Sunday, April 17, 2016

CAMERA

**
http://www.ryangraphy.com/2013/11/tro-chuyen-cung-nhiep-anh-gia-tony-hoffer-photography/

Trò chuyện cùng nhiếp ảnh gia Tony – Hoffer Photography

Xin chào Tony! Hãy tự giới thiệu về bản thân. Bạn từ đâu đến và bạn bắt đầu với nhiếp ảnh như thế nào?

Chào bạn! Tên tôi là Tony Hoffer và hiện đang sống ở vùng ngoại ô Philadelphia cùng vợ (và cũng là đồng sự của tôi) Amy. Cùng với nhau, và với 1 vài người khác, chúng tôi đã xây dựng nên Hoffer Photography. Khoảng 5 năm trước, mẹ đã giới thiệu để chúng tôi chụp hình cho 1 vài người quen. Thật sự khi đó tôi không hình dung được cụ thể về nhiếp ảnh, nhưng các bức ảnh lại khá tuyệt và chúng đã cổ vũ tôi tiếp tục. Năm 2007, tôi chụp album cưới đầu tiên với sự hỗ trợ của Amy. Trong vòng khoảng hơn 1 năm sau đó, tôi nghỉ việc để có trọn thời gian theo đuổi nhiếp ảnh và một thời gian ngắn sau thì Amy cũng thế.
hoffer_photography1

Với Hoffer Photography, bạn cung cấp các dịch vụ nhiếp ảnh dành cho cá nhân, nhiếp ảnh thương mại và dịch vụ ảnh cưới. Bạn mô tả thế nào về quan điểm nhiếp ảnh của bản thân? Và bạn cố gắng tạo nên cảm giác đặc biệt gì trong các bức ảnh của mình?

Tôi nghĩ nhiều người cho rằng các bức ảnh của chúng tôi khá tươi tắn, sinh động và vui vẻ. Mục tiêu đầu tiên mà chúng tôi hướng đến là sự phản ánh chân thực về khách hàng. Có nhiều nhiếp ảnh gia tài năng với cái nhìn sáng tạo đến nỗi họ – chỉ dựa vào khả năng bản thân – có thể tự tạo nên những bức ảnh nghệ thuật tuyệt vời. Tôi không phải là một trong số đó. Chúng tôi nhờ vào phần lớn ở khách hàng của mình. Chúng tôi cố gắng lắng nghe họ. Mục đích của chúng tôi là tạo nên những khoảnh khắc mà khách hàng muốn, nhưng tuyệt hơn những gì họ có thể tưởng tượng. Vậy nên theo một ý nghĩa nào đó, quan điểm nhiếp ảnh của chúng tôi được định hình bởi quan điểm của khách hàng.
Đồng thời, tôi nghĩ rằng việc có một quan điểm đúng đắn về chụp ảnh là vô cùng quan trọng. Với các phần mềm như Instagram cùng các quy trình kỹ thuật số dễ dàng hơn, nhiều tấm ảnh đã bỏ qua tinh thần nhiếp ảnh thực sự để đổi lấy thứ gọi là xu hướng. Tôi nghĩ một trong các cách để làm nghệ thuật là tạo nên những tác phẩm hoàn chỉnh theo kiểu truyền thống nhưng vẫn không bị nhàm chán… và đó chính là mục tiêu của tôi.
hoffer_photography13

Bạn làm cách nào để giữ cho mình sự hứng thú với nhiếp ảnh và các bức ảnh luôn tươi mới?

Tất nhiên, việc chụp khoảng 150 lần một năm gây ra nhiều áp lực lên sự sáng tạo của bản thân. Việc đảm bảo rằng chúng tôi đã lên các kế hoạch đúng đắn với các khách hàng thích hợp là rất quan trọng. Bằng cách đó, chúng tôi có thể một phần dựa vào khách hàng và sự sáng tạo của họ thay vì cố gắng tạo nên những ý tưởng hoàn toàn mới ngày này qua ngày khác. Hơn nữa, được trải nghiệm thứ gì đó mới mẻ luôn làm chúng tôi cảm thấy hứng thú rất nhiều. Đi du lịch và chụp ảnh ở các địa điểm khác nhau giữ cho tâm hồn chúng tôi luôn tươi trẻ.
hoffer_photography151

Khi bạn có ý tưởng trong đầu cho một bức hình, bạn làm thế nào để có thể chụp được như ý?

