Monday, March 16, 2015

Chợ Lớn - Sài Gòn.

ạo Chợ Lớn: Người Hoa hơn gì người Kinh

Trong khuôn khổ bài viết này, người Hoa được hiểu là người quốc tịch Việt gốc Hoa ở Chợ Lớn – Sài Gòn. Không phải người Hoa đang ở Trung Quốc, quốc tịch Trung Quốc hiện tại.
Dạo Chợ Lớn
(nguồn: Báo Tuổi Trẻ)

1. Triết lý bang hội

Người Hoa nổi tiếng đoàn kết trên thế giới. Đặc điểm của những khu có người Hoa sinh sống chính là văn hóa phường xã, bang hội(*). Gần như ở đâu, người Hoa cũng sống tụ tập lại với nhau, chịu sự quản lý của trưởng thôn/bang trưởng (thường cũng là người gốc Hoa). Họ có truyền thống giúp đỡ người đồng hương. Tại Chợ Lớn, bất kỳ ai di cư từ Trung Quốc sang đều được hỗ trợ chỗ ở, việc làm. Tới tuổi thì anh em giúp mai mối, dựng vợ gả chồng, mọi mâu thuẫn đều được giải quyết nội bộ. Ngay cả với người mất, nếu không có tiền, bang cũng sẽ gom góp lo chuyện hậu sự.
Dạo Chợ Lớn
Dạo Chợ Lớn
Người Hoa sống theo từng bang hội, hẻm xóm, có người đứng đầu
Như khi đi tìm hiểu những câu chuyện về người Hoa ở Chợ Lớn, người viết đã được chứng kiến sự dễ tính bất thường của một chú giữ xe khi gặp đồng hương. Cách vài phút, chú còn căng thẳng buộc cô bạn tôi để xe lại vì làm mất phiếu, dù có cả giấy tờ đầy đủ vẫn không được “tha”. Ngay sau khi nghe cô ấy gọi điện cho gia đình và nói bằng tiếng Tiều, người giữ xe ngay lập tức xuống giọng và cho lấy xe về. Ra là người Hoa với nhau cả! Vì vậy, khi đưa tôi đi vào các hẻm hóc của Chợ Lớn, bạn tôi đi như… hẻm nhà. Không sợ ai, cũng chẳng ngại gì. Tôi có cảm giác, biết tiếng Hoa ở Chợ Lớn là thứ vũ khí gì ghê gớm lắm, cứ cùng thứ tiếng là anh em!
Dạo Chợ Lớn
Với họ, cùng thứ tiếng nghĩa là anh em
(*) bang hội: ở đây là bang hội phục vụ kinh tế, có nhiều ở thời xưa, trước 1975.

2. Đi tới đâu lập chợ tới đó

Dạo Chợ Lớn
(Ảnh: Phạm Lê Hương Sơn)
Đi đâu người ta cũng thấy Chinatown. Chinatown nào cũng lớn mạnh và giàu có. Người ta nói, người Hoa giỏi kinh doanh, nên đi đâu cũng làm ăn được. Tôi không đi nước ngoài nhiều nên không rõ. Duy, cứ nhìn vào việc người Hoa chạy xuống miền Nam, lập chợ đầu tiên – chứ không phải bệnh xá, trường học – thì đủ biết họ mạnh điều gì. Cho đến nay, Chợ Lớn vẫn là khu chợ có quy mô kinh doanh lớn nhất miền Nam, quy tụ những chợ lớn nhất Sài Gòn: Kim Biên, Bình Tân, An Đông, Tân Thành…
Dạo Chợ LớnDạo Chợ Lớn
Dạo Chợ Lớn
Ở đâu có người Hoa, ở đó có chợ và chợ rất phát triển – ảnh: Phạm Lê Hương Sơn
Người Hoa có làm ăn theo nghề gia đình, cha truyền con nối, ít thuê người ngoài, không bỏ nghề bao giờ. Vì thế, khắp Chợ Lớn, chúng ta toàn gặp những con đường suốt mấy chục năm chỉ bán đúng một mặt hàng, không đổi ngành và cũng không ai ăn cắp nổi.
Dạo Chợ Lớn
Dạo Chợ Lớn

Họ kinh doanh một mặt hàng từ đời này sang đời khác
Tôi có hỏi một người bạn, người Hoa có khu ổ chuột không? Nó ngớ ra rồi lẩm bẩm, nhỏ giờ chưa từng biết những chỗ như vậy. Người Hoa dù có ở nhà cửa lớn bé thế nào, vẫn không phải là người nghèo. Cũng hợp ký thôi, vì vốn người Hoa khó khăn đều có đồng hương đỡ đầu, ít ai lâm vào tình cảnh thiếu thốn quá mức.Nếu để ý, người ta cũng có thể thấy, các “ông trùm” công ty kinh doanh ở miền Nam hầu hết là người gốc Hoa: Thái Tuấn, Sacombank, Kinh Đô, Đồng Khánh, Bút bi Thiên Long…
Dạo Chợ Lớn
(nguồn: Internet)

3. Tới chợ Lớn, đi ăn trước!

Cũng giống như hầu hết Chinatown trên thế giới, Chợ Lớn luôn hấp dẫn người địa phương và khách du lịch với các con phố ẩm thực đặc sắc. Thức ăn là một trong những điều mà người Hoa tự hào nhất. Dù đã sống ở Sài Gòn rất lâu, lâu đến mức người ta cứ phải tranh cãi với nhau về việc người Hoa hay người Kinh là ông tổ của Sài Gòn, nhưng người ở khu Chợ Lớn vẫn giữ được rất nhiều món ăn thuần Trung. Đành rằng để phát triển kinh doanh, họ buộc phải thay đổi khẩu vị, phục vụ người Việt. Nhưng đâu đó giữa các hẻm Chợ Lớn, người Hoa vẫn nằm lòng các địa điểm ăn uống “nguyên bản”.
Dạo Chợ Lớn
(nguồn: Internet)
Dạo Chợ Lớn
Dạo Chợ Lớn
Một số quán ăn nổi tiếng của khu Chợ Lớn
Ở các gia đình người Hoa hoặc có mẹ/vợ là người Hoa, dễ bắt gặp những bữa ăn thịnh soạn trong bất kỳ buổi nào. Sự phát triển của ẩm thực Hoa cũng đã ảnh hưởng sâu sắc đến thói quen ăn uống của người Sài Gòn. Các món rất quen như: há cảo, hoành thánh, sủi cảo, phá lấu, bò pía… đều được xem như những đặc sản của Sài Gòn.
Dạo Chợ Lớn
Dạo Chợ Lớn
Những món ăn thường ngày của người Sài Gòn hầu hết có gốc Hoa
Dạo Chợ Lớn
(nguồn: Internet)

