Thursday, March 31, 2016

Людей неинтересных в мире нет. (Evghenhi-Aleksandrovich-Evtushenko)


shared http://www.thivien.net/Evghenhi-Aleksandrovich-Evtushenko/
С. Преображенскому 

Людей неинтересных в мире нет. 
Их судьбы — как истории планет. 
У каждой все особое, свое, 
и нет планет, похожих на нее. 

А если кто-то незаметно жил 
и с этой незаметностью дружил, 
он интересен был среди людей 
самой неинтересностью своей. 

У каждого — свой тайный личный мир. 
Есть в мире этом самый лучший миг. 
Есть в мире этом самый страшный час, 
но это все неведомо для нас. 

И если умирает человек, 
с ним умирает первый его снег, 
и первый поцелуй, и первый бой... 
Все это забирает он с собой. 

Да, остаются книги и мосты, 
машины и художников холсты, 
да, многому остаться суждено, 
но что-то ведь уходит все равно! 

Таков закон безжалостной игры. 
Не люди умирают, а миры. 
Людей мы помним, грешных и земных. 
А что мы знали, в сущности, о них? 

Что знаем мы про братьев, про друзей, 
что знаем о единственной своей? 
И про отца родного своего 
мы, зная все, не знаем ничего. 

Уходят люди... Их не возвратить. 
Их тайные миры не возродить. 
И каждый раз мне хочется опять 
от этой невозвратности кричать.

1961



Ảnh đại diện

Bản dịch của Bằng Việt


Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời 
Mỗi số phận chứa một phần lịch sử 
Mỗi số phận rất riêng, dù rất nhỏ 
Chắc hành tinh nào đã sánh nổi đâu? 

Dẫu anh sống chỉ một đời lặng lẽ 
Quen với cái lặng thinh không tô vẽ cho mình 
Thì lại chính cái lặng thinh nhường ấy 
Biến anh thành đáng nhớ với xung quanh! 

Mỗi người chứa một nội tâm tiềm ẩn 
Phút cao hứng thiêng liêng, phút hạnh phúc tuyệt vời, 
Cả phút đau thương, kinh hoàng không xoá nổi, 
Một thế giới lặng thầm, đâu phát lộ cho ai? 

Cho đến khi con người ấy chết đi 
Thì cũng chết theo luôn sắc tuyết đầu lóng lánh 
Những khám phá trong đời... cái hôn, trận đánh... 
Cùng xoá hết theo anh, không sót lại gì! 

Dù quyển sách đã in, dù chiếc cầu đã dựng 
Những máy móc đã làm, những bức vẽ đã treo, 
Đồ vật có thể còn, vẫn còn gì hơn thế 
Mỗi người vẫn có gì sẽ vĩnh viễn mang theo. 

Quy luật thiên nhiên thẳng thừng, khắc nghiệt 
Mỗi con người ra đi- một thế giới mất đi. 
Ta hay nhớ bề ngoài từng đặc điểm trần gian, xương thịt, 
Nhưng thực chất sâu xa, ta nắm bắt được gì? 

Cho đến anh em ruột thịt, bạn bè 
Đến cả cha mẹ mình, cả người yêu duy nhất 
Chúng ta tưởng biết kỹ càng, sâu sắc 
Nhưng thử hỏi thực tình, ta đã biết gì đâu? 

Những con người ra đi... Không thể gì tái tạo 
Những vũ trụ riêng tư không lặp lại bao giờ… 
Tôi cứ muốn kêu lên, kêu to lên điều ấy 
Trước đời người đều đặn tựa thoi đưa.
http://www.more.edu.vn/dac-sac-tho-bang-viet-qua-tap-tho-bang-viet-tuyen-1961-2001-kl05166/

