Luận về sự giáo dục trong gia đình
* Sanh con không khó, dạy con rất khó. Rất nhiều kẻ chẳng hiểu
việc, không có con bèn cầu Bồ Tát, đến khi có con chỉ biết quý báu; do
đấy nuôi thành hạng hư hỏng nhiều lắm. Ví như trồng lúa, chỉ biết tìm
hạt giống tốt và ươm cho lên mạ rồi thôi, tất cả những chuyện trừ cỏ dại,
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên Trang 274
bón, tưới v.v… đều nhất loạt chẳng ngó ngàng tới. Giống lúa ấy tuy tốt,
còn mong chi thâu hoạch được chăng? Như Quang hiểu biết, đến chín
mươi chín phần trăm những kẻ không con và đông con đều là loại kết
quả này.
Chỉ có mình cha của Diêm Đan Sơ (Kính Minh) là người thương
yêu con bậc nhất từ xưa đến nay. Cho nên, ông ta nhờ các vị hương thân
trưởng thượng [kềm cặp] khiến cho con ông ta được bổ vào Hàn Lâm,
rồi làm quan to. Ông ta dạy con nghiêm ngặt cũng là thiên hạ xưa nay
chưa hề có. Một mặt vun bồi đức hạnh, một mặt tận lực dạy dỗ. Nguyên
do là vì yêu thương con thật sự. Lòng thương yêu của những kẻ khác
thường là còn tệ hơn giết con, bởi giết con thì chỉ có một người chết.
Đứa con không dạy dỗ sẽ chẳng nghiệp gì không làm, vĩnh viễn đọa
trong tam đồ ác đạo. So với nỗi thảm khốc của một lần chết nào phải chỉ
khác biệt như trời với vực! (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển
Thượng, Thư trả lời cư sĩ Trương Vân Lôi)
* Đối với lớp hậu sinh trong hiện thời, khi chúng nó vừa hiểu
chuyện đời, liền dạy chúng nó về đạo giữ tinh, hộ thân. Nếu chúng nó
biết tốt - xấu, sẽ chẳng đến nỗi tự xem thủ dâm là vui, để rồi mắc các nỗi
họa như bị mất tánh mạng, hoặc trở thành tàn phế, hoặc vĩnh viễn truyền
lại nòi giống yếu ớt v.v… Với đứa chưa hiểu chuyện đời, chớ nên nói.
Còn đứa đã hiểu chuyện đời nếu chẳng nói thì trong mười đứa hết chín
đứa phạm phải tật này, đáng sợ vô cùng!
Mạnh Vũ Bá hỏi về đạo hiếu, Khổng Tử dạy: “Phụ mẫu duy kỳ tật
nhi ưu” (Cha mẹ chỉ lo về tật ấy). Những tật khác đều không quan hệ
lắm. Chơi bời bừa bãi, thủ dâm, tham ân ái, quả thật là chuyện khẩn yếu,
quan trọng nhất! Vì thế, Khổng Tử mới nói đến điều này, nhưng người
chú giải chẳng chịu nói rõ chỗ tai hại nhất, khiến cho lời của Khổng Tử
cũng chẳng có hiệu quả thật sự, đáng than thay! (Ấn Quang Pháp Sư Văn
Sao Tục Biên, quyển Hạ, Thư trả lời cư sĩ Niệm Phật)
* Giáo dục trong gia đình thì mẹ dạy con là quan trọng nhất. Nếu
lúc con cái vừa mới hiểu biết, mẹ liền đem nhân quả báo ứng và sự lý
làm người ra giáo huấn, khi lớn lên chúng sẽ biết tốt - xấu, chẳng bị ác
đảng, tà thuyết mê hoặc, sẽ trở thành hiền nhân, thiện nhân. Nếu lúc nhỏ
mặc cho nó kiêu ngạo thành thói, lớn lên không tự chủ được, sẽ ngả theo
tà thuyết, muốn quay lại đường chánh thì trăm kẻ khó thể được một!
Trong thời hiện nay, nếu chẳng lấy nhân quả báo ứng làm thuốc chuyên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên Trang 275
trị để cứu nước cứu dân, dù có làm gì đi nữa, vẫn chẳng có hiệu quả lớn
lao cho được! Do bọn họ chẳng chú trọng thực hành, chỉ là dùng lời nói
xuông bày vẽ cho xong chuyện. Nhân quả chính là cách để trị cả gốc lẫn
ngọn. Phàm phu sơ phát tâm, Như Lai thành Chánh Giác đều chẳng ra
ngoài nhân quả. Kẻ cuồng coi nhân quả là Tiểu Thừa rồi khinh miệt, tự
tiện buông lung, làm ác chẳng kiêng dè, và thơn thớt nói xuông những
lời lẽ lớn lối! (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng, Thư trả lời
cư sĩ Giang Dịch Viên - 4)
* Dạy trẻ nhỏ nên dạy cặn kẽ “làm người phải tự lập chí hướng”,
đừng nên quở trách nghiêm khắc! Bởi lẽ, những học thuyết hiện thời
thường đả phá quy củ cũ, nếu quở trách nghiêm ngặt, [con cái] sẽ có thể
bị kẻ vô tri dụ dỗ, mê hoặc, sẽ từ ân biến thành oán. Tuổi nó đã mười
lăm, nếu có thể đem lẽ lợi - hại nói với nó, ắt sẽ chẳng đến nỗi nó không
cảm động mảy may nào! [Làm] như thế mà chẳng cảm động tức là giống
như gỗ, đá vô tri; nếu nghiêm khắc, đâm ra càng biến thành phản đối.
Những kẻ giết cha tự khoe công để được khen thưởng đều là do từng bị
trói buộc, muốn phát tiết nỗi hận một phen, chẳng biết sẽ vĩnh viễn bị
hãm trong súc sanh, địa ngục chẳng thể thoát ra!