Điều này còn tùy thuộc vào ý tưởng. Đối với các khách hàng, mục tiêu trước nhất của chúng tôi là đảm bảo họ cảm thấy vui vẻ và thoải mái. Vậy nên nếu chúng tôi muốn đưa ra một ý tưởng crazy, nó phải thực sự phù hợp với khung hình đang chụp, và phải hợp lý. Hoặc là thế, hoặc là chúng tôi phải giỏi trong việc dẫn dắt khách hàng đi theo ý tưởng của chúng tôi. Nói chung, thường xảy ra 1 trong 2 trường hợp như trên.
hoffer_photography4

Công việc của bạn chủ yếu tiếp xúc với con người, vậy thì đâu là bí quyết cho những biểu lộ tình cảm tự nhiên và việc nắm bắt những khoảnh khắc đó?

Thật sự là một câu hỏi hay. Bí quyết để tạo nên những diễn cảm tự nhiên từ khách hàng chính là từ năng lực của nhiếp ảnh gia. Người ta thường hay nghĩ rằng các nhiếp ảnh gia sẽ chụp đẹp nếu có các khách hàng thực sự ấn tượng,… nhưng điều đó phần lớn không đúng. Nhiệm vụ của nhiếp ảnh gia là tạo nên và nắm bắt được những biểu lộ tình cảm mà họ muốn, và những nhiếp ảnh gia giỏi nhất là những người có khả năng lột tả được những biểu đạt đó.
hoffer_photography10

Trước khi chụp một tấm hình, bạn thường có sự chuẩn bị bản thân như thế nào?

Thỉnh thoảng, tôi thường xem các bức ảnh trên mạng, nghe nhạc hoặc là mơ màng đôi chút. Đối với tôi, sự chuẩn bị tốt nhất chính là thật sự chìm đắm trong những suy nghĩ của bản thân. Nếu tôi có thể làm bản thân mình cảm thấy sáng tạo, thì tôi đã sẵn sàng cho việc chụp ảnh.
hoffer_photography11

Bạn có thể mô tả về các quá trình liên quan tới việc chụp ảnh của bạn không? Về Concept, Location, Capture và Post?

Trong phần lớn các album tôi đã chụp, concept và địa điểm là do khách hàng chọn. Chúng tôi sẵn lòng gợi ý nếu khách hàng muốn, nhưng chúng tôi vẫn muốn họ tự chọn địa điểm mà họ thích. Điều này cũng là một thách thức với chúng tôi khi phải luôn sẵn sàng chụp trong bất kì môi trường nào.
Khi chụp, chúng tôi muốn rằng mọi thứ phải thật sự ổn. Nghĩa là chúng tôi muốn bức ảnh trong màn hình máy ảnh trông càng gần với bức ảnh hoàn thiện cuối cùng càng tốt. Điều đó giúp chúng tôi giảm bớt thời gian Lightroom và có nhiều thời gian chụp hình hơn.
hoffer_photography9

Lần đi chụp kiếm được tiền đầu tiên của bạn là khi nào và lần đi chụp nào mà bạn nhớ rõ nhất?

Lần chụp kiếm được tiền đầu tiên của tôi là khi chụp cho 1 người đồng nghiệp của mẹ. Tôi được “thuê”, và rồi tôi lên Google, hăng hái tạo nên một bảng giá của riêng mình và định ra những việc cần phải làm. Đó thật sự là một sự khởi đầu kinh doanh vui nhộn.
Lần chụp khiến tôi nhớ nhất đến giờ có lẽ là lần chụp ở Đức năm vừa rồi trong một buổi đính hôn. Quả là một kỷ niệm khá vui khi chụp với những tấm lều bạt trắng tinh. Cái ngày mà tôi không thể quên khi mà chúng tôi nhảy lên một chuyến tàu ở Munich và bắt đầu khởi hành về phía dãy Alps. Và rồi đột nhiên chuyến tàu dừng ở một nơi rất xa xôi hẻo lánh. Chúng tôi xuống tàu, đi bộ về phía miền nông thôn để tìm địa điểm chụp. Thật sự rất thú vị.
hoffer_photography14

hoffer_photography3
hoffer_photography5

Bạn tập trung chủ yếu vào ảnh cưới. Vậy nó có chiếm phần lớn trong công việc kinh doanh của bạn không và những ai là khách hàng của bạn? Bạn có lời khuyên gì cho những người muốn thử sức trong lĩnh vực này?