4. Triết lý: tiểu phú do cần

Kinh doanh giỏi, giàu có nhưng hầu hết người Hoa lại sống rất tiết kiệm. Một trong những triết lý của họ là cần–kiệm. Ở khu có người Hoa sinh sống, hầu như rất khó để kiếm được một kẻ “ăn mày”. Bởi họ không có thói quen cho tiền như nhiều người dân khác ở Sài Gòn. Ngược lại, người Hoa lại luôn sẵn sàng hỗ trợ việc làm, giúp người khác tự mưu sinh. Đối với họ, giúp là phải giúp cho giàu, không phải chỉ để có ăn cho qua ngày đoạn tháng.Thành ra người Hoa ở Chợ Lớn đa phần đều cần mẫn làm việc, không nhờ vả và cũng ít phung phí.
Dạo Chợ Lớn
Người Hoa sẵn sàng hỗ trợ nhau mưu sinh
Họ chỉ thực sự “vung tiền” làm từ thiện trong các buổi bán đấu giá vật phẩm có tổ chức quy mô trong các lễ Tết. Số tiền được “vung” ra luôn nhiều hơn 10 con số, tất cả đều có mục đích vì tôn giáo, hỗ trợ đồng hương.
cl19
Dạo Chợ Lớn
Họ chỉ làm từ thiện với số tiền lớn trong các công trình tôn giáo
Người Hoa hầu hết có tầm nhìn trong buôn bán. Họ đặt chữ tín hàng đầu nên thường giữ được mối làm ăn lâu dài với thương lái trong và ngoài nước. Chính vì thế mà dù chỉ chiếm 7% dân số Sài Gòn như tỉ trọng doanh nghiệp của người Hoa lại chiếm 30% ở thành phố đầu tàu đất nước.
Dạo Chợ Lớn
Một ngôi nhà cổ xưa của người Hoa ở Sài Gòn

5. Bằng cấp là thứ yếu

Dạo Chợ Lớn
(nguồn Internet)
Ngược lại với sự phát triển của kinh doanh, buôn bán, người Hoa tỏ ra ít coi trọng bằng cấp. Với họ, quan trọng hơn cả là sự cần mẫn và năng suất lao động. Chỉ cần làm việc hoặc quen biết ai đó làm việc dưới một người sếp gốc Hoa, bạn sẽ dễ dàng nhận ra anh ta coi trọng khả năng đến thế nào. Ngay cả ngoại hình, giao tiếp cũng không thực sự quan trọng. Vì thế, hầu hết các gia đình có truyền thống kinh doanh đều coi nhẹ việc học của con cái, so với người Kinh.
Dạo Chợ Lớn
Gia đình Hoa thường khuyến khích con buôn bán sớm
Đi dọc Chợ Lớn, dễ nhận ra nhiều bạn trẻ đang độ tuổi đi học đã bắt đầu bán lớn buôn bé ở đây cùng gia đình. Hay cụ thể hơn là Quận 5 nhiều trường cấp 2 hơn cấp 3. Người Hoa luôn muốn con cái được tiếp xúc sớm với kinh doanh. Họ có thể khắt khe với con ngay từ nhỏ bằng việc cho thôi học, bắt đi làm công để sau này đứa trẻ đủ hiểu biết để gánh vác truyền thống.

6. Sức khỏe và “chợ người giàu”

Người Hoa rất chăm lo cho sức khỏe bản thân. Bằng chứng là bên cạnh những con đường đầy đủ các mặt hàng để phục vụ cuộc sống, Chợ Lớn có cả một dãy các cửa hàng thuốc Đông y gia truyền rất lớn. Các bài thuốc này, song song với Tây y, là phương thức chữa trị giá trị nhất thế giới. Và cũng không bất ngờ, bệnh viện ở Quận 5 nhiều hơn các quận lân cận.
Bệnh viện An Bình
Bệnh viện An Bình là điểm bắt đầu của khu người Hoa tại Quận 5
Dù mang “tiếng xấu” trên truyền thông về việc kinh doanh nhiều mặt hàng kém chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn, người Hoa lại rất cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm, hàng hóa. Bán ở nhiều chợ lớn nhỏ khắp Quận 5, người Hoa vẫn thường chọn mua hàng ở “chợ người giàu” – nơi có giá thành khá chát nhưng được đánh giá là “đáng đồng tiền”, phục vụ chủ yếu cho người Hoa.
Dạo Chợ Lớn
Một tiệm bánh uy tín của người Hoa. Để mua được bánh trong các dịp lễ, người ta phải xếp hàng rất dài
Bên cạnh đó, trong rất nhiều các món ăn của người Hoa, người ta luôn nghe một mùi vị rất đặc trưng của thảo dược. Hay trong các bộ phim truyền hình cổ trang, các món ăn luôn đi kèm với những khả năng chữa trị và tăng cường sức khỏe một cách “thần thánh”. Điều đó đủ chứng minh cho người ta thấy được, Hoa là một dân tộc coi trọng sức khỏe hơn hết.

