Friday, April 8, 2016

monchaythanhtinh

shared http://monchaythanhtinh.blogspot.com.au/2014/01/lam-sao-thuyet-phuc-uoc-nguoi-nha-chay.html

Saturday, June 2, 2012


Cách pha nước tương

Mỗi lọai nước tương sẽ pha theo cân lượng khác nhau do độ mặn khác nhau, P dùng hiệu Golden Mountain (nước tương Thái) như trong hình thì P thường pha theo cân lượng như sau: (hay các bạn cứ tự pha theo khẩu vị của mình nhe, đây chỉ là cân lượng căn bản theo khẩu vị của riêng P, mỗi người sẽ có khẩu vị khác nhau )
1.Nguyên liệu:
  • 1/2 cup nước tương như trong hình
  • 1 cup nước suối hay nước sôi để nguội
  • 1/2 cup đường (= 8 muỗng trắng bằng mủ như trong hình)
  • 1/2 cup nước cốt chanh hay ít hơn tùy khẩu vị
  • Ớt ít nhiều tùy khẩu vị
2.Thực hiện:
Lấy một cái tô, cho tất cả các nguyên liệu trên vào hòa cho tan đều, thêm ớt tùy thích. Vậy là xong
Dùng nước tương này để ăn với gỏi cuốn, bánh đúc, bánh cuốn, bánh xèo, bột chiên v.v…nhưng nếu ăn với bún chả giò thì giảm nước xuống còn 2/3-3/4 cup tùy khẩu vị của mỗi người hen
G.Phượng

Monday, June 25, 2012


Bột denti

P chưa có làm Bột Denti lần nào, P đánh lại bài giảng để cho những bạn theo Thực Dưỡng muốn làm bột Denti được rõ cách làm
Bột Denti có 2 loại: một loại được làm từ cà dái dê (cà tím loại dài) dùng để đánh răng và một loại được làm từ cuống cà để trị bệnh
1.Loại được làm từ cà:
Cà chẻ làm 4 phơi 1 ngày cho héo, bỏ lớp muối, lớp cà sau 3 năm đem đun, bỏ trong nồi đất đun, đẩy nắp lại, nung bằng trấu trên 24h để đến khi nguội hoàn toàn rồi mới dỡ nắp, không được dỡ trong quá trình nung, nếu không sẽ bị chuyển sang màu đen thui, được dùng để chà răng thay cho kem đánh răng trong dưỡng sinh
2.Loại được làm từ cuống cà:
Cuống cà rửa sạch, phơi 1 ngày, rồi để 1 lớp muối, 1 lớp cuống cứ như vậy cho đến đầy hủ, rồi dán kín lại ủ 3 năm.
Tác dụng: 
Trị bệnh răng, sỉ mũ răng, sỉ máu răng, chảy máu chân răng, tất cả các chứng bệnh về răng, thậm chí cả ung thư răng.
Trị các bệnh viêm nhiễm trong cơ thể: viêm loét trong đường ruột bao tử, ai đau bao tử quằn quại uống vô là hết
Trị tất cả những ghẻ lỡ bên ngoài.
Cà rất là âm, nếu 1 người bị bệnh phổi mà ăn cà liên tục 3 ngày cà kho, cà sống là bị ói ra máu mà chết.
Cà dầm trong tương Miso (loại dưỡng sinh) để 3 năm trị bệnh lao phổi.
Trích từ: Băng giảng Thực Dưỡng-Thầy Tuệ Hải
***
Khuyên ai ăn chay thì dễ chứ khuyên người nhà: cha mẹ, anh chị em, vợ-chồng, con cái là một chuyện cực kỳ khó khăn. Đối với người nhà khi thấy khuyên nhẹ mà họ không tin, mà còn phỉ báng thì đừng bao giờ nhắc đến hai chữ ăn chay hay Phật Pháp trước mặt họ nữa. Mình âm thầm hành động thôi (nhớ niệm ngài Quán Thế Âm Bồ Tát, cầu nguyện Ngài gia hộ cho ý nguyện của con được thành tựu), học nấu chay cho ngon, không cần trang trí cầu kỳ đâu mà chỉ cần món ăn trông đẹp mắt, hấp dẫn, nhìn vào là muốn ăn rồi, không phải nấu cho họ ăn mà là nấu cho mình ăn, cứ dọn ra bàn cùng với những thức ăn mặn, đừng bắt họ ăn mà nhẹ nhàng mời họ thử và chấm điểm xem hôm nay em/anh/con nấu món này nêm như vậy có được hong, nếu chưa ngon thì nhờ mẹ/em chỉ dùm, khi họ thử mà thấy ngon là họ ăn lia lịa thôi hà, cứ xung phong nấu ăn, thay đổi món liên tục, khi thấy họ ăn rồi thì dần dần mình nấu đồ chay nhiều hơn đồ mặn, và nếu khéo nữa thì dụ họ nghe Pháp, nghe nhiều Pháp thì trí huệ sẽ khai mở, lúc đó họ dễ dàng chuyển tâm hơn. Điều quan trọng là mình phải biết tùy cơ ứng biến và hiểu được yếu điểm của họ là gì thì dễ khuyên hơn :)
Hồi xưa P ăn chay nhưng vẫn phải nấu đồ mặn cho OX ăn, P cũng vui vẻ nấu, làm sẵn hết mọi thứ, OX chỉ việc nêm nếm, OX hay nói chỉ có hai vợ chồng mà mỗi người ăn mỗi kiểu nó buồn, P cũng nói chút về nhân quả, sau đó P nghe được một đoạn Pháp giảng về mình ăn chay nhưng nấu mặn cho người khác ăn cũng tội như thường, P cố tình đợi lúc OX rảnh bật ngay cái đoạn đó để mình nghe thôi chứ hong kêu OX nghe, Thầy giảng rất rõ về tình trạng này mà đa số phụ nữ gặp phải. Sau đó OX bảo P đừng nấu mặn nữa để anh nấu cho. P mới nói đùa sao anh hong ăn chay cho vui? Sau đó P bật nhiều đọan Pháp trúng ngay bệnh của OX nên dần dần OX tự ăn chay kỳ rồi chay đến bây giờ luôn :) Nếu mình không có Đạo lực thì nói sẽ không ai nghe đâu mà phải nhờ đến Pháp nhờ đến Thầy.
Khuyên còn tùy từng trường hợp, từng hoàn cảnh và từng con người nữa. Nói tóm lại, khi người ta thương mình hay thích mình thì mình dễ khuyên hơn, chứ bạn đừng có khuyên người ghét mình là phải xách dép bỏ chạy đó :)
G.Phượng