Khách hàng của chúng tôi nhìn chung thoải mái và vui vẻ. Đối với họ, album ảnh cưới là điều gì đó rất quan trọng. Phải nói là chúng tôi khá may mắn khi khách hàng của chúng tôi hầu hết là các cặp đôi rất yêu nhau và chúng tôi không gặp quá nhiều khó khăn. Họ sống rải rác khắp nơi trên nước Mỹ và cả ở nước ngoài.
Lời khuyên của tôi dành cho các bạn thợ ảnh trẻ tài năng là cần có kế hoạch rõ ràng và định hướng nhiếp ảnh như một sự nghiệp thật sự. Có rất nhiều người muốn trở thành nhiếp ảnh gia hiện hay. Có thẩm mỹ tốt và nghệ thuật thì chưa đủ. Có thể sẽ mất 5 năm, hoặc hơn thế nữa.
hoffer_photography12
Hãy kể về các nhiếp ảnh gia mà bạn yêu thích và lý do tại sao?
  • Một trong các nhiếp ảnh gia mà tôi yêu thích là Nick Brandt. Anh ấy chụp thiên nhiên hoang dã Châu Phi, và tôi học hỏi được nhiều từ các bố cục của anh ấy.
  • Tôi thật sự thán phục các nhiếp ảnh gia thời trang như Ben Kanarek, Mario Sorrenti và Chris Davis.
  • Nhiếp ảnh gia chụp cưới mà tôi thích là Ben Chrisman. Tôi thấy ảnh của Ben nhiều năm trước và thật sự là các bức ảnh của anh ấy luôn mang lại niềm cảm hứng lớn cho tôi.
hoffer_photography7

Nếu bạn có thể tham gia một chuyến đi bất kỳ đâu trên thế giới để chụp bất cứ thứ gì bạn muốn, thì bạn sẽ chọn nơi nào, chụp cái gì và tại sao?

Thật ra chúng tôi đang có một dự án như thế. Mùa đông này chúng tôi sẽ đi Kenya để chụp cho eduKenya, một tổ chức lý thú mà chúng tôi đã ủng hộ và theo dõi từ khi nó mới bắt đầu. Chúng tôi rất mong chờ đến lúc đó…
Chúng tôi mơ ước được chụp ở những nơi mà sẽ khó lòng tìm được nếu không có người quen ở đấy. Ý tôi là những nơi mà rất ít người biết. Tôi thích chụp các cặp đôi ở những đỉnh núi của Ethiopia hoặc ở các thác nước ở New Zealand.
hoffer_photography8

hoffer_photography2
hoffer_photography6

hoffer_photography16

Lời khen ngợi nào bạn thấy tuyệt nhất? Và bạn có thể chia sẻ khoảnh khắc hạn phúc nhất trong quãng đời nhiếp ảnh của mình không?

Nói đến những lời khen ngợi, thì tôi có nhớ ra một vài lần. Không đi vào chi tiết, thì lời khen tuyệt nhất là từ những người mà tôi đã thán phục từ rất lâu – những người mà tôi đã nghĩ là họ thậm chí còn không biết chúng tôi là ai. Nghe họ nói những lời hay ho về các tác phẩm của mình làm tôi cảm thấy thật sự sung sướng.
Còn khoảnh khắc hạnh phúc nhất thì chắc chắn là khi vợ tôi nghỉ việc để cùng tôi làm nhiếp ảnh. Đó thật sự là một điều may mắn đến tận bây giờ khi mà chúng tôi lấy nhau đã hơn 4 năm.
hoffer_photography17

Bên cạnh nhiếp ảnh, bạn còn có sở thích hay thú vui nào khác?

Bên cạnh việc đi du lịch (mà tôi đã chia sẻ rất nhiều với các bạn), thì tôi còn thích chơi thể thao (bóng rổ, bóng chuyền, tennis, golf) và khám phá ẩm thực của các nhà hàng. Amy và tôi là những người có tâm hồn ăn uống nên chúng tôi dành khá nhiều thời gian cho việc này, và rồi sau đó lại nỗ lực để giảm lượng calories mà chúng tôi tiêu thụ.

