Tôi đã cấp cứu thành công trường hợp này.
Trước hết tôi dùng ngón tay ấn mạnh các huyệt 19, 127, 0, 60.- Sau 2p, bệnh nhân từ tái nhợt chuyển lại hồng hào và huyết áp trở lại bình thường.
- Đồng thời xoa dầu vào lòng bàn tay bàn chân cho ấm.
- Dùng ngải cứu hơ các huyệt: 312, 275, 14, 79, 57, 132 để giải quyết long đờm, tắt nghẽn, thông khí đồng thời chữa đớ lưỡi cứng hàm. Sau vài phút, bà thở lại được và ngáp được, nhẹ người và cảm giác được sự sống trở lại.
Tôi lặp lại các bước trong 30p và sau đó bà trở lại bình thường.- Gia đình và họ hàng hết sức vui mừng và khen ngợi phương pháp trị bệnh đơn giản nhưng mang lại hiệu quả lớn lao này.
Trích bài báo cáo của ông Đỗ Văn Hải, Phó tiến sĩ khoa học Toán Lý ở Minsk, giáo sư trường Đại Học Tổng Hợp. Địa chỉ: 66 Lê Thị Riêng, Phường Bến Thành Quận 1.
**
Búa
Đầu Dương : Nóng
Búa Nhỏ
Đầu Dương: (đầu nhọn bằng cao su đen)
trị Viêm Cơ
trị Ngọeo Cổ
(Gỏ búa đầu cao su nhọn vào Huyệt 34 * 188
20 cái/lần/ngayx3lần * thấy nhói đau là buông)
Đầu Âm:
Đầu Âm: Giãn Cơ (trị TaiBiếnMạchMáuNão)
Lăn & Cầu
Dầu Dương: Gai Sừng
Trục
Đầu Âm
Kim Loại
Đầu Âm: Đồng
Lăn 2 đầu
Đầu Đinh: (trị Cận thị sánghơn đầu Cầu Gai)
Ăn: Bệnh * Họa (Họa tùng Khẩu nhập)
Trái cây & Dầu Ôliu: Tạo chất sỏi màu xanh.
- 'Tinh thần * Cốt lõi' (cáchnhớ thông minh)
- Tùy Biến
- Đại Chúng
- Không có tác dụng phụ
'Đồng ứng * Sinh huyêt' * 6 Vùng phản chiều'
Dám làm * Dám thử
Tiếu Ngạo Giang Hồ * Lệnh Hồ Xung * Độc Cô Cầu Bại * Vô Chiêu: 3 lần là đủ
- ***
- LỜI NÓI ĐẦUDiện Chẩn – Điều Khiển Liệu Pháp là một phương pháp chẩn đoán và trị liệu đặc thù VN, dựa vào sự khảo sát và tác động bằng nhiều hình thức khác nhau để tìm ra những dấu hiệu bệnh lý xuất hiện một cách hệ thống trên mặt và cơ thể người bệnh do GS.TSKH Bùi Quốc Châu sáng tạo năm 1980 tại TP.Hồ Chí Minh - Việt Nam.Đây là một phương pháp bổ túc cho các phương pháp Y học khác đã có từ trước, giúp ta định hướng chẩn đoán một cách nhanh chóng các loại bệnh, giúp ích nhiều cho việc định bệnh, phòng bệnh, trị bệnh và xã hội hóa Y tế. Diện Chẩn được xem như là một phương pháp phản xạ học mới: PHẢN XẠ HỌC ĐA HỆ ( để phân biệt với phản xạ học cổ điển hay là Phản xạ học đơn hệ). Hay còn gọi là PHẢN XẠ HỌC VIỆT NAM (Reflexologie Vietnamienne). Đây cũng là một loại NHU Y (Médecine douce) hay Y HỌC TỰ NHIÊN (Médecine naturelle) vì không dùng thuốc cũng không dùng kim châm mà chỉ dùng tay cùng với các loại dụng cụ đặc thù của Diện Chẩn (như cây lăn,cây cào,búa gõ, que dò, ngải cứu, máy xung điện ). Nó cũng là một phương pháp trong lĩnh vực Y tế Cộng đồng (La Santé Commune) có thể phổ biến rộng rãi cho nhiều người cùng học và làm được một cách dễ dàng và an toàn nhất trong phạm vi chăm sóc sức khỏe ban đầu.Điều trị theo Diện Chẩn có rất nhiều biện pháp, kỹ thuật khác nhau. Trong tập sách thực hành này, chúng tôi giới thiệu những biện pháp, kỹ thuật và phác đồ căn bản nhất để giúp người đọc có thể vận dụng ngay trong giai đoạn đang nghiên cứu và học tập. Các biện pháp này được vận dụng để có thể tác động dưới nhiều hình thức như :- Tác động dựa trên phác đồ bằng các dụng cụ- Tác động dựa trên các đồ hình và sinh huyệt- Tác động bằng nguyên lý đồng ứng và Huyền công.