Friday, April 29, 2016

giáo dục phản diện: khai đạo, đả châm.

Tuy sự giáo dục của cha tôi có lúc như khai đạo, đả châm, nhưng cũng có lúc thật thú vị:
Có lần tôi nói với ông là tôi muốn đi học bơi lội ông cũng chẳng thèm cười, liền nói với tôi: “Con muốn đi học bơi lội thì phải mang theo một cái chày sắt!”. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Vì sao bơi lội mà phải mang theo chày sắt?”, cha tôi bảo: “Trước hết con bỏ chày sắt xuống dưới nước, nếu chày sắt nổi được thì con nổi được.” Tôi nghe xong, hiểu rằng ý nói tôi nhất định phải chìm. Quả thực tôi không phục, cho nên tôi hôm đi học bơi lội, tôi vừa mới học đã nổi được, đập nước mà tiến lên. Con bé ngây ngô đã trúng kế của cha mình mà không biết.
Khi trở về tôi báo với cha tôi: “Tuy chày sắt đã chìm nhưng con đã học nổi được rồi”. Cha tôi nghe thế bèn mỉm cười mà nói với tôi: “Ta biết rằng khi ta nói như thế con mới nổi được và bơi được.” Sau đó ông mới nói với tôi rất quan trọng: “Cho nên con phải biết: hoàn toàn không phải do người khác nói rằng con nhất định phải chìm thì con nhất định phải theo câu nói của người ấy mà không chìm thì không được. Con cũng có thể nổi được, đồng thời bơi được nữa!” Từ lần cha tôi giảng như thế về sau tôi mới lờ mờ hiểu được ý nghĩa của sự giáo dục phản diện.
Hồi nhỏ ngơ ngơ ngác ngác, trúng kế của cha tôi mà không biết, nhưng tôi rất cảm ơn mưu kế hảo ý của ông, giúp cho tôi phát triển tiềm lực. Nếu ông không nói như thế tôi phải ba ngày mới học được, cũng có thể phải cả đời mà không học được.Ông đã nói như thế thì tôi không học là không được. Có điều, từ khi biết rằng mình đã trúng kế tôi phản tỉnh kiểm thảo. Tôi không thể như thứ bùi nhùi, hễ gặp lửa là bốc cháy. Tôi nhất định phải hiểu rõ mục tiêu vốn có của mình, quyết không để xẩy ra tình trạng người ta nói châm khích, mình đã phản ứng rồi. Nếu đó là sự châm khích vô ý nghĩa thì đâu có thể trúng kế mà phản ứng.
Có lúc cha tôi tạo cho chúng tôi một loại hoàn cảnh, để cho chúng tôi tự mình thể hiện. Cái mùi vị mà chính mình thể hội và cái mùi vị mà người ta nói cho mình nghe quả là không giống nhau. Ví như nói, nhiều đứa trẻ sống trong gia đình giàu sang không biết mùi vị nghèo khó, đương nhiên nó nghĩ rằng: nếu như hôm nay trong nhà không có cơm ăn thì đi ăn cơm tiệm. Nhưng cha tôi để cho tôi tự mình thể hội thực tế. Khi tôi đang học đại học ông mượn một duyên cớ để cho tôi thể hội được thế nào là nghèo khó. Đã mấy tháng ông không gửi tiền sinh hoạt cho tôi, tiền chi phí bài vở sách đọc của y học viện lại rất đắt, cha tôi lại là người rất có tiền cho nên tôi không có cách nào xin chứng nhận là mình nghèo khó, không cách gì lãnh học bỗng cho sinh viên nghèo. Cả học viện chỉ có hai loại học bỗng, mà không cần chứng minh gia cảnh nghèo.
