http://songthan.free.fr/archiver/07latlaihoso003.html
nhớ hồi còn bé lắm, trong trường tôi có chiếu cho học sinh coi cuốn phim "chứng tôi muốn sống." trí óc thơ đại của tôi bị sốc nặng nề khi thấy hai người bị chôn sống một người thanh niên muốn trốn thoát nhưng cuối cùng bị bắt lại và bị đánh đến xước cả đa thịt hình như còn bỏ xát muối nữa thì phải. tôi còn nhỏ quá để ý thức sự việc này ở đâu, nói về cái gì thậm chí không phân biệt được các nhân vật trong ấy là ai chỉ nhớ khưôn mặt lạnh lùng dễ sợ mà người ta bảo là Việt cổng. Bây giờ lớn rồi tôi nghĩ lại và thấy bộ phim có thể đã nói sự thật nhưng quá thô thiển không chấp nhận được vì phim ảnh và văn chương là phải có tính nhân bản....
**
shared https://vi.wikipedia.org/wiki
Chúng tôi muốn sống Krus na Kawayan[1] | |
---|---|
Poster phim
| |
Thông tin phim | |
Đạo diễn | Vĩnh Noãn, Manuel Conde |
Sản xuất | Bùi Diễm |
Tác giả | Vĩnh Noãn |
Diễn viên | Lê Quỳnh, Mai Trâm, Manuel Conde[2], Aida Carino[3] |
Âm nhạc | Phạm Duy, Restie Umali |
Quay phim | Emanuel Rojạs |
Công chiếu | 1956 |
Độ dài | ? phút |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt, Tiếng Tagalog |
Phim "Chúng Tôi Muốn Sống" là phim của đạo diễn Vĩnh Noãn và Manuel Conde, không phải phim thời sự hay tài liệu của chính quyền miền Nam, do Giám đốc Sản Xuất là Bùi Ngọc Giao thực hiện với Xảo Thuật của nghệ sĩ Totoy Torrente, và sự cộng tác của hệ thống quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Phim được trình chiếu miễn phí ở miền Nam cho công chúng vào khoảng năm 1956.
Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]
Cuốn phim "Chúng Tôi Muốn Sống" trình bày cuộc đời của đại đội trưởng Vinh trong quân đội Việt Minh như biết bao thanh niên trí thức đã bị Đảng Cộng sản Việt Nam lợi dụng lòng yêu nước. Anh là một chiến sĩ quốc gia, hăng say chiến đấu cho nền độc lập của Việt Nam trong cuộc Kháng Chiến chống Thực dân Pháp. Anh trở thành nạn nhân của chế độ Cộng sản bạo tàn khi "cách mạng thành công" - Bố, mẹ của Vinh, cùng với biết bao nạn nhân vô tội khác đã bị chôn sống, xử tử man rợ trong các cuộc-gọi là "Đấu Tố-Cải Cách Ruộng Đất" tại Bắc Việt, vào giữa thập niên 1950 (dưới sự chỉ đạo, "cố vấn" của quan thầy Cộng sản Trung quốc)[6].
Nét diễn duyên dáng và đầy cá tính của Lê Quỳnh được nhà sản xuất phim là ông Bùi Diễm đã kể lại như sau:[7]
“ | Khi bắt đầu làm bộ phim Chúng Tôi Muốn Sống thì chúng tôi cũng muốn chọn một người diễn viên mà có thể nói rằng không những đẹp trai, nhưng mà lại còn có khả năng để đóng phim được thì trong thời gian lựa chọn ấy chúng tôi thấy Lê Quỳnh là người rất là xứng đáng đóng vai chính, thành ra chúng tôi ở trong hãng phim Tân Việt, tức hãng phim sản xuất ra bộ phim Chúng Tôi Muốn Sống có nhờ đạo diễn Vĩnh Noãn và một người đạo diễn Philippines tên là Manuel Conde, hai người hợp tác với nhau, cho nên chúng tôi sản xuất được bộ phim Chúng Tôi Muốn Sống. | ” |
Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi muốn sống
- Lê Quỳnh[7]... Vinh
- Mai Trâm[8]... Lan
- Nguyễn Long Cương... Công tố ủy viên
- Nguyễn Đức Tạo... Đội trưởng đoàn đấu tố Cộng sản
- Lê Giạng... Ủy viên chính trị
- Trần văn Nhơn... Công an
Krus na Kawayan
- Manuel Conde... Vinh
- Aida Carino... Lan
Âm thanh[sửa | sửa mã nguồn]
- Âm thanh: Flaviano Vilareạl
Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]
Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]
Cuốn phim đó đã được giải thưởng Chính trị của đại hội Điện Ảnh Đông Nam Á tại Seoul Đại Hàn năm 1967, và lại là cuốn phim được chọn để trình chiếu trong đại hội Chống Cộng Thế giới ở Dallas Texas cho các phái đoàn của một trăm nước đến xem vào ngày 12-11-1985, dưới sự chủ tọa của trung tướng chủ tịch John K. Singlaụb. Sau đó, phim ấy còn được chiếu tại Tòa Bạch Ốc thời tổng thống Reagan, cho các nhóm sinh viên học ngành chính trị, do ông Rudy Beserra, giám đốc phòng Liên Lạc Dân Sự tổ chức[4].