Một số fun fact

Người Hoa sẽ khắt khe hơn khi làm việc với người miền Bắc. Dễ tính hơn với người Nam.
Fun fact về người Hoa
Người Hoa khó tính hơn khi làm việc với người miền Bắc
Giữa người Hoa ở Việt Nam và người Việt Nam, người Hoa ở Trung Quốc “kỳ thị” người Hoa hơn.
Hầu hết người Hoa coi trọng anh em (bang hội) hơn gia đình.
Chợ Lớn được xem là Chinatown lớn nhất thế giới.
Không có sự phân biệt đối xử nào đối với người Kinh và người Hoa khi đi mua hàng lẻ giá sỉ ở Chợ Lớn.
Người Hoa ít ham rẻ, chủ yếu ăn uống, mua sắm ở một số địa chỉ uy tín với giá thành cao hơn trung bình.
Giàu có vẫn rất ít khi mua đất, đổi nhà. Người Hoa rất kỹ về phong thủy nên đã làm ăn được ở đâu thì không thay đổi. Quán xá dù nhỏ, nếu làm ăn phát đạt vẫn chỉ làm thêm cơ sở mới, không xây lên.
Bạn của người viết biết tới 3 thứ tiếng Hoa: Quảng Đông, Triều Châu, phổ thông. *Giỏi quá!*
Dạo Chợ Lớn
Một khu người Hoa ở đường Trần Hưng Đạo
Dạo Chợ Lớn
Kiến trúc nhà cơ bản của người Hoa, họ thường ít thay đổi chuyện nhà cửa
Tôi không đề cập gì đến người Kinh trong các yếu tố kể trên. Cốt là để số đông những người đọc được bài viết này (hẳn là người Kinh?) có thể dùng cách nhìn của mình để đánh giá chủ quan nhưng thực tế nhất, hơn thua giữa Kinh – Hoa. Lúc đó, chúng ta sẽ biết sống và học hỏi ở nhau điều gì cho dài lâu.
http://www.ivivu.com/blog/2013/10/dao-cho-lon-nguoi-hoa-hon-gi-nguoi-kinh/

u lịch Sài Gòn ấn tượng những chiếc xe hủ tiếu 60 năm tuổi

Anh Văn không nhớ rõ mình là đời thứ bao nhiêu của dòng họ từ Triều Châu di cư đến đây nhưng chiếc xe hủ tiếu, mì truyền lại từ đời ba anh đến nay cũng ngót nghét gần 60 năm.
Du lich Sai Gon
Những người Hoa đầu tiên từ Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Triều Châu,… đã đặt bước chân di dân đầu tiên lên “Hòn ngọc viễn đông”. Họ mang theo nhiều nét văn hóa, phong tục khác nhau làm cho linh hồn mảnh đất này thêm phong phú. Mà trong đó, nghệ thuật ẩm thực là nét chấm phá thú vị, với điểm nhấn đặc sắc là hình ảnh những chiếc xe hủ tiếu, mì “chở” trên mình các điển xưa tích cũ của lịch sử Trung Hoa. Ảnh Tri Thức.
du lịch Sài Gòn
Năm 1778 người Hoa từ Cù lao Phố đã chuyển về Chợ Lớn sinh sống và một cộng đồng người Hoa bắt đầu hình thành. Cũng từ đó những chiếc xe hủ tiếu mì đầu tiên bắt đầu xuất hiện ở Sài Gòn. Ban đầu phần lớn người Hoa tập trung ở khu Chợ Lớn. Anh Lưu Khải Văn không nhớ rõ mình là đời thứ bao nhiêu của dòng họ từ Triều Châu di cư đến đây nhưng chiếc xe hủ tiếu mì truyền lại từ đời ba anh, đến nay cũng ngót nghét gần 60 năm. Ảnh Tri Thức.
du lịch Sài Gòn
Cứ đều đặn 7h sáng anh bắt đầu nấu và chế biến nguyên vật liệu, đến 13h chiều thì bày bán, đến 23h khuya lại dọn hàng. Chu kỳ ấy cứ tiếp diễn đều đặn tuần tự từ hàng chục năm nay. Tất cả công thức nấu nước lèo, pha chế đều “bí truyền” riêng trong dòng họ. Ảnh Tri Thức.
du lịch Sài Gòn
Hơn 43 tuổi, anh Văn vẫn chưa có thời gian để lập gia đình nên anh nhận một đứa con để làm niềm vui, hạnh phúc cho cuộc sống hàng ngày cũng như có người nối nghiệp nhà. Ảnh Tri Thức.
du lịch Sài Gòn
Hiện nay, anh chị em anh Văn đều sống quây quần cùng nhau trong xóm nhỏ ở đường Cao Văn Lầu. Mọi người cùng giúp đỡ nhau nối nghiệp gia đình. Anh hai, anh ba cùng thay phiên “đứa em” buôn bán. Ảnh Tri Thức.
du lịch Sài Gòn
Ngày xưa, nơi đây còn là vựa gạo rất lớn của Sài Gòn – Chợ Lớn. Bên cạnh gia đình anh Văn còn nhiều hàng xóm láng giềng khác cùng nương tựa lẫn nhau. Anh mua gạo ủng hộ về làm hủ tiếu, ngược lại họ sẵn sàng thưởng thức những tô mì ngon của quán anh. “Truyền thống” nghĩa tình làng xóm tốt đẹp ấy kéo dài hàng chục năm đến tận bây giờ. Ảnh Tri Thức.
du lịch Sài Gòn
Khác với gia đình anh Văn, ông bà nhà cô Ngọc từ Quảng Châu lại di dân về sinh sống gần cầu Băng Ky, Bình Thạnh và xe hủ tiếu mì của gia đình cũng có tuổi đời hơn 60 năm. Cô chia sẻ, xe được làm bằng gỗ đỏ rất chắc chắn, mấy miếng lót inox thay mấy lần rồi mà gỗ vẫn còn nguyên. Ảnh Tri Thức.
du lịch Sài Gòn
Những hoa văn các điển tích xưa vẽ trên kính xe cũng nhuốm màu thời gian nhưng vẫn còn sắc nét. Các nét vẽ tinh tế sống động nhắc lại những cuộc chiến đẫm máu trong lịch sử Trung Hoa cổ đại. Ảnh Tri Thức.
du lịch Sài Gòn
Hay như tích Lã Bố lén hội phụng Nghi đình gặp Điêu Thuyền, một trong tứ đại mĩ nhân Trung Hoa xưa. Điều thú vị là các tích đều là văn hóa, lịch sử Trung Hoa nhưng người nghệ nhân đều có chú thích bằng từ thuần Việt như một sự kết giao hài hòa của văn hóa Việt – Trung. Ảnh Tri Thức.
du lịch Sài Gòn
Không cổ xưa như ở các gia đình khác, xe của dòng họ Tâm Ký di cư từ Quảng Đông sang có nhiều hoa văn sắc sảo và bóng loáng cuốn hút. Anh Tâm chia sẻ chiếc xe trước do đã quá lâu nên không còn nữa, chiếc xe này mới đóng lại. Gia đình vẫn yêu cầu giữ nguyên dáng vẻ như chiếc xe cũ để ghi nhớ lại những hình ảnh đẹp. Ảnh Tri Thức.