Một loại là dành cho người đứng đầu lớp, loại kia dành cho người xuất sắc về thuốc dân tộc. Bấy giờ tôi chỉ còn cách là nỗ lực nhận cho được hai loại học bỗng này để có tiền trang trải trong sinh hoạt. Lại nữa, tôi phải đảm nhận việc dạy tư gia, làm người giữ trẻ. Tan học xong tôi đi dạy kèm, kiêm nghề giữ trẻ, mang ba bé gái mà mẹ vừa mới mất (một đứa học trung học, hai đứa học tiểu học). Nhà chúng tôi ở Phong Nguyên, chúng đến Đài Trung để học. Sau khi tan học tôi phải đến trường rước chúng, sau đó cùng chúng lên xe về Phong Nguyên, đến trạm xe Phong Nguyên thì chở đứa nhỏ nhất về nhà bằng xe đạp, giúp chúng làm bài hoặc dạy chúng đánh đàn dương cầm. Sáng sớm giúp chúng chuẩn bị ăn sáng, chuẩn bị đi học vv ... sau đó, lại cùng chúng nó lên xe đến trường, cuối cùng tôi mới tự đến y học viện để học. Trong ba đứa có một đứa bị bệnh tim bẩm sinh, có lúc nửa đêm phải thở dốc, tôi cũng phải dậy chăm sóc nó.
Bấy giờ, vì không có tiền mua sách, cho nên tôi phải đến thư viện hoặc đến những người học cấp trên để mượn sách mà đọc. Cũng chính vì sách mượn phải trả đúng kì hạn cho nên tôi không đọc nhanh là không được. Tôi đi chiếc xe đạp cũ với giá một trăm năm mươi đồng, sau xe chở một cái kính hiển vi xưa cũ, ấy là cái kính cha tôi đang dùng bấy giờ. Ông cũng không chịu để tôi mua cái mới. Những kính người ta dùng đều thuộc loại cắm điện lại có thể điều chỉnh tự động. Còn kính của tôi thì các bạn đều cười mà nói là: Cái kính ấy là cái kính của ông Hôke dùng năm 1852, là cái kính hình ống màu đen phải dùng tay mà lắc. Tôi cũng không dám xin cha tôi mua cái mới. Ông bảo dùng kính này đã nhìn thấy được rất rõ. Chúng tôi đều biết là nếu nói với cha tôi là đồ dùng không đủ tốt thì thế nào ông cũng bảo: “Con thật không biết câu: Ngồi thuyền mà sợ khe vịnh”. Ông bảo: “Nhà vĩ cầm nổi tiếng của thế giới Paganini, cũng không cần dùng cây vĩ cầm nổi danh và đắt tiền, mà cũng có thể đàn rất hay.
Nếu là người không biết đàn, thì cho dù có dùng đàn đắt tiền nổi tiếng cũng không thể tấu lên được âm thanh hay”. Cha tôi dạy chúng tôi phải hướng về nội tâm cuả chính mình mà đòi hỏi, phải đòi hỏi chính mình đề cao năng lực, chứ không nên chỉ ngại ngùng về hoàn cảnh bên ngoài và đồ dùng không được tốt. Tôi có thể tiếp thu được ý nghĩa của lời cha tôi dạy, nhưng khi cỡi chiếc xe đạp với giá một trăm năm mươi đồng, có khi dọc đường gặp tình trạng dây xích bị bung, nếu như không có việc gì quan trọng thì tôi cứ việc từ từ máng nó lại, rồi lại tiếp tục đạp xe đi, kể ra cũng thú vị.
