Hồi tôi còn học lớp một, lớp hai bậc tiểu học, có một lần thầy giáo bảo vẽ một bức tranh. Tôi không biết vẽ nên không vẽ được. Mẹ tôi bảo cha tôi hướng dẫn tôi. Cha tôi lại nói: “ngay cả cái này mà con cũng không vẽ được à?”. Ông lại cứ hỏi như thế hai ba lần. Tôi phát khóc lên, vì vẽ tranh đối với tôi là một việc rất khó khăn, mẹ tôi không biết nhiều về hội họa nên cũng hiểu được khó khăn của tôi, nhờ cha tôi chỉ bảo cho tôi.
Cha tôi không biết trình độ thực sự của tôi nên mới nóng nảy nói với tôi: “một tờ giấy vẽ mà con vẽ bậy trên đó tự con xem con cũng không biết nó phải ném vào đâu, kết quả là khiến cho người ta cho nó là đồ rác mà vứt bỏ đi. Nếu như con dụng tâm để vẽ thì một tờ giấy vẽ đáng giá hai hào có thể biến thành vô giá. Con thấy đấy nhiều bức danh họa của thế giới biến thành báu vật của quốc gia. Dù con có trả tiền nhiều bao nhiêu người ta cũng không bán. Những bức họa của thế giới cũng do người ta dụng tâm mà vẽ nên. Vẽ tranh cũng là khéo dụng tâm mà thôi”.
Ông nói xong liền vẽ vài nét cho tôi xem. Tôi thấy ông họa rất đơn giản, vài nét bút đã trở thành một bình hoa, vài nét bút là một đóa hoa. Từ sau lần nhìn thấy cha tôi vẽ tranh ấy, tôi không còn thấy vẽ tranh là một sự việc rất khó khăn nhức đầu nữa. Ông lại dạy tôi một ý nghĩa rất trọng yếu khiến tôi suốt đời thọ dụng không hết.
Ông nói: “Mỗi người là một dạng sinh mạng, giống như một tờ giấy vẽ, nếu đáng giá hai hào nhưng phải vẽ như thế nào thì mỗi người lại khác nhau rất nhiều. Sinh mạng của con được vẽ thành một bức chẳng ra gì hay thành một bức vô giá chính là do dụng tâm của con”. Do lời dạy này của cha tôi, tôi quyết định dùng tờ giấy để vẽ Đức Phật, sẽ dùng sinh mạng này để tu hành để thành Phật.
Bất luận tu thành hay không thành, tôi cũng quyết định sẽ làm vậy.
Bất luận tu thành hay không thành, tôi cũng quyết định sẽ làm vậy.
Tôi vốn có tánh nóng vội, vẽ tranh cũng nóng vội, mới vẽ một chút đã gọi là xong, vội trình bức vẽ. Một hôm cha tôi thấy tôi vẽ vội vàng như thế liền bảo tôi: “Con đã vẽ vội vàng một bức tranh, giả như trong nửa giờ, nhưng con lại không chịu khó bỏ ra nửa giờ để xem lại giá trị của nó. Giá như con có thể chịu khó treo nó lên, tự mình nhìn kĩ nó, xem chỗ nào cần sửa lại thì sửa. Nếu con chịu khó sửa trong nửa năm thì bức tranh này ít ra cũng được nhìn kĩ trong nửa năm. Con biết không? Bức họa danh tiếng nhất thế giới “Nụ cười của Mona Lisa” được vẽ rất lâu mới xong, trong đó phải nhọc tâm rất nhiều! Vẽ tranh hoàn toàn không nhất định là cứ việc vẽ suông, vẽ tranh là nhằm luyện tập lòng nhẫn nại của chúng ta nữa”. Nhiều lúc tôi quả thực cảm thấy mình vô cùng may mắn, Đức Phật A Di Đà đã an bài vị thân phụ này cho tôi. Rõ ràng đó là sự tuyển chọn người tốt nhất để giúp tôi đến Tây Phương.
Có những sự việc mà hai mươi năm trước tôi hoàn toàn không phát hiện ra mình đã có lỗi làm gì. Hai mươi năm sau, càng suy nghĩ tôi lại càng hổ thẹn, càng sám hối. Một hôm cha tôi rất cực nhọc vì phải khám bệnh nhiều bệnh nhân , bỗng nhiên ông rất bực bội nói với chúng tôi: “Tại sao ngày nào cũng không có ai nói với tôi một câu vui vẻ?”. Bấy giờ tôi tưởng rằng trong lòng cha tôi không vui nên có phần nóng giận, do đó, tôi chỉ biết im lặng không dám nói gì. Cha tôi thấy chúng tôi không phản ứng gì nên ông tự lắng dịu lại. Sau này chính tôi làm bác sĩ mới hiểu được cái mùi vị của sự việc ngày đêm cứ phải nghe người ta kêu oán khổ. Quả thực, có thể nói trên đời không có ai vui vẻ khỏe mạnh lại đi tới bác sĩ để nói với ông một lời hoan hỉ. Cha tôi đã trải qua mấy mươi năm tâm khổ để nói ra tiếng lòng mình, nhưng khi tôi hiểu được ông thì đã quá muộn. Hồi tôi còn học tiểu học, nghe thầy giảng nhị thập tứ hiếu, có ông Lão Lai tuy đã già rồi mà mỗi ngày vẫn làm trò cười cho cha mẹ vui. Tuy tôi đã nghe được câu chuyện đời xưa và ý nghĩa ấy, tôi vẫn không chịu thực hành. Hèn chi cha tôi bảo tôi là chẳng ra gì! Tự tôi, tôi không quan sát, không hiểu được sự sinh hoạt hàng ngày của cha tôi, cũng không tự mình chủ động phát tâm khiến cho ông vui vẻ. Đó là sự bất hiếu tầng thứ nhất của tôi.
Khi cha tôi đã nói ra tiếng lòng của ông , tôi nghe xong chỉ nghĩ là ông đang nóng giận chứ chưa từng cố ý để tìm hiểu sự buồn khổ khiến ông kích động, cũng chưa từng biểu lộ những gì để an ủi ông. Đây là sự bất hiếu tầng thứ hai, càng nghiêm trọng hơn. Sau đó rất lâu rồi cũng chưa từng phát hiện mình có sai quấy gì không hay biết rằng cần phải sám hối cãi lỗi. Thật là quá ngu si! Nên biết rằng người ta khi lòng không vui thì không chịu phát tâm làm cho người khác vui, đó là không từ bi. Trong lúc người khác đang đau khổ không biết làm sao để giúp đỡ họ, thậm chí một câu nói thông cảm cũng không biết nói, đó là không trí tuệ. Học Phật mà không có từ bi lại không có trí tuệ!
Quả thực là không biết học cái gì, một chút công năng cũng chẳng có! Phật là đấng vạn đức, vạn năng; tôi học mà vô năng, vô đức, thậm chí một câu nói thân thiết thích đáng để cúng dường cha tôi mà mà cũng không nói được thì tôi quả là một đứa chẳng ra gì trong đạo hiếu. Trước kia tôi nghĩ rằng đối với người nhà, người quen có lẽ không cần phải nói lời thân thiết quan hoài, vui vẻ khen ngợi, kì thực đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Giới Bồ Tát có qui định rằng: mỗi ngày ít nhất cũng nên dùng một lời kệ để tán thán công đức Tam Bảo; nếu có hôm nào không tán thán tức là phạm giới. Đây không phải là Tam Bảo rất muốn được khen thưởng mà chính là chúng ta học tập đạo Bồ Tát thì phải luôn đề tỉnh, luôn luyện tập để khéo làm cho thân khẩu ý của chúng ta ứng hợp với Phật tính. Đi giúp đỡ chúng sinh tu công đức thì đương nhiên phải luyện tập ngôn ngữ mà làm công đức, nếu không thì té ra miệng của chúng ta chỉ biết có ăn cơm và nói những lời vô bổ sao? Có người đang cần lời an ủi, chúng ta lại nói tôi không biết, tôi không có “công năng ấy” sao? Thực ra không biết thì phải luyện tập cho biết chứ ! Nếu không thì cũng như câu nói của cha tôi:
“Ngay cả một chút công năng bố thí hoan hỉ mà con cũng không có thì làm sao mà tu hành đạo Bồ Tát được?”. Sự bất hiếu trong quá khứ đã không có cách gì bù đắp được, chỉ có cách là hiện tại mong sám hối cải tiến thật lòng mà thực hành.