Hãy nên đọc toàn bộ Tứ Thư. Kinh Thư văn lẫn lý rất hay, cũng nên
đọc toàn bộ. Đại đạo nơi kinh Dịch có thể để thong thả! Muốn thành tựu
học vấn càng phải dốc sức vào nguyên lý “từ hiện tượng biết được pháp
tắc”. Phần Đại Tượng
199 thuộc sáu mươi bốn quẻ của kinh Dịch có thể
gom thành một thiên, khắc thành bài minh đặt bên chỗ ngồi, [nội dung
bài minh ấy] cực rõ ràng, rộng lớn, cực thân thiết. Chẳng biết tri kiến
lãnh hội của những kẻ phế kinh như thế nào?
Kinh Thi có thể để từ từ, bởi nếu không phải là người có tư cách đại
thông minh sẽ chẳng thể khéo hiểu được ý nghĩa! Lễ Ký200 và Tả
199 Trong kinh Dịch, phần giải thích ý nghĩa của sáu mươi bốn quẻ được gọi là
Tượng Truyện. Tượng Truyện được chia thành hai phần: Đại Tượng giải thích ý
nghĩa tổng quát của mỗi quẻ, Tiểu Tượng giải thích mỗi hào trong một quẻ.
200 Lễ Ký là một bộ kinh điển trọng yếu của Nho Giáo, Khổng Tử tự nhận mình chỉ
biên tập, chỉnh lý chứ không phải là tác giả. Vào thời Tần Thủy Hoàng, bộ sách này
chịu chung số phận bị hủy diệt với những kinh điển khác. Đến thời Hán, dựa theo
130 thiên do Lưu Hướng thâu thập được, Đới Đức liền rút gọn lại thành 85 thiên, và
tác phẩm này được gọi là Đại Đới Lễ Ký. Về sau, Đới Thánh lại rút gọn bộ Đại Đới
Lễ Ký thành 46 thiên, thêm vào các chương Nguyệt Lệnh, Minh Đường Vị và Nhạc
Ký, thành 49 thiên. Bộ này chính là Lễ Ký được lưu truyền đến hiện thời. Nội dung
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên Trang 276
Truyện
201 nên chọn đọc những phần có ích cho thân tâm và quan hệ lớn
lao đến sự giáo hóa trong cõi đời.
Trẻ nhỏ thích ăn cắp đồ vật của người khác thì hãy nên hằng ngày
bảo nó: “Con người chẳng thể làm chuyện gì khiến lòng áy náy! Nếu
làm chuyện khiến lòng phải áy náy, dẫu cho người khác từ đầu đến cuối
chẳng hay biết, nhưng trong tâm chính mình luôn ôm nỗi thẹn thùng.
Huống chi thiên địa, quỷ thần, Phật, Bồ Tát, không một vị nào chẳng
biết ư? Sao ngươi chẳng biết tự gắng sức, lại làm chuyện hạ lưu ấy? Từ
rày, nếu vẫn còn ăn trộm đồ của người ta, chắc chắn ta sẽ dẫn ngươi đến
trước người ta rập đầu thú tội, trả lại đồ cho người ta. Ngay cả vật chẳng
đáng một đồng cũng phải làm như vậy! Lại còn yêu cầu người ta nếu có
chuyện [ngươi] lấy trộm đồ thì phải tận lực đánh đòn, đe nẹt, chớ nên vì
thể diện của ta mà chẳng chịu nói, đến nỗi ngươi ngày càng cảm thấy ăn
trộm đồ vật chẳng quan trọng, khẩn yếu chi, thường mong tưởng ăn
trộm!
Ngươi hãy thử nghĩ xem: Ví như con người làm việc gì, nếu có ai
khen người đó giỏi, hắn sẽ vui vẻ; chê hắn dở, hắn không vui. Sao ngươi
lại làm ra sự thể khiến cho người ta phải thóa mạ, khinh bỉ? Nếu ta giấu
diếm, che chở cho ngươi, tức là ta dạy ngươi làm giặc. Sau này, chắc
chắn ngươi hoàn toàn chẳng thể thành người được! Vì vậy, ta bảo với
ngươi, từ rày trở đi, nếu ngươi ăn trộm đồ của ta, ta nhất định phải đánh
ngươi! Nếu ăn trộm đồ của người khác, ta nhất định đem ngươi tới chỗ
người ấy rập đầu thú tội và đem đồ vật trả lại cho người ta. Chẳng những
ngươi mất mặt mà thật ra ta còn khó chịu hơn ngươi nữa! Do mong
ngươi thành người, bất đắc dĩ ta phải kiềm chế ngươi như vậy.
Ngươi biết lỗi phải gắng sửa đi, gắng sức học cho giỏi để ai nấy đều
kính trọng ngươi; do vậy sẽ kính trọng tổ tông, cha mẹ ngươi! Nếu ngươi
Lễ Ký rất phong phú bao gồm các quy chế, điển chương, lễ nghi cũng như những
quan điểm đạo đức, phạm trù triết học. Hai chương nổi tiếng nhất là Đại Học và
Trung Dung được tách riêng ra, xếp vào Tứ Thư. Khái niệm “thế giới đại đồng” cũng
phát xuất từ Lễ Ký.
201 Tả Truyện, gọi đủ là Xuân Thu Tả Thị Truyện, hoặc Tả Thị Xuân Thu, là một bộ
biên niên sử nước Lỗ thời Xuân Thu Chiến Quốc, do sử quan nước Lỗ là Tả Khâu
Minh biên soạn. Nội dung ghi chép những sự kiện lịch sử của nước Lỗ trải qua 12
đời vua từ Lỗ Ẩn Công (722-712 trước Công Nguyên) cho đến Lỗ Ai Công (494-468
trước Công Nguyên). Nho Gia xếp bộ sách này vào mười ba bộ kinh (Thập Tam
Kinh) bắt buộc phải học của Nho Sĩ.
