….Chuyện phóng sanh vốn nhằm khơi dậy thiện tâm của con người trong hiện tại, vị lai, cốt sao họ kiêng giết, ăn chay, khiến cho khắp mọi hàm thức đều được sống yên ổn, đều được hưởng hết tuổi thọ. Gần là dứt được cái nhân chết chóc, xa là diệt được quả báo do giết chóc, nhỏ là khiến cho tâm chúng ta tòan thuần là lòng nhân, lớn là chấm dứt sát kiếp cho tòan thế giới. Chớ nghĩ đây là chuỵên chẳng cấp bách, rồi coi thường bỏ qua!
· Chuyện
ăn thịt là chuyện kỳ quái nhất, nhưng do quen làm đã lâu, chẳng biết là sai,
ngược ngạo coi đó là lễ. Vì thế, tế trời đất, cúng giỗ tổ tong, phụng dưỡng cha
mẹ, đãi đằng khách khứa đều dùng thịt làm vật biểu thị lòng cung kính. Thánh
nhân thế gian chẳng nói đến sự lý nhân quả ba đời, luân hồi lục đạo, cũng tùy
thuận tâm tình của thế tục mà làm theo, nhưng vẫn ra rả về đạo “thương dân, yêu
vật”. Suy từ lòng nhân yêu thương loài vật của thánh nhân, đủ biết sự vô nghĩa
của việc dùng thịt nhằm biểu lộ lòng thành, lòng hiếu thảo, hay lòng cung kính!
· Để
biểu thị tấm lòng thành, hiếu thảo, cung kính của ta, hãy nên dùng những món hết
sữc nhân từ, tươi tắn, thanh tịnh thì mới nên, sao lại dùng những con vật hết sức
ô uế như heo, dê, gà, vịt, cá, tôm v.v…Chúng đang sống sởn sơ lại đem giết chết.
Lúc những con vật ấy chết, nỗi đau đớn,
thảm khốc, lòng óan hận khó thể tuyên nói được. Người có lòng nhân sao nỡ giết
những con vật ấy để biểu thị tấm lòng của chính mình ư? Hãy thử suy nghĩ xem:
Lòng thành kính ấy có phải là lòng thành kính thuận lý hay không? Hay là lòng
thành kính trái đức vậy? Người nhân cúng giỗ tổ tiên còn tìm thóc từ nơi người
có lòng nhân. Nay cầu món thịt bị giết, bị chặt mà là thành kính hay sao?
· Do
vậy, nói: Sát sanh để tế trời đất chính là trái nghịch đức hiếu sanh của trời đất,
thiên thần (thần cõi trời) địa kỳ (thần cai quản cõi đất) há coi những con vật
ô uế là thơm sạch mà hâm hưởng (ngửi mùi) hay sao? Phàm những kẻ cúng tế chỉ là
muốn mượn cớ đó để ăn những thứ đồ cúng đấy thôi! Đối với chuyện cúng tế tổ
tiên, phụng dưỡng cha mẹ, đãi đằng khách khứa, hãy nên nghĩ cách có ích cho tổ tong,
cha mẹ, khách khứa thì mới hợp lý. Nay dùng sát nghịêp cực thảm khốc để biểu thị
tấm lòng hết sức thành kính của ta, khiến cho tổ tong, cha mẹ, khách khứa đều
phải mang lấy cái họa do sự giết chóc thì tấm lòng thành kính ấy chính là họa hại,
chứ chẳng phải là thành kính!
· Huống
chi hết thảy chúng sanh đều là cha mẹ quá khứ, là chư Phật vị lai, chẳng càng
ra sức cứu vớt, lại ngược ngạo biểu thị lòng thành kính của ta bằng cách ra tay
sát hại ư? Kinh Phạm Võng dạy: “Nếu là Phật tử thì do lòng Từ hãy nên thực hiện
chuyện phóng sanh. Hết thảy người nam là cha ta, hết thảy người nữ là mẹ ta. Ta
đời đời không lúc nào chẳng đựơc họ sanh ra. Vì thế, chúng sanh trong lục đạo đều
là cha mẹ ta, giết để ăn thịt tức là giết cha mẹ ta vậy.” Kinh Lăng Nghiêm nói:
“Do con người ăn dê, dê chết thành người, người chết thành dê, chết chết, sống
sống, ăn nuốt lẫn nhau, do ác nghiệp cùng sanh đến hết đời vị lai. Ngươi thiếu
mạng ta, ta trả nợ ngươi. Do nhân duyên ấy, trải trăm ngàn kiếp thường ở trong
sanh tử!” Phẩm Đọan Thực Nhục (bỏ ăn thịt) của kinh Nhập Lăng Già dạy: “Hết thảy
chúng sanh từ vô thủy đến nay luân hồi chẳng ngơi trong sanh tử, không ai chẳng
từng là cha mẹ, an hem, con cái, quyến thuộc cho đến bạn bè, người thân ái, tôi
tớ, đổi sang kiếp khác lại mang những thân cầm thú v.v…Sao lại giết chúng để ăn
thịt?”
……
Bởi lẽ. hết thảy chúng sanh từ vô thủy
đến nay luân hồi trong sáu nẻo, lần lượt làm cha mẹ, an hem, vợ con, quyến thuộc,
sanh ra lẫn nhau, trở thành oan gia đối đầu của nhau, tuần hòan báo thù, đền
đáp, giết hại lẫn nhau. Trong các kinh Đại Thừa, đức Phật đã nhiều lượt khuyên
răn nhưng ít kẻ thấy nghe. Dẫu được thấy nghe, nhưng kẻ tin nhận, vâng làm, lại
càng ít hơn nữa!
Do vậy, Phật dùng lòng Đại Bi, hịên
trong dị loại để con người giết ăn . Đã giết xong, bèn hiện các tướng lạ ngõ hầu
hết thảy mọi người biết là do Phật hiện, mong dứt sát kiếp để chúng sanh được
yên. Như vỏ sò nghêu, hông bò, móng dê, răng lợn, yếm bab a đều có [hình ảnh] đức
Phật ngự [trong ấy] khiến cho tai mắt con người [thấy nghe] phải kinh sợ, dứt
cơ duyên giết chóc trong cõi đời, những chuyện như vậy đựơc ghi chép trong sử
sách kể sao cho trọn? Trước khi giết đều nói là lòai thú, đã giết rồi, mới biết
là Phật. Do vậy biết sát sanh chẳng khác gì giết Phật! Dẫu không phải do đức Phật
ra, cũng vẫn là Phật đời vị lai. Giết ăn thì tội quá biển cả, núi non, hãy gấp
đau đáu răn chừng, ngõ hầu được giải thóat.
Trang 173..176 Ấn Quang Pháp Sư Gia
Ngôn Lục Tục Biên.
http://hoavouu.com/images/file/owzONmAx0QgQAMoU/an-quang-phap-su-gia-ngon-luc-tuc-bien.pdf
http://hoavouu.com/images/file/owzONmAx0QgQAMoU/an-quang-phap-su-gia-ngon-luc-tuc-bien.pdf
No comments:
Post a Comment