http://www.lamsao.com/5-cau-noi-khien-con-ngung-khoc-va-me-nheo-tuc-thi-p214a108140.html
Không ít các bà mẹ cảm thấy lo lắng và bất an khi nửa đêm con thường quấy khóc và ngủ không ngon giấc. Các mẹ hãy xem những mẹo con tránh bị vong trêu và ngủ ngon hơn.
- 1Treo tỏi trước cửaNếu bé bị vong trêu, làm bé quấy khóc các mẹ hãy sử dụng tỏi để củ tỏi ( ta ) ở đầu giường hoặc nơi cửa sổ. Thường ma, quỷ sẽ thường sợ tỏi do vậy mẹ hãy để một củ tỏi ta ở trong phòng. Cách này giúp đuổi ma quỷ giúp bé ngủ ngon giấc hơn.
Để tỏi trước cửa nhà giúp bé tránh bị vong trêu
- 2Để dao kéo đầu giườngTheo quan niệm của người xưa, nếu bạn ngủ không ngon đêm thường thức giấc giữa chừng nên sử dụng dao hoặc kéo để đầu giường sẽ tránh được quỷ và tà ma. Vì vậy nếu con ngủ không ngon, quấy khóc nửa đêm mẹ này để dao kéo ngay ở đầu giường sẽ tốt cho giấc ngủ của trẻ.
Dùng dao kéo để ở đầu giường tránh bị tà ma
- 3Treo cành dâu tươi đầu cửaBạn hãy sử dụng cành dâu tươi để treo ở cửa sổ và trồng cây từ bi ( tức cây cúc tần) để ở trong nhà hoặc trước cửa / khuôn viên gần cửa sổ nếu nhà bạn có đất hoặc lấy cành dâu tươi về xong tè nước tiểu vào rồi đem vào để ở nơi các cửa ra vào. Khi bé khóc mẹ cầm cành dâu vụt vào không khí xung quanh đứa trẻ vừa vụt vừa dọa, vụt ra đến ngoài cửa thì thôi.Điều này sẽ giúp bé ngủ ngon giấc hơn.
Nếu bé bị vong trêu lúc nửa đêm mẹ hãy sử dụng cành dâu tươi
- 4Đốt bồ kếtBé khóc vào ban đêm quá nhiều có thể bé bị vong trêu. Mẹ hãy sử dụng 1 chòm gai bồ kết và 3 cây dứa gai ( dứa dại ) buộc treo giữa cửa sổ. Sau đó mẹ hãy lấy 1 chậu thau, cho than hoa vào đốt và mua 1 lạng bồ kết quả để giữa nhà cứ thi thoảng cho 3-4 quả vào chậu cho nó xông hết âm khí, khí độc trong nhà ra vừa ấm mà cũng không bị vong trêu giúp các con ngủ ngon hơn nhé.
Đốt quả bồ kết giúp bé tránh bị vong trêu và tránh tà ma
- 5Một số mẹo giúp bé tránh tà ma, tránh bị vong trêuNgoài 4 cách trên các mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau :- Về vấn đề Tâm Linh mẹ nên lấy cây lưỡi Hổ về đổ rượu trắng cho ướt hết cây rồi vứt vào gầm giường.- Về phong thủy nếu trong phòng bé ở không tốt, nó có từ trường không hợp với đứa trẻ nên mua 1 cục nam trâm nhỏ cho vào gầm giường.- Nếu em bé sinh chạm giờ, khó nuôi thì nên gửi bé bán khoán cửa Chùa, bạch sư thầy đặt Pháp danh và xin cho bé 1 lá bùa hộ mệnh luôn đeo trên người...cách này cũng giúp bé không bị vong trêu.- Nếu đi đâu chơi về mà bé bị trêu quấy khóc thì các mẹ đốt giấy rồi ẵm em bé bước qua bước lại ( 7 lần cho bé trai, 9 lần cho bé gái ) miệng đọc vía lành ở lại vía dữ đi xa thì sẽ hết.- Đặc biệt khi đi ra đường nên cầm theo tỏi để túi xách và che vải màn đỏ, chấm son giữa chán cho em bé để tránh bị ma tà theo về nhà trêu nhé các mẹ.Trên đây là những cách giúp bé tránh bị vong trêu, nếu còn cách nào nữa thì cùng comment chia sẻ cho mọi người tham khảo nha, mình mong sự chia sẻ này nó hữu ích với các bà mẹ trẻ đangnuôi con nhỏ!