Cảm ơn bạn lần nữa. Và bạn muốn nói gì trước khi kết thúc cuộc phỏng vấn này?

Cảm ơn vì đã cho tôi một cơ hội để trò chuyện. Việc các bạn quan tâm đến các tác phẩm của tôi khiến tôi thật sự rất vui. Nếu bạn đã đọc đến tận đây, có nghĩa là bạn rất yêu thích nhiếp ảnh đấy, và tôi chỉ muốn nói với bạn là đừng ngần ngại nữa và hãy chụp ảnh đi. Tìm kiếm điều gì đó mới mẻ. Tự đặt ra giới hạn mới cho riêng mình. Thử một thứ gì đó mà bạn chưa từng trải qua bao giờ. Và luôn vui vẻ.
Nguồn http://121clicks.com
Dịch bởi: Thuý NguyễN
**
http://websosanh.vn/review/12-cau-noi-noi-tieng-cua-cac-nhiep-anh-c28-20151105040926788.htm

Không chỉ có ảnh, những câu trích dẫn của các nhiếp ảnh gia nổi tiếng thế giới cũng truyền cảm hứng cho thế hệ đi sau.

Những nhiếp ảnh gia nổi tiếng trong lịch sử vốn được biết đến với những bức ảnh sống mãi với thời gian. Nhưng không chỉ có vậy, những cách thức chụp ảnh, quan niệm về nhiếp ảnh đầy sáng tạo của họ còn tạo cảm hứng cho rất nhiều thế hệ nhiếp ảnh gia sau này, góp phần không nhỏ trong việc định hình phong cách chụp ảnh ngày nay.

Dưới đây là 30 trích dẫn được biết đến nhiều nhất từ các nhiếp ảnh gia vĩ đại trên khắp thế giới, từ đủ mọi quốc gia, mọi lĩnh vực, cả những người đã mất và những thế hệ trẻ hiện tại do trangPentapixelbình chọn.


“Trong nhiếp ảnh, hiểu con người quan trọng hơn là hiểu máy ảnh”

Đây là câu nói nổi tiếng của Alfred Eisenstaedt. Alfred Eisenstaedt (1898 – 1995) chính là nhiếp ảnh gia người Đức nổi tiếng với bức ảnh “Nụ hôn trên quảng trưởng thời đại” nhân ngày Nhật Bản đầu hàng, đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ II năm 1945.

Bức ảnh nổi tiếng "Nụ hôn trên quảng trường thời đại" của Alfred Eisenstaedt
Bức ảnh nổi tiếng "Nụ hôn trên quảng trường thời đại" của Alfred Eisenstaedt


“Trong nhiếp ảnh có những khoảnh khắc tinh tế đến mức nó trở nên thật hơn cả bản thân thực tại đó”

Đây là lời chia sẻ đầy thấm thía của Alfred Stieglitz. Alfred Stieglitz (1864 – 1946) là nhiếp ảnh gia người Mỹ được toàn thế giới công nhận là một trong những người tiên phong của nhiếp ảnh hiện đại.


“Tôi nghĩ rằng nội dung cảm xúc của một bức ảnh là yếu tố quan trọng nhất chứ không phải là kỹ thuật nhiếp ảnh. Rất nhiều bức tôi thấy thường thiếu đi yếu tố cảm xúc có thể tác động tới người xem hay làm cho họ nhớ chúng”

Sau bao năm theo đuổi nghiệp nhiếp ảnh gia, Anne Geddes đã rút ra được kết luận đầy ý nghĩa này. Anne Geddes (1956) là nhiếp ảnh gia nổi tiếng với những bức ảnh độc đáo và phong cách về các em bé lồng trong các loại hoa, rau, củ, quả.

Chân dung nhiếp ảnh gia Anne Geddes
Chân dung nhiếp ảnh gia Anne Geddes


“Máy ảnh làm bạn quên rằng chính bạn đang hiện diện ở sự kiện đó. Không phải là bạn đang ẩn mình trong sự kiện và mải mê tìm kiếm cái gì đó để chụp, mà bạn cần nhớ rằng mình cũng là một phần của sự kiện”.

Đây là những lời chia sẻ từ đáy lòng của Annie Leibovitz. Bà sinh năm 1949 và là một nhiếp ảnh gia chân dung người Mỹ với kinh nghiệm 10 năm làm trưởng ban ảnh của tạp chí Rolling Stone.