CINEMALAYA 2008 Philippine Independent Cinema Festival[9]
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ PELIKULA, ATBP.: KRUS NA KAWAYAN (1956)
- ^ Manuel Conde: Facts, Discussion Forum, and Encyclopedia Article
- ^ Aida Cariño - Wikifilipino
- ^ a ă â Vĩnh Noãn 31/3/2008
- ^ Pelikula, Atbp.: Manuel Conde
- ^ (Video) CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT: TỘI ÁC NGÀN ĐỜI CỦA ĐCS VIỆT NAM VỚI DÂN TỘC VIỆT NAM
- ^ a ă Diễn viên Lê Quỳnh Akino trên yxine, cập nhật 21:02 ngày 25/02/2008
- ^ VLINK Video
- ^ CINEMALAYA 2008 Philippine Independent Cinema Festival | CCP « transience
https://vi.wikipedia.org/wiki
**
shared http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/InterviewExActressMaiTram_HKPhong-20060521.html
Nhà văn Hoàng Khởi Phong
Cuối chương trình là tạp chí Văn Học Nghệ Thụât do nhà văn Hoàng Khởi Phong thực hiện, kỳ này nói về cuốn phim ‘Chúng tôi muốn sống’ và phỏng vấn bà Mai Trâm, phu nhân của đạo diễn Vĩnh Noãn và cũng là tài tử chính trong phim.
Mùa hè năm 1956, là một học sinh miền Bắc di cư vào Nam, tôi háo hức theo cha tôi bước vào rạp xi nê Vĩnh Lợi, để xem phim "Chúng Tôi Muốn Sống", một cuốn phim do đạo diễn Vĩnh Noãn thực hiện với bối cảnh là cuộc chiến giữa Việt Minh và người Pháp, tại Bắc phần vào năm 1952, mà trong đó hình ảnh của tòa án nhân dân trong chiến dịch "cải cách ruộng đất", của CSVN với phương châm "trí, phú, địa, hào đào tận gốc, trốc tận rễ" là những đoạn phim ám ảnh đa số khán gia miền Nam, nhất là những người Bắc di cư đã từng nếm qua các cảnh man rợ của những cuộc đấu tố địa chủ, cường hào, ác bá trong vùng châu thổ sông Hồng.
Gần năm chục năm sau, năm 2004 cuốn phim Chúng Tôi Muốn Sống từ dạng phim 35 ly đã được đạo diễn Vĩnh Noãn chuyển thành hàng ngàn ấn bản DVD, được phát hành rộng rãi cùng một lúc với cuốn sách, trong cộng đồng VN hải ngoại. Chỉ vài tháng sau khi hoàn tất cuốn sách cùng ấn bản DVD của cuốn phim này, đạo diễn Vĩnh Noãn đã qua đời ở Quận Cam hưởng thọ 76 tuổi.
Để đóng góp vào loạt bài có chủ đề "Cải Cách Ruộng Đất" do đài RFA thực hiện, và được sự đồng ý của nữ tài tử Mai Trâm, vai nữ chính trong cuốn phim này, dưới đây là nguyên văn cuộc mạn đàm với tài tử Mai Trâm về cuốn phim này:
(Xin theo dõi trong phần để nghe cuộc phỏng vấn này)
Năm 2006, tôi coi lại ấn bản DVD của phim Chúng Tôi Muốn Sống tại nhà riêng ở Quận Cam. Giờ đây tôi không còn là một cậu học sinh di cư của miền Nam, mà là một người dân tị nạn sinh sống ở Hoa Kỳ. Trước khi mở máy coi lại phim Chúng Tôi Vẫn Sống, những ấn tượng của lần coi phim này lần đầu tại rạp Đại Nam nửa thế kỷ trước vẫn còn vương vấn ở trong đầu.
Tôi nhớ lại năm chục năm trước, cuốn phim đã tác động rất mạnh đến cha tôi. Ông không ngớt lời ca tụng cuốn phim với những người quen biết, ông hệt như là người quảng cáo không công cho cuốn phim này, vì gia đình tôi nếu không may mắn kẹt lại ngoài Bắc, thì có thể cha tôi cũng sẽ chịu chung cảnh đấu tố như địa chủ Long trước tòa án nhân dân trong phim.