Để tiện cho bạn đọc tra cứu, sách được chia làm 4 phần là Các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị trong Diện Chẩn, chẩn trị hệ thống nội tạng, chẩn trị trên các bộ phận ngoại vi và chẩn trị theo nguyên lý đồng ứng. Trong mỗi phần đều có liệt kê những nguyên tắc, kỹ thuật, phác đồ điều trị dựa trên các kinh nghiệm lâm sàng của chúng tôi và các học viên của các khóa đào tạo Diện Chẩn từ trước tới nay.Chúng ta cũng nên biết rằng, Diện Chẩn là một phương pháp linh hoạt, sáng tạo không ngừng phát triển, vì thế trong tập sách này, ngoài những phác đồ và kinh nghiệm đã từng áp dụng, tác giả đã bổ sung thêm những phát kiến mới, nhất là về các bộ phận Đồng Ứng và các dụng cụ, mà trong các tập sách trước đây chưa có.Chúng tôi hy vọng rằng, tập sách này cùng với các tài liệu về Diện Chẩn của GS.TSKH Bùi Quốc Châu sẽ xuất bản nay mai, sẽ đáp ứng được phần nào nhu cầu học hỏi và thực hành Diện Chẩn, nhằm giúp cho phương pháp này càng ngày càng được quảng bá trên toàn thế giới.TP HCM, tháng 6 năm 2012Tác giảGS.TSKH. Bùi Quốc Châu
CHƯƠNG IĐẠI CƯƠNG VỀ CHẨN ĐOÁN & TRỊ LIỆUI. NGUYÊN TẮC CHẨN ĐOÁN & TRỊ LIỆU:Diện chẩn là một hệ thống bao gồm nhiều biện pháp, kỹ thuật chẩn đoán và trị liệu khác nhau. Người dùng có thể tùy theo tình trạng người bệnh hay kinh nghiệm và năng lực bản thân để áp dụng một hay nhiều cách thức trị liệu, nhằm đem lại kết quả tốt nhất và nhanh nhất cho hoạt động điều trị của mình.Trong Diện Chẩn, không có biện pháp nào hay hơn biện pháp nào mà chỉ có biện pháp phù hợp hay không phù hợp. Vì thế, khi tác động nếu phù hợp thì sẽ có kết quả rất nhanh chóng, nếu chưa hay không phù hợp thì sẽ không có kết quả, chứ không làm cho tình trạng bệnh xấu đi. Khi đó, người chữa cần dựa trên kinh nghiệm và kiến thức học tập về Diện Chẩn của mình để điều chỉnh, thay đổi biện pháp, không nên cố chấp vào một biện pháp hay kỹ thuật nào. Đó chính là bí quyết trong chữa bệnh theo nguyên lý TÙY và BIẾN trong Diện Chẩn.1. Kỹ thuật chẩn đoánViệc đầu tiên của một tiến trình điều trị là KHÁM BỆNH tức là tìm hiểu bệnh nhân bị bệnh gì? Ở bộ phận nào? Mức độ bệnh ra sao? Đau thế nào? Đau bao lâu? Có chu kỳ hay không?Đây là việc bắt buộc phải làm, vì nếu không, ta làm sao biết chữa bệnh gì?Nhiều người hễ bệnh đến là cứ”nhắm mắt nhắm mũi” lấy que dò ấn, day lung tung trên mặt bệnh nhân chẳng cần khám bằng cách dò sinh huyệt (Ấn chẩn) hay quan sát mặt người bệnh (Diện chẩn) hoặc sờ vào da mặt bệnh nhân (thiết chẩn) hay hỏi kỹ bệnh nhân (Vấn chẩn) để xem họ bị bệnh gì, mức độ ra sao? Như thế làm sao có thể chữa đúng và tốt bệnh được.Trong điều trị thì vấn đề khám để chẩn đoán, định xem bệnh nhân mắc phải bệnh gì và nguyên nhân ở đâu là vấn đề trước tiên phải đặt ra. Nếu Đông Y có Tứ Chẩn (Vọng, văn, vấn, thiết) thì Tây Y cũng có các kỹ thuật chẩn đoán là: Nhìn, sờ, nắn, gõ, nghe và các kỹ thuật cận lâm sàng như: Chụp X-quang, đo điện tâm đồ, điện