ĐỀ SỐ 1 THI THỬ QUỐC GIA THPT NĂM 2015
Môn: NGỮ VĂN KHỐI 12
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau: CHA ĂN MẶN, CON KHÁT NƯỚC
Đàn ông hút thuốc, uống bia, rượu nhiều hoặc bị tiếp xúc với thuốc trừ sâu trong lúc muốn có con sẽ có thể gây hại không những đến đứa trẻ chưa ra đời mà còn đến các thế hệ sau. Đó là kết luận của các chuyên gia thuộc Đại học Rutgers ( Mĩ) sau khi thực hiện các thí nghiệm trên động vật trong phòng thí nghiệm. Theo báo Telegraph, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa những hành động trên và tỉ lệ gia tăng các chứng vô sinh ở đàn ông cũng như sảy thai, chết non ở trẻ. Các nhà khoa học khẳng định những thói quen xấu ở nam giới sẽ dẫn đến biến đổi gien và những thay đổi này sẽ truyền sang các thế hệ sau.
(Nguồn: báo Thanh niên số 51, ngày 20-2-2008)
1/ Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào là chính?Vì sao?
2/ Văn bản trên đề cập vấn đề gì và phù hợp với những người đọc nào?
3/ Tiêu đề sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó?
Câu II (3,0 điểm):Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong đoạn thơ sau:
“Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời
Mỗi số phận chứa một phần lịch sử
Mỗi số phận riêng, dù rất nhỏ
Chắc hành tinh nào đã sánh nổi đâu ?”
(Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời – Evgeny Evtushenko (Nga))
Câu III (5,0 điểm): “ Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên…”
( Trích Ghi nhớ-trang 193- SGK Ngữ văn 12- tập I-NXBGD năm 2008)
Phân tích một vẻ đẹp hình tượng con sông Đà để làm sáng tỏ nhận định trên. Từ đó, bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của cá nhân với dòng sông quê hương hiện nay.
-HẾT-
ĐÁP ÁN CHẤM THI THỬ QUỐC GIA THPT NĂM 2015-ĐỀ 1
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (2,0 điểm)
1/Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học là chính. (0.25)
Lí do: Nội dung bàn về vấn đề khoa học phổ cập, đó là tác hại của rượu, bia, thuốc lá …ảnh hưởng đến việc sinh con. Dùng từ ngữ khoa học: thí nghiệm, biến đổi gien….Câu văn, đoạn văn có kết cấu chặt chẽ theo quan hệ nhân-quả. (0.25)
2/ Văn bản trên đề cập vấn đề tác hại giữa những thói quen xấu ( hút thuốc, uống rượu bia nhiều hay tiếp xúc với thuốc sâu) ở người đàn ông khi muốn có con, đến các thế hệ con của ông ta. Đó là kết quả nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học. (0.25)
Văn bản này phù hợp với đông đảo người đọc, kể cả những người đọc không thuộc chuyên ngành khoa học. (0.25)
3/ Tiêu đề sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. (0.5)
Ý nghĩa: Cảnh báo nếu bậc cha mẹ làm những điều thất đức, sau này con cháu họ hứng chịu. Trong văn bản trên, việc ăn mặn của đàn ông thể hiện ở hành vi hút thuốc, uống rượu bia nhiều hay tiếp xúc với thuốc sâu. Còn việc khát nước thể hiện con của họ sẽ bị gây hại. (0.5)
Câu II (3,0 điểm)
Ý Yêu cầu Điểm
Yêu cầu: Học sinh hiểu đúng và đưa ra những ý kiến bàn luận hợp lý về vấn đề tư tưởng đặt ra trong đoạn thơ. Bố cục bài viết rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu; khuyến khích những bài làm sáng tạo.
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý sau:
1 Cảm nhận, phân tích ngắn gọn đoạn thơ để phát hiện vấn đề được đặt ra:
- Tôn trọng và đề cao con người cá nhân vì mỗi cá nhân đều có cuộc đời, số phận riêng phong phú, độc đáo (không tẻ nhạt, không hành tinh nào sánh nổi);
- Quan hệ giữa cá nhân và xã hội: mỗi cá nhân mang trong nó một phần đặc tính, lịch sử phát triển của cả công đồng và dù hết sức nhỏ bé nhưng mỗi cá nhân góp phần làm nên sự đa dạng cho xã hội. (“chứa một phần lịch sử”,…). 0,5
2 Phát biểu suy nghĩ về vấn đề được đặt ra trong đoạn thơ
2.1. Giải thích
