mời mẹ ra quyết định. Trong lòng tôi luôn cầu nguyện: Mong cha nhất định phải chờ tôi về giúp ông niệm Phật.
Tôi vốn định đợi sau khi kết thúc lịch trình giảng ở trường sẽ lễ bái nhiều hơn, không còn bận tâm gì nữa. Sau đó trở về nhà một thời gian dài niệm Phật cho cha. Vì ngày 16 tháng giêng tôi có một lịch trình giảng dạy quan trọng, tôi là một trong những giảng viên chính, không thể nào vắng mặt. Nhưng khi em gái tôi điện thoại lần thứ hai, trong lòng tôi nghĩ: “Sinh tử sự đại, nên mau về mới đúng”. Tôi bảo em gái: “Ngày mai (mùng 7 tháng giêng), chị đến trường sắp xếp xong mọi việc, sẽ lập tức về ngay, đến nhà có lẽ là buổi chiều”. Tiếp đó tôi suy nghĩ, tôi sợ cha không chờ được lâu như thế, lại sợ mình có một niệm sơ suất mà làm lỡ sự vãng sinh của cha. Thế là vừa thổi cơm chiều, tôi vừa nghĩ thầm: “Chiều nay lập tức phải về ngay mới được”.
Sau bữa cơm chiều, tôi bắt đầu liên lạc với các đồng nghiệp ở trường, hy vọng có thể sắp xếp ổn thỏa công việc ở trường, đồng thời đem ba đứa con nhỏ học tiểu học gởi lại Đài Bắc, nhờ các bạn đồng tu của tôi chăm sóc. Còn bé gái nhỏ mới một tuổi hơn 5 tháng thì tôi và cô út cùng mang bé theo về thôn Trung Hưng Tân.
4. Trợ niệm trước giường bệnh.
4. Trợ niệm trước giường bệnh.
Tám giờ tối, tôi cùng cô út và đứa con gái nhỏ, ba người bắt đầu lên đường. Dọc đường tôi luôn nghe cuộn băng “Sự tích niệm Phật vãng sinh Tịnh Độ”. Thật ra, tiếng Đài Loan của tôi không tốt lắm nhưng điều lạ lùng là ngay cuộn băng này, tôi có thể nghe hiểu tám chín phần. Mười giờ đêm, chúng tôi đã đến phòng bệnh trong bệnh viện nơi cha nằm. Lúc đó, đứa em trai đang chăm sóc cha. Nó bảo với tôi, cha luôn hôn mê. Phụ thân trong cơn bệnh, hai gò má gầy hóp lại, quầng mắt và hai gò má đều thâm đen, đã khác đi rất nhiều với dung mạo của người cha trong ký ức tôi. Sau khi có được sự đồng ý của người bạn bệnh chung phòng, tôi mở máy niệm Phật, đồng thời gõ khánh tiếp dẫn bắt đầu niệm thánh hiệu A-di-đà Phật. Niệm Phật chỉ mới một lát, chân tay tôi đã bắt đầu run rẩy không tự chủ được, bàn tay cầm khánh cơ hồ không vững, nhưng tôi vẫn kiên trì tiếp tục niệm, cô út cũng niệm theo. Qua mấy phút sau, cha tôi mở mắt ra, đôi mắt trong suốt chăm chú nhìn tôi. Tôi nói nhỏ bên tai cha: “Ba không có sức niệm Phật không sao cả, chúng con giúp ba niệm, trong lòng ba cứ niệm theo chúng con là được rồi”.
Đứa em trai nhỏ hỏi tôi phải niệm bao lâu? Tôi nói: “Cần phải tiếp tục niệm”. Cậu em rất ngạc nhiên. Tôi bảo nó mau gọi điện thoại mời mẹ đến bệnh viện, quyết định là có xuất viện hay không?
Cậu em nhỏ nghi ngờ hỏi tôi: “Có việc gì sao?” Hiểu ý nó, tôi nói: “Nhất định phải niệm Phật liên tục 24 tiếng đồng hồ, thì mới có lợi ích lớn nhất cho cha”. Đứa em vẫn hồ nghi, ý không muốn đi gọi điện thoại.
Tôi đưa ánh mắt tha thiết van cầu, thuyết phục nó: “Trung! Ba là cha ruột của em mà! Tuy ông không phải là cha ruột của chị, nhưng chị luôn xem ông là cha ruột của mình”. Bấy giờ, trong lòng tôi nghĩ: ( Hiện giờ tôi chỉ có một người cha có thể hiếu thuận thôi, làm sao có thể bỏ lỡ mất cơ hội tốt!). Cha ruột của tôi đã qua đời 9 năm rồi. Năm tôi 11 tuổi, cha và mẹ kết hôn, ông còn có một đứa con gái và một đứa con trai, nhưng cha vẫn chăm sóc dưỡng nuôi chúng tôi như những đứa con mình sinh ra. Vì vậy, tôi vẫn luôn cư xử xem ông như cha ruột của mình.
Câu nói này rất quan trọng, cậu em đã đi gọi điện, nhưng nó không trở lại phòng bệnh.
a) Buông bỏ muôn duyên cầu sinh Tịnh Độ.
a) Buông bỏ muôn duyên cầu sinh Tịnh Độ.
(Thứ tư ngày 7 tháng giêng năm 1998)
Mẹ tôi vội vã đến bệnh viện, nói với bác sĩ xin thu xếp tự mình xuất viện. Trên đường trở về nhà, tôi vẫn không ngừng niệm danh hiệu Phật. Hơn 12 giờ khuya mới về đến nhà, sau khi sắp xếp cha nằm an ổn, tôi an trí tượng Phật, đèn hoa sen trên bàn sách trong phòng cha, và đắp chiếc mền vãng sinh cho ông. Tôi và cô út bắt đầu chuyên tâm niệm Phật theo chiếc máy niệm Phật. Cứ cách khoảng một lát tôi lại đi lễ Phật, cầu xin chư Phật và Bồ-tát gia hộ cho phụ thân lâm chung được chính niệm rõ ràng, có thể niệm Phật vãng sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc. Hơn 3 giờ sáng, cậu em trai trở về, tôi biết vừa giải quyết xong thủ tục xuất viện khiến cho nó mệt mỏi. Tôi mời mẹ đến trước giường trợ niệm cho cha, còn tôi giải thích với cậu ấy là tại sao phải xuất viện, đồng thời nói rõ lợi ích của công đức “Trì danh niệm Phật”.
Tôi nói với em trai:
– Thế giới hiện tại mà chúng ta đang ở đây là thế giới Ta-bà, trong đó có sáu đường. Sáu đường là: Cõi trời, cõi người, a-tu-la, súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục. Con người của chúng ta chia làm hai phần: Thần thức và thân hình. Thân giống như là một bộ áo quần, sử dụng lâu ngày rồi sẽ cũ mục hư hoại, khi thân chúng ta hư hoại, thần thức phải lìa khỏi thân. Sau khi thần thức lìa khỏi thân, sẽ theo sự dẫn dắt của nghiệp lực luân hồi trong sáu đường. Nếu lúc sắp ra đi có thể trì niệm thánh hiệu A-di-đà thì Phật A-di-đà sẽ đến đón chúng ta về thế giới Tây phương Cực Lạc. Đó là một thế giới không có ba đường ác, đến nơi đó có thể một đời thành Phật, mãi mãi thoát khỏi nỗi khổ luân hồi trong sáu đường.
Sau khi nghe xong, em trai hỏi:
– Điều chị nói là hão huyền, có khoa học nào chứng minh?
Tôi nói:
– Vấn đề em hỏi rất hay, chị không có cách để chứng minh, ngoại trừ bản thân mình thể nghiệm, nhưng trong kinh điển Đức Phật đã giảng, sự thật này được trình bày rất rõ.
Cậu em tiếp lời:
– Mấy hôm nay mắt em cứ giựt mãi, hôm nay trong nhà gọi điện thoại đến công ty tìm em, em mới biết việc đã nghiêm trọng như thế.
Tôi lại bảo em:
– Em là do cha sinh ra, lại là con trai, nếu em chịu đến niệm Phật cho cha thì với cha sẽ có được những lợi ích tuyệt đối. Nhưng niệm Phật không thể nào miễn cưỡng, cần có tâm chuyên nhất. Nếu tâm không chuyên thì hiệu quả giảm rất nhiều.
Nói xong tôi liền đi vào phòng cha niệm Phật. Lát sau, đứa em trai cũng đến niệm. Tôi chân thành nói với em: “Cảm ơn em!”
Cậu em trả lời: “Đây là việc em nên làm”. Mới niệm mấy phút, toàn thân cậu em đã nóng bừng. Đã hơn 3, 4 giờ sáng, cậu chỉ mặc áo ngắn tay mà cũng không thấy lạnh.
Cha tôi lúc tỉnh lúc mê, phần lớn là do nội tạng đau đớn nên thức tỉnh thì rên rỉ. Mỗi lần nhìn thấy tình trạng này, lập tức tôi đến bên tai cha lớn tiếng niệm Phật nhanh bốn chữ thánh hiệu A-di-đà Phật. Đồng thời tôi bảo cha cố gắng cùng tôi niệm ra tiếng. Tôi làm như vậy là mong đổi tiếng rên của cha thành tiếng danh hiệu Phật. Ban đầu cha tôi vẫn kêu đau, nhưng sau đó từ từ ông gượng đau cắn răng niệm danh hiệu Phật, có thể niệm theo tôi hai tiếng hoặc ba, bốn tiếng, nhưng không có cách nào niệm liên tục đến mười tiếng.