Nhưng có một lần, gặp lúc thi cử, xe tôi bị bung xích dọc đường; lúc ấy quả là phiền phức, không biết nên vứt xe bên đường, và vác cái kính hiển vi đến trường, hay là vác cả chiếc xe đi luôn! Bấy giờ tôi không có tiền đi taxi. Lần ấy tôi phải chạy bộ, mang kính hiển vi đến trường, chuông thì đã đổ tôi không có cách gì chạy đến phòng thi cho kịp. Sau đó thầy giáo thấy tôi chạy mà thương, nên miễn cưỡng cho tôi vào thi. Đó là lần thi môn hóa học hữu cơ. Bấy giờ tôi chỉ một lòng muốn chạy đến thi, chỉ không có thì giờ để suy nghĩ gì khác, nhưng cũng quả thật tôi cũng tự mình đã nếm mùi bần cùng khốn khổ. Cưỡi chiếc xe thường bung xích ấy mà lên dốc trong lúc gió bấc mùa đông lạnh lẽo thổi phần phật mà không hát khúc ca chủ đề: “Mộng ảo kị sĩ Đông Ki Sốt” để khích lệ mình thì có thể nói không làm sao đến nơi được.
IMG-20151112-01917
ảnh minh họa
Ấy là một khúc ca chủ đề bằng tiếng Anh mà cái anh chàng kĩ sĩ khờ khạo cưỡi một con ngựa khập khiễng đã hát. Tôi không dịch hết, nhưng trong đó có mấy câu quan trọng: “Hãy chịu đựng cái khổ đau vốn không thể chịu đựng được. Hãy tiến đến nơi mà một dũng sĩ không dám đến. Hãy tình nguyện vào địa ngục vì mục tiêu thiên đường cao cả. Hãy dùng cho hết cái hơi sức cuối cùng, đạt cho tới một vì sao không với tới được. Chỉ cần một sát na bạn ngã xuống thì cả thế giới này sẽ tốt hơn trước một chút. Thế là tốt rồi ...”. Bấy giờ tôi chỉ hát bài ca này để tự khích lệ mình, lòng từ bi mạnh mẽ và cứng cõi ấy của cha tôi đã khiến cho tôi thể hiện được mùi vị của bần cùng khốn khổ. Bấy giờ bà chủ nhà họ Nghiêm biết được nỗi khó khăn của tôi nên không thu tiền phòng. Cái chỗ tôi ăn cơm tháng người ta cũng không lấy tiền cơm.
Họ dùng tấm lòng từ bi mà giúp tôi vượt qua con đường thử thách ấy khiến tôi mãi mãi nhớ ơn. Mẹ tôi thấy vậy, tìm cách giúp đỡ tôi, nhưng tôi quả thực đã thể nghiệm được thực tế là do bởi hồi đó tôi chưa từng để dành tiền. Quả thực tôi đã hiểu được nỗi khổ của người nghèo khó, và hiểu rõ sự khó khăn trong lúc cấp bách mà không có năm mươi đồng để đi xe.
Nếu như nói việc bố thí giúp đỡ người nghèo có công đức và phước báo nào thì quả thực phải nói rằng cái mà cha tôi cho tôi, cái mà cha tôi giáo dục tôi là sự thể nghiệm mà tôi khắc ghi trong lòng. Một đứa trẻ con nhà giàu, mỗi tháng có thể đều nhận tiền của cha mẹ gửi cho thì cảm thấy đó là điều đương nhiên. Rất ít đứa hiểu rõ được máu, mồ hôi và sự cay đắng trong đó. Cha tôi vẫn tạo cho chúng tôi cái hoàn cảnh rất giàu sang, nhưng ông không muốn khiến cho chúng tôi vì giàu sang mà mất đi năng lực, vì giàu sang khiến cho chúng tôi không hiểu được nỗi khốn khổ của người khác. Tôi thường cảm thấy cha tôi dùng quá trình học tập cam khổ của chính ông mà che chở cho chúng tôi được sống sung túc, đó là lòng từ bi tầng thứ nhất của ông. Còn việc khiến cho chúng tôi trong cảnh sung túc mà tự mình hiểu rõ mùi vị nghèo khổ, khốn cùng, thì đó là lòng từ bi ở tầng thứ hai sâu hơn của ông. Đó cũng chính là lí do mà sau khi ông mất, mỗi khi tôi nghĩ tới công lao giáo dục của ông thì nước mắt lại tuôn chảy.

No comments:

Post a Comment