Anh tôi thì có thể không được đối xử như Đại Đội Trưởng Vinh trong phim, vì nhân vật Vinh tuy là người có khuynh hướng quốc gia, nhưng chiến đấu chống Pháp trong hàng ngũ Việt Minh, trong khi đó ở ngoài đời anh tôi bị động viên, và trở thành một sĩ quan của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, một quân đội vừa mới được thành hình trong vài năm, và bị Cộng Sản liệt vào tội phản quốc, tay sai thực dân Pháp .
Trong bối cảnh lịch sử của những năm đầu đất nước bị qua phân, nhìn chung phim Chúng Tôi Muốn Sống không phải là một cuốn phim được thực hiện vì nhu cầu nghệ thuật, mà có thể cuốn phim này được thực hiện vì nhu cầu chính trị của miền Nam.
Bạn nghĩ gì về cuộc Cải cách Ruộng đất do đảng CSVN tiến hành, và những hậu quả của nó? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn. email: vietweb@rfa.org
Chính vì vậy mà thành phần diễn viên chính gồm Lê Quỳnh, Mai Trâm và Thu Trang là những người chưa bao giờ diễn xuất dưới ống kính điện ảnh. Ngay cả đạo diễn Vĩnh Noãn, linh hồn của cuốn phim này tuy có được đào tạo để hoạt động trong ngành điện ảnh, song ông là một kỹ sư, một chuyên viên về âm thanh chứ không phải là đạo diễn trước đó có tay nghề.
Nửa thế kỷ trước, Chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất do người Cộng Sản thực hiện ở miền Bắc Việt Nam là một tội ác, bởi vì nói cho cùng ở Trung Hoa có thể có một giai cấp được gọi là địa chủ liên kết với nhau trên một địa bàn rộng, song ở Việt Nam những người có một chút đất đai ở mỗi làng là những cá nhân đơn lẻ của từng địa phuong, những người có một chút đất này chưa bao giờ cấu kết với nhau thành một giai cấp.
Do đó phim Chúng Tôi Muốn Sống nên được coi là một thông điệp chính trị, hơn là một sản phẩm nghệ thuật. Nếu nghĩ như vậy thì Chúng Tôi Muốn Sống quả đã thực hiện tốt được mục đích của nó: Nói lên những gì đã xẩy ra ở châu thổ sông Hồng nửa thế trước.
Xin thành thực cám ơn thính giả và xin hẹn gặp thính giả trong kỳ phát thanh tới.
© 2006 Radio Free Asia
Những bài liên quan
- Thành quả của cuộc cách mạng “long trời lở đất” (bài 10)
- Diễn tiến của việc công khai nhận sai lầm và tiến hành sửa sai (Bài 9)
- Câu chuyện của ông Nguyễn Văn Thủ và nhà thơ Hữu Loan (bài 8)
- Diễn biến cụ thể một vụ xử án địa chủ: Lời kể của một nạn nhân (bài 7)
- Diễn biến cụ thể một vụ xử án địa chủ: Lời kể của một nhân chứng (Bài 6)
- Diễn biến cụ thể một đợt Cải cách ruộng đất (Bài 5)
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 18-5-2006)
- Cuộc cải cách ruộng đất 50 năm trước đây tại miền Bắc VN (bài 4)
- Giai đoạn cuối của cuộc cải cách ruộng đất
- Các giai đoạn của cuộc cải cách ruộng đất
- Cuộc cải cách ruộng đất 50 năm trước đây tại miền bắc (Bài 1)
- Nhà thơ Tô Thuỳ Yên
- Ảnh hưởng của kỹ thuật hiện đại ở Ðông Khê, Cao Bằng
- Nhà văn Dương Thu Hương: “Mâu thuẫn làm cuộc sống phát triển”
- Cuộc trò chuyện với nhà văn Dương Thu Hương tại thư viện New York
- 31 năm sau, hồi ức của một trong những Việt đầu tiên đặt chân đến quận Cam
- Nhà văn Dương Thu Hương tham dự Festival Văn Chương Quốc tế tại New York
- Cánh Đồng Bất Tận, một hiện tượng văn học đang gây nhiều tranh luận tại VN
- Giáo sư Phạm Cao Dương nói về tình hình giảng dạy tiếng Việt ở hải ngoại
- Cuộc thi nhiếp ảnh Tôn Vinh Vẻ Đẹp Người Phụ Nữ Việt Nam
No comments:
Post a Comment