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên Trang 277
vẫn không chịu sửa đổi thì cũng giống như ngươi hằng ngày tự chửi bới
tổ tông, cha mẹ vậy! Sấm sẽ đánh ngươi! Đây là chỗ ta đại từ đại bi yêu
thương, che chở ngươi, nếu ngươi biết tốt - xấu như vậy thì may ra có
hiệu quả”. (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng, Thư trả lời cư sĩ
Niệm Phật)
* Đời bây giờ đã loạn đến cùng cực, cội nguồn là do những kẻ làm
cha mẹ trong cõi đời chẳng biết cách dạy con, chẳng biết dùng đạo đức,
nhân nghĩa, nhân quả báo ứng để dạy con cái, chỉ nuông chiều, nuôi
dưỡng thói kiêu ngạo, đem mưu mẹo, mánh khóe dạy con. Vì thế, kẻ có
thiên tư quen thói cuồng vọng, đứa không có thiên tư quen nết ương
bướng, ngu độn, đến nỗi có chuyện vượt lễ, trái phận thường thấy xảy ra.
Nếu người làm cha mẹ ai nấy trọn hết đạo dạy con thì thế đạo đâu đến
nỗi như thế này!
Trước kia nếu không dạy dỗ con cái đàng hoàng thì vẫn chưa khẩn
yếu lắm, bất quá chúng nó không hiếu thuận, không ra giống gì mà thôi.
Hiện thời, nếu không dạy con cho đàng hoàng, mối họa quả thật chẳng
thể nào tưởng tượng được! Hãy nên đem lời này nói với hết thảy mọi
người. (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng, Thư trả lời cư sĩ
Dương Huệ Xương - 1)
* Con em của kẻ phú quý phần nhiều chẳng làm chuyện gì, một mai
gặp họa loạn ắt sẽ đến nỗi không sao tự lập được! Nay hãy hoàn toàn
đừng sai bảo đầy tớ, hãy đích thân nhắc chân động tay, một là tập làm
lụng cực nhọc cho huyết mạch điều hòa, hai là do ít nhàn rỗi sẽ tiêu được
các vọng niệm, đây thật sự là biện pháp căn bản để yêu thương con cái,
còn gì tốt lành hơn?
Đạo Nho bị suy, nguyên do là vì bọn Lý Học bài xích, đả phá nhân
quả ba đời và lục đạo luân hồi, khiến cho thiện chẳng có gì để khuyến
khích, ác không có gì để trừng phạt, những hiện tượng diễn ra trước mắt
quả thật là do học thuyết của bọn Lý Học đã dẫn dắt ra. Muốn chấn hưng
Nho Tông thì phải tận lực chăm chú hành từ, hiếu, hòa thuận, cung kính
(Thiên hạ loạn lạc đều là do những kẻ làm cha mẹ chẳng biết dạy dỗ con cái mà ra.
Vì thế, một chữ Từ cả cõi đời chẳng biết được ý nghĩa thật sự. Nếu thật sự biết thì cả
cõi đời sẽ tự thái bình). (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng, Thư
trả lời cư sĩ Huệ Long)
* Nhận được thư biết các hạ và thê thiếp, hai đứa con gái, cả nhà
niệm Phật, ba chữ Tín - Nguyện - Hạnh khắc sâu trong gan ruột, sao lại
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên Trang 278
than: “Tuổi ngoài năm mươi, dưới gối vẫn trống. Cái tội bất hiếu bao
kiếp chẳng chuộc được?” Phàm con cái có hay không vốn thuộc số
mạng. Có vợ, có thiếp, chẳng phải giống như không lấy vợ đến nỗi
không có con nối dõi; sao lại dẫn câu ấy để rồi tiếc hận?
Phàm kẻ bất hiếu là kẻ chẳng thể sống theo lòng nhân, xử theo
nghĩa, làm nhục lây cha mẹ! Cũng như kẻ có con chẳng dạy dỗ, đến nỗi
nó trở thành tầm thường, ngu dốt, hoặc thành phường ương ngạnh, hèn
tệ; dẫu có nhiều con vẫn hết sức bất hiếu! Đã có hai con gái thì hãy nên
khéo léo dạy dỗ, ngõ hầu chúng nó biết phụ đức (đức hạnh của nữ giới),
phụ ngôn (lời ăn tiếng nói đúng mực của phụ nữ), phụ dung (Dung là
“dung chỉ” (容 止) tức cư xử, hành vi trang trọng. Trong cõi đời gần đây, kẻ tục
Nho chẳng hiểu ý nghĩa chữ này, bèn tưởng “dung” là dung mạo xinh đẹp; đáng than
thay), phụ công (những tài khéo, như khả năng gia chánh, may vá, quán
xuyến gia đình). [Dạy cho con] đầy đủ bốn đức này, rồi lại còn [dạy cho
chúng nó] biết nhân, rõ quả, tín nguyện niệm Phật, thì trong tương lai,
sau khi xuất giá, chúng sẽ nêu gương trong chốn khuê các, làm bậc thầy
gương mẫu cho nữ giới, giúp chồng dạy con đều thành hiền thiện. Con
gái như thế há chẳng rạng rỡ tổ tông ư?
Thế đạo hiện thời loạn đến cực điểm, đều do cả cõi đời chẳng biết
dạy dỗ con gái mà ra! Do tánh tình con người và những thói quen được
tiêm nhiễm đều chịu ảnh hưởng rất sâu từ mẹ. Nếu thuở bé có mẹ hiền,
khi lớn lên lại có vợ hiền, há người ấy chẳng trở thành người hiền ư? Do
vậy biết rằng: Dạy con gái chính là pháp luân căn bản để trị quốc, bình
thiên hạ; nhưng người đời mơ màng, chuyên nuôi dưỡng thói kiêu căng,
chăm chút trang điểm lộng lẫy. Vì thế quá nửa phụ nữ đều giúp chồng
thành kẻ ác, dạy con cái thành phường mưu mô, lươn lẹo, khiến cho
những đứa có thiên tư đều trở thành bọn cuồng vọng hết, những đứa
không có thiên tư đều thành lũ dân ương ngạnh, chẳng đáng buồn ư?