**
Có một vị cư sĩ nghe tới đây thì rất vui mừng nói với tôi: “Như thế thì tôi biết rồi! Thầy tôi cũng thường dậy rất sớm mà quở trách tôi, quở đông quở tây, quở rất oan uổng, tôi rất oán giận. Không biết đời trước tôi nợ ông bao nhiêu lời trách mắng? Nay tôi biết rồi, tôi xem ông như Lão Hòa thượng Quảng Khâm, sáng sớm đi xem xét, ra đề khảo hạch cho tôi, như thế thì tôi rất sung sướng. Tôi lấy đề đó mà nghiên cứu, rất vui mừng mà đến Tây Phương!”
Vị nữ cư sĩ này quả thực có giác tính, nghe xong công án của chuyện xưa, liền có thể lấy đó mà tự dụng,quay thẳng về tự tính.Người mà tôi kể chuyện (Lão Hòa thượng Quảng Khâm) không giống như người mà bà đã nghe (vị thầy của cô ta). Người có thể áp dụng khảo cổ đề một cách linh hoạt, tất nhiên có thành tích ưu tú!
Có thể chúng ta vào buổi sáng sớm đọc kinh Kim Cang -“phàm những gì có tướng thì đều là hư vọng”, “không nắm giữ tướng thì như như bất động”. Đọc kinh như thế cũng chỉ như có người mắng quở chúng ta rất dữ, lại mắng quở một số điều oan uổng. Thế rồi chúng ta liền gạt bỏ kinh Kim Cương ra một bên mà cho rằng cảnh giới này là thực, rồi bắt đầu đau lòng ấm ức, chẳng nhớ chút gì là hễ có tướng đều là hư vọng, bắt đầu theo với tướng hư vọng mà quay chuyển; không những nắm giữ tướng mà còn dao động tâm, không những dao động tâm, lại còn làm thương tổn tâm, chẳng hiểu chút gì là “như như bất động”. Cho nên đọc kinh hằng mấy chục năm, khi gặp khảo hạch mà ứng dụng đề thì đành chịu thua.
Nếu như người ta bảo, chúng ta học Phật đều là kẻ dối gạt người, không thật lòng mà học; chúng ta nghe xong liền không chịu chấp nhận; cũng như khi mới bị sát hạch, người ta không đánh mà mình đã tự thú. Quả thực chúng ta chẳng học được chút gì về việc hiển lộ những lời Đức Phật đã dạy chúng ta. Nhẫn nhục Ba la mật gì thì hãy gác một bên, nay hãy biện luận trước một chút, khóc một cái rồi hãy nói.
Có một cư sĩ rất dễ thương, nói với tôi anh đã từng ăn trái Ba la mật (tức trái mít) lần đầu tiên trong đời. Câu chuyện khiến cho tôi rất cảm khái. Anh kể: Anh đi làm việc ở trên núi, nghe người ta nói Ba la mật rất tốt, một trái một ngàn đồng, anh liền mua một trái thử xem sao. Anh lại nghe nói Ba la mật có mủ rất dính, cần phải bôi dầu. Anh không biết là phải bôi dầu vào dao, rồi dùng dao có bôi dầu mà cắt thì dao không dính mủ. Anh dùng dao cắt thẳng vào trái ba la mật, cắt tới đâu bị dính tới đó, dính cả tay, cả người rửa không sạch. Anh bèn nói: “Dính tay, dính chân tức muốn chết! Nếu không nghĩ đến đã mua quá dắt tiền thì tôi đã ném nó vô thùng rác cho khỏi mất công!”. Anh còn tưởng rằng khi ăn trái ba la mật thì nhúng dầu vào mà ăn. Kết quả là ăn phải dầu rất khó ăn.