shared http://nguoiphattu.com/thu-vien/tho-truyen-sach/10066--nghia-dia-nao-lon-nhat-the-gian-.html

'Nghĩa địa' nào lớn nhất thế gian ?


nguoiphattu.com - Cũng có nhiều người ban đêm không dám một mình đến mồ mả bảo là sợ quỉ lộng, không biết rằng bụng mình cũng đã từng là mồ mả, nhà quỉ, lại còn tùy tiện chôn cất mà không xem phong thủy.
Khi tôi thực tập tại khoa ngoại, mỗi ngày tôi đều phải sử dụng dao mổ mấy lần. Mỗi lần giải phẫu, tôi đều phải cắt bỏ một số bộ phận hoặc một số phần của chúng trong cơ thể bệnh nhân, như cắt bỏ một phần dạ dày, cắt đi một khúc ruột, hoặc cắt bỏ túi mật,
ngia-dia-nao-lon-nhat-.jpg
hoặc lấy tử cung đi, thậm chí cưa một chân, thậm chí dùng cưa điện mà cưa xương đầu gối … Y viện sẽ đem một số phần cắt nhỏ để gửi đi kiểm tra, các phần còn lại thì không dùng làm gì, giao cho người chuyên môn xử lý.
Một hôm, tôi về nhà bằng cổng sau của y viện thì gặp người chuyên môn xử lý ấy, anh ta mang một túi ni lông lớn, bên trong đựng các thứ được cắt ra từ thân thể người ta, như bao tử, ruột, mật … anh mang các thứ ấy mà ra cổng sau của y viện.
Bên ngoài cổng sau của y viện chúng tôi có một quày bán thịt heo, anh giơ cái bao ấy lên mà đi ngang qua trước quầy thịt, tôi thấy bỗng rợn người! Vì thật giống quá! Giả sử có người giở trò đùa đem dạ dày, ruột hoặc thận bị cắt của mình mà để vào quầy thịt heo kia, lẫn lộn với bao tử, ruột và các thứ nội tạng heo, thì có thể các người cũng nhận không ra, đó là chưa kể mua về mà khen ăn rất ngon!
Khi học năm thứ hai ở Đại học Y, chúng tôi phải nghiên cứu môn “Nhân thể giải phẫu học”, rất nhiều bạn đồng học tự nhiên không dám ăn thịt, vì sao? Thịt động vật và thịt người giống nhau quá! Khi chúng tôi giải phẫu tử thi, rồi sau đó đến quán ăn, trông thấy thịt, cho dù ai đó lúc bình thường vẫn thích ăn thịt thì đều không muốn ăn, cảm thấy thịt ở đây có bề ngoài và mùi vị y hệt với thịt của tử thi trên bàn giải phẫu.
Nếu chúng ta bị cắt thịt thì chúng ta sẽ đến rợn người, nhưng khi ăn thịt bị cắt của động vật thì chúng ta lại bảo: “Thơm thật! Ngon thật! Không ăn không được, không đủ dinh dưỡng.”
Điều này khiến tôi nghĩ đến bài thơ:
Chớ có xem thường mạng chúng sanh
Cũng là xương cốt thịt da thành
Đem chính thân mình mà tự hỏi
Ai chịu đem dao cắt thịt mình.

