shared http://www.vtnthntvienxu.com/content/browse.php?action=shownews&category=&id=&topicid=6925
....chuyện như thế nầy:… Có đôi trẻ kia yêu nhau thắm thiết, họ cưới nhau một thời gian và có một đứa con xinh xắn. Rồi anh chồng phải đi lính phương xa, anh ta gởi vợ dại con thơ cho cha già nuôi dưỡng. Cha anh là một người đàn ông góa vợ, chỉ có một mình anh là trai, nên không những thương anh, mà hết lòng quý mến thương yêu cô dâu và cháu nội. Hằng ngày cô con dâu không làm gì động đến móng tay, mà chỉ nằm võng ru con thơ. Ông nấu cơm và bưng đến tận nơi cho con dâu. Một hôm, cô con dâu bồng con cho bú nằm đu đưa trên võng. Ông để cơm và thức ăn trên một cái bàn sát võng cho con dâu ăn. Ăn xong, ông bưng xuống dọn dẹp. Cô con dâu vẫn nằm đu đưa trên võng, với gọi:
-Ba cho con xin một cái tăm!
Ông vội vã đem một cái tăm đưa tận tay cho con dâu. Không biết vì cái võng đu đưa hay vì cố ý mà tay ông già đụng phải ngực con dâu. Người con dâu la lớn:
-Ô hay! Sao ông sờ mó vú tôi!
Vì nhà cửa ở sát nách nhau, nên hàng xóm chạy đến trước lời hốt hoảng, vu vạ của nàng dâu. Ông xấu hổ, cúi mặt im lặng không nói một lời! Tưởng đâu êm chuyện, không ngờ cậu con trai đi lính về thăm, nghe vợ tỉ tê kể chuyện, cậu con trai lớn tiếng mắng chửi cha già và từ bỏ không nhìn nhận người cha nữa... Ông già xấu hổ bỏ nhà ra đi biệt tích và không biết sống chết ra sao. Từ đó, người ta cử đưa tăm tận tay cho nhau để tránh sự giận hờn ghét nhau.
***
shared http://cafebiz.vn/thien/nho-nguoi-am-lanh-dao-doanh-nghiep-2013030411379700.chn
***
shared http://cafebiz.vn/thien/nho-nguoi-am-lanh-dao-doanh-nghiep-2013030411379700.chn
Một buổi lễ gọi hồn.
Chuyện gọi hồn, áp vong thường chỉ phục vụ những gia đình, dòng tộc có nhu cầu tìm mộ hay giải quyết các thủ tục âm phần. Song ngày nay, dịch vụ gọi hồn được mở rộng nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của nhiều người. Có người vì thương nhớ người quá cố, khó chấp nhận được việc mất người thân nên có mong ước được “gặp lại” dù có thể là “hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Song chuyện nhờ người âm lãnh đạo doanh nghiệp là điều… xưa nay hiếm.
Câu chuyện tôi kể dưới đây không nhằm truyền bá mê tín dị đoan, mà nói lên một thực trạng: càng giàu có, quyền cao chức trọng lại càng mê tín.
Càng giàu có, càng mê tín?
Nghỉ lễ, cô tôi – giáo viên một trường tiểu học miền núi ở Sơn La về quê ở Hải Dương chơi. Sau khi chở cô đi thăm người bà thím ở xóm bên, bà gợi chuyện khiến cô nhớ về người mẹ đã mất của mình. “Giờ muốn gặp chỉ nước nước đi 'gọi' thôi”, bà gợi ý.
Được giới thiệu sát quốc lộ 183, xã Quốc Tuấn (thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) có một cô đồng mới nổi, chúng tôi vội vã lên đường. Đến nơi vào tầm trưa, cô đồng cho biết thời điểm "chính ngọ" (12 giờ trưa) rất khó gặp được các “vong”. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn kiên nhẫn đợi.