Anh bạn cư sĩ ấy kể lại cho nghe chuyện ăn trái mít (Ba la mật) , đây quả thực là giống như quá trình tu hành của chúng ta. Ý của việc bôi dầu lên dao chính là để dầu không dính dao. Chúng ta không biết dao cần phải bôi dầu tức là không biết trí tuệ cần phải không chấp trước. Kết quả là chỗ nào cũng chấp trước, quả là “dính tay, dính chân, tức muốn chết”. Ba la mật gì cũng bị bỏ đi! Thứ dầu không dính dao này là cái trí tuệ dạy chúng ta không chấp trước. Cái mà mỗi con dao đều cần hoàn toàn không phải là để cho người ta nhúng dầu vào mà ăn. Trí tuệ ở trong kinh Phật là thứ mà hàng ngày mọi nơi đều cần dùng,hoàn toàn không phải là thứ trang sức bên ngoài.
“Quí vị hãy xem! Đây là người cố làm mặt bên ngoài giỏi nhất!”.
Khảo đề mà lão Hòa Thượng đưa ra thì thiên biến vạn hóa. Ân sư của tôi kể cho tôi nghe rằng, hồi đó chùa Thừa thiên được xây trong núi sâu, việc xây cất rất khó khăn. Mọi người đều phải tự gánh đất, khiêng gạch thậm chí làm việc đến to àn thân phải ngâm trong bùn.
Khảo đề mà lão Hòa Thượng đưa ra thì thiên biến vạn hóa. Ân sư của tôi kể cho tôi nghe rằng, hồi đó chùa Thừa thiên được xây trong núi sâu, việc xây cất rất khó khăn. Mọi người đều phải tự gánh đất, khiêng gạch thậm chí làm việc đến to àn thân phải ngâm trong bùn.
Lão Hòa Thượng khuyến khích mọi người nên một mặt thì làm việc, một mặt thì niệm Phật, huấn luyện công phu niệm Phật trong sự xao động. Một hôm có nhiều vị pháp sư, Đại Đức đến bái kiến Lão Hòa Thượng. Lão Hòa Thượng sai người đến chỗ làm việc gọi ân sư về để phiên dịch. Khi ân sư tôi vừa mới bước đến phương trượng, Lão Hòa Thượng liền nói với các Pháp sư đang ngồi đó: “Quí vị hãy xem! Trong toàn thể chùa Thừa Thiên chúng tôi, đây là người cố làm mặt bên ngoài giỏi nhất! Quí vị xem kìa, cô ta làm cho toàn thân đều dính bùn, chính là nhằm để người ta nói rằng, cô ta làm việc rất khổ nhọc!”. Mọi người nghe Lão Hòa Thượng nói như thế, hẳn không có ai là không tin. Các vị Pháp sư đang ngồi đây có người nghe xong liền nói với ân sư tôi: “Hả? Lão Hòa Thượng bảo rằng cô cố làm mặt bên ngoài, như thế là không tốt đâu!”. Ân sư tôi nghe xong liền quì xuống hướng về phía mọi người mà nói: “ Đúng thế, đệ tử cố làm mặt bên ngoài, đệ tử xin sám hối, cải lỗi”. Bấy giờ tôi nghe ân sư nói thế thì nước mắt tôi tuôn trào, trong lòng rất cảm động.
Tôi tự phản tỉnh: Nếu lão Hòa Thượng nói tôi như thế, lại nói với mấy vị Pháp sư như thế, tôi nghe xong thì nhất định cho đó là thật, lại cảm thấy rất khó chịu . nhưng ân sư tôi lại có giác tính, lúc nào cũng hiểu rõ, đấy là một cuộc khảo hạch, giống như đang thi với loại đề đúng sai, bà rất bình tĩnh, nếu rõ những gì cần phải đáp, rồi giao trình bài giải đáp của bà.
Chúng ta không biết đây là người đang khảo hạch,nên cứ theo khi tình thông tục của mình mà giao nộp một bài giải đáp tệ hại. Như thế này thì tại nơi tuyển Phật chúng ta chuẩn bị được mấy phần chứ?
No comments:
Post a Comment