Hơn 6 giờ sáng, cha tôi đưa đôi mắt trong trẻo nhìn cô út hỏi: “Cô là ai?”. Tôi nói với cha, đây là cô út của tôi, mục đích đến đây niệm Phật cho cha. Cha vội vàng xin lỗi cô út.
Tôi hỏi:
– Cha có đồng ý đi thế giới Tây phương Cực Lạc không?
Cha đáp:
– Đi chứ!
Tôi nói:
– Chỉ có Đức Phật đến cha mới được đi theo Ngài, còn gặp bất kỳ họ hàng quyến thuộc trong nhà nào khác đến tìm, cha đều không nên đi theo nhé!
Cha gật đầu. Hơn 7 giờ, tôi lại hỏi cha:
– Cha có muốn đi thế giới Tây phương Cực Lạc không?
Cha lắc đầu nói:
– Không muốn đi!
Trong lòng tôi rất căng thẳng, tôi hỏi:
– Vì sao cha không muốn đi, vẫn còn điều gì chưa buông bỏ được?
Cha đáp:
– Không lìa bỏ được con cái.
Tôi hiểu ý cha, đó là ông không nỡ xa lìa đứa con gái và cậu con trai ruột của mình. Tôi vội mời mẹ đến nói chuyện với cha. Mẹ bảo:
– Ông hãy an lòng, ông đi trước đến thế giới Tây phương Cực Lạc, sau đó chúng tôi cũng sẽ đi. Ông đi trước an ổn, sau này lúc chúng tôi sắp đi, ông lại theo Đức Phật A-di-đà đến đón chúng tôi nhé!
Cha đáp: “Vâng!”
Tôi lập tức đến phòng khách bảo em gái:
– Ba không chịu đi đến thế giới Tây phương Cực Lạc, vì ông không nỡ rời xa con cái.
Nghe mấy lời này, cô em khóc nức nở. Tôi khuyên nhủ:
– Dung, em không thể khóc được, em khóc tức là đưa ba đi vào sáu nẽo luân hồi. Em phải nói với ba: “Duyên đã chín mùi, ba đi trước đến thế giới Tây phương Cực Lạc, sau đó chúng con cũng sẽ đi, đến lúc đó ba lại theo Đức Phật đến đón chúng con”.
Cô em khóc, nói không biết phải làm cách nào đi đến thế giới Tây phương Cực Lạc?
Tôi bảo:
– Chuyên tâm niệm Thánh hiệu Phật A-di-đà, một lòng muốn đi, nhân duyên chín mùi thì Phật A-di-đà sẽ đến tiếp dẫn”.
Tôi lại bảo:
– Đợi em khóc xong rồi, lau khô nước mắt, nhất định em phải đến nói với ba đó.
Nói xong, tôi liền trở vào niệm Phật bên cạnh cha. Lát sau, cô em gái đi vào phòng cha. Cô nói với cha: “Ba, con là Dung đây, con sẽ chăm sóc tốt bản thân mình, cũng sẽ chăm sóc tốt mẹ nữa, ba hãy an lòng đi về thế giới Tây phương Cực Lạc, sau đó chúng con cũng sẽ đến thế giới Tây phương Cực Lạc. Chúng ta sẽ mãi đoàn tụ ở thế giới đó”.
Niệm Phật được một lát, tôi lại hỏi cha:
– Ba, ba muốn đi thế giới Tây phương Cực Lạc không?
Ba vẫn lắc đầu nói: “Không muốn đi”.
Tôi và cô út đều rất hồi hộp. Tôi vội hỏi:
– Ba vẫn còn điều gì chưa dứt được sao?
Ông đáp: “ Mẹ của ba đó”.
Tôi hiểu ý cha, ông vẫn luôn nhớ đến mẫu thân mình ở Đại lục chưa thăm viếng, điều đó luôn ray rứt trong lòng ông. Tôi nói:
– Ba, mẹ của ba cũng ở thế giới Tây phương Cực Lạc, ba phải tin Đức Phật A-di-đà, đến thế giới Tây phương Cực Lạc, Đức Phật A-di-đà sẽ đưa ba đi tìm mẹ”.
Cha gật đầu, tiếp tục niệm được một lát, tôi lại hỏi:
– Ba có muốn đi thế giới Tây Phương Cực Lạc không?
Ông đáp: “Muốn”.
Cuối cùng, trong lòng tôi mới được an.
Trong suốt quá trình niệm Phật, chúng tôi gặp phải vấn đề khó xử. Ví dụ:
1. Có nên để cha ngủ không? Vì sợ cha ngủ thì đi luôn trong giấc ngủ, nhưng sợ cha mệt, không cho ông ngủ thì lòng không nỡ.
2. Lúc trợ niệm cho cha, tôi luôn chú ý đến từng cử động của ông, niệm Phật như thế có được tâm chuyên nhất không?
Hơn 9 giờ sáng, tôi điện thoại đến Đài Bắc thỉnh giáo cư sĩ Liêu. Ông nói: “Cha muốn ngủ cứ để ông ấy ngủ, còn chúng ta những người trợ niệm phải luôn bên cạnh chuyên tâm trợ niệm, nhưng khi trợ niệm cho người sắp ra đi, cũng phải chú ý đến tình trạng của họ, song không nên chú ý quá nhiều”. Cư sĩ Liêu còn bảo tôi: “Thông thường người sắp vãng sinh sẽ không muốn ăn gì cả, hơn nữa sẽ từ từ bài tiết hết những chất dơ trong cơ thể. Nếu cha niệm Phật miệng khô, thì có thể cho ông uống một ít nước nóng, còn không muốn ăn thì chẳng sao cả”.
Sau đó, chúng tôi vẫn niệm theo nhịp điệu của chiếc máy niệm Phật, chỉ khi cha đau kêu rên, thì tôi mới đến bên cha niệm lớn tiếng và thật nhanh bốn thánh hiệu A-di-đà Phật. Cha tôi cũng đổi tiếng kêu rên thành tiếng niệm Phật. Khi mới bắt đầu, cha chỉ có thể tiếp theo được bốn, năm câu danh hiệu Phật, đến sau thì có thể niệm được mười mấy câu. Thậm chí có lúc cha có thể tự mình chủ động niệm ra tiếng đủ mười câu thánh hiệu Phật A-di-đà. Tôi nhìn trong ánh mắt, đột nhiên cảm thấy một bức màn giống như trong chương “Đại Phật Đảnh Thủ Lăng-nghiêm kinh Đại Thế Chí Bồ-tát niệm Phật Viên Thông” đã nhắc đến cảnh tượng: “Nếu con nhớ mẹ như khi mẹ nhớ con, thì mẹ con gặp nhau không thể xa rời”.
Niệm được một lát, cha bảo tôi:
– Nghê à! Con có biết người cha này của con (chỉ chính mình) từ năm 20 tuổi đến sau này rất là bừa bãi không?”.
Về điểm này, đương nhiên tôi không hiểu được, vì ba và mẹ tôi khi kết hôn đã 50 tuổi rồi. Tôi nói:
– Ba à! việc trước đây không còn lo nữa, hiện giờ chúng ta chuyên tâm niệm Phật. Phật Di Đà rất từ bi, chỉ cần ba bằng lòng đi thế giới Tây phương Cực Lạc, chịu niệm Phật thì Phật Di-đà nhất định đến đón ba. Nếu như ba thấy Đức Di-đà đến đón thì nên cho chúng con biết, ba phải vui vẻ theo Đức Phật A-di-đà đến thế giới Tây phương Cực Lạc được không?
Ông gật đầu đáp: “Được!”.
Cha niệm Phật rất tốt, niệm một hơi đủ mười câu, đột nhiên ông lại bảo tôi:
– Nghê à! Ba rất xấu hổ (chỉ cho trước đây mình không thường niệm Phật). Tôi bảo:
– Con cũng vậy, mỗi lần đọc kinh đều không thể chuyên tâm, nhưng không sao cả, hiện giờ chúng ta bắt đầu chuyên tâm niệm Phật, nhất định phải niệm đến khi Phật A-di-đà đến đón, ba phải theo Đức Phật Di-đà đến thế giới Tây phương Cực Lạc.
Cha lại bảo:
– Nghê à! Kinh Vô Lượng Thọ thật sâu xa! Có chỗ ba hiểu, có những chỗ ba không hiểu.
Tôi nói:
– Đúng vậy! Kinh Vô Lượng Thọ thật là sâu xa! Con cũng có nhiều chỗ không hiểu. Vì tuổi thọ của chúng ta nơi cõi này có giới hạn nên không thể làm sáng tỏ hết ý tứ đã có trong kinh, nhưng đến thế giới Tây phương Cực Lạc, tuổi thọ nơi đó vô hạn lượng, lại được học với Đức Phật Di Đà thì có thể hiểu được tất cả ý nghĩa trong kinh. Ba à! Đức Phật Di-đà rất từ bi, Ngài đã phát 48 đại nguyện để độ tất cả chúng sinh khổ nạn nơi thế giới Ta bà của chúng ta. Bây giờ, con sẽ đem lời nguyện của Đức Phật Di-đà đã phát, đọc một lần cho ba nghe, được không?
Cha đáp: “Được!”.
Thế là, tôi liền bắt đầu đọc phẩm thứ sáu phát đại thệ nguyện của kinh Vô Lượng Thọ. Tôi đọc ngay đoạn:
“Nguyện khi ta thành Phật, chúng sinh trong mười phương, nghe đến danh hiệu ta, chí tâm tin, ưa thích, có bao nhiêu căn lành, đều hết lòng hồi hướng, nguyện sinh về nước ta, cho đến trong mười niệm. Nếu người nào không sinh về Cực Lạc, thì ta quyết không thành Chính Giác, chỉ trừ những người tội ngũ nghịch, phỉ báng chính pháp”.