“Chỉ cần 12 bức ảnh đẹp trong một năm cũng đã được coi là có một mùa ảnh bội thu”

Câu nói này là chia sẻ rất hài hước của Ansel Adams. Ansel Adams (1902 – 1984) là một trong những nhiếp ảnh gia phong cảnh nổi tiếng với những bức ảnh đáng giá được biết đến trên toàn thế giới.

Chân dung nhiếp ảnh gia Ansel Adams
Chân dung nhiếp ảnh gia Ansel Adams


“Trong nhiếp ảnh, không có bóng tối nào không thể sáng soi”

Đây là câu nói nổi tiếng của August Sander. August Sander (1876 – 1964) là nhiếp ảnh gia người Đức chuyên ảnh chân dung và ảnh tư liệu. Ông được coi là một trong những nhiếp ảnh gia Đức quan trọng nhất của thế kỷ 20.


“Nhiếp ảnh chỉ có thể tái hiện hiện thực. Nhưng ngay khi được chụp, hiện thực đó sẽ trở thành một phần của quá khứ”

Berenice Abbott (1898 – 1991) - nhiếp ảnh gia người Mỹ có 60 năm tuổi nghề là người đã nói điều này. Ông được biết đến như là một chuyên gia với những bức ảnh kiến trúc đen trắng của thành phố New York (Mỹ).


Ảnh phong cảnh có thể xuyên qua mọi biên giới chính trị và quốc gia, vượt qua mọi sự hạn chế về ngôn ngữ và văn hóa”

Đây là câu nói nổi tiếng lúc sinh thời của Charlie Waite. Charlie Waite (1949) là nhiếp ảnh gia danh tiếng người Anh từng đoạt giải thưởng về thể loại ảnh phong cảnh. Ảnh của ông nổi danh nhờ sử dụng sự tương phản giữa ánh sáng và bóng râm tạo nên những đường nét ấn tượng đẹp như tranh.

Một bức ảnh được chụp tại Pháp của Charlie Waite
Một bức ảnh được chụp tại Pháp của Charlie Waite


“Một bức ảnh là một bí mật của bí mật. Nó càng thể hiện nhiều, bạn càng biết ít”

Câu nói này là đúc kết suốt một đời của Diane Arbus. Diane Arbus (1923 – 1971) là nhiếp ảnh gia tư liệu nổi tiếng với những bức ảnh chụp những con người vốn ít được chú ý (những người ngoại cỡ, tý hon, xấu xí…).


“Nhiếp ảnh đối với tôi không phải là nhìn, mà là cảm. Nếu bạn không thể cảm nhận được những gì bạn đang nhìn, thì bạn sẽ không thể nào làm cho người xem cảm nhận bất cứ điều gì khi họ nhìn vào bức ảnh của bạn”

Đây là những lời tâm huyết của Don McCullin. Don McCullin (1935) là nhiếp ảnh gia tư liệu nối tiếng với những bức ảnh chiến tranh cũng như ảnh đời sống đô thị chuyển mình.

Chân dung của Don McCullin
Chân dung của Don McCullin


“Biết trước bức ảnh sẽ chụp có nghĩa là bạn chỉ chụp ảnh bằng định kiến của riêng mình, vốn rất hạn chế và thường thất bại”

Câu nói này là của Dorothea Lange (1895 – 1965) - phóng viên ảnh nổi tiếng nhờ những bức ảnh được chụp vào thời kỳ đại suy thoái kinh tế tại Mỹ những năm 1929 – 1930 bắt đầu sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán phố Wall.

Một gia đình nông dân Mỹ, ảnh của tác giả Dorothea Lange
Một gia đình nông dân Mỹ, ảnh của tác giả Dorothea Lange


“Học theo các nguyên tắc tạo hình trước khi chụp ảnh cũng giống như việc học luật hấp dẫn trước khi bước đi vậy”

Kết luận này được rút ra từ kinh nghiệm nhiếp ảnh của Edward Weston (1886 – 1958). Ông là một trong những nhiếp ảnh gia có tầm ảnh hưởng nhất của Mỹ trong thế kỷ 20. Ông chủ yếu chụp phong cảnh và đời sống thường nhật ở miền tây nước Mỹ.

Hồng Ngọc
Tổng hợp

No comments:

Post a Comment