não đồ, xét nghiệm… Tất cả nhằm mục đích là làm sao để định rõ được bệnh nhân bị bệnh gì, mức độ ra sao? Từ đó đưa ra cách xử lý thích đáng, để đem lại kết quả trị liệu mau chóng và tốt đẹp nhất.Công việc khám bệnh do đó thường nhắm vào những mục tiêu sau đây: Tìm biết thật rõ bệnh ở cơ quan, bộ phận nào? Bệnh như thế nào? Đao bao lâu? Đâu là nguyên nhân gần và xa? Lúc nào thì bệnh diễn tiến trầm trọng (kịch phát), lúc nào thì dịu xuống và hiện nay bệnh đang ở giai đọan nào? Rồi bệnh nhân ở vùng nào thì bệnh nặng hơn. (Hoặc giảm đi)? Ăn món gì thì bệnh nặng hơn? Ăn món gì thì bệnh giảm?Ngoài ra còn cần tìm hiểu cả về: Tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, tư tưởng của họ ra sao? Bệnh nhân có đang ở trong hoàn cảnh khó khăn về vật chất hay tinh thần không? Ảnh hưởng của nơi ăn chốn ở, nơi việc làm ra sao? ảnh hưởng của xã hội tác động ra sao đối với họ? Rồi quan hệ giữa cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè, đồng nghiệp…? Tất cả đều có thể là nguyên nhân gần hay xa đến bệnh tình của họ.Để thực hiện việc khám bệnh ta cần phải tuần tự tiến hành bốn bước như sau:1. NHÌN (Vọng chẩn).2. SỜ (Thiết chẩn).3.DÒ SINH HUYỆT (Ấn chẩn, Đả chẩn, Nhiệt chẩn).4.HỎI (Vấn chẩn).1/NHÌN (Vọng chẩn): Thọat tiên bệnh nhân đến, ta phải để ý quan sát xem sắc mặt, dáng điệu, cử chỉ, của họ ra sao.Ví dụ: Sắc mặt của họ màu gì (tái xanh, trắng bệt, đỏ tía, tím tái hay thâm xạm…), họ có tỏ ra khó chịu, ôm bụng rên la, có đổ mồ hôi hột, có đi cà nhắc, có mệt mỏi, rã rượi không?Ngoài ra, trên da mặt họ có tàn nhang không? Nó đóng ở đâu? Hoặc có nhiều nếp nhăn ở đâu? Hay nhiều vết nám ở đâu? .v.v..Ta phải nhớ rằng: Mỗi DẤU HIỆU TRÊN MẶT cũng như mỗi trạng thái, cử chỉ của bệnh nhân hoặc tổng hợp các dấu hiệu đó là phản ánh biểu lộ của tình trạng sức khỏe, bệnh tật của bệnh nhân. Cho nên, cần phải chịu khó khảo sát thật kỹ để từ đó tìm ra đúng gốc bệnh. Có thể việc chữa bệnh mới mang lại nhiều hiệu quả tốt.2/ SỜ (Thiết chẩn): Chẩn đoán bằng cách sờ da hoặc sờ vào các huyệt đặc trưng. Nhiệt độ của da thịt cũng như độ săn chắc hay trơn láng.mịn màng của nó cũng đêu phản ánh biểu lộ tình trạng sức khỏe hay bệnh tật của bệnh nhân.Ví dụ: Da thịt ở cằm mềm nhão và lạnh phản ánh các cơ quan ở bàng quang bị suy yếu nên bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu đêm hoặc tiểu không cầm được. Hoặc nhiệt độ giữa trán và cằm khác nhau rõ rệt chỉ rõ bệnh nhân đang mắc bệnh cao huyết áp. Hay đầu mũi lạnh là phản ánh tình trạng máu về tim không đủ (VÌ đầu mũi phản chiếu tim).Ngòai ra thiết chẩn còn có nghĩa là sờ vào mạch đập ở mặt (vùng huyệt 57 và Đại nghinh) để biết tình trạng bệnh nhân HÀN hay NHIỆT, HƯ hay THỰC (như mạch ở cổ tay).3/ DÒ SINH HUYỆT :Ấn chẩn: Chẩn đoán bằng cách Dò – ấn huyệt.Đả chẩn: Chẩn đoán bằng cách gõ vào huyệtNhiệt chẩn: Chẩn đoán bằng cách dò Sinh huyệt bằng điếu ngải cứuĐây là việc cụ thể nhất để tìm hiểu bệnh trạng của người bệnh qua việc khám phá các điểm nhạy cảm hay điểm đau (Sinh huyệt) trên da mặt. Có thể thực hiện bằng que dò hay búa nhỏ Cũng có thể dò bằng cây lăn (bằng sừng, đồng, Inox,) hay cây cào. Theo lý thuyết “ĐỒNG BỘ THỐNG ĐIỂM”.Khi các bộ phận, cơ quan trong cơ thể bị rối lọan chức năng hay bị tổn thương sẽ gởi tín hiệu lên MẶT qua các vùng và huyệt tương ứng của chúng. Do đó, thông qua việc khám phá các ĐIỂM hay VÙNG NHẠY CẢM này, chúng ta sẽ suy ra được các bộ phận hay vùng đang, đã hoặc sắp có bệnh trong cơ thể, cũng như có thể biết được bệnh nặng hay nhẹ, đang tăng hay giảm. Ví dụ: Lấy que dò ấn qua huyệt số 3 thấy bệnh nhân nhăn mặt và kêu đau thì ta có thể suy luận ra cơ quan hô hấp của bệnh nhân đang suy yếu (cụ thể là: ho, cảm hoặc tức ngực…).Sau khi chữa một thời gian. Khi dò lại huyệt trên không còn đau nhiều như lúc đầu thì biết ngay bệnh nhân đã giảm và khi không còn đau, đó là đã hết bệnh hay dùng búa gõ vào huyệt số 275 (cạnh dái tai) thấy bệnh nhân nhăn mặt kêu đau, ta biết ngay là bệnh nhân đang viêm họng hay sưng Amidan, hoặc dùng cây lăn, lăn vùng sống mũi thấy bệnh nhân kêu đau, ta biết bệnh nhân đang mỏi lưng.Hoặc ta có thể dò Sinh huyệt bằng Điếu ngải cứu khi bắt gặp điểm nào HÚT NÓNG NHIỀU NHẤT, MẠNH NHẤT, SÂU NHẤT thì biết ngay là cơ quan hay bộ phận tương ứng đang có bệnh (thường là do hàn). Đâycũng là cách Dò sinh huyệt nhạy và chính xác nhất.4. HỎI “Hỏi” là việc cần thiết để tìm hiểu bệnh tình, và nguyên nhân mà bệnh nhân đưa ra. Có xác đáng không. Vì có nhiều vấn đề liên quan đến bệnh mà chỉ thông qua việc HỎI KỸ BỆNH NHÂN mới có thể hiểu được tỏ tường… Cho nên qua việc hỏi, ta có thể biết được bệnh nhân đau như thế nào? Đau vào lúc nào? Đau ở đâu? Cũng như nguyên nhân sâu kín của bệnh (như: do quan hệ vợ chồng hay quan hệ nơi làm việc…).Biết đặt câu hỏi một cách KHOA HỌC và KHÉO LÉO thì người chữa bệnh sẽ nắm vững được tình trạng bệnh cũng nguyên nhân bệnh gây ra, từ đó chọn phương án thích hợp để chữa bệnh cho họ.Ví dụ: Sau khi hỏi một lúc, ta khám phá bệnh nhân hay bị Viêm họng là vì có thói quen hay hút thuốc lá và sử dụng nhiều nước đá lạnh trong ngày. Ta bảo bệnh nhân kiêng cữ hay giảm hẳn việc sử dụng hai món trên là bệnh tự nhiên bớt hẳn và không cần phải chữa trị nhiều lần, bệnh nhân cũng mau hết bệnh. Hoặc có nhiều bệnh nhân bị mệt mỏi cổ, gáy, vai nguyên nhân lớn là do ngủ ở chỗ có gió lạnh lùa vào (đổi chỗ ngủ này thì mới mau hết bệnh) hay sử dụng nước đá lạnh, ăn ít mà làm việc nhiều.Rất nhiều bệnh sẽ được chữa khỏi một cách dễ dàng, nếu ta biết cách hỏi để tìm ra nguyên nhân bệnh phải chịu khó HỎI bệnh nhân đừng sợ mất thì giờ. VÌ MẤT THỜI GIỜ HỎI, SẼ BỚT ĐƯỢC THỜI GIAN TRỊ LIỆU. Tóm lại, đứng trước bệnh nhân, ta phải bình tĩnh, tự tin và tiến hành đầy đủ, cẩn thận BỐN BƯỚC KHÁM BỆNH đó, ta có thể yên tâm nắm chắc ít nhất 50% kết quả trị bệnh.(Còn tiếp)
Chữa bệnh luôn phải hỏi: 'Cơ thể của...Nóng hay Lạnh?'
Trị bệnh đừng tự-tin quá
Cổ Gáy Đau:
Dùng cây đầu nhỏ chà Qua Lại Lên Xuống Đều Tay vào Cổ Gáy
Thở Đường Dương
Cào Đầu
Dùng cây đá dài chà QuaLạiLênXuống vùng..
Vùng Lưng Nóng & Đau:
Huyệt 39 (~Pháp lệnh)
Huyệt 300 (Thận)
No comments:
Post a Comment