- Bé thích nói chuyện không ngừngNếu bạn thấy bé có vốn từ ngữ rất phong phú, bé có thể nhớ, kể được những câu chuyện dài và chi tiết, bé ít khi mắc lỗi phát âm. Hay bé có nói rất nhanh và không ngừng nói cho tới lúc đi ngủ. Ngoài ra bé cũng thích tranh luận, muốn thuyết phục mọi người nghe theo ý kiến của mình.Khả năng về ngôn ngữ cho thấy là một dấu hiệu sớm thể hiện bé là một người có năng khiếu đấy. Đây cũng là chìa khóa để đi tới thành công tại trường học cũng như các lĩnh vực khác của cuộc sống. Với những em bé có tài năng thuyết phục, khả năng nói có thể làm tốt các công việc liên quan tới luật hoặc diễn thuyết hay nghề kinh doanh.
- 2Bé thích phân loại đồ vậtNếu bé thích xếp, chơi với các đồ vật như ô tô, vỏ sò...hay những vật dụng thành từng nhóm theo màu sắc, kích cỡ hoặc hình dạng...Điều này thể hiện bé có khá năng phân tích tốt, đầu óc nhạy bén, có tổ chức, để ý tới những chi tiết nhỏ. Bé có thể bộc lộ năng khả năng tiếp thu toán học và các môn khoa học từ sớm. Dự đoán một số nghề nghiệp trong tương lai bé có thể làm tốt các công việc như: kế toán, kiểm toán, nghiên cứu khoa học, giáo viên, giảng viên.
Sở thích của bé sẽ thể hiện 1 phần nghề của trẻ
- 3Bé là người thích mơ mộngBé có thể mơ màng cả ngày trong thế giới của chính bản thân mình. Bé luôn thích dành thời gian để vẽ, chơi các trò chơi như bán đồ hàng, xây dựng ..., sử dụng các đồ vật theo một cách hoàn toàn mới lạ như dùng chiếc giày để đựng các đồ vật khác bên trong, suy nghĩ theo hướng sáng tạo và độc đáo, có nhiều ý tưởng khác với mọi người.Nếu bé có óc tưởng tượng, khả năng sáng tạo, bé luôn mơ mộng và nghĩ ra những ý tưởng mới. Nghề nghiệp sau này của bé có thể là nghệ sĩ, nhà thiết kế thời trang, nhà làm phim, nhà văn, copy writer, nhà thiết kế nội thất,...
- 4Bé thích khám phá và tháo tung đồ đạcVới những bé thích tìm hiểu cơ chế, các hoạt động của các đồ vật xung quanh mình. Bé có thể tháo tung các bộ phận của một món đồ chơi sau đó lắp lại các thứ như cũ. Các trò chơi yêu thích của bé thường là xếp các đồ vật, xây tháp....Bé có khả năng tiếp thu nhanh về môn hình học không gian. Bé có thể thích hợp với những nghề sau: kĩ sư, kiến trúc sư, nhà khoa học, nhà thiết kế,...
Dựa vào những thứ bé thích mà dự đoán tương lai của trẻ
- 5Bé thích đồ chơi xếp hìnhNếu mẹ thấy bé thích các loại đồ chơi xếp hình, khi chơi những bộ đồ chơi dù khó đến mấy bé vẫn nhanh chóng tìm đúng vị trí của các miếng ghép đó.Bé luôn có tư duy về hình ảnh, khả năng nhìn bao quát tổng thể một vấn đề nào đó thì bé thích hợp với nghề thám tử, nhà khảo cổ học hay nhà nghiên cứu.