Ông là người đọc sách nhưng chẳng biết nghĩa này, chỉ mong sanh con.
Nghe nói gần đây có kẻ giết cha gian mẹ, kẻ làm cha đứa ấy có phải là
hiếu hay chăng? Hay là bất hiếu vậy? Ngay như chuyện thờ phụng, thừa
kế tổ tông202 thì cháu trai203 cũng có thể kế tiếp. Nếu không có cháu trai,
cháu gái cũng có thể kế thừa.
202 Nguyên văn “tông diêu”, nói đủ là “tông diêu thừa kế”: Tông là nhà thờ Tổ, Diêu
(祧: đúng ra theo chánh âm phải đọc là Thiêu, nhưng thường bị đọc trại thành Diêu)
là miếu thờ những vị tổ đã lâu đời. Theo lễ pháp, kể từ đời Tây Chu, quyền thờ
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên Trang 279
Huống chi người niệm Phật cố nhiên nên đoạn nghiệp chủng cõi Sa
Bà, để mong đời đời chẳng đến nỗi có hậu duệ làm ô nhục tổ tông thì
may mắn chi hơn? Đau lòng thốt lời thở than để làm chi? Ông đã [bận
lòng] như thế, há có phải là người niệm Phật chân thật hay chăng? Vợ,
thiếp, hai đứa con gái, pháp danh đều hay! Hãy nhìn vào tên, nghĩ đến ý
nghĩa, chân thật tu hành thì đấy chính là quyến thuộc Bồ Đề, hiện tại đã
dự vào bậc thánh bậc hiền, tương lai sẽ sanh về cõi Cực Lạc. Đấy là
Hiếu, là lòng Từ lớn lao. (Hoằng Hóa Nguyệt San số 11 - Ấn Quang Pháp Sư
Văn Sao Tam Biên, quyển 2, Thư trả lời cư sĩ Vương Ngộ Trần - 2)
* Hiện nay muốn xương minh sự lý nhân quả và phương pháp thực
hành [điều đó] thì trước hết phải thực hiện bằng sự giáo dục trong gia
đình; nhưng giáo dục trong gia đình lại phải lấy phụ nữ làm chủ thể. Bởi
lẽ, đời có mẹ hiền thì mới có con hiền. Noi theo bậc hiền mẫu thời cổ,
thực hiện thai giáo: un đúc bẩm chất từ lúc ban đầu, nuôi nấng, dạy dỗ từ
khi chưa sanh ra ngõ hầu con sẽ tập quen thành tánh. Như ba bà Thái đời
Châu (Thái Khương, Thái Nhậm, Thái Tự) ngầm giúp đỡ chồng, dạy con
từ lúc nó còn nằm trong thai, đều là bậc thánh nhân trong nữ giới, quả
thật họ đã lập nên nền tảng mở mang vương nghiệp nhà Châu.
Tôi thường nói: “Quyền trị quốc bình thiên hạ hàng nữ nhân nắm
quá nửa”. Lại nói: “Dạy con gái là cái gốc để tề gia, trị quốc” tức là nói
đến chuyện “trọn hết đạo làm vợ, giúp chồng dạy con”. Nữ giới ngày
nay phần nhiều chẳng hiểu nghĩa này, lầm lạc muốn tham gia chánh trị
nắm quyền, tính làm đại sự, bỏ mặc đạo căn bản là vun bồi gia đình.
Điều này quả thật gom sắt của muôn nước chín châu cũng chẳng đúc
được cái lỗi lầm lớn lao ấy204, thật đáng cảm khái sâu xa!
phụng tổ tiên, thừa hưởng gia nghiệp của tổ tiên giao cho con trưởng thuộc dòng
đích. Bộ Đường Luật Nghĩa Sớ quy định: “Đích tử đã chết, hoặc bị tội, hoặc tàn tật
thì do đích tôn thừa hưởng. Không có đích tôn mới lập anh em của đích tử làm người
thừa kế. Không còn ai thuộc dòng đích nữa thì mới lập dòng thứ!”
203 Cháu trai (điệt: 姪) ở đây là cháu gọi ông Vương bằng chú hay bác. Con trai của
chị hay em gái ta sẽ được gọi là Sanh (甥)
204 Câu nói này vốn dựa theo ý một câu nói của La Thiệu Uy vào cuối đời Đường.
Theo Tư Trị Thông Giám, nguyên văn câu nói của La Thiệu Uy là: “Hợp lục châu tứ
thập tam huyện thiết bất năng chú thử thác” (Gộp sắt của bốn mươi ba huyện trong
sáu châu cũng không đúc được lỗi lầm này). Nguyên lai, vào cuối đời Đường, các
phiên trấn (những tướng lãnh nắm giữ binh quyền tại các địa phương) thế lực rất lớn.
Khi Điền Thừa Tự giữ chức Tiết Độ Sứ vùng Ngụy Bác (bao gồm sáu châu Ngụy,
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên Trang 280
Thế nào là đạo căn bản để vun bồi gia đình? Chính là hễ dạy dỗ con
cái, ắt phải khi con đang còn trong độ tuổi măng sữa, trước hết phải làm
cho nó biết về thuyết nhân quả báo ứng thì đối với hết thảy những hành
vi nghịch ác nó sẽ tự kiêng sợ chẳng dám làm. Giảng giải sách nhân quả
không chi hay bằng Cảm Ứng Thiên205 và Âm Chất Văn206. Hai cuốn
Bác, Tương, Vệ, Bối, Đàn, nay thuộc vùng duyên hải của Bột Hải thuộc phía Bắc
Hoàng Hà) đã tuyển lựa những quân sĩ thân tín, chu cấp hậu hĩnh, huấn luyện kỹ
càng, tổ chức thành một đội quân tự vệ, gọi là Nha Quân. Đến khi La Thiệu Uy làm
Tiết Độ Sứ vùng Ngụy Bác, Nha Quân thế lực quá lớn, kiêu binh tung hoành không
thể kiềm chế được, thậm chí đôi khi còn làm loạn, giết cả Tiết Độ Sứ. Năm Thiên
Hựu thứ hai đời Đường Chiêu Tông, một viên chỉ huy của Nha Quân là Lý Công
Toàn gây binh biến, La Thiệu Uy bèn cầu cứu viên Tiết Độ Sứ có thế lực mạnh nhất
thời ấy là Vũ Châu Ôn (Ông này làm Tiết Độ Sứ vùng Tuyên Vũ, nay thuộc huyện
Khai Phong, tỉnh Hà Nam). Châu Ôn liền phái bảy vạn nhân mã tiến vào Ngụy Bác,
giết được tám ngàn Nha Quân, dần dần dẹp tan sự đối kháng của Nha Quân. Để cung
cấp cho quân đội của Châu Ôn, La Thiệu Uy đã phải tốn hơn nửa ức tiền, giết đến
gần bảy chục vạn trâu dê cho quân Châu Ôn ăn trong nửa năm, tốn kém lương thảo
vô số. Lúc quân Châu Ôn rút đi, lại còn phải biếu tặng cả trăm vạn quan tiền. Từ đấy,
vùng Ngụy Bác suy sụp, kiệt quệ, hoàn toàn không còn sức đối kháng ngoại địch.
Như vậy, tuy La Thiệu Uy trừ được mối lo do Nha Quân gây ra, nhưng cũng đồng
thời tự diệt sạch lực lượng chính bảo vệ vùng Ngụy Bác, hoàn toàn chịu sự chi phối
của Châu Ôn. Do đó, La Thiệu Uy mới hối hận thốt lên thời than thở như vậy. Từ
câu nói ấy đã phát sanh thành ngữ „chú thành đại thác‟ vốn thường được dùng để chỉ
lỗi lầm chết người do ham mối lợi nhỏ trước mắt mà ra.
205 Theo thiên Nghệ Văn Chí trong Tống Sử và sách Quận Trai Độc Thư Phụ Chí, ẩn
sĩ Lý Xương Linh đời Tống đã biên soạn cuốn Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, thác
danh Thái Thượng Lão Quân giáng cơ. Tuy thế, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đồng ý
ai thật sự là tác giả của cuốn sách này. Do nội dung sách này khuyến thiện làm lành
rất tích cực, nó được người Trung Hoa rất ngưỡng mộ, cũng như được rất nhiều
người viết lời chú giải. Sách càng được nổi tiếng lưu hành mạnh mẽ hơn khi được
học giả Huệ Đống đời Thanh chú giải tường tận, cho đến hiện thời cuốn sách này
vẫn được lưu hành rất rộng và được Phật môn Trung Hoa rất coi trọng.
206 Âm Chất Văn tên gọi đầy đủ là Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn, chưa rõ ai là
tác giả. Châu Khuê đời Thanh khi giảo chánh cuốn Âm Chất Văn Chú đã nhận định:
“Âm Chất Văn nói những chuyện liên quan đến đời Tống, ắt phải do người đời Tống
biên soạn”. Học giả Tửu Tỉnh Trung Phu của Nhật lại cho rằng tác phẩm này phải
được hình thành vào cuối đời Minh, nhưng không đưa ra bằng chứng đủ tính thuyết
phục nào. Dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của Âm Chất Văn, các đạo sĩ đã biên soạn Văn
Đế Cứu Kiếp Kinh và Văn Đế Diên Tự Kinh để tiếp tục xiển dương tư tưởng khuyến
thiện trừng ác trong Âm Chất Văn. Âm Chất Văn thác danh Văn Xương Đế Quân
giáng cơ.
Văn Xương Đế Quân vốn còn gọi là Tử Đồng Đế Quân, theo truyền thuyết vốn là
Trương Á Tử, làm quan đời Tấn, chết trận, được dân chúng lập miếu thờ, rất hiển
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên Trang 281
sách ấy phải thường giảng nói, ắt sẽ tự có lợi ích không chi lớn bằng!
Bởi lẽ, trẻ thơ thiên tánh chưa xấu xa, lời lành dễ tiếp nhận, tập quen từ
bé, lâu ngày sẽ thành bản tánh, đến khi lớn lên sẽ chẳng thay đổi được!
Gốc chánh nguồn trong được bắt nguồn từ đấy! Vì thế, kinh Dịch chép:
“Mông dĩ dưỡng chánh, thánh công dã” (Dạy cho trẻ thơ điều đúng đắn,
có công như thánh nhân vậy).
Ngày nay thiên hạ sở dĩ đại loạn đều là do cha mẹ chẳng hiểu
nguyên lý giáo dục đã ươm thành vậy! Bởi lẽ, đã chẳng thể dùng thai
giáo để dạy dỗ điều lành từ đầu, lại còn chẳng thể dùng nhân quả để răn
nhắc lúc sau. Căn bản đã hỏng thì sẽ bừa bãi, tràn lan, chẳng thể nào
thâu thập được. Do vậy mới xướng lên những thuyết bất hiếu, không cần
cha mẹ, mới bàn đến chuyện cách mạng gia đình không kiêng dè chi!
Dẫn đến [tình cảnh] bạn bè chơi với nhau vì lợi lộc hòng bán chác, vợ
chồng hợp lại hay chia tay nhau giống như cầm thú, chôn vùi đạo nghĩa
liêm sỉ, thiên lý tuyệt diệt [như] nước lũ cuồn cuộn tận trời chẳng biết
khi nào ngừng. Dẫu Khổng Tử, Thích Ca sống trong thời buổi này cũng
không có cách gì cứu giúp được, nguy ngập vậy thay!
Làm như thế nào đây? Đáp: Đường lối để cứu vãn chỉ có cách chú
trọng giáo dục gia đình sao cho ai nấy giảng rõ sự lý nhân quả cho con
cái hòng vun bồi căn bản mà thôi! Đã gieo thiện nhân ắt gặt thiện quả,
mới hòng có hy vọng trong tương lai lòng người biến đổi tốt đẹp, phong
tục dần dần thuần lương, thiên hạ nước nhà thái bình vậy. (Ấn Quang Pháp
Sư Văn Sao Tục Biên, quyển Hạ, Pháp ngữ dạy mẹ con ông Ân Đức Tăng - 2)
* Thế đạo nhân tâm ngày nay đã suy hãm đến cùng cực lắm thay!
Những người mang tâm lo lắng cho đời bày đủ mọi cách để duy trì. Nếu
linh. Do các đạo sĩ đời Tống - Nguyên viết truyện nói ông Trương được Thượng Đế
sắc phong làm Tử Đồng Đế Quân và đã nhiều lần giáng thế, được thiên đình giao
cho nhiệm vụ chưởng quản phủ Văn Xương chuyên coi về việc học hành, thi cử,
quan chức của thế gian nên Tử Đồng Đế Quân còn có tên là Văn Xương Đế Quân.
Do vậy, năm Diên Hựu thứ ba (1316) đời Nguyên, vua đã sắc phong cho Văn Xương
Đế Quân một tước hiệu thật dài “Tử Đồng Thần Vi Phụ Nguyên Khai Hóa Văn
Xương Tư Lộc Hoằng Nhân Đế Quân”.
Chữ Âm Chất phát xuất từ thiên Hồng Phạm sách Thượng Thư: “Duy thiên âm chất
hạ dân” thường được giải thích là “trời ngấm ngầm bảo vệ, che chở muôn dân”. Từ
đó, Âm Chất được hiểu là làm những việc công đức ngấm ngầm, không khoe
khoang, rêu rao cho người khác biết. Đặc điểm của Âm Chất Văn là dung thông
những quan điểm của Tam Giáo, đặc biệt đề cao nhân quả, luân hồi, báo ứng, nên rất
được Phật môn Trung Hoa coi trọng.
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên Trang 282
không, đạo làm người gần như diệt mất, thật đáng sợ thay! Tuy nhiên,
muốn vãn hồi thế đạo nhân tâm hãy nên giải quyết từ căn bản thì dùng
sức ít mà được hiệu quả lớn lao. Người có tri kiến chân chánh đích xác
ắt sẽ ùa nhau vâng theo như gió lùa cỏ rạp.
Thầy thuốc trị bệnh có bệnh đằng gốc, có bệnh đằng ngọn, xét coi
bệnh tình gấp rút hay hòa hoãn để trị liệu, chẳng thể chấp vào một phía
để luận định. Nay chứng bệnh nơi thế đạo nhân tâm đã sâu lắm rồi; nếu
chỉ dựa trên mặt Sự để khuyên dụ, tuy cũng đạt được hiệu quả biến đổi
phong tục, nhưng cố nhiên chẳng thể đạt hiệu quả bằng cách dốc sức nơi
căn bản được! Nói đến chuyện dốc sức nơi căn bản chính là đề xướng
giáo dục trong gia đình, đề xướng nhân quả báo ứng, sao cho hết thảy
mọi người ai nấy biết đạo làm người, ai nấy trọn hết bổn phận của chính
mình, cha từ, con hiếu, anh nhường, em kính, chồng hòa, vợ thuận, chủ
nhân từ, tớ trung thành. Nếu ai nấy đều được như vậy thì cửa nhà hưng
thịnh, con cháu hiền thiện. Lại phải biết thường nghiêm giữ những lời về
“phước thiện, họa dâm, thiện ác, tai ương, may mắn” để tự tu, lại còn
[dùng những điều ấy] dạy người trong nhà thì người nhà sẽ dự vào địa vị
thánh hiền tốt đẹp mà chẳng tự biết.
Vì thế, Khổng Tử nói: “Thiên hạ chi bổn tại quốc, quốc chi bổn tại
gia, gia chi bổn tại thân” (Gốc của thiên hạ là đất nước, gốc của đất
nước là nhà, gốc của nhà là thân). Lời này đâu phải nói riêng với người
mang tước vị, mà thất phu thất phụ đều cùng mang trách nhiệm này! Cổ
nhân đã nói: “Thiên hạ bất trị, thất phu hữu trách” (Thiên hạ chẳng yên,
thất phu có trách nhiệm). Bởi lẽ, nhân tài trong thiên hạ đều từ gia đình
mà ra. Gia đình khéo dạy, con cái tự nhiên đều hiền thiện. Gia đình
không khéo dạy, đứa con nào có thiên tư sẽ quen thói cuồng vọng, đứa
không có thiên tư sẽ quen nết bướng bỉnh, hung ác. Hai loại ấy đều là
sâu mọt cho quốc gia, xã hội!
Do vậy, biết giáo dục gia đình chính là căn bản để trị quốc, bình
thiên hạ, còn nhân quả báo ứng là đạo trọng yếu để phụ trợ cho giáo dục
gia đình. Từ đứa bé con cho đến kẻ bạc đầu, từ chính bản thân cho đến
xã hội, từ làm người cho đến thành thánh hiền, từ tu thân cho đến bình
thiên hạ đều phải nương theo những điều ấy để được thành tựu, thật
đúng là phương tiện lớn lao để thánh nhân thế gian lẫn xuất thế gian bình
trị thiên hạ, độ thoát chúng sanh, thành thủy thành chung vậy, là đại
pháp để cùng trị cả gốc lẫn ngọn, phàm lẫn thánh đều phải tuân theo.
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên Trang 283
Những nhà Nho đời sau chẳng biết đến ý nghĩa này, xằng bậy bài bác,
đến nỗi thành ra thái độ xấu xa không kiêng dè ngày nay. Nguyện những
ai có chí giác thế yên dân vãn hồi kiếp vận hãy dốc sức nơi đây thì chẳng
mấy chốc [sẽ được thỏa nguyện] vậy! (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên,
quyển Hạ, Lời tựa nêu tỏ ý nghĩa ẩn kín của sách Khuyến Thế Bạch Thoại Văn)
* Giữ vẹn luân thường chính là tận lực hành hiếu, đễ, trung, tín, lễ,
nghĩa, liêm, sỉ. Cần phải thực hiện thật sự giữa cha con, anh em, vợ
chồng, bè bạn; nhưng bổn phận làm con còn dễ trọn, dễ biết, chứ bổn
phận làm cha mẹ của người khác thì khó trọn, khó biết!
Rất nhiều kẻ mù quáng quấy rối ngày nay tuy là tội của bọn họ,
nhưng xét đến cội nguồn thì đều vì cha mẹ họ chưa hề đem đạo lý làm
người và sự thật nhân quả bảo ban. Những gì họ được dạy dỗ đều là chú
trọng suy nghĩ mưu mẹo, lường gạt, nên mới đến nỗi xấu hèn như thế!
Do vậy, nói rằng: “Nếu con người khéo dạy dỗ con cái thì gia đạo tự
được hưng vượng, thiên hạ thái bình!”
Khi con cái vừa mới hiểu biết, xin hãy đem ngay những chuyện con
người nên làm và những điều chứng nghiệm thật sự về thiện - ác, nhân -
quả thường nói với chúng thì con cháu nhiều đời về sau đều trở thành
hiền nhân, thiện nhân. Do vậy, đây là nguyên do tại sao bổn phận của
người làm cha mẹ so với bổn phận của kẻ làm con cái khó thể trọn hết
được vậy! (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng, Thư trả lời cư sĩ
Trầm Lai Vân)
* Trong đời có kẻ nữ chẳng hiểu chí lý (lý tột cùng), hoặc chẳng
hiếu đối với cha mẹ chồng, lừa dối, khinh miệt chồng, nuông chiều con
cái mù quáng, ngược đãi tôi tớ, hoặc là mẹ kế ngược đãi con cái đời vợ
trước, chẳng biết hiếu dưỡng cha mẹ chồng, kính trọng chồng, dạy con
cái, rộng rãi với tôi tớ, nuôi dạy, chăm sóc con cái vợ trước, [chẳng biết
những điều ấy] quả thật là đạo thánh hiền trong thế gian, mà cũng là
pháp vun bồi cái gốc trong nhà Phật. Đầy đủ công đức này, do tu tập
Tịnh nghiệp chắc chắn danh dự ngày càng cao, phước tăng, tuổi thọ lâu
dài, lâm chung được Phật tiếp dẫn lên thẳng chín phẩm sen.
Phải biết: Có nhân chắc chắn có quả. Nếu mình đã gieo cái nhân
hiếu kính từ ái, sẽ tự hưởng cái quả hiếu kính từ ái. Vì người chính là vì
mình, hại người còn tệ hơn tự hại mình. Vì thế, phải tận hết chức phận
của chính mình để mong Phật - trời cùng soi xét (Ấn Quang Pháp Sư Văn
Sao Tục Biên, quyển Thượng, Một lá thư gởi khắp)
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên Trang 284
* Trẻ nhỏ từ lúc có sự hiểu biết, liền dạy cho chúng đạo hiếu, đễ,
trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ, và những sự nhân quả ba đời, luân hồi lục
đạo, khiến cho chúng biết tâm của chính chúng nó trong từng hơi thở
đều thông với tâm của trời, đất, quỷ thần, Phật, Bồ Tát. Khởi lên một
niệm bất chánh, làm một chuyện bất chánh đã sớm bị trời, đất, quỷ thần,
Phật, Bồ Tát thấy biết tường tận, như đối trước gương sáng đều hiện ra
hình bóng xấu không thể trốn tránh được, ngõ hầu chúng nó biết kiêng
sợ, gắng làm người lương thiện. Bất luận là ai, dẫu là tôi tớ, trẻ nhỏ,
cũng chẳng được phép đánh chửi. Dạy chúng tôn kính bậc tôn trưởng,
giữ phận người dưới. Phải chú trọng dạy chúng nó kính tiếc giấy có viết
chữ, yêu tiếc ngũ cốc, y phục, đồ đạc, thương tiếc che chở trùng kiến,
cấm ngặt ăn vặt để khỏi bị bệnh. Dạy được như thế thì phần đông chắc
chắn trở thành người hiền thiện. Nếu lúc nhỏ để mặc theo thói quen, điều
gì cũng chẳng giáo huấn, lớn lên, không thành hạng tầm thường cũng
thành phường trộm cướp. Lúc ấy có hối cũng chẳng có ích gì!
Cổ nhân nói: “Giáo phụ sơ lai, giáo nhi anh hài” (Dạy con từ thuở
còn thơ, dạy vợ từ thuở ban sơ mới về), bởi lẽ do huân tập sẽ trở thành
bản tánh nên phải cẩn thận ngay từ đầu. Thiên hạ yên hay loạn đều bắt
nguồn từ đây; chớ nghĩ lão tăng nói chuyện viễn vông, không quan hệ,
khẩn yếu chi! (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng, Một Lá Thư
Gởi Khắp)
* Con gái xuất giá, giảm nhẹ gánh nặng rất nhiều. Xin hãy khuyên
nó nên trọn hết đạo làm vợ, hiếu thảo với bố mẹ chồng, kính trọng
chồng, hòa thuận với chị em dâu, rộng rãi với tôi tớ, vẫn giữ đạo niệm
Phật, chớ lấy chồng rồi bỏ luôn [không niệm Phật]. Lại phải mềm mỏng
khuyên chồng niệm Phật và Quán Thế Âm để làm chỗ nương tựa cho
tương lai. Làm được như thế thì người tôn kính, thần che chở, chẳng gặp
tai chướng, điều phước chuyện lành đều cùng tụ họp. Chẳng những
chính ngươi được vẻ vang mà người ta cũng vì ngươi mà kính trọng lây
cả cha mẹ sanh ra ngươi; cho là nhà ấy có gia giáo, cho nên cô gái ấy từ
nhỏ đã quy y Phật pháp, ăn chay, niệm Phật, nay được tốt lành như thế.
Nào phải chỉ cha mẹ được nở mày nở mặt, mà vị thầy [ngươi] quy y
cũng được vẻ vang! Nếu chẳng hiền hiếu, ắt ngươi bị người ta ghét; đấy
vẫn còn là chuyện nhỏ! Ắt người ta sẽ nói cha mẹ ngươi không có đức
hạnh nên mới sanh ra đứa con gái chẳng hiền chẳng hiếu ấy, ắt cha mẹ
ngươi thường bị người khác nhục mạ, vị thầy ngươi quy y cũng bị người
ta chê trách là chẳng thể giáo hóa ngươi hành hiếu kính.
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên Trang 285
Mong cho bọn họ hiện tại làm con gái hiền, xuất giá làm vợ hiền
của người ta, sau này trở thành hiền mẫu của người khác thì may mắn
nào hơn! Xin hãy sáng suốt suy xét, bảo tường tận cùng cô ta (Ấn Quang
Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng, Thư trả lời cư sĩ Lý Trọng Hòa)
* Không ai chẳng mong sanh ra con cái tốt lành, nhưng mười người
hết tám chín người dạy con cái ngoan thành hư, về sau bại hoại tiếng tăm
gia đình, phá tan tổ nghiệp, trở thành hạng tầm thường, bướng bỉnh, hoặc
thành phường giặc cướp, tệ hại. Chỗ sai lầm căn bản, nói chung là do
chẳng biết cách yêu thương con. Từ nhỏ mặc kệ cho nó quen thói thì lớn
lên chuyện gì nó cũng tự tung tự tác, chẳng nghe răn dạy, đa phần cặp
kè, gần gũi bọn xấu xa, gây hại cho xã hội. Thiên tai nhân họa hiện thời
phần nhiều là do những người chẳng biết cách làm cha mẹ ươm thành!
Nếu như những kẻ không được dạy dỗ đó, từ thuở ban đầu được cha mẹ
hiền khéo dạy thì những kẻ làm hại [cho xã hội] đều là những người tạo
lợi ích [cho nước nhà], những kẻ chỉ vẽ điều ác đều thành những người
khuyến thiện hết, cõi đời chẳng mong thái bình mà tự thái bình. Đấy
chính là đạo căn bản trọng yếu để thất phu, thất phụ dự vào việc bồi đắp
cho cõi đời bình yên vậy.
Lúc ông đề xướng Phật pháp, hãy nên vì hết thảy những người hữu
duyên nói kèm thêm nghĩa này cho tường tận, khiến cho bọn họ ai nấy
đều tự trọn hết đạo làm cha mẹ thì lợi ích lớn lao lắm! Con gái càng
quan hệ lớn hơn nữa, trọn chẳng được nuôi mà không dạy khiến cho hiện
thời nó gây trở ngại cho gia đình nó (“không dạy” là ngược ngạo để cho anh
em, chị em đều chẳng tuân theo quy củ, mặc lòng phóng túng), tương lai quấy rối
nhà chồng. Về sau, dạy hư con cái, khiến cho con cháu nhiễm phải thói
xấu ấy. Nghĩa lý này nhiều người coi thường chẳng xét đến. Muốn gia
đạo tốt lành, con cháu tốt lành, đều phải tìm ở chỗ khéo dạy con cái! (Ấn
Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng, Thư trả lời cư sĩ Ngô Huệ Tế)
* Diệu (妙) nghĩa là hợp lẽ, thích đáng. Nếu sử dụng trí thông minh
vào chuyện vô ích tổn hại thì trở thành trí huệ hèn tệ, chẳng gọi là Diệu
Huệ (妙慧). Nếu áp dụng trí ấy hợp lẽ thì mới gọi là Diệu Huệ. Những
người thông minh hiện thời thường đem trí thông minh của chính mình
sử dụng trong [việc viết ra] những chuyện tiểu thuyết khêu gợi trộm cắp,
dâm dật, vượt lý, khinh miệt luân thường để khoe khoang văn tài, chẳng
biết: Một hơi thở ra không hít vào được, thân sau trải qua bao nhiêu kiếp
chẳng biết có được nghe những danh từ “thiên địa phụ mẫu” nữa hay
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên Trang 286
không? Nếu những kẻ đó không có cái trí huệ hèn tệ ấy, sao lại đến nỗi
khổ sở cùng cực như thế? Vì vậy, hãy nên vun quén sao cho cô ta nhất
cử, nhất động đều hợp với chánh đạo, đối với địa vị mẫu nghi chốn khuê
các hay bậc thầy nêu gương cho nữ giới trong tương lai đều có thể dự
đoán được từ nơi đây. (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển Thượng,
Thư trả lời cư sĩ Vương Thọ Bành -1)
* Cõi đời ít có người lành là do trong gia đình không khéo dạy dỗ,
nhưng trong một gia đình khéo dạy dỗ thì sự dạy dỗ của mẹ quan trọng
nhất. Bởi lẽ, con người lúc bé hằng ngày ở bên mẹ, được hun đúc tánh
tình nhiều nhất từ nơi mẹ! Do vậy, thiên chức của phụ nữ là giúp chồng
dạy con. Nếu không có hiền nữ, làm sao có hiền thê, hiền mẫu cho
được? Vì thế, nói rằng: Khéo dạy cho con cái biết nhân quả ba đời chính
là cái đạo “gốc chánh nguồn trong” để bình trị thiên hạ vậy! (Hoằng Hóa
Nguyệt San số 13 - Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 1, Thư trả lời cư sĩ
Diệp Ngọc Phủ)
* Người niệm Phật nên đi, đứng, nằm, ngồi, tâm thường nghĩ nhớ
[đức Phật]. Lúc bình thời, ở nơi sạch sẽ, hