Vượt lên số phận, một cô gái 26 tuổi mắc bệnh bại não ở Trung Quốc đã sáng tác gần một nghìn bài thơ và xuất bản 4 đầu sách trong 10 năm.
shared http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/cuoc-song-do-day/co-gai-bai-nao-trung-quoc-viet-1-000-bai-tho-bang-chan-3367826.html
Vì hai tay bị liệt, Tôn Lệ Khang đã kiên trì học cách dùng chân viết chữ và sử dụng bàn phím. Ảnh: Weibo
|
Theo Tencent, Tôn Lộ Khang sinh năm 1990 ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Mẹ đẻ non Lộ Khang khi mới mang thai 7 tháng, khiến em bị di chứng bại não.
"Khi con gái được khoảng 5, 6 tháng tuổi, tôi phát hiện nó không thể cầm nắm đồ vật như những đứa trẻ khác, chỉ biết lẫy mà thôi", mẹ của Lộ Khang chia sẻ.
Khi đi viện kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán Lộ Khang bị bại não, liệt tay và vai, khả năng phát âm cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, gia đình vẫn không từ bỏ hy vọng, liên tục đưa con đi vật lý trị liệu. Đến tuổi đi học, theo chỉ dẫn của chuyên gia, mẹ dạy Lộ Khang dùng chân viết chữ.
Vì ngón chân không thể dùng lực, bút chì hay bị trượt xuống giữa ngón Lộ Khang phải dùng chân phải kẹp chặt bút chì, chân trái điều chỉnh bút và lực viết chữ. Có những ngày rét đậm, cô vẫn kiên trì luyện chữ hơn một tiếng đồng hồ, đến mức bàn chân buốt lạnh, trán đầm đìa mồ hôi.
Do thường dùng chân viết chữ, đôi chân của Lộ Khang biến dạng nghiêm trọng, da chân thường bong tróc. Năm 2002, bố mua cho cô một chiếc máy vi tính. Lộ Khang học cách dùng chân điều khiển chuột và gõ chữ. Ban đầu cô chỉ dùng một ngón chân để gõ chữ, tới nay đã kết hợp linh hoạt cả hai chân, mỗi phút gõ được hơn 60 chữ.
Lộ Khang (phải) và mẹ. Ảnh: Weibo
|
Vì lý do sức khỏe, Lộ Khang chỉ đi học hết tiểu học. Chương trình học cấp hai và cấp ba đều do bố mẹ ở nhà thay nhau dạy dỗ. Nhiều môn Lộ Khang tự học, có những môn chỉ trong hơn một năm đã hoàn thành chương trình của ba năm. Cô còn tự học chương trình ngữ văn ở đại học và sáng lập câu lạc bộ văn học Cửu Nguyện năm 2013.
Trong 10 năm qua, Lộ Khang đã sáng tác được hơn 1.000 bài thơ, xuất bản 4 tuyển tập thơ và tản văn. Trong buổi giao lưu thơ ca diễn ra gần đại học Thanh Đảo hôm 6/3, hàng chục độc giả đứng xếp hàng nhiều tiếng để được gặp cô gái đầy nghị lực này.
Không như những tác giả khác, Tôn Lộ Khang dùng chính chân của mình để ký tên lên sách.
"Đôi tay bị liệt nhưng tôi may mắn sở hữu đôi chân linh hoạt hơn những người bình thường", Lộ Khang mỉm cười nói.
Cô bán được hơn 40 quyển sách, quyên góp toàn bộ số tiền ủng hộ quỹ đào tạo giáo viên nông thôn của thành phố.
Ngồi cạnh Lộ Khang suốt buổi giao lưu không phải mẹ như thường lệ, mà là Lưu Đức Phương, chồng cô. Hai người nắm chặt tay suốt buổi, anh còn giúp vợ đi tất, xỏ giày khi cô ký tặng sách xong.
"Chúng tôi gặp nhau ngày 19/12/2013 và kết hôn tháng hai năm nay. Chúng tôi có nhiều điểm tương đồng, cách giải quyết vấn đề cũng khá giống nhau. Điều khiến tôi rung động chính là sự lạc quan và cởi mở của cô ấy. Giờ đã lấy nhau, tôi sẽ chăm sóc cô ấy cả đời", anh Lưu nói.
Lộ Khang và chồng tại buổi giao lưu sách. Ảnh: Thanh Đảo vãn báo
|
Lệ Khang chưa từng oán trách số phận, trong cô luôn tỏa ra sự kiên cường, lạc quan và cởi mở.
"Tính cách cũng như niềm hạnh phúc mà tôi đang có được chính là nhờ những vất vả nhọc nhằn của cha và mẹ", cô nói. Nhắc đến chồng, Lộ Khang mỉm cười hạnh phúc.
"Từ lần đầu làm quen cho tới nay, anh ấy không bao giờ coi tôi như một người đặc biệt mà luôn nhìn tôi như một cô gái bình thường. Lúc hẹn hò, chúng tôi thường đi xem phim, đi dạo công viên hay đi du lịch. Anh ấy không để ý tới ánh mắt trêu chọc của người khác khi ở bên tôi".
"Cho dù gặp nhiều khó khăn, chúng tôi vẫn nắm tay nhau vượt qua tất cả", cô gái giàu nghị lực chia sẻ
.
.
Reblog
2303378808
Reblog
ps://www.tumblr.com/search/tencent-weibo
Theo Tencent, Tôn Lộ Khang sinh năm 1990 ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Mẹ đẻ non Lộ Khang khi mới mang thai 7 tháng, khiến em bị di chứng bại não.
“Khi con gái được khoảng 5, 6 tháng tuổi, tôi phát hiện nó không thể cầm nắm đồ vật như những đứa trẻ khác, chỉ biết lẫy mà thôi”, mẹ của Lộ Khang chia sẻ.
Khi đi viện kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán Lộ Khang bị bại não, liệt tay và vai, khả năng phát âm cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, gia đình vẫn không từ bỏ hy vọng, liên tục đưa con đi vật lý trị liệu. Đến tuổi đi học, theo chỉ dẫn của chuyên gia, mẹ dạy Lộ Khang dùng chân viết chữ.
Vì ngón chân không thể dùng lực, bút chì hay bị trượt xuống giữa ngón Lộ Khang phải dùng chân phải kẹp chặt bút chì, chân trái điều chỉnh bút và lực viết chữ. Có những ngày rét đậm, cô vẫn kiên trì luyện chữ hơn một tiếng đồng hồ, đến mức bàn chân buốt lạnh, trán đầm đìa mồ hôi.
Do thường dùng chân viết chữ, đôi chân của Lộ Khang biến dạng nghiêm trọng, da chân thường bong tróc. Năm 2002, bố mua cho cô một chiếc máy vi tính. Lộ Khang học cách dùng chân điều khiển chuột và gõ chữ. Ban đầu cô chỉ dùng một ngón chân để gõ chữ, tới nay đã kết hợp linh hoạt cả hai chân, mỗi phút gõ được hơn 60 chữ.
Vì lý do sức khỏe, Lộ Khang chỉ đi học hết tiểu học. Chương trình học cấp hai và cấp ba đều do bố mẹ ở nhà thay nhau dạy dỗ. Nhiều môn Lộ Khang tự học, có những môn chỉ trong hơn một năm đã hoàn thành chương trình của ba năm. Cô còn tự học chương trình ngữ văn ở đại học và sáng lập câu lạc bộ văn học Cửu Nguyện năm 2013.
Trong 10 năm qua, Lộ Khang đã sáng tác được hơn 1.000 bài thơ, xuất bản 4 tuyển tập thơ và tản văn. Trong buổi giao lưu thơ ca diễn ra gần đại học Thanh Đảo hôm 6/3, hàng chục độc giả đứng xếp
hàng nhiều tiếng để được gặp cô gái đầy nghị lực này.
Không như những tác giả khác, Tôn Lộ Khang dùng chính chân của mình để ký tên lên sách.
“Đôi tay bị liệt nhưng tôi may mắn sở hữu đôi chân linh hoạt hơn những người bình thường”, Lộ Khang mỉm cười nói.
Cô bán được hơn 40 quyển sách, quyên góp toàn bộ số tiền ủng hộ quỹ đào tạo giáo viên nông thôn của thành phố.
Ngồi cạnh Lộ Khang suốt buổi giao lưu không phải mẹ như thường lệ, mà là Lưu Đức Phương, chồng cô. Hai người nắm chặt tay suốt buổi, anh còn giúp vợ đi tất, xỏ giày khi cô ký tặng sách xong.
“Chúng tôi gặp nhau ngày 19/12/2013 và kết hôn tháng hai năm nay. Chúng tôi có nhiều điểm tương đồng, cách giải quyết vấn đề cũng khá giống nhau. Điều khiến tôi rung động chính là sự lạc quan và cởi mở của cô ấy. Giờ đã lấy nhau, tôi sẽ chăm sóc cô ấy cả đời”, anh Lưu nói.
Lệ Khang chưa từng oán trách số phận, trong cô luôn tỏa ra sự kiên cường, lạc quan và cởi mở.
“Tính cách cũng như niềm hạnh phúc mà tôi đang có được chính là nhờ những vất vả nhọc nhằn của cha và mẹ”, cô nói. Nhắc đến chồng, Lộ Khang mỉm cười hạnh phúc.
“Từ lần đầu làm quen cho tới nay, anh ấy không bao giờ coi tôi như một người đặc biệt mà luôn nhìn tôi như một cô gái bình thường. Lúc hẹn hò, chúng tôi thường đi xem phim, đi dạo công viên hay đi du lịch. Anh ấy không để ý tới ánh mắt trêu chọc của người khác khi ở bên tôi”.
“Cho dù gặp nhiều khó khăn, chúng tôi vẫn nắm tay nhau vượt qua tất cả”, cô gái giàu nghị lực chia sẻ.
Xem thêm: Thiếu nữ bại não dùng chân viết tiểu thuyết.
Hải Yến
No comments:
Post a Comment