- 1Phép ứng xử với mọi người
Bài thơ dạy con mượn đồ rồi phải trả lại nguyên vẹn
Dạy con mượn đồ xong phải trả ngay
- 2Dạy con luôn vui vẻ với mọi người
Hãy dạy con cách vui vẻ với mọi người
- 3Ứng xử khi bị phê bình
Mẹ đừng quên dạy con ứng xử đúng khi bị phê bình nhé
- 4Phép lịch sự khi đi ăn hàng
Phép lịch sự khi ăn uống là rất quan trọng
- 5Bài thơ dạy con cách lắng nghe
Dạy con trở thành người biết lắng nghe
- 6Đi thăm người bệnh
Phép lịch sự khi đi thăm người bệnh bé cũng cần được học đấy nhé
- 7Cách ứng phó với cháy nổ
Con bạn cũng cần được học cách bảo vệ bản thân
- 8Giữ gìn bàn ghế
Giữ gìn đồ đạc là bài học quan trọng
- 9Ở nhà một mình
Đôi khi con bạn sẽ phải ở nhà một mình, nên an toàn là rất quan trọng
- 10An toàn giao thông
Bài học an toàn giao thông cũng rất cần thiết đấy mẹ nhé!
- 1Ngắt lời bố mẹCon trẻ thường hiếu động và ít kiên nhẫn. Chính vì thế mà mỗi khi có điều gì đó, bé thường hào hứng kể ngay lập tức. Nhiều bé còn có thói quen chen ngang cuộc nói chuyện của bố mẹ và người khác, để có thể khoe điều mình muốn nói. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, con còn nhỏ chưa hiểu chuyện nên mới như vậy. Lớn lên tự khắc con sẽ biết điều chỉnh. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Nếu bạn không dạy con ngay từ khi còn bé, thì thói quen đó sẽ ngấm vào người, lâu dần tạo cho bé suy nghĩ mình phải là trung tâm của sự chú ý và được quyền nói bất cứ lúc nào mình thích. Không những vậy, thói quen xấu này còn khiến trẻ trở nên mất tính kiên nhẫn, vội vàng, bộp chộp hơn.Cách uốn nắn: Khi bạn đang định gọi điện hoặc trò chuyện với ai đó, hãy yêu cầu con giữ trật tự. Bạn có thể bảo bé chơi món đồ mình yêu thích trong lúc đợi chờ mẹ. Nếu con nhất định bám lấy mẹ và xen ngang vào cuộc nói chuyện, hãy nghiêm khắc yêu cầu con ngồi xuống ghế và giữ trật tự cho đến khi mẹ nói chuyện xong. Lưu ý rằng, bạn không nên quát mắng quá dữ dội hoặc đánh con để tránh tổn thương về mặt tinh thần cho bé.Bên cạnh phép lịch sự trong giao tiếp, cha mẹ cũng nên con những phép lịch sự cơ bản khi ăn uống: 6 phép lịch sự khi ăn uống mẹ nhất định phải dạy con.
- 2Bé hay “chơi xấu”Khi thấy con có biểu hiện “chơi xấu” với bạn bè hoặc người khác như cào cấu, đánh đấm... vì mục đích nào đó, bố mẹ cần ra tay uốn nắn ngay lập tức. Bởi nếu không nghiêm khắc ở vấn đề này, lớn lên con bạn sẽ có suy nghĩ rằng, mình có quyền làm tổn thương bất cứ ai và làm gia tăng xu hướng bạo lực ở con. Không những vậy, khi thói quen này ngấm lâu, con bạn sẽ không muốn cố gắng để tự lực hoàn thành bất cứ việc gì, mà thích dùng thủ đoạn xấu để đạt được mục đích nhanh hơn.Cách uốn nắn: Bạn hãy ngăn cản bé ngay khi thấy bé có hành động làm tổn thương người khác. Nói cho bé biết rằng làm người khác đau là việc không được phép làm. Lần sau, nếu bé còn tái phạm, bạn không cho phép bé tiếp tục chơi nữa và phải có hành động chịu phạt thích hợp.
Bố mẹ cần uốn nắn ngay khi thấy con có biểu hiện thích chơi xấu như cào cấu, đánh đấm người khác...
- 3Vờ như không nghe bố mẹ nói gìNếu bạn liên tục giục con làm một việc gì đó như thay quần áo, thu dọn đồ chơi… mà bé vẫn giả vờ như không nghe thấy và tiếp tục làm việc của mình, thì cần lập tức uốn nắn ngay. Bởi nếu để tình trạng này kéo dài, bé sẽ có thái độ coi thường lời nói của mẹ, trở nên ngang bướng, ngỗ nghịch hơn và khó kiểm soát.Cách uốn nắn: Thay vì kiên nhẫn giục con làm, bạn nên lại gần và yêu cầu bé thực hiện ngay. Hãy sử dụng phương pháp đếm giờ và giới hạn thời gian thực hiện, bởi nó hiệu quả với hầu hết các bé. Bạn có thể ra hẹn với con: “Mẹ đếm từ 1 đến 10 là con phải thay xong quần áo. Bắt đầu…1…2…” Ngoài ra, có thể đưa ra những hậu quả thích đáng cho việc trẻ dây dưa, trì hoãn như để mẹ nhắc đến lần thứ 2 là hôm đó không được xem TV nữa, để mẹ nhắc đến lần thứ 3 thì nghỉ xem TV cả ngày hôm sau luôn.