XEM THÊM KHÁCH SẠN PHƯƠNG THÙY SÀI GÒN GIÁ CHỈ TỪ 370.000 VND

du lịch Sài Gòn
Hình ảnh tái hiện lại tích Tiết Đinh San phá phép Dương Phàn. Ảnh Tri Thức.
du lịch Sài Gòn
Những điển tích không phải được vẽ ngẫu nhiên rời rạc mà có liên kết chặt chẽ là một câu chuyện cuốn hút tiếp nối nhau. Ảnh Tri Thức.
du lịch Sài Gòn
Ngày nay khi cuộc sống trở nên vội vã hơn bao giờ hết, khách đi đường cũng vội vàng lướt qua mà không còn kịp ngắm nhìn những hình ảnh thân quen của Sài Gòn xưa. Ảnh Tri Thức.
du lịch Sài Gòn
Những xe hủ tiếu, mì nhỏ ven đường, thật khó vượt qua được những nhà hàng sang trọng rực rỡ ánh đèn để níu chân thực khách. Ảnh Tri Thức.
du lịch Sài Gòn
Dẫu vậy, với niềm hoài cổ, tình nghĩa xóm giềng và của hương vị đặt biệt, những chiếc xe mì nhỏ vẫn tồn tại khắp nơi. Một chút hình bóng của Sài Gòn xưa lưu lại giữa náo nhiệt của Sài Gòn ngày nay. Ảnh Tri Thức.
http://www.ivivu.com/blog/2014/07/du-lich-sai-gon-an-tuong-nhung-chiec-xe-hu-tieu-60-nam-tuoi-o-sai-gon/Theo Tri Thức

uán cà phê trên cây độc đáo nhất Sài Gòn

Một quán cà phê trên đường Phan Văn Trị, Gò Vấp đã thiết kế những ngôi nhà gỗ độc đáo trên cây cổ thụ, tạo cảm giác mới lạ cho khách.
Cafe A1
Quán nằm gần ngã tư Phan Văn Trị và Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp, TP.HCM. Tận dụng những cây cổ thụ khổng lồ, chủ quán đã thiết kế những ngôi nhà bằng gỗ trên cây rất ấn tượng.
Cafe A2
Những ngôi nhà gỗ này nằm ngay giữa thân cây, tận dụng cột chống đỡ là thân cây khổng lồ.
Cafe A3
Trông xa như những phi thuyền lơ lửng giữa không trung.
Cafe A4
Để lên được những ngôi nhà trên cây này, khách sẽ đi qua những bậc thang chông chênh.
Cafe A5
Không gian bên trong nhà có phần hơi hẹp, nhưng đổi lại, khách có thể phóng tầm nhìn ra một không gian xanh thoáng mát, ngập bóng cây xanh bên ngoài.
Cafe A6
Một phần thân của cây cổ thụ trở thành những cột nhà vững chắc.
Cafe A7
Mọi thứ hài hòa, như gần hơn với thiên nhiên.
Cafe A8
Nhiều khách hàng còn khắc cả tên lưu niệm lên thân cây, cột nhà đặc biệt này.
Cafe A9
Điều đặc biệt của những ngôi nhà trên cây này là có khá nhiều các nhánh cây đan xen mọc từ trong nhà ra ngoài.
Cafe A10
Những ngôi nhà gỗ trên cây xếp tầng lên nhau. Khách rất thích thú với không gian đặc biệt ấn tượng này.
 Xem thêm Khách sạn tại Tp. Hồ Chí Minh (Sài Gòn) giá ưu đãi chỉ có tại iVIVU.com
Cafe A11
Những ngôi nhà gỗ trên cây xếp tầng lên nhau. Khách rất thích thú với không gian đặc biệt ấn tượng này. Giá đồ uống ở đây cũng không đắt, chỉ từ 30.000 – 60.000 đồng/món.
Ngoài những ngôi nhà trên cây, đây còn được biết đến là quán cà phê lớn nhất TP.HCM, với diện tích lên đến 6.000 m2. Với nhiều không gian được thiết kế độc đáo.
Ngoài những ngôi nhà trên cây, đây còn được biết đến là quán cà phê lớn nhất TP.HCM, với diện tích lên đến 6.000 m2. Với nhiều không gian được thiết kế độc đáo.
Cafe A13
Vào ngày thứ 7, chủ nhật, quán thường không còn chỗ ngồi. Có cả những khu vực vui chơi dành riêng cho trẻ em. Theo Zing.
Đưa giấy cho khách ngồi, bán một món duy nhất, bán ở vỉa hè nhưng khách gọi mới tính tiền… là những kiểu bán hàng phổ biến ở Sài Gòn mà nếu không để ý, bạn khó có thể phát hiện ra nét độc đáo này.