Chúng ta không nên cho rằng sinh mạng của chúng sinh là nhỏ nhặt không đáng nói đến, không đáng tôn trọng. Da thịt xương cốt của chúng sanh đều giống của chúng ta, biết đau đớn, chúng ta hãy đặt và địa vị mình mà tự hỏi: Có ai dám cầm dao tự cắt thịt của mình cho người ta ăn không?
Có lúc người ta thật kỳ quặc, giả như biết được ai đó bị bệnh thì cho dù là người thân cũng không dám dùng chén đũa của người bệnh, thậm chí còn sợ ăn đồ thừa, sợ ăn nhầm một chút nước miếng của người ấy. Lại nữa, khi ăn chung với người ta thì thường quan trọng hóa quá đáng “đũa anh muỗng tôi”, mọi người cho rằng như thế là “đúng pháp vệ sinh”. Nếu người thân bị ung nhọt, phần lớn người ta đều không dám kê miệng hút lấy máu mủ của người ấy.
Thế nhưng người ta lại bỏ vào mồm và nhai nuốt từng khối thi thể động vật mà người ta không biết chúng có mắc bệnh hay không, lại còn bỏ vào mồm nuốt nước thịt, nước máu (so với nước miếng thì nghiêm trọng hơn nhiều), rồi bảo ngon quá mà hoàn toàn không đắn đo. Thế phải chăng là phù hợp với “quan niệm vệ sinh” của mình đối với người? Có lẽ động vật sạch sẽ khỏe mạnh hơn người chăng!
Nhiều người ban đêm không dám đến phòng giải phẫu tử thi, cũng không dám một mình đến kho đông lạnh Tang Nghi Quán, bảo là sợ tử thi, mà không biết là trong tủ lạnh của nhà mình nhiều tử thi hơn, lại có cả đầu bị cắt, chân bị cắt.
Cũng có nhiều người ban đêm không dám một mình đến mồ mả bảo là sợ quỉ lộng, không biết rằng bụng mình cũng đã từng là mồ mả, nhà quỉ, lại còn tùy tiện chôn cất mà không xem phong thủy.
Trước đây có thầy Lâm Thế Mẫn là người rất vui vẻ, ông bảo chúng tôi: “Giả như các vị muốn khuyên người ta ăn chay, thì dứt khoát chớ nói: “Hộp cá anh ăn là quan tài của cá”, cũng chớ nói “Miếng dồi anh ăn, vốn là ruột chứa phân heo” (chắc hẳn nếu dùng “ống phân” mà chế biến thành thức ăn ngon thì anh sẽ không ăn thức ăn ấy) để khỏi khiến người ta phản cảm … các đồng học cười vang nhà, cũng là trong tiếng cười mà giác tỉnh vậy …
Bác sĩ Quách Huệ Trân

No comments:

Post a Comment