- Mỗi con người là một cá thể độc đáo, không lặp lại. Nếu chịu khó tìm hiểu con người, đi sâu vào thế giới nội tâm của họ sẽ thấy mỗi cá nhân – dù thoạt nhìn có vẻ tẻ nhạt, nhàm chán – là một thế giới không cùng, một quyển sách đọc không bao giờ hết. Những nét đặc sắc ấy hợp thành màu sắc phong phú, đa dạng cho xã hội. (dẫn chứng + phân tích)
- Không có từng cá nhân thì không thể có xã hội, cũng không thể có lịch sử phát triển xã hội. Dù không phải là tướng lĩnh tài ba, lãnh tụ xuất chúng hay nhà bác học lỗi lạc, bất kì cá nhân nào cũng có thể góp sức vì sự phát triển chung. (dẫn chứng + phân tích)
2,0
2.2. Rút ra bài học
Hiểu đúng về quan hệ giữa cá nhân và xã hội, nhận thức rõ vai trò cá nhân sẽ giúp ta:
- Tôn trọng giá trị của mỗi con người, dù họ làm những việc rất giản đơn, bình thường hay không có tài năng gì đặc biệt.
- Mỗi người nỗ lực phấn đấu để sống một cuộc đời phong phú, có ích cho xã hội. Mỗi học sinh phải ra sức học tập, trau dồi kiến thức, tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích, có đóng góp cho xã hội,….
- Tăng cường tinh thần đoàn kết để tạo nên sức mạnh chung. 0,5
Câu III (5,0 điểm):
Làm Văn Phân tích một vẻ đẹp hình tượng con sông Đà để làm sáng tỏ nhận định . Từ đó, bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của cá nhân với dòng sông quê hương hiện nay. 5.0
A. Yêu cầu về kĩ năng
- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi. Từ đó, liên hệ một vấn đề xã hội liên quan.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận; Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
B. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nguyễn Tuân, đoạn trích tuỳ bút Người lái đò sông Đà và những vẻ đẹp của dòng sông Đà, thí sinh chọn được một vẻ đẹp mà mình tâm đắc để nghị luận.
I/ Mở bài : - Giới thiệu vài nét lớn về tác giả, tác phẩm;
- Nêu nhận định của SGK và khẳng định vẻ đẹp ở hình tượng sông Đà cũng như suy nghĩ, tình cảm với dòng sông quê hương 0.5
II) THÂN BÀI : 4.0
1 Khái quát về tác phẩm : Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm, cảm hứng sáng tác của nhà văn, những vẻ đẹp của dòng sông. 0,5
2 Phân tích một vẻ đẹp của hình tượng sông Đà 2,0
Thí sinh có thể tự do chọn một trong hai vẻ đẹp của sông Đà ( như kì vĩ, hào hùng hoặc trữ tình, thơ mộng …) để nghị luận.
Thí sinh có thể trình bày, diễn đạt khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý chính:
- Đó là vẻ đẹp nào?
- Vẻ đẹp đó được biểu hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm?
+ Xác định được những dẫn chứng tiêu biểu trong đoạn trích thể hiện vẻ đẹp đó
+ Khai thác từ ngữ, chi tiết nghệ thuật trong cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, các biện pháp tu từ…để làm rõ vẻ đẹp đó.
- Vẻ đẹp đó góp phần hoàn chỉnh vẻ đẹp hình tượng dòng sông Đà như thế nào? Qua vẻ đẹp đó, nhà văn muốn gửi gắm tư tưởng, tình cảm gì?
2,0
3 Nhận xét về nghệ thuật xây dựng hình dượng con sông Đà: 1,0
Các yếu tố nghệ thuật được sử dụng để xây dựng vẻ đẹp ấy nói riêng và góp phần làm nên thành công của tác phẩm nói chung, thể hiện phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân như thế nào? 0.5
0.5
4 Suy nghĩ, tình cảm về dòng sông quê hương hiện nay 1,0
- Khẳng định dòng sông quê hương vẫn giữ được nét đẹp thiên tạo và nhân tạo, vừa bồi đắp phù sa màu mỡ, góp phần làm nên cuộc sống no ấm, thanh bình;
- Tuy nhiên, vẫn còn không ít dòng sông trở thành dòng sông chết vì rơi vào ô nhiễm, cạn kiệt…Cần phải có thái độ phê phán những kẻ gây ra tình trạng này, đồng thời phải có biện pháp khắc phục thiết thực.
( Có dẫn chứng thực tế và phân tích thuyết phục) 0.5
0.5
III/ KẾT LUẬN : - Kết luận chung về vẻ đẹp đã phân tích
- Nêu ý nghĩa của hình tượng. 0.5

No comments:

Post a Comment