Cà phê bệt – đưa giấy để khách lót ngồi

Cà phê bệt nhà thờ Đức Bà là điểm đến yêu thích của nhiều người ở Sài Gòn.
Cà phê bệt nhà thờ Đức Bà là điểm đến yêu thích của nhiều người ở Sài Gòn. Ảnh: Yeunhiepanh.
Một tờ báo với công dụng "xí" chỗ
Một tờ báo với công dụng “xí” chỗ. Ảnh: sti.edu.vn.
Những câu chuyện dường như bất tận trong không gian rộng rãi, thoải mái của khu công viên này.
Những câu chuyện dường như bất tận trong không gian rộng rãi, thoải mái của khu công viên này. Ảnh: phunukieuviet.
Dù ngày hay đêm, sáng hay chiều, bất lỳ lúc nào có dịp tạt vào khu công viên cạnh nhà thờ Đức Bà (Q.1), bạn sẽ được trải nghiệm hình thức bán hàng này. Khi có khách, người bán sẽ đưa một xấp giấy báo, rồi đi theo đến “vị trí đẹp” theo sở thích của khách. 5 phút sau khi khi khách an tọa, nước uống và tiền được “chuyển giao”, người bán hết nghĩa vụ và người mua thoải mái ngồi tại vị trí của mình đến khi nào chán mà không nhận bất kỳ sự phàn nàn nào.
Cách bán hàng này có khá nhiều điểm cộng là nhanh, tiện, tiết kiệm cho cả khách lẫn người bán. Không chỉ vậy, đây còn là khu vực tuyệt đẹp, vui nhộn của Sài Gòn để bạn trò chuyện cùng bạn bè hay chụp những bức ảnh tuyệt đẹp.

Gỏi khô bò công viên Lê Văn Tám: ăn trước trả tiền sau

Gỏi khô bò tại đây mê hoặc thực khách với vị ngon của nước dùng và cái giòn tan của bánh chiên.
Gỏi khô bò tại đây mê hoặc thực khách với vị ngon của nước dùng và cái giòn tan của bánh chiên. Ảnh: An Huỳnh.
Nhắc đến công viên Lê Văn Tám, người ta nhắc đến món gỏi đu đủ ngay góc ngã tư Hai Bà Trưng – Võ Thị Sáu. Không chỉ nổi tiếng về hương vị ngon, lạ độc đáo, xe gỏi đu đủ tại đây còn được biết đến với cách bán hàng không giống ai.
Khách đến, thoải mái dựng xe lên lề. Ngay lập tức sẽ có người chạy đến, chìa ra một mảnh silicon vuông vuông làm “ghế ngồi” (khoảng 20×20 cm). Sau đó người bán sẽ tất tả chạy đi rồi mang đến một đĩa gỏi khô bò đầy ăm ắp. Khách thoải mái ngồi ngay gốc cây, thưởng thức món ăn, ngắm cảnh hay trò chuyện với bạn bè đến khi nào muốn về thì ới một tiếng, sẽ có người chạy đến nhận tiền.
Cách bán hàng này khiến nhiều du khách ngạc nhiên. Một số người không ngần ngại hỏi người bán liệu có sợ khách quỵt. Đáp lại thắc mắc ấy là nụ cười hiền khô của người bán: “Thỉnh thoảng cũng có nhưng hầu như khách đều tự nguyện gọi tính tiền. Có khách ngồi xa quá, kêu mình không nghe sẽ dong thẳng xe đến chỗ đứng bán, trả tiền, rồi mới đi”.

Quán Nghèo – văn hóa xếp hàng và món ăn giá rẻ

Những chiếc bàn nhỏ kê trước hiên nhà hàng xóm...
Những chiếc bàn nhỏ kê trước hiên nhà hàng xóm… Ảnh: Trần Việt Đức.
Và khoảng 5 chiếc bàn trong nhà là tất cả không gian của quán.
Và khoảng 5 chiếc bàn trong nhà là tất cả không gian của quán. Ảnh: Trần Việt Đức
Trong hẻm 232 chỉ vừa đủ rộng để lưu thông một chiếc xe gắn máy trên đường Nguyễn Tri Phương có một quán ăn không tên được nhiều người phong tặng “quán Nghèo”.
Tổng không gian của quán là 5 chiếc bàn kê sin sít bên trong một căn nhà và vài bộ kê trước nhà hàng xóm. Ít chỗ ngồi nhưng đông người tìm đến nên ai đến trước được ngồi trước, ai đến sau chịu khó chờ. Tuy phải chờ đợi trong một con hẻm nhỏ, hầu hết mọi người đều vui lòng chờ và tuân thủ nguyên tắc ai đến trước được ngồi trước.
Theo nhiều thực khách quen, chữ “nghèo” gắn với việc chủ quán ngày trước là đầu bếp lớn của nhà hàng 5 sao. Trong thời gian làm tại đây, để kiếm thêm lo cho gia đình, ông đã xin phép chủ nhà hàng cho mình mang đồ ăn thừa về nhà. Sau khi mang về, ông chế biến, thêm thắt thành món mới bán cho hàng xóm. Hiện, ông không còn làm cho nhà hàng, thức ăn cũng không phải là đồ thừa, nhưng người ta đã quen nên vẫn gọi quán với tên này.
Thực đơn của quán rất phong phú và có giá khá mềm nhưng đầy đặn. 3 khách gọi 2 món là có thể đủ no. Nhà nào lười nấu, tạt vào mua 1-2 món tùy số lượng thành viên trong gia đình là có ngay một bữa ăn nóng sốt.