- 4Trẻ nói dốiĐôi khi, trẻ nhỏ không thật sự nhận thức được hậu quả của những điều trẻ nói dối , và có thể nói dối để không phải làm điều mà trẻ không thích, hoặc để tránh bị la mắng… Tuy nhiên, bố mẹ cần chú ý, khi thấy con có biểu hiện nói dối phải ngăn chặn và uốn nắn nghiêm khắc ngay. Bởi nếu bỏ qua, trẻ sẽ hình thành thói quen nói dối rất nguy hiểm.Cách uốn nắn: Trước hết, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao con nói dối. Sau đó, phân tích cho con biết việc nói dối là vô cùng xấu và có thể khiến con bị mọi người xa lánh. Hãy dẫn chứng một vài câu chuyện hay về lời nói dối để con dễ tiếp thu hơn. Nếu bé vẫn liên tục tái phạm, cần nghiêm khắc phạt con bằng những hình phạt thích hợp với từng độ tuổi, như cấm xem tivi trong một vài ngày, hoặc chép phạt nếu trẻ đã bắt đầu đi học…
- 5Tỏ thái độ khi không hài lòngKhi có việc gì đó khiến trẻ không hài lòng, con có thể tỏ thái độ bằng cách giậm chân tay, ngỗ ngược, trợn mắt, nói cộc lốc hoặc ăn vạ… Nếu bố mẹ không uốn nắn ngay từ bé, sẽ hình thành cho con thói quen thiếu tôn trọng và lễ phép với người khác. Thậm chí, bé sẽ cho rằng chỉ cần mình tỏ thái độ là không ai làm được gì và mọi người phải theo ý của mình. Điều này vô cùng nguy hiểm đối với sự phát triển nhân cách của con.Cách uốn nắn: Trước hết bạn nên nhẹ nhàng khuyên nhủ và giải thích cho bé hiểu rằng, cách tỏ thái độ như vậy là rất xấu, sẽ khiến mọi người không còn yêu con nữa. Nếu bé vẫn liên tục tỏ thái độ, hãy nghiêm khắc hơn với con và đưa ra một vài hình phạt phù hợp. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng bạo lực hoặc quát mắng thậm tệ con nhỏ, điều này có thể gây ra tác dụng ngược.Cần uốn nắn thói ăn vạ của trẻ ngay từ nhỏ
- 1Đã hỏi và đã trả lờiKhi mè nheo, trẻ có thói quen là liên tục đặt ra các câu hỏi sau câu trả lời của mẹ cho đến khi mẹ đồng ý với yêu cầu của mình. Thậm chí, nhiều câu hỏi của trẻ còn khiến mẹ phát cáu và tức giận. Nhưng thái độ này là không nên khi con mè nheo ở chốn đông người. Thay vào đó, để chấm dứt chuỗi câu hỏi của trẻ, mẹ nên áp dụng cách nói “Đã hỏi và đã trả lời” cương quyết.
Mẹ nên cương quyết khi con liên tục khóc, mè nheo
- Mẹ ơi, con có thể mua hộp kẹo này không?- Không, con yêu.- Nhưng mẹ ơi, con chưa có hộp kẹo nào.- Con đã hỏi và mẹ đã trả lời.- Mẹ chẳng bao giờ mua gì cho con cả.- Con đã hỏi và mẹ đã trả lời.Nếu đứa trẻ cứ tiếp tục năn nỉ, mè nheo, bạn hãy trở thành một người máy, lặp đi lặp lại cụm từ trên cho tới khi con bạn chịu thua.
- 2Mẹ đã thảo luận xong việc này rồiThái độ lấp lửng của cha mẹ khi bé mè nheo có thể khiến bé nghĩ mình còn cơ hội và cố gắng nài nỉ. Khi bé mè nheo được một lần thì lần sau sẽ lại tiếp diễn. Để tránh tình trạng con mè nheo, khóc lóc bố mẹ nên cứng rắn thể hiện thái độ không thương lượng.- Hôm nay, con có thể qua nhà bạn Bi ngủ không mẹ?- Không được, tuần trước, con vừa ngủ ở nhà bạn rồi.- Mẹ, làm ơn đi mà?- Mẹ sẽ không nói tới chuyện này nữa.- Nhưng…Sau đó, hãy không nói thêm bất cứ câu nào mà chỉ dùng hành động để cho con bạn thấy bạn nhất quyết không thay đổi quyết định. Cười một cách nhẹ nhàng, lắc đầu, thể hiện ánh mắt nghiêm khắc nhất có thể rồi đơn giản là đi ra nơi khác.
Trẻ nên biết việc nào được cho phép và việc nào không được
- 3Chuyện này bàn tới đây thôiKhi con cố gắng mè nheo để đạt được mục đích mà chúng muốn, mẹ nên dừng lại cuộc đối thoại đúng lúc. Cha mẹ nên là người chủ động trong cuộc đối thoại này thay vì để trẻ dẫn dắt bằn cách cố gắng viện ra nhiều lý do.- Con có thể đạp xe chút không mẹ?- Không con. Trời đang mưa mà.- Nhưng con sẽ mặc áo mưa chứ. Chỉ hơi ướt tẹo thôi.- Chuyện này bàn tới đây thôi.- Nhưng mẹ cho phép con đi mà?- Con đã hỏi và mẹ đã trả lời.Tiếp tục thể hiện hình ảnh một người máy. Hãy nhớ rằng, bạn là một tảng đá, không thể lay chuyển.
- 4Đừng nhắc lại chuyện này nữaĐể đối phó với sự mè nheo của trẻ, nhiều mẹ nên áp dụng câu nói “Đừng nhắc lại chuyện này nữa”. Câu nói này cho thấy thái độ không tiếp tục bàn về vấn đề đòi hỏi của con một cách cứng rắn.
Mẹ có thể áp dụng những hình phạt hợp lý để khiến con ngừng mè nheo
- Con muốn đôi giày này.- Không được đâu con. Chúng quá đắt.- Nhưng con không thích mấy đôi kia.- Con đã có một đôi trong giỏ hàng rồi. Chuyện này đến đây là xong. Đừng nhắc lại nữa.- Nhưng con cần đôi này!- Con vừa nhắc lại chuyện này. Tối nay con sẽ không được ăn món tráng miệng.Tất nhiên, con bạn sẽ phản ứng với câu này bằng cách khóc nhiều hơn nhưng hãy nhớ, đây là việc cần thiết để đứa trẻ hiểu rằng nếu cứ tiếp tục mè nheo, hình phạt sẽ tăng nặng theo cấp độ một cuộc chạy đua chứ không phải một cuộc dạo bộ thong thả.
- 5Mẹ đã quyết định rồi. Nếu con còn hỏi lại lần nữa, chắc chắn sẽ chịu hình phạt.Hình phạt trong giáo dục trẻ để con tuân thủ kỷ luật và thôi mè nheo là tất yếu. Dù có thương con, mẹ cũng nên đề ra một số hình phạt nhất định trong gia đình nhằm dạy con vào khuôn khổ. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình phạt không có nghĩa là đánh mắng hay chửi con. Mẹ nên áp dụng những cách giáo dục không đòn roi, phù hợp với lứa tuổi và tâm lý riêng của từng bé.- Con xem iPad chút nhé?- Không được. Con biết là không được xem điện thoại hay iPad lúc đang ăn.- Nhưng con sẽ không làm rơi thức ăn vào iPad đâu.- Mẹ đã quyết định rồi. Nếu con còn đòi hỏi nữa, sẽ có hình phạt đấy.- Nhưng con hứa không làm bẩn iPad mà.- Mẹ đã nói con không được nhắc lại chuyện này nữa. Con sẽ không được đụng tới iPad cả ngày hôm nay.Khi áp dụng cách này, mẹ nên chuẩn bị tâm lý lúc đầu con sẽ giận dữ và khóc lóc, mè nheo. Nhưng nếu mẹ mềm lòng nhượng bộ lần 1 thì các lần sau cũng sẽ tương tự
No comments:
Post a Comment