Sau khi đọc danh sách, đầu cô đồng quay bốn phương tám hướng, một giọng điệu điềm tĩnh quay lại người đàn ông ngoài 50 tuổi. Tôi đoán “vong” người nhà ông này. Quả không sai. Người đàn ông này gọi “vong” bằng “chị” xưng “em”.
Qua câu chuyện, tôi biết người đàn ông này là chủ một doanh nghiệp bên thành phố Hải Dương. Mục đích ông gặp “chị gái” là để hỏi han chuyện làm ăn kinh doanh, tính khả thi của các dự án tương lai,... Ông đặc biệt quan tâm đến cách thức làm việc của từng nhân viên và hỏi “chị” nên giữ và cho “out” ai.
Ông còn có một cuốn sổ tay, ghi chép tỉ mỉ những điều “chị” nói vào đó. Ông liên tiếp đặt ra những câu hỏi tương đối hóc búa, khiến “chị gái” chưa kịp định thần với một phong thái đĩnh đạc của người làm chủ.
Những câu hỏi như “Có đứa nào mâu thuẫn với em không?”, “Có đứa nào phá em không”, “nên “trừ” đứa nào” liên tục được đưa ra. Ông còn dặn dò chị gái “năng về quán xuyến công việc giúp”,… Có vẻ như người đàn ông này đã tận dụng tối đa cơ hội gặp gỡ và số tiền mà ông đã đặt cho cô đồng. Cuộc nói chuyện dễ đến 45 phút khiến những người ngồi chờ mệt mỏi pha chút khó chịu. Sau khi tạm thỏa mãn với cuộc đối thoại với “chị gái”, ông này mới hỏi "người âm" "thiếu thứ gì để ông gửi xuống".
Vong bà tôi không về nên chúng tôi đành trở về và hẹn hôm khác đến. Tôi không rõ gọi hồn thật giả thế nào, nhưng nếu là thật đi nữa thì việc làm này chỉ làm phiền người quá cố mà thôi. Nếu những linh hồn kia tồn tại, thì cách người thân hỏi chuyện như "hỏi cung" cũng đủ tội nghiệp rồi. Thiết nghĩ những linh hồn cần được an nghỉ, cần có thế giới của riêng mình.
Khi tôi mang câu chuyện này đi chia sẻ, chị Mai Thanh, một người theo đạo Phật bày tỏ quan điểm: “Có một thực trạng là càng giàu có, càng quyền cao chức trọng, càng mê tín. Tôi cũng có quan điểm hãy để cho các linh hồn an nghỉ. Tôi không hiểu ông giám đốc lãnh đạo công ty hay lãnh đạo bà chị đã khuất!?
Tự mình thắp đuốc mà đi
Theo quan điểm Phật giáo, một người sau khi chết có thể lập tức tái sinh hoặc trải qua giai đoạn trung gian từ 1-49 ngày rồi tùy theo nghiệp mà tái sinh vào cảnh giới tương ứng. Đức Thế Tôn dạy: "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi. Hãy tự mình nương tựa hòn đảo chính mình”. Do vậy, không nên nhờ các nhà ngoại cảm gọi hồn người thân đã mất. Nếu như có gọi được đúng cũng không giải quyết được vấn đề gì, chưa kể nhiều trường hợp gọi không được hoặc không đúng càng làm vấn đề phức tạp thêm.
Trong đạo Phật, sự vãng sanh hay siêu thoát cốt ở sự tỉnh thức và chuyển hóa ở hương linh. Do vậy, khi thân nhân mất đi, trách nhiệm của người sống là dốc lòng cầu nguyện, tạo phước để hồi hướng, mong họ siêu thoát.
Trong bối cảnh vấn đề cầu cúng nở rộ hiện nay, người Phật tử cần thiết lập chính kiến trong việc thờ cúng để khỏi rơi vào mê tín dị đoan.
Diệp Anh
No comments:
Post a Comment