Lẩu bò nghĩa địa: duy nhất một món

Khuất trong con hẻm số 498 đường Nguyễn Thị Định là quán lẩu “không tên, không địa chỉ, không có món thứ hai”.
Khuất trong con hẻm số 498 đường Nguyễn Thị Định là quán lẩu “không tên, không địa chỉ, không có món thứ hai”. Tuy “ba không”, từ lúc mở bán đến khi đóng cửa (15h-22h), quán chưa bao giờ vắng khách.
“Quán có thâm niên gần 20 chục năm rồi. Khách đến ăn rồi biết và truyền tai nhau chứ không có quảng cáo hay treo biển gì cả. Ngày thường đến quán còn có cơ hội “săn” được bàn, chứ vào hai ngày cuối tuần, lỡ thèm thì chỉ còn cách mua mang về”, anh Trọng, một khách hàng quen thuộc của quán, chia sẻ.
Với cách trình bày đựng lẩu trong nồi nhôm, dùng lò than đất nung, tạo hình của món lẩu tại đây không thực sự bắt mắt thực khách, song khi thưởng thức, thực khách sẽ bị chinh phục bởi phần nước lẩu đậm đà. Bên cạnh nước lầu, sự “hào phóng” của lượng thịt, gân, gầu trong món lẩu cũng nhận được nhiều cái gật đầu của thực khách. Nói như một khách quen “Nồi lẩu 100.000 đồng đủ cho 3 người ăn no. Giá khá hời cho một món vừa ngon, vừa nhiều vừa phong phú trong thời điểm hiện nay”.

hà hàng chay thanh tịnh trên đường Cô Bắc

Phong cách chay lạ và khác biệt đến từ không gian, từ tên gọi, tạo hình hay cách nêm nếm gia vị của nhà hàng khiến các món chay tại đây rất được yêu thích tại TP HCM. Nếu có dịp du lịch Sài Gòn, hãy ghé một lần cho biết bạn nhé!
Nằm trên con đường Cô Bắc (Q.1, TP HCM) tấp nập và nhộn nhịp, nhà hàng chay ROU có thiết kế đầy ấn nổi bật với bức tường ghép từ các cánh cửa sổ màu vàng. Nhà hàng có một thế giới chay lạ và khác biệt.
Nằm trên con đường Cô Bắc (Q.1, TP HCM) tấp nập và nhộn nhịp, nhà hàng chay ROU có thiết kế đầy ấn nổi bật với bức tường ghép từ các cánh cửa sổ màu vàng. Nhà hàng có một thế giới chay lạ và khác biệt.
Cảm giác ấy đến từ không gian đậm chất thiền, từ thực đơn hơn 60 món ăn với những cái tên đặc biệt.
Cảm giác ấy đến từ không gian đậm chất thiền, từ thực đơn hơn 60 món ăn với những cái tên đặc biệt.
Đó là các món như sắc màu tươi sáng, ánh trăng vàng, thập cẩm bách hoa…
Đó là các món như sắc màu tươi sáng, ánh trăng vàng, thập cẩm bách hoa… Mỗi món ăn với những màu sắc, trải nghiệm khác nhau khiến mang đến cho bạn nhiều bất ngờ về thị giác và khứu giác.
Cảm giác ấy cũng có thể đến từ những món ăn quen thuộc như sừng trâu (đậu bắp) nướng..
Cảm giác ấy cũng có thể đến từ những món ăn quen thuộc như sừng trâu (đậu bắp) nướng..
Canh bí đỏ với "chiếc tô" không đụng hàng.
Canh bí đỏ với “chiếc tô” không đụng hàng.
Hay bún chay với màu sắc hài hòa...
Hay bún chay với màu sắc hài hòa…
Cà ri chay Ấn là món đặc sắc nhất của nhà hàng.
Cà ri chay Ấn là món đặc sắc nhất của nhà hàng.
Vị ngọt bùi của khoai tây xen lẫn đậu hũ dai giòn, hành ớt nồng, bánh mì thơm hoàn toàn có thể làm bạn hài lòng.
Vị ngọt bùi của khoai tây xen lẫn đậu hũ dai giòn, hành ớt nồng, bánh mì thơm hoàn toàn có thể làm bạn hài lòng.
Không chỉ hút khách với các món ăn no với đầy màu sắc, các món ăn chơi, tráng miệng tại đây như chè, bánh... cũng ghi điểm về độ tươi của nguyên liệu, lạ miệng trong công thức pha chế.
Không chỉ hút khách với các món ăn no với đầy màu sắc, các món ăn chơi, tráng miệng tại đây như chè, bánh… cũng ghi điểm về độ tươi của nguyên liệu, lạ miệng trong công thức pha chế.
Anh Thắng, chủ quán cho biết mục đích chính của việc mở quán không phải kinh doanh mà là chia sẻ, giới thiệu những món chay do anh tìm tòi, nghiên cứu chế biến với mọi người.
Anh Thắng, chủ quán cho biết mục đích chính của việc mở quán không phải kinh doanh mà là chia sẻ, giới thiệu những món chay do anh tìm tòi, nghiên cứu chế biến với mọi người.

0 quán chay ngon ở Sài gòn

Ăn chay để thanh tịnh tâm hồn, để tạm quên đi những lo toan của cuộc sống, tận hưởng những khoảnh khắc bình yên để lấy lại năng lượng sau những giờ làm việc căng thẳng.
Những món chay không những giúp bạn thanh tẩy các chất độc mà còn giúp hấp thu tốt những món ăn nhiều dầu mỡ, chất đạm.
Quán chay ở Sài Gòn
Dưới đây là 20 quán chay ngon ở Sài Gòn cho các bạn tham khảo để có dịp ghé thưởng thức:
1. Trăng Sen Quán – Số 50 Hoàng Diệu, P.12, Q.4. Quán rất có phong cách thiền, ngồi ăn trong không gian thật ấm áp, phong cách rất ấn tượng và đẹp. Món ăn ở đây rất bình dị không chế biết cầu kì và đặc biệt tên gọi rất Phật Giáo chứ không xài tên thức ăn mặn.
2. Quán cơm chay Phật Hữu Duyên – Số 527 Nguyễn Trãi, Q.5. Quán rất nổi tiếng và được khá nhiều người biết đến về sự thơm ngon theo phong cách ẩm thực chay của người Hoa, đem lại cho thực khách cảm nhận sự mới lạ, mùi vị rất đặc biệt và ngon miệng của ẩm thực chay Trung Hoa. Chủ quán là người Hoa, tự tay chế biến tất cả các loại thực phẩm với nguyên liệu trong nước và ngoại nhập từ Đài Loan. Bạn hãy nhớ đến và thưởng thức vào các ngày rằm các bạn nhé. Các món ngon đặc trưng của quán: mì xào 3 thứ nấm, bún gạo xào Singapore, mì vịt tiềm, cơm Dương Châu, súp đại truyển Hồng Đồ, súp cua vi cá, tóc tiên đậu hủ, vịt phá lấu, Vân Anh Ngọc Thọ, Cẩm Thượng Thiên Hoa,…
Quán chay ở Sài Gòn
3. Quán cơm chay Thanh Lương – Số 545A đường 3/2, P.8, Q.10. Quán khá nổi tiếng và đã được rất nhiều người biết đến. Nằm trên khu vực không xa trung tâm thành phố lắm, nếu bạn có đi viếng chùa Vĩnh Nghiêm thì nhớ ghé qua cơm chay Thanh Lương luôn nhé.
Quán chuyên bán các món ăn chay với các nguyên liệu trong nước và ngoại nhập. Ngoài ra còn có bán đồ hộp chay ngoại nhập cho thực khách. Các món đặc biệt của quán: hủ tiếu, bò kho, bún gạo, mì xào, bún Huế, bún càry,… Cơm trưa với các món: thịt chiên, cơm chiên, khổ qua kho, xíu mại,…
Quán chay ở Sài Gòn
4. Quán cơm chay Bà Hạt – Số 390 Bà Hạt, P.4, Q.10. Quán chay nằm nằm ngay mặt tiền đường Bà Hạt, gần giao với Nguyễn Tri Phương. Nhìn thì hơi cũ kĩ, đơn giản, bàn ghế không nhiều, chỗ dựng xe ở vỉa hè. Nhưng khi bước vào quán thì nhận được sự niềm nở trong cách phục vụ của nhân viên cũng như chủ quán. Thức ăn không phong phú như những nơi khác nhưng các món được chế biến cũng ngon miệng. Buổi sáng có rất nhiều người ăn, có khi còn đứng chờ.
5. Quán cơm chay Thuyền Viên- Số 13 Nguyễn Văn Đậu, P.5, Q. Phú Nhuận. Đến với cơm chay Thuyền Viên bạn sẽ vô cùng bất ngờ về sự thơm ngon của các món ăn được chế biến rất chuyên nghiệp. Thuyền Viên được khá nhiều người trong thành phố biết đến và cả du khách nước ngoài nữa. Các món ăn chủ yếu là các nguyên liệu thực vật trong nước, ngoài ra còn có nhập khẩu các nguyên liệu chay từ Đài Loan. Quán được mở cách đây trên 20 năm và có một số lượng khách rất đông cả ngày thường và những ngày rằm.
d9f75027ce2e02309f02491b49197070
6. Quán cơm chay Pháp Hoa – Số 200 Nguyễn Trãi, P. Phạm Ngũ Lão, Q.1. Quán với các món chay là lạ và rất ngon. Quán tuy bình dân, nhưng sạch sẽ. Quán bán các món như phở, hủ tíu, bánh ướt, cơm chiên, mì xào, bì cuốn… Món càri và món thịt heo quay chay là món ngon được mọi người lựa chọn nhiều nhất trong quán. Canh ở đây cũng có hương vị rất riêng. Lưu ý là quán này không mở cửa ngày 16. Mấy ngày còn lại quán đều mở cửa.
7. Tiệm cơm chay Vạn Duyên – Số 206 Nguyễn Thiện Thuật, P.3, Q.3. Quán có không gian nhỏ, sạch sẽ, ấm cúng. Cơm chay ở đây có lẽ ngon nhất là món lê ghim kho, cà tím chiên rắc gừng lên trên, ăn lần đầu thật lạ và tuyệt ngon. Món sườn chay chiên giòn chấm nước tương là cái cần câu cơm đấy! Ăn thử rau muống xào chao ở đây nhé, rau giòn xanh ngắt, không bị mặn đâu. Nấm rơm loại nhỏ kho tiêu này, còn có mì căn xào xả ớt thêm nghệ vàng nữa, món nào nhìn cũng hấp dẫn lắm đó.
8. Quán cơm chay Giác Duyên – Số 360 Trần Phú, P.7, Q.5. Không gian quán khá nhỏ nhưng được bố trí bàn ghế gọn gang và thoáng mát tạo cảm giác thân mật và quen thuộc cho thực khách khi đến dùng bữa. Thực đơn quán phong phú trên 120 món ăn chay Hoa – Việt từ những món điểm tâm đơn giản như: hủ tiếu, bánh canh cua, bún bò Huế… cho đến những món ăn đặc biệt của quán là phải kể đến các món đồ kho, đồ xào thập cẩm, gỏi cuốn, canh chua và bánh xèo, …
9. Quán cơm chay bình dân Phát Huệ – Số 301 Lê Quang Định, P.7, Q.Bình Thạnh. Thực đơn quán khá phong phú được thay đổi thường xuyên. Quán luôn tạo sự mới lạ trong phong cách chế biến của mình. Món chay luôn luôn chú trọng sắc, hương và vị. Hương đòi hỏi phải tổng hợp hương thơm của rau củ, của lúa nếp và gia vị kèm theo. Vị phải vừa miệng, không mặn không nhạt làm sao cho món ăn phải có được “chất” chay, đúng đặc trưng của thiên nhiên chứ không phải màu pha chế.