“Ba à, ý đoạn này nói, mười phương chúng sinh, nghe đến thánh hiệu của Phật A-di-đà mà sinh lòng hoan hỷ, và bằng lòng vãng sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc, chỉ cần chuyên tâm, chí thành niệm mười câu thánh hiệu của Đức Phật A-di-đà thì có thể vãng sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc”.
“Khi ta thành Phật, chúng sinh trong mười phương, nghe đến danh hiệu ta, phát bồ-đề tâm, tu các công đức, thực hành sáu Ba-la-mật, bền lòng không thoái chuyển, lại đem tất cả căn lành hồi hướng, nguyện sinh vào nước ta, một lòng nhớ nghĩ ta, ngày đêm không gián đoạn thì lúc lâm chung, ta sẽ cùng chúng Bồ-tát đến rước người ấy trong khoảng sát na, liền sinh vào nước ta, làm Bồ-tát bất thoái chuyển. Nếu không được như nguyện này, ta nguyện không thành Chính giác”.
Thưa ba, ý đoạn này nói: “Chúng sinh trong mười phương nghe đến thánh hiệu của Đức Phật A-di-đà, mà nhất tâm hướng thiện, và phát nguyện vãng sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc, chỉ cần ngày đêm niệm Phật liên tục thánh hiệu của Đức Phật A-di-đà thì khi lâm chung, Đức Phật A-di-đà, Bồ-tát Quán Thế Âm và Bồ-tát Đại Thế Chí cùng đến đón về thế giới Tây phương Cực Lạc.
Sau đó tôi lại hỏi cha:
– Ba có muốn đi thế giới Tây phương Cực Lạc không?
Ông đáp: “Muốn”.
– Ba đã quy y Tam bảo, quy y Đức Phật A-di-đà, là đệ tử của Ngài, Phật A-di-đà rất từ bi, chúng ta chuyên tâm niệm Phật, Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn. Khi Phật A-di-đà đến rước, ba nhất định phải cho chúng con biết nhé!
Ông nói:
– Ừ, y phục chuẩn bị xong chưa?
– Thưa ba, mọi thứ đã chuẩn bị xong, khi còn ở Đài Bắc con đã giúp ba thỉnh hết rồi. Đức Phật Di-đà bao giờ mới đến đón ba vậy?
Ông nói: “Có lẽ là hôm nay”.
Niệm danh hiệu Phật được một lát, đột nhiên cha sờ tìm vật gì dưới chiếc gối, nói là cần lấy giấy bút ghi địa chỉ. Tôi nói:
– Ba, sau khi ba đến thế giới Tây phương Cực Lạc muốn đi đâu thì sẽ được đi đến đó, muốn tìm ai thì có thể tìm, tự nhiên tìm được, không cần địa chỉ.
Sau đó, tâm cha bắt đầu ổn định, ông niệm Phật rất chuyên tâm, có lúc trong một hơi niệm đủ mười câu danh hiệu Phật, có lúc vì đau mà kêu lên. Tôi càng kiên định bảo cha:
– Ba hãy chuyên tâm niệm Phật, còn những thứ khác không cần lo. Pháp sư Tịnh Không nói, vãng sinh về thế giới Tây phương là đi vào cõi sống, tuyệt đối không thể chết, đã chết thì không đến được.
Cha hỏi:
– Phải chuyên tâm như thế nào, có phải là ngay cả đau đớn cũng không nghĩ đến nó?
Tôi đáp:
– Đúng rồi, đau đớn cũng không cần để ý nó, phải chú tâm vào danh hiệu Phật.
Cứ luôn nhắc nhở, hỗ trợ như thế, cha tôi đã chuyển tiếng kêu rên thành tiếng niệm Phật. Dần dần cha vừa đau liền có thể tự mình niệm thánh hiệu Phật A-di-đà. Nhìn biểu hiện trên gương mặt của cha, có thể thấy là cha rất đau, nhưng vẫn mười phần kiên định cắn răng niệm Phật. Thời gian này cha cũng từng nói: “Ngày mai là ngày bắt quỷ”, “chúng rất đói” v.v…” Hễ cha tôi quên niệm Phật, thì tôi vội nhắc nhở cha: “Ba, mọi thứ đều không nên nghĩ đến, chúng ta phải chuyên tâm niệm Phật”.
Lúc này, chúng tôi lại phải đối mặt với mấy vấn đề nan giải:
1. Cha rất hay nói, nếu để ông nói ra những nghi ngờ suy nghĩ trong lòng ông thì có tốt không? Hay nhắc nhở cha chuyên tâm niệm Phật là tốt?
2. Khi niệm Phật phải niệm lớn tiếng một chút có tốt không? Hay là niệm nhỏ tiếng thì hay hơn?
3. Khi cảm thấy cha rất đau đớn, nếu niệm Phật lớn tiếng hơn thì có làm cho cha đau đớn hơn không?
Khoảng 5 giờ chiều, tôi lại điện thoại đến Đài Bắc thỉnh giáo cư sĩ Liêu. Ông nói: “Cứ để phụ thân nói hết những suy nghĩ, nghi ngờ trong lòng mình ra, để tránh trong lòng ông còn những trở ngại, nhưng cũng không thể chỉ nói kể lể mà quên đi niệm Phật. Lúc niệm Phật, điểm quan trọng không phải ở âm thanh lớn hay nhỏ, mà là ở chỗ danh hiệu Phật phải niệm thật trang nghiêm. Nếu niệm lớn tiếng danh hiệu Phật thì rất chói tai, sẽ khiến người sắp ra đi khó chịu. Nếu niệm danh hiệu Phật trang nghiêm thì có thể giảm nhẹ nỗi đau của người sắp lâm chung”. Ông còn nói: “Quán tượng Phật cũng là một phương pháp rất hay. Người trợ niệm có thể quán tượng Phật, quán tưởng hào quang của Phật tỏa chiếu toàn thân của người sắp mất, có thể giảm nhẹ nỗi đau của họ, đồng thời cũng có thể khai thị cho những oan gia trái chủ của cha mình, hy vọng mọi người cùng giúp đỡ ông vãng sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc. Như thế mọi người đều có công đức. Huống gì hôm nay thân phụ vãng sinh, hoàn toàn chẳng phải là đã đi rồi không còn lo nữa; phụ thân đến thế giới Tây phương Cực Lạc sẽ có năng lực đến giúp chúng ta. Vì vậy, hôm nay chúng ta thành tựu việc vãng sinh cho cha thật ra cũng là thành tựu vãng sinh cho chính mình. Hãy đem toàn bộ công đức vãng sinh của phụ thân hồi hướng cho oan gia trái chủ của ông”.
Ông nói: “Chí thành khẩn thiết trợ niệm cho cha là quan trọng nhất. Nếu có thể nên thắp hương hướng về Tây phương, đem tâm chí thành cung kính khẩn cầu Phật và Bồ-tát đại từ đại bi, Phật lực gia trì phụ thân chính niệm rõ ràng, tiếp dẫn người về thế giới Tây phương Cực Lạc. Cũng là một trợ duyên rất tốt”.
Vì vậy, tôi nói với cô út và hai em, có thể quán tượng Phật, niệm Phật, cầu hào quang soi chiếu cha để giảm bớt nỗi đau đớn của ông. Đồng thời, chúng tôi cũng bắt đầu thắp hương hướng về Tây phương cầu nguyện:
– Nam Mô A-di-đà Phật (10 câu), Nam Mô Quán Thế Âm Bồ-tát (10 câu), Nam Mô Đại Thế Chí Bồ-tát (10 câu), Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ-tát (10 câu). Con Diệu Âm đệ tử của Phật A-di-đà, cầu xin Đức Phật và Bồ-tát gia hộ cho cư sĩ Lạc Toàn Thông, mỗi mỗi câu thánh hiệu A-di-đà, niệm niệm sinh Tây phương Tịnh Độ, phút lâm chung từ một niệm đến mười niệm mong Phật tiếp dẫn, vãng sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc, làm Bồ-tát bất thoái chuyển, một đời bất thoái thành Phật.
Tôi cũng thỉnh bức thánh tượng Phật A-di-đà lớn trên tường phòng khách dời sang an trí trên tường bên giường của cha. Hơn 7 giờ tối, cha yêu cầu treo bức tượng Phật A-di-đà trên tường trước mắt ông. Ông muốn quán tượng Phật. Lúc này, cậu em trai vừa về đến, đột nhiên cha nắm chặt lấy tay tôi và em trai nói:
– Hai đứa con có trách nhiệm rất lớn.
Tôi không hiểu ý cha. Ngay tối hôm đó, cha niệm Phật rất tốt, có lúc cha tự mình xướng lên danh hiệu Phật, và còn có thể niệm liên tục trong một thời gian dài.
Buổi tối do cô út trực ca trợ niệm trước, đến khuya lúc gọi tôi dậy đổi ca, cô nói: “Tình trạng cha cháu rất tốt, có lúc có thể tự mình niệm danh hiệu Phật trong một thời gian dài, vãng sinh có lẽ không thành vấn đề”.
b) Trợ duyên hiện tiền.
b) Trợ duyên hiện tiền.
( Ngày thứ năm, mùng 8 tháng giêng năm 1998).
Trưa ngày mùng 8 tháng giêng năm 1998, tôi và mẹ hỏi cha:
– Chúng ta đi tắm, tắm rửa sạch sẽ để theo Đức Phật A-di-đà về thế giới Tây phương Cực Lạc được không?
Cha đáp: “Được”.
Ngay từ hôm thứ hai, cha đã không ăn gì, sau khi trợ niệm cho cha, tôi nhiều lần hỏi cha có đói không? Cha đều nói không. Vì vậy chúng tôi chỉ dùng ống hơi mớm cho cha ít nước. Lần này, sau khi tắm rửa sạch sẽ, cha nằm trở lại giường tiếp tục niệm Phật. Lát sau, cha bảo tôi:
– Nghê à! Họ cần tiền, con đến ngân hàng lãnh tiền cho họ.
Mỗi khi cha không niệm Phật, nói những chuyện phiếm khác (hình như đang trò chuyện với ai khác), tôi liền nhắc nhở cha:
– Ba hãy chuyên tâm niệm Phật đi nhé.
Vì tôi liên tưởng đến hôm qua cha thường nói: “Họ đói lắm”. Tôi còn hỏi cha: “Có phải là ba đói không?”. Cha đáp quả quyết: “Không phải, cha không đói, họ đói đấy”.
Có người từng hỏi pháp sư Tịnh Không: “Siêu độ vong hồn đốt tiền giấy, họ có sử dụng không?”
Pháp sư đáp: “Nếu như những vong hồn được cầu siêu đang ở trong đường địa ngục, súc sinh thì đốt tiền giấy, họ đâu sử dụng được, chỉ có vong hồn ở trong đường ngạ quỷ, đốt tiền giấy cho, họ mới sử dụng được”.
Vì vậy, bây giờ cha tôi nói: “Bọn họ cần tiền”. Hơn nữa cha còn nói: “Họ rất đói”. Trực giác cho tôi biết những oan gia trái chủ của cha đang ở trong đường ngạ quỷ. Thế nên, chuyên tâm nhất ý mong mỏi trợ niệm cho cha đúng như lý, như pháp, cũng không biết đốt tiền giấy có đúng như pháp không? Trong lòng tuy rất muốn điện thoại hỏi cư sĩ Liêu, nhưng vì đã liên tục điện thoại hỏi nhiều lần, thật ngại ngùng lại quấy rầy ông nữa.
Tôi suy nghĩ rất lâu, liền bảo em gái đi mua rất nhiều giấy tiền, định phân ra đốt cho những oan hồn trái chủ của cha. Lần đầu, tôi đốt vào buổi trưa. Hơn 5 giờ chiều, tôi lại đốt lần thứ hai. Khi đốt buổi chiều, đứa con gái nhỏ cứ bám chặt lấy tôi (nó đã hơn 1 tuổi, bình thường có thể chơi một mình), tôi bảo bé đến phòng khách chơi, nhưng nó vừa nhìn vào cửa phòng khách thì khóc thét lên, không chịu vào. Đứa con trai nhỏ của em gái cũng khóc ngằn ngặt. Không bao lâu, mẹ tôi lại vô duyên cớ té sóng soài trong phòng khách, đau chịu không nổi, dường như đứng lên không được. Tôi vội chạy qua nhắc mẹ lớn tiếng niệm Phật. Tôi nói với mẹ: “Mẹ xem ba đau như thế mà còn có thể tự mình niệm danh hiệu Phật, chúng ta cũng phải học theo gương của ba. Vả lại, nếu bây giờ mẹ đau quá kêu rên, không niệm Phật thì sẽ làm thỏa mãn ý những oan gia trái chủ của ba, cắt đứt tiếng niệm Phật”.
Sau khi nghe xong, mẹ nén đau, lấy lại tinh thần, lớn tiếng niệm: A-di-đà Phật.
Lúc đó, tôi cảm thấy chúng tôi cần phải chuyên tâm hơn, niệm Phật chú tâm hơn nữa, vì cha tôi đang gặp một số chướng duyên. Ví dụ như: Muốn cầm tượng Phật ra ngoài, ông còn nói: “Không cần đâu! Không cần niệm Phật đâu!”. Ông lại muốn tốc chiếc mền vãng sinh đang đắp trên người ra.
Tôi nói với ông:
– Ba, tượng Phật không thể đem đi, chúng ta nên quán tưởng Phật, niệm Phật, chuyên tâm niệm Phật nhất định có hữu dụng.
Vì những hiện tượng này, lại thêm tiếng khóc ồn náo của hai đứa trẻ, khiến tôi cảm thấy phải chuyên tâm niệm Phật mới được. Mỗi lần thắp hương, tôi lại khẩn cầu Phật, Bồ-tát từ bi gia hộ cho cha chính niệm rõ ràng và đọc bài văn cầu nguyện một biến.
Mười một giờ đêm, ngày mùng 8 tháng giêng, luân phiên đến tôi trực ca. Đang lúc phải thắp hương, vì vậy hai tay tôi cầm hương, miệng niệm Phật đi ra ngoài sân, vừa bước ngang qua cửa phòng khách liền cảm thấy từ da đầu đến bắp vai toàn thân tê cứng. Con chó nhà hàng xóm cứ sủa mãi, tôi không do dự quỳ xuống đất, cung kính đọc một biến văn cầu nguyện, tiếp theo niệm thánh hiệu Phật A-di-đà rồi trở vào nhà. Mười hai giờ khuya, cậu em trai trở về. Tôi bảo em gái vào phòng trợ niệm trước, tôi đến phòng khách đem tình hình của cha ngày hôm nay, và cả những việc đã xảy ra trong nhà kể cho em trai nghe. Tôi nói: “Hôm nay chị ba về, nhất định trợ niệm cho cha đến cùng, nhưng nếu có sự giúp sức của em, tin rằng có thể giảm nhẹ sự đau khổ của cha”. Lát sau, tôi đi vào phòng cha, cậu em trai cũng bước vào theo cùng niệm Phật. Đột nhiên tôi cảm nhận ra hàm ý tối qua cha nắm chặt tay tôi và em trai nói: “Hai đứa con có trách nhiệm trọng đại”.
Khoảng 2 giờ 40 sáng, cha nói một câu: “Đến giờ rồi”. Con chó lại bắt đầu sủa. Tôi và em trai không dám lơ là, càng chuyên tâm niệm Phật trang nghiêm hơn. Cha cũng niệm theo chúng tôi. Khoảng 3 giờ rưỡi sáng, em trai nói với tôi:
– Chị ba, em phải đi nghỉ, sáng mai còn phải đi làm.
Tôi bảo: “ Ừ, em đi”.
Vì niệm Phật phải chuyên tâm, không thể có mảy may miễn cưỡng, nếu em trai đã mệt thì phải để nó đi nghỉ. Nó vừa ra khỏi cửa phòng cha thì con chó ngoài cửa lại sủa lên. Em trai vội trở vào niệm Phật cho cha. Niệm suốt đến khoảng 4 giờ 45 phút, tôi bảo nó:
– Có lẽ không sao rồi, bây giờ em đi nghỉ một chút, đợi lát nữa còn phải đi làm.
c) Phật A-di-đà từ bi tiếp dẫn.
c) Phật A-di-đà từ bi tiếp dẫn.
( Thứ sáu, ngày mùng 9 tháng giêng năm 1998).
Sáng sớm, khi cô út đến tiếp ca niệm Phật, cha nói ông rất mệt, liền chìm vào giấc ngủ, nhưng chúng tôi vẫn ngồi một bên trợ niệm. Do tình hình đêm qua khá căng thẳng, tôi lại không biết đốt giấy tiền rốt cuộc có tốt hay không, vì vậy tôi vội điện thoại thỉnh giáo cư sĩ Liêu. Ông bảo tôi: “Bây giờ chính là lúc binh tướng đến. Nếu như lực niệm Phật lớn hơn lực của oan gia trái chủ thì có thể vãng sinh”. Ông lại nói: “Gần đây ở Đại lục có một cư sĩ tên Trương Hạnh Tài sắp vãng sinh, mọi người giúp ông trợ niệm, trợ niệm đến bốn ngày, bốn đêm mới vãng sinh. Hai ba ngày trước khi vãng sinh, oan gia trái chủ hiện ra trước mặt ngăn trở hai, ba lần. Lúc ấy, vị cư sĩ này bứt rứt không an, cầm chuỗi niệm ném đi, cũng không chịu niệm Phật. Sau đó, các bạn trong hội mới khai thị cho các oan gia trái chủ, và cầu xin Đức Phật A-di-đà từ bi gia hộ, sau cùng cư sĩ cũng vãng sinh đến thế giới Tây phương Cực Lạc”.
Tôi hỏi lại: “Có thể đốt giấy tiền không?”
Cư sĩ nói: “Tốt nhất không nên đốt giấy tiền, đốt giấy tiền không phải là cách làm của nhà Phật”.
Tôi rất xấu hổ, nói: “Nhưng đêm qua, tôi đã đốt rồi”.
Cư sĩ từ bi nói: “Đốt rồi thì thôi, nhưng không nên đốt nữa. Chúng ta phải hiểu, nghiệp nhân trong đường ngạ quỷ là tham. Vì tham mới đọa vào đường ngạ quỷ. Nếu lòng tham không chán, chúng ta có đốt bao nhiêu giấy tiền, cũng không thể giải quyết được vấn đề của cha cô, nhất là khi rơi vào đường ngạ quỷ, phải chịu sự đau khổ trong khoảng thời gian rất lâu, rất khó có cơ hội nghe được Phật pháp. Nếu muốn cho họ được lợi ích chân thật thì nên đem pháp môn niệm Phật giới thiệu cho họ, để họ cũng niệm Phật, mới có cách thoát khỏi đường ngạ quỷ. Chúng ta đem tâm vui vẻ an hoà, lời khả ái giảng cho thông suốt, bảo cho họ biết cơ duyên về thế giới Tây phương Cực Lạc rất thù thắng khó gặp. Hôm nay cha cô nhân duyên đã chín mùi, có thể vãng sinh về thế giới Tây phương. Chúng ta mọi người nên cùng nhau trợ niệm cho ông ấy. Mọi người đều có công đức, chúng ta cũng hãy đem toàn bộ công đức trợ niệm này hồi hướng cho oan gia trái chủ của ông”.
Sau khi trò chuyện điện thoại với cư sĩ Liêu xong. Tôi bảo cô em không cần đốt giấy tiền vàng bạc nữa, chúng ta phải thành kính, siêng năng niệm Phật hơn.
Do tình hình tối qua khiến cho mọi người căng thẳng, không biết oan gia trái chủ của cha đến bao nhiêu, cũng không biết còn đến nhiều ít, vì vậy chúng tôi phải sắp xếp ca luân phiên trợ niệm, tôi và cô út đều có thể duy trì thể lực, chúng tôi dự định trường kỳ trợ niệm. Tôi nói với cô út:
– Tuy chúng ta ít người nhưng không sao. Vì chúng ta có Phật A-di-đà. Nếu họ có thể tương ưng với Phật A-di-đà, thế thì càng tốt, chúng ta mọi người cùng đi đến thế giới Tây phương Cực Lạc.
Sau bữa cơm trưa, tôi trở về phòng nghỉ ngơi trước, vừa nằm xuống, tôi cảm thấy nơi đỉnh đầu có ánh vàng rực chiếu xuống, mở mắt ra thì không thấy gì cả, nhưng vừa nhắm mắt lại thì cảm thấy nơi đỉnh đầu có ánh sáng vàng đó rọi xuống, tôi không để ý đến, để duy trì thể lực cho trợ niệm, tôi cần phải nghỉ ngơi một lát.
Vì dự định trường kỳ trợ niệm, buổi chiều tôi và cô út vừa niệm Phật, vừa quét dọn qua căn phòng của cha một lượt, và trải tấm nệm da, phương tiện cho chúng tôi lễ Phật, niệm Phật, kinh hành v.v… Hơn 4 giờ chiều, đột nhiên tôi nghe có nhiều tiếng chim hót, nghe vui tai rất hay. Bình thường, tôi về nhà từ trước đến giờ, chưa hề nghe tiếng chim hót nhiều như vậy. Tôi hỏi con gái nhỏ của em gái:
– Giai Giai, bình thường có nhiều chim như vậy không?
Cô bé lắc đầu. Tôi chạy đến sân nhìn xem, thấy chim đậu trên hai cội cây trước cửa sổ phòng cha, khoảng mấy mươi con. Tiếng hót nghe rất sinh động vui tai, tôi vội mời mẹ đến xem, mẹ nói bình thường không có chim nhiều như thế, trước giờ bà cũng chưa hề thấy.
Vì việc trợ niệm khá quan trọng, cho nên tôi không dám đứng trong sân lâu. Bốn giờ rưỡi, tôi cầm hương, miệng niệm Phật, lại đến sân nguyện cầu chư Phật, Bồ-tát từ bi gia hộ cho cha chính niệm rõ ràng. Sau khi dâng hương xong, tôi trở vào phòng cha trợ niệm. Phụ thân vẫn ngủ rất say. Tôi lại lễ Phật một lần nữa cầu xin Phật và Bồ-tát gia hộ cho cha chính niệm rõ ràng (văn cầu nguyện y như trước). Sau khi lạy Phật xong, bỗng nhiên trong tâm khởi lên ý muốn nhìn thử cha (tôi luôn để ý tình trạng của cha). Lúc đó, tôi thấy miệng cha máy động ba cái, rồi không còn thở nữa. Khi ấy là 4 giờ 50 phút ngày thứ sáu, mùng 9 tháng giêng năm 1998.
d) Trợ niệm sau khi tắt thở.
d) Trợ niệm sau khi tắt thở.
1. Chí tâm niệm Phật.
(Tối ngày thứ sáu, mùng 9 tháng giêng năm 1998).
Phát hiện cha không còn thở nữa, ngay khi ấy tôi rất hồi hộp. Sau đó, tôi lập tức nghĩ đến lời cư sĩ Liêu nhắc nhở: “Trong quá trình trợ niệm, tuyệt đối không được hoảng loạn, tâm phải thanh tịnh mới có thể tương ưng với Phật”. Tôi nhè nhẹ chạm vào bàn tay cha, vẫn còn ấm, tôi không dám sờ vào nơi khác vì sợ thần thức cha trong quá trình rời thân thể, tạo thành sự đau đớn cho ông. Tôi vội đi đánh thức cô út vừa mới nghỉ ngơi, mời cô thay phiên trợ niệm trước, đồng thời lập tức điện thoại đến Đài Bắc thỉnh giáo cư sĩ Liêu. Cư sĩ hỏi tôi: “Cha cô, mạch còn đập không?” Tôi nói: “Không biết nữa, tôi không dám sờ vào mạch”.
Ông lại hỏi một số vấn đề, cuối cùng ông nói: “Suốt cả quá trình niệm Phật hộ niệm đúng như lý, như pháp, sự việc quả là rất viên mãn”.
Ông bảo tôi tiếp tục trợ niệm cho cha ít nhất là tám tiếng đồng hồ nữa.
Để bảo đảm cho chắc chắn, chúng tôi quyết định sau khi cha mất, trợ niệm thêm 24 giờ nữa cho tốt. Đồng thời mỗi lần dâng hương, ngoài việc cầu xin chư Phật, Bồ-tát tiếp dẫn cha vãng sinh thế giới Tây phương Cực Lạc, chúng tôi còn khai đạo cho cha:
– Ba, ba, ba (kêu to 3 lần), tuổi thọ của ba nơi thế giới này đã hết rồi, bây giờ con xin ba theo chúng con niệm Phật, thấy Đức Phật A-di-đà cầm đài hoa sen đến đón ba, ba phải vui vẻ đi theo Ngài đến thế giới Tây phương Cực Lạc, ba sẽ mãi mãi thoát khỏi khổ đau, mãi mãi được an vui.
Tôi lại đem tất cả công đức vãng sinh của cha lần này hồi hướng cho oan gia trái chủ của cha. Đến 12 giờ khuya, để giữ gìn sức khỏe chuyên tâm niệm Phật, tôi đi nghỉ trước. Tuy người đã nằm trên giường nhưng tôi vẫn nghĩ đến sự việc đáng chú ý sau khi tắt thở, có phải là đã giao nhận rõ ràng hay chưa? Một điểm quan trọng nhất trong đó là: Không được để một con côn trùng hay một con ruồi muỗi đến cắn chích vào thân thể người đã mất, để tránh cho người mất cảm thấy quá sức đau đớn mà tâm không cách nào vui vẻ niệm Phật, như thế sẽ làm lỡ mất cơ hội tốt vãng sinh. Điểm này tôi và em trai đã đề cập đến, cô út đã xem qua quyển sách “Làm cách nào niệm Phật vãng sinh bất thoái thành Phật” nên biết rõ. Nhưng tôi vẫn không sao ngủ được. Thế là, tôi ngồi dậy sang phòng cha dặn dò cô út, phải chú ý không được bất kỳ con kiến hay con muỗi chạm vào thân thể cha.
2. Điềm lành vãng sinh ứng hiện.
(Thứ sáu ngày mùng 10 tháng giêng năm 1998)
Trưa ngày mùng 10 tháng giêng, tôi và em gái bắt đầu liên hệ với đội nghi thức tẩn liệm. Chúng tôi mong mỏi theo nghi thức của Phật môn làm hậu sự cho cha, tôi nói cho đội mai táng biết, nhưng cần phải thuê trước một cỗ quan tài ướp lạnh thật đẹp, đem di thể của phụ thân an trí trong cỗ quan ướp lạnh, chúng tôi cả nhà đều không biết có tốt không? Tôi thỉnh giáo sư phụ ở thư viện Hoa Tạng. Sư phụ nói: “Phật pháp rất trọng thực chất, không trọng hình thức, làm hậu sự không cần phô trương, không nên chạy theo cái đẹp ở bên ngoài, để có thể khiến cho thân phụ được lợi ích chân thật là nguyên tắc, tất cả tùy duyên là tốt”. Hóa ra vì muốn mời đội mai táng mà phiền muộn, rối rắm. Tôi nghĩ: “Tâm của tôi như thế này thì không thanh tịnh rồi!”. Thế là, tôi an định tâm lại, quyết định tiếp nhận sự sắp xếp của đội mai táng và thiết lập linh đường ở trong sân nhà.
Do hậu sự phức tạp, tất cả việc trợ niệm phần lớn đều dồn hết cho cô út. Sau bữa cơm trưa, cô út tranh thủ thời gian rảnh nghỉ ngơi một chút. Cô vừa nằm xuống không lâu thì ngồi dậy kể cho tôi nghe một số cảnh tượng. Cảnh tượng tốt là thế giới Tây phương Cực Lạc. Cô út vì không ngủ được nên lại thức dậy niệm Phật. Lúc cô đi vào phòng của cha, em gái tôi nói với cô: “Chị Lưu may mà chị đến, em đi ngủ đây”.
Trong khi cô út đang niệm Phật, bỗng nhiên cô cảm nhận được nhiệm vụ lớn lao của mình. Thế là, cô mang ghế dựa ngồi trước giường của cha, mắt chăm chú nhìn ông. Không bao lâu, cô út thấy một con sâu nhỏ dường như muốn bay đến gần chót mũi của cha, cô vội giơ tay đuổi nó. Niệm Phật đến khoảng 2 giờ 25 phút chiều. Cô nhìn thấy một luồng khí trắng từ đỉnh đầu cha phóng ra, tiếp theo còn có luồng khí từ đầu xông lên. Sau đó khi đến niệm Phật cho cha, tôi cũng có nhìn thấy luồng khí trắng xông lên. Tôi nhẹ nhàng lấy lưng bàn tay mình đặt lên lưng bàn tay của cha thì cảm thấy lạnh thấu xương. Điều này và trong sách nói rất tương ứng.
Ngay trong quá trình trợ niệm sau khi tắt thở, tôi chỉ chạm vào thân cha ba lần. Một lần là khi cha vừa tắt thở, tôi đã nhẹ đặt vào lòng bàn tay của cha; phát hiện tay vẫn còn ấm; lần thứ hai là sau khi thỉnh giáo cư sĩ Liêu, bắt mạch cho cha, lần thứ ba là sau khi cha tắt thở trợ niệm đủ 24 tiếng, tôi lấy lưng bàn tay chạm vào lưng bàn tay cha. Tuy trong sách nói có thể nhẹ nhàng sờ nhẹ lên đỉnh đầu để phán đoán xem người chết đã vãng sinh Tây phương Tịnh Độ chưa? Nhưng chúng tôi không làm như thế, vì rất sợ làm tán loạn sẽ gây nên phiền não cho cha mà còn làm lỡ mất cơ hội tốt vãng sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc. Sau việc đó, tính ra chúng tôi bắt đầu niệm Phật từ 11 giờ tối ngày mùng 6 tháng giêng cho đến 5 giờ chiều ngày 10 tháng giêng, tổng cộng đã trợ niệm cho cha 90 giờ.
Khoảng 6 giờ 30 phút chiều ngày hôm ấy, ông chủ của đội mai táng điện thoại hỏi y phục của cha tôi đã thay xong chưa? Tôi trả lời: “Chưa, chúng tôi đợi các anh đến thay!” Sau khi gác máy điện thoại, bỗng nhiên tôi phát hiện ra là con cái nên thay y phục cho cha mới đúng. Thế là, tôi và em gái cùng thay cho cha bộ y phục cư sĩ đã chuẩn bị xong từ trước. Áo tràng và vớ mới, giày mới… Quá trình thay y phục khá thuận lợi. Thân thể cha rất mềm mại, dễ di chuyển; rất nhanh chóng. Sau khi chúng tôi đã giúp cha hoàn thành việc thay áo, thay mũ, tôi chỉ lên trán và nói với em gái: “Dung, em xem trên đầu chị toàn là mồ hôi”. Tôi nhìn thấy em gái cũng mồ hôi đầy mặt. Em còn bảo tôi: “Áo sau lưng chị đều ướt hết rồi”.
Lúc đó chúng tôi đều cảm thấy rất lạ, vì đang là mùa đông, do luôn niệm Phật, không thấy lạnh nên mỗi người chỉ mặc cái áo mỏng tay dài, nhưng cũng không đến nỗi đổ mồ hôi. Sau đó lúc chúng tôi đang niệm Phật, đột nhiên cảm nhận ra đó là do có sự liên quan đến hào quang Phật tỏa xuống.
Từ sau khi cha ngừng thở, trong 24 giờ chúng tôi tiếp tục trợ niệm, hai gò má của cha từ đen hóp dần chuyển sang màu da bình thường, còn trên mô bàn tay những gân máu lồi lõm màu xám xịt cũng chuyển sang màu tươi hồng. Những điều này là việc tôi chưa từng thấy. Khi ông trưởng đội mai táng sắp đem di thể của cha từ phòng trong dời sang nhà khách, vì di thể rất mềm mại, cần phải ba người giúp sức, một người ở đầu, người ở chân và người ở chính giữa đỡ phụ mới đem đi được, vậy mà vẫn còn hơi trơn.
3. Một bầu không khí trong lành.
(Chủ nhật ngày 11 tháng giêng năm 1998).
Ngày 11 tháng giêng, từ kiếng lưu ly trong suốt của quan tài, chúng tôi có thể nhìn thấy quầng đen ở mắt cha hoàn toàn đã mất đi. Đến ngày thứ hai, nét mặt cha bắt đầu xuất hiện màu hồng tươi sáng, mẹ nhìn thấy bà khen là việc hiếm có, vì hiện tượng này và những cảnh tượng lâm chung trước đây bà đã thấy không giống nhau. Buổi trưa ngày 12 tháng giêng, sau khi hậu sự của cha sắp xếp ổn thỏa, tôi cùng cô út và đứa con gái nhỏ trở về Đài Bắc.
Ngày 13 tháng giêng, chồng của chị hai, mẹ chồng chị và sư phụ thân cận của họ cùng mấy người đến nhà tụng kinh niệm Phật cho cha. Mẹ tường thuật quá trình niệm Phật vãng sinh cho cha, sư phụ rất tán thán. Và bày tỏ ý không khí trong nhà rất an tịnh trong lành, không có cảm giác âm u.
Chủ nhật ngày 18 tháng giêng, cử hành lễ tống táng. Buổi chiều cách một ngày, tôi và đứa em trai thứ hai đến kiểm xương nơi hỏa táng. Vì chúng tôi không thấy xá lợi, mới thỉnh sư phụ kiểm xương. Từ trong mớ tro xương của cha, ông đã nhặt được xá lợi rải rác các nơi trên toàn thân, chúng tôi chỉ nhặt được một số trao cho mẹ làm kỷ niệm. Một mặt để cho mẹ an lòng, mặt khác tăng thêm lòng tin niệm Phật cầu sinh thế giới Tây phương Cực Lạc của bà. Những viên xá lợi nhặt được mang về tỏa màu xanh lam sáng dìu dịu. Đến trung tuần tháng 2, từ Đài Bắc tôi đã thỉnh được một tháp đựng xá lợi mang về thôn Trung Hưng Tân, khi chuẩn bị an trí xá lợi của cha, tôi phát hiện xá lợi đã chuyển sang màu quít đỏ.
e) Sự tích cảm ứng trước và sau khi trợ niệm.
e) Sự tích cảm ứng trước và sau khi trợ niệm.
1. Trước khi trợ niệm.
Cuối năm 1997, mẹ điện thoại báo tin: Cha nói ông ta sắp đi rồi, buổi tối thường không chịu tắt đèn ngủ.v.v…Tôi liền bắt đầu tụng kinh Vô Lượng Thọ và đem những công đức đó hồi hướng cho những oan gia trái chủ của cha.
Vào buổi sáng nọ, đứa con gái lớn ( học lớp 5 tiểu học) nói với tôi:
– Mẹ, tối qua con mộng thấy Đức Phật A-di-đà đến đón ông ngoại.
Tôi hỏi:
– Cảnh con mộng thấy là ở đâu?
Nó đáp:
– Ở nhà bà ngoại.
Tôi lại hỏi:
– Đức Phật A-di-đà mà con thấy hình dáng như thế nào?
Con bé đáp:
– Toàn thân màu vàng chói lọi.
Tôi hỏi tiếp:
– Lúc đó, còn có người nào ở trong nhà không?
Nó đáp:
– Mẹ và dì quỳ trước giường ông ngoại niệm Phật cho ông. Phật A-di-đà sắp đến đón ông ngoại. Mẹ muốn giúp ông mang giày. Ông nói không cần đâu.
Đây là lúc cha đang bệnh nặng, chúng tôi vẫn không có về trước trợ niệm, con gái lớn mộng thấy cảnh tượng cha được Đức Phật A-di-đà dẫn đi.
2. Trong khi trợ niệm.
Mẹ bảo tôi: “Trước khi các con vẫn chưa trở về niệm Phật, toàn thân cha không biết đau bệnh gì, chỉ cần chạm nhẹ là đau chịu không thấu, lúc thay áo quần, thay tã lót càng đau thấu tim. Nhưng từ sau khi các con trở về không ngừng niệm Phật thì cơn đau của cha đã giảm nhẹ rất nhiều, nửa thân trên có thể tự do hoạt động, lúc thay tã lót cũng không kêu đau; thậm chí đến sáng ngày vãng sinh mùng 9 tháng giêng, nửa thân dưới của cha cũng có thể hoạt động, còn có thể tự trở mình. Giấc ngủ sau cùng của cha là cánh tay phải đặt gần gương mặt phía bên phải, mặt ngủ nghiêng về bên phải ( Sư phụ nói ngủ kiểu này là dáng nằm cát tường).
Mẹ cũng bảo tôi, trước lúc chúng tôi chưa trở về niệm Phật, phụ thân luôn kêu lạnh lắm, đắp rất nhiều mền vẫn cảm thấy lạnh. Nhưng sau khi chúng tôi không ngừng niệm Phật, cha đã không cảm thấy lạnh, có lúc còn bảo với chúng tôi là ông nóng quá, lòng bàn tay của ông nóng như hòn than. Ban đầu, tôi vẫn rất lo có phải là cha phát sốt không, nhưng sờ lên trán ông lại không có dấu hiệu phát sốt. Vì vậy, có lẽ là trong tiếng danh hiệu Phật, thân thể cha đã chuyển thành ấm áp.
Ngoài việc này ra, trở về niệm Phật cho cha là việc quan trọng đầu tiên, cho nên mấy ngày đó, tôi đều không liên lạc với người nhà ở Đài Bắc. Mãi đến tối mùng 9 tháng giêng, trong điện thoại con gái lớn nói với tôi: “Mẹ, tối qua con mộng thấy ông ngoại bị quỷ bắt, sau đó con và mẹ luôn niệm Phật A-di-đà, niệm tới khi mấy con quỷ đó vừa bắt đầu nắm lỗ tai. Sau đó, nó dần dần biến mất không thấy nữa”.
Điều này thật là khớp với nhau không thể nghĩ bàn, đích xác tối hôm mùng 8 tháng giêng là căng thẳng nhất, nhưng tôi hoàn toàn không điện thoại báo với người nhà ở Đài Bắc, làm sao con gái lớn biết mà mộng thấy cảnh như thế. Hơn nữa ở trong mộng nó còn giúp sức niệm Phật.
Cô em gái cũng nói với tôi, nửa đêm mùng 7 tháng giêng, cô không ngủ được, đang ngồi trong phòng khách, đứa em trai đang trực ca niệm Phật cho cha, tôi và cô út nghỉ ở phòng ngoài nhưng cô em gái vẫn nghe tiếng những người con gái trợ niệm từ phòng cha vọng ra. Lúc ấy, cô em ý thức rất rõ ràng, cô cũng phân biệt được đó không phải là tiếng của tôi. Đồng thời nơi phía sân ngoài phòng khách cũng có tiếng rất nhiều người cùng niệm Phật. Sáng ra, khi chúng tôi đến đổi ca, phát hiện em trai đang nằm nghỉ trên ghế. Sau khi sự việc xong, tôi hỏi em trai: “Em có nghe tiếng các người nữ niệm Phật không?”.
Em trai nói: “Không”. Tôi đoán có thể là em trai đã ngủ say rồi. Vì muốn khiến cho không gián đoạn việc niệm Phật của cha nên chư Phật, Bồ-tát từ bi gia hộ, có sự hộ niệm trợ duyên khác.
3. Sau khi trợ niệm viên mãn.
Ngày 12 tháng giêng, sau khi tôi trở về Đài Bắc, cách một ngày, vào sáng sớm, đứa con trai nhỏ ( học lớp 1 tiểu học) vừa thức dậy liền nói với tôi:
– Mẹ, hôm qua con mộng thấy Phật A-di-đà đến đón ông ngoại.
Tôi hỏi:
– Chỗ con mộng thấy ở đâu vậy?
Nó bảo:
– Ở phòng khách nhà bà ngoại, mẹ đang giúp ông niệm Phật, Phật A-di-đà liền từ trong bức tượng bước ra, nói muốn đưa ông ngoại đi, để chúng ta không buồn nữa.
Ngày 15 tháng giêng, em gái điện thoại cho tôi, nói:
– Chị ba, có một việc nhất định em phải nói với chị. Hai hôm nay, cứ vào mỗi chiều liền có một luồng gió từ sân đối diện phòng ba thổi qua, hơn nữa còn có rất nhiều chim bay đến đậu trên hai cội cây trước phòng ba, giống như ba trở về thăm chị em mình đó. Còn nữa, Giai Giai (con gái của em gái) một hôm vừa thức dậy đã bảo em: “Mẹ, tối qua con mộng thấy con và ông ngoại đang ở trong căn phòng lớn, rất đẹp”.
Hai mẫu chuyện trên là cảnh tượng đứa con trai nhỏ thấy sau khi cha vãng sinh.
4. Đức Phật A-di-đà từ bi sắp đặt.
Sau 2 năm rưỡi khi cha bắt đầu tụng kinh, tôi bắt đầu lợi dụng những lúc trò chuyện giới thiệu cho cha những bạn bè thân cận. Trong đó, có một vị là bác Trương ở phố Nam Đầu, đã để lại cho tôi ấn tượng rất là sâu sắc. Mẹ bảo tôi:
– Bác Trương đối với ba quả thật không có gì để nói hết, không giờ nào, không phút giây nào không quan tâm đến ba.
Sau đó, bác Trương cũng bị bệnh. Cha đặc biệt điện thoại cho tôi, muốn tôi đến thư viện Hoa Tạng thỉnh cho bác kinh Vô Lượng Thọ, thánh tượng Phật A-di-đà và chiếc máy niệm Phật v.v… Khi trường nghỉ hè, tôi và mẹ tự mang tất cả những thứ đó đến nhà bác Trương ( vì cha tôi đi lại không thuận tiện, lên bậc thang lầu chân đau, cho nên không đi được).
Trước mấy hôm cha vãng sinh, có một buổi sáng sớm nọ cha bảo mẹ, ông mộng thấy bác Trương cứu ông, nhưng không nói rõ tình huống.
Sáng ngày mùng 6 tháng giêng, bác Trương đến nhà thăm bệnh cha và căn dặn mẹ nên mau chóng đưa cha đến bệnh viện chẩn trị. Trưa hôm đó, mẹ liền xin xe cứu hộ đưa cha đến bệnh viện, buổi chiều em gái điện thoại cho tôi biết cha bệnh nặng nằm bệnh viện, tôi mới phát hiện ra sự thể đã nghiêm trọng, cũng không thể kéo dài nữa. Nếu không phải là cha nằm viện, có thể tôi không nhận ra tình hình nghiêm trọng và cũng không thể kịp thời trở về nhà. Những thế sự nhân duyên này và điều cha mộng thấy bác Trương cứu ông thật là không tính toán mà thầm hợp. Cha đã từng nằm trên giường bệnh, bảo mẹ muốn tôi chuẩn bị 100.000 đồng gởi về nhà. Sau đó, những chi phí xử lý hậu sự tính ra có lẽ xấp xỉ hơn 100.000 đồng.
Ngày 13 tháng giêng, tôi trở về trường làm việc, trên bàn làm việc của phòng nghiên cứu, tôi nhìn thấy một bức thông báo đã mở, thời hạn là ngày 14 tháng giêng năm 1998. Trong phút chốc, tôi cảm động ngỡ ngàng, tôi thật sự thể hội sâu sắc tấm lòng đại từ, đại bi của Đức Phật A-di-đà, đã chọn một cách khéo léo ngày mùng 9 tháng giêng đưa tiễn phụ thân, không những giúp chúng tôi có đủ thời gian tiếp tục trợ niệm cho cha 24 giờ, đồng thời còn có đủ thời gian xử lý hậu sự cho cha, lại không làm lỡ công việc nơi Đài Bắc, bao gồm cả giờ lên lớp chiều ngày 16 tháng giêng mà ban đầu tôi nghĩ là trở ngại nhất.
f) Tâm chuyên nhất, sức kiên định.
f) Tâm chuyên nhất, sức kiên định.
Trong quá trình chuẩn bị trợ niệm cho cha, tôi cũng từng nghe nói việc đọc tụng kinh Địa Tạng sẽ có sự giúp đỡ cho cha. Cho nên tôi thảo luận với cô út là có nên tạm thời gác lại kinh Vô Lượng Thọ mà chuyển sang đọc kinh Địa Tạng. Cô út nêu ra cách nhìn của mình: “Chúng ta đọc ban đầu chính là kinh Vô Lượng Thọ, văn của kinh Vô Lượng Thọ đã thuần thục mà vẫn không dừng được vọng tưởng tạp niệm, còn kinh Địa Tạng chưa hề đọc qua. Đến lúc vọng niệm không dừng được vẫn là đọc suông, công đức tụng kinh bị giảm rất nhiều”. Vì vậy, chúng tôi vẫn đọc theo kinh Vô Lượng Thọ.
Ngày mùng 7 tháng giêng, tuy cha chịu niệm Phật, chịu vãng sinh, nhưng lúc đó vẫn thường những cơn đau vô hình, hơn nữa mỗi lần đau đều rất dữ dội. Tôi nhìn thấy quả thật rất đau lòng. Khi đó, tôi nói với cô út: “Chúng ta mỗi người hãy tự tụng kinh Vô Lượng Thọ và đem công đức này hồi hướng cho cha”. Ban đầu cô út đồng ý, nhưng đến hôm sau, sau khi suy nghĩ, cô bảo tôi: “Chúng ta nên niệm Phật A-di-đà, vì A-di-đà Phật, bốn chữ này rất ngắn để nhiếp tâm, so ra dễ kiểm soát tình trạng của người lâm chung. Văn kinh của kinh Vô Lượng Thọ dài, đọc một biến ít nhất cũng phải 40 phút, còn phải chú ý tình trạng đột phát của người sắp mất. Niệm phân tâm như thế, kết quả bảy, tám phần công đức bị giảm đi rất nhiều, chúng ta cứ chuyên tâm niệm thánh hiệu Đức Phật A-di-đà”. Từ đó về sau, chúng tôi càng chuyên tâm chú ý giữ danh hiệu Phật, tâm an trụ trong một câu danh hiệu Phật. Sự chỉnh đổi những quan niệm này, đối với người trợ niệm về sau có sự giúp sức khá lớn.
g) Lời sau cùng.
g) Lời sau cùng.
Từ sau khi cha vãng sinh, tôi luôn nghĩ: “Hôm nay cha có thể thuận lợi vãng sinh, hoàn toàn phù hợp với những điều đã nói trong kinh Phật thuyết A-di-đà kinh: “Không thể nhờ một chút nhân duyên phước đức căn lành mà được sinh vào nước ta”. Cả đời cha chưa từng tham dự pháp hội nào, cũng chưa đi đến đạo tràng nào, đến 75 tuổi mới tiếp xúc Phật pháp, liền chịu đọc tụng kinh Vô Lượng Thọ, lại có thể trì tụng ba năm không ngưng nghỉ, thật sự có thể nói là căn lành sâu đậm. Ngoài ra, cha đã khổ nhọc nuôi dưỡng năm chị em chúng tôi, không phải là con đẻ cho đến trưởng thành (mỗi khi khai giảng, phải nộp học phí, cha phải đi mượn tiền trước để đóng học phí). Hơn nữa, trong đời sống ăn ở và giáo dục, cha đều có thể đáp ứng hết mọi nhu cầu của chúng tôi, đây là tu thiện tích đức. Cho đến tôi có thể bỏ công việc mà không trở ngại gì. Rồi lại gặp cô út chủ động hết lòng trợ giúp, thảy đều là những nhân duyên hiếm có.
Lần này trợ niệm cho cha, khiến tôi thể hội sâu sắc được sức mạnh của việc phát khởi tâm niệm không thể nghĩ bàn. Tuy trước giờ tôi không hứa lời nguyện nào chính thức trước mặt Phật và Bồ-tát, hy vọng có thể lúc cha lâm chung, trợ niệm cho ông, nhưng từ khi phát hiện ra sự rốt ráo viên mãn của Phật pháp, ngoài việc tích cực hướng dẫn cha niệm Phật, trong tâm mình cũng thường nghĩ, hy vọng tương lai có thể trợ niệm cho cha, tự tiễn cha lên đường. Hôm nay hồi tưởng lại, tôi nhận ra cuối tháng 12 năm 1997 cha đã sớm tiết lộ tin tức, để tôi ở Đài Bắc có đủ thời gian chuẩn bị công việc xong trước khi trợ niệm. Trước tiên là thỉnh xong tất cả những y phục, các vật của Phật giáo và có thể kịp thời thỉnh giáo cư sĩ Liêu. Ngày 6 tháng giêng, sau khi được biết cha bệnh nặng, tôi vội vã trở về trợ niệm cho ông. May mắn làm sao, tất cả thời gian sự việc đều được sắp xếp khéo léo như thế, đây là điều mà tôi không cách nào giải thích được.
Viết đến đây, tôi cảm nhận sâu sắc rằng, cha quả thật là Phật và Bồ-tát, ông đã đem căn bệnh đau đớn của mình để dạy chúng tôi chuyên tâm niệm Phật, có lúc cha đau đớn quá cũng phải cắn răng niệm to bốn chữ hồng danh A-di-đà Phật. Lúc đó, tôi thấy vô cùng xúc cảm. Sau khi cha ngừng thở, đột nhiên có một ý nghĩ lóe sáng trong đầu tôi, hóa ra Đức Phật A-di-đà đã thị hiện cách thức mấy mươi chim con, ngầm bảo các Ngài đến đón ông. Sau đó, mỗi lần niệm thánh hiệu A-di-đà Phật tôi đều cảm nhận sâu sắc Đức Phật A-di-đà, Ngài quả thật từ bi đến chỗ tột cùng, chỉ cần chúng ta tin sâu, nguyện thiết, chịu niệm Phật, Phật nhất định sẽ đến đón chúng ta.
Bây giờ người mà tôi nên cảm ơn nhất là pháp sư Tịnh Không, mấy mươi năm nay ngài đã dùng các phương tiện khéo léo, giảng kinh thuyết pháp, tha thiết hết lời dạy bảo chúng ta: “Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả”. Hôm nay, cha tôi đã vãng sinh viên mãn, xác thực minh chứng: “Gieo nhân niệm Phật, hẳn được quả thành Phật”. Kinh Vô Lượng Thọ nói: “Giả như cúng dường hằng sa bậc Thánh, cũng không bằng tâm dũng mãnh kiên cố cầu Chính giác”. Lại nói: “Dù cho thân chìm trong các khổ, như thế nguyện tâm vẫn mãi mãi không thoái chuyển”. Chính là đã khích lệ những bạn đồng tu chúng ta nhất định phải buông bỏ sự thống khổ của thân tâm, đại nguyện bồ-đề quyết định viên mãn trong đời này, mới là thật sự báo ân Phật.
Sau cùng, với tâm chí thành cung kính, tôi xin cảm ơn những vị thiện tri thức đã từng hiệp sức trợ giúp; các vị sư phụ nơi thư viện Hoa Tạng đã thầm lặng in ấn kinh sách và các chúng đồng tu giúp in, sao chép pháp bảo mà ngài Tịnh Không giảng dạy, và cư sĩ Liêu, bạn đồng tu của tôi, những đồng nghiệp nơi trường đại học và cô út v.v…Chân thành cảm ơn các vị.
A-di-đà Phật!
Biên soạn:
1. Bản văn do cư sĩ Ông Nghê, giảng viên trường đại học Đông Ngô soạn. Vì sự biên soạn khá dài, được cư sĩ Ông đồng ý, đã mời cư sĩ Trần Truyền Tịnh nhuận văn lược bớt, từ khâu trình bày cho đến cảm tạ.
2. Một số người gặp lúc người thân vãng sinh yêu cầu trợ niệm, không tránh khỏi lúng túng hoặc mong mỏi mọi người giúp đỡ. Bản văn cho thấy, tuy chỉ có hai người phụ nữ, nhưng lại có thể dũng cảm đảm nhận thành tựu được đại nghiệp vãng sinh kinh thiên động địa, quỷ khốc thần sầu. Mạnh Tử nói: “Có người làm được, ta cũng giống như thế”.
Chúng ta đệ tử Phật, đều nên nỗ lực tinh tấn cho bằng các bậc Hiền!
Trích Niệm Phật Công Đức của pháp sư Tịnh Không
***
https://niemphatthanhphat.wordpress.com/author/phonglex/page/12/
Ở chùa Quốc Thanh, đời Đường bên Trung Hoa, một hôm Hòa thượng trụ trì đi đường lượm một em bé trai mới sinh bị người đem bỏ gần chùa. Hòa thượng đem về nuôi và đặt tên là Thập Đắc.
Lớn lên Thập Đắc hơi mát mát, không học kinh,không thọ giới, chỉ công quả quét dọn và nấu cơm cho chúng tăng. Nhưng khi nổi hứng lại hát múa lung tung. Không ai để y đến Thập Đắc.
Trong hang đá trên núi lại có một người tên là Hàn Sơn, thường xuống chơi với Thâp Đắc. Thập Đắc lấy cơm dư và thức ăn dư bỏ vào trong hai cái ống tre. Đến trưa, Hàn Sơn xuống vác đem về ăn.
Trong hang đá trên núi lại có một người tên là Hàn Sơn, thường xuống chơi với Thâp Đắc. Thập Đắc lấy cơm dư và thức ăn dư bỏ vào trong hai cái ống tre. Đến trưa, Hàn Sơn xuống vác đem về ăn.
Một hôm chúng tăng sai ông Thập Đắc làm hương đăng thì ông lại ngồi ăn chúng với các vị La Hán thờ trên bàn. Chúng tăng thấy quở trách và không cho ông làm hương đăng nữa.
Hoa màu của chùa trồng được, bị heo, nai xuống ăn phá. Thập Đắc lên miễu, lật tượng ông Sơn Thần đánh mấy chục roi và bảo,“Tại sao không chịu giữ thú rừng để chúng xuống phá hại hoa màu của chùa.?”
Tối hôm ấy, chư tăng nằm chiêm bao thấy Sơn Thần nói ông bị Thập Đắc đánh đau quá. Sáng ra, chư tăng lên miễu Sơn Thần lật đít tượng lên, thầy lằn dấu roi vẫn còn. Chư tăng rất ngạc nhiên.
Một hôm chư tăng đang làm lễ bố tát trong chùa thì Thập Đắc lên núi lùa bầy trâu của dân làng xuống đứng chật sân chùa.Chư tăng ra quở, “Hôm nay là ngày bố tát của chư tăng, tại sao ông lại lùa trâu xuống chùa, làm ồn buổi bố tát?”
Ông Thập Đắc nói, “Quý thầy hãy ra xem. Lạ lắm.”
Rồi ông kêu tên những thầy trụ trì các chùa đã quá cố. Kêu từng tên pháp hiệu trụ trì và từng chùa một, thì con trâu bước ra có vẻ buồn lắm. Ông nói, “Bầy trâu này, một số có tiền thân là các vị trụ trì không giữ giới, tham lam của Tam Bảo nên đọa làm trâu.”
Chư tăng thấy tận mắt nhưng cũng chưa tin, cứ nghĩ ông Thập Đắc điên điên mà thôi.
Một hôm, vị thái thú sắp đổi đến tỉnh này, mới hỏi Hòa thượng Phong Can, vị này chuyên cưỡi cọp, “Bạch Hòa thượng, ở nơi tỉnh con đổi tới, có vị cao tăng nào không?”
Hòa thượng Phong Can trả lời, “Có hai vị đại sĩ Hàn Sơn và Thập Đắc là hóa thân của Văn Thù và Phổ Hiền, ở chùa QuốcThanh.”
Sau khi nhậm chức xong, quan thái thú liền lên chùa Quốc Thanh để thăm. Chư tăng đón rước trọng hậu. Khi lên đến chùa,quan thái thú hỏi về Hàn Sơn và Thập Đắc thì chư tăng chỉ xuống nhà trù (nhà bếp). Ông đi xuống nhà trù, thấy hai Ngài Hàn Sơn và Thập Đắc đang nói chuyện, cười rất vui. Quan thái thú liền đảnh lễ ra mắt. Hai vị liền nói với nhau rằng, “Di Đà nhiều chuyện rồi.” Rồi hai vị chạy vào núi mất dạng.
Người ta vào hang đông của Ngài Hàn Sơn thì thấy trên vách đá nhiều bài thơ rất hay và rất có giá trị về Phật pháp.
Quan thái thú liền trở về để ra mắt Hòa thượng Phong Can, nhưng khi đến nơi thì Ngài đã thị tịch.
Thế mới biết, ở cõi phàm thánh đồng cư này, chư Phật và Bồ Tát thường hóa thân xuống cứu độ, nhưng đều dấu tung tích. Đến khi bị lộ thì liền nhập diệt. Đúng như câu: “Thấy thì không biết, biết thì không thấy”
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT _((()))_
shared https://niemphatthanhphat.wordpress.com/author/phonglex/page/13/
No comments:
Post a Comment