10. Tiệm cơm chay Duyên Đạo – Số 95 Nguyễn Hồng Đào, P.14, Q.Tân Bình. Quán này đúng chất là quán bình dân, cơm chay ở đây có nhiều món như: đậu hũ ướp xả chiên, rau củ quả xào, các món ăn Đài Loan như cá cơm chiên, cá thu sốt cà… Các món chay ở đây nhìn chung là ăn được. Cứ tới ngày ăn chay là quán đông lắm, nếu không tới sớm có khi đợi lâu, mà lâu quá thì nên chợn giải pháp mua cơm hộp về nhà mà ăn! Quán bán từ buổi trưa trở đi.
11. Quán Cơm Chay Âu Lạc – Số 60 Tân Vĩnh, P.6, Q.4. Quán khá nổi tiếng và quen thuộc với khách ăn chay và người dân ở Q.4. Với sự thay đổi liên tục của các món ăn chay cùng với khẩu vị quen thuộc sẽ làm bạn thật sự hài lòng. Các món đặc biệt như sườn nướng, đùi gà ru ti, bò xào bít tết, cá thu sốt cà, cánh gà sốt mè… Rất ngon và hấp dẫn. Bên cạnh đó phục vụ rất nhiệt tình và vệ sinh của quán rất tốt. Có lẽ nhờ đó mà quán đông khách.
12. Quán cơm chay 40 – Số 332 Lê Văn Sỹ, P.13, Q.3. Vừa qua cầu Lê Văn Sỹ 1 chút xíu bạn sẽ thấy quán nằm bên tay phải, gần mấy shop bán quần áo. Tuy là quán chay nhưng thực đơn rất phong phú và đa dạng từ cơm tấm, phở, các món xào, gỏi, chả giò,… ăn ngon, lạ. Gỏi ở đây làm rất ngon, vị chua ngọt vừa phải. Cháo nấm cũng ngon.
13. Quán Cơm Chay Hương Sen – Số 134 Hồ Văn Huê, P.9, Q.Phú Nhuận. Là một quán cơm chay khá lớn, với phong cách trang trí đơn giản nhưng khá sạch sẽ và tinh tươm tạo cho ta một cảm giác như đang ở trong một nhà hàng lớn. Sử dụng tre nứa làm bàn ghế, trên tường có treo những bức thư pháp của đạo Phật hướng con người đến “Chân, thiện, mỹ”. Ngoài ra còn có trưng bày những bình hoa sen rất đẹp sẽ đem lại cảm giác thật thư thái và thoải mái.
phapuyen1FILEminimizer_zpsb70b4c93
14. Quán Cơm Chay Lục Diệp – Số 149/19 Nguyễn Tri Phương, P.8, Q.5. Quán này bán toàn là món chay Hong Kong và các món Hoa, món ăn nấu rất ngon vì đầu bếp là Hong Kong phụ trách.
15. Quán cơm chay Dì Bảy An Đông – Số 166B Bãi Sậy, P.1, Q.6. Tuy món ăn nghe giống món mặn nhưng tất cả đều là món chay và được làm rất ngon với các món như lẩu thái lan, lẩu hải sản…, bò lá lốt, cà ri… Giá cả cũng rất phải chăng sẽ khiến bạn hài lòng khi đến quán.
16. Quán cơm Chay Tịnh Tâm – Số 96 Bình Giã, P13, Tân Bình. Quán rộng rãi, khang trang, sạch sẽ. Chủ quán là người gốc miền Trung. Thức ăn phong phú, giá cả bình dân từ các món nước, bánh bao, lẩu, cuốn… đều có hết. Quán phục vụ khá nhanh nhẹn, bán từ sáng tới tối đêm.
17. Quán cơm chay Định Hương – Số 7 Hoàng Thiều Hoa, P. Hiệp Tân, Q. Tân Phú. Quán tuy nhỏ, bình dân nhưng lại rất gần gũi, ấm cúng. Thực phẩm chay ở đây khá thanh đạm, chủ yếu là rau củ nhưng cách chế biến món ăn rất hấp dẫn. Có nhiều món lạ, ăn thì rất ngon, thực phẩm chay nên dễ tiêu, ít bị đầy bụng như ăn thịt. Ngoài ra mỗi tháng, quán còn dành một ngày để phát cơm miễn phí cho những người khó khăn. Mình đến quán vì ngón ăn ngon, và cũng vì cảm cái tâm nhân thiện của những người trong quán.
18. Quán cơm chay An Lạc Viên – Số 65 Quang Trung, P.12, Q.Gò Vấp. Quán thu hút khá nhiều khách hàng bởi quán có một vị trí khá thuận tiện, không gian sạch sẽ, thoáng mát và quan trọng nhất là quán có khá nhiều món chay được chế biến ngon, lạ phù hợp với khẩu vị của thực khách.
19. Quán cơm chay Cát Tường – Số 15bis Trần Khánh Dư, P.Tân Định, Q.1. Quán có nhiều món ăn chay từ cơm, phở tới hủ tiếu, bánh canh. Trên con phố đông đúc này, bước chân vào quán bỗng thấy tâm mình nhẹ nhàng hẳn đi. Thích nhất là cơm ở đây món ăn luôn thay đổi mỗi ngày, món hủ tiếu của quán rất ngon, nước lèo ngọt sợi hủ tiếu dai dai, ăn rất đã.
20. Quán cơm chay Phước Duyên – Số 53 Dương Bá Trạc, P.2, Q.8 (Nếu đi từ bên Q.1 qua thì hết cầu Nguyễn Văn Cừ quẹo sang tay trái, quán này nằm ngay dưới chân cầu, rất dễ tìm). Quán chay này sạch sẽ và nhân viên nhiệt tình. Ngoài gian chính của quán cơm còn thêm một gian bên cạnh nữa, bàn ghế cho tới muỗng đũa dĩa đều sạch sẽ. Quán có nhiều món lắm, từ hủ tiếu nước tới hủ tiếu xào, bánh canh, bún, đặc biệt là lẩu. Hủ tiếu nước hay bánh canh, bún măng tuy hơi ít nhưng nước lèo rất ngon và luôn nóng hổi. Ở đây,đầu bếp nấu không bỏ ngũ vị tân nên ăn chay cũng khá yên tâm. Món ăn không quá nhiều dầu nên thưởng thức không bị ngán. Cơm ở đây ăn cũng được.
Tập trung khá nhiều chùa lớn và nổi tiếng, Đại lễ Phật Đản ở Sài Gòn cũng diễn ra với nhiều hoạt động tấp nập. Nếu bạn muốn đến Sài Gòn và hòa vào Đại lễ này, cũng như thưởng thức các món chay hấp dẫn, thì một số khách sạn giá tốt tại iVIVU.com là lựa chọn tối ưu.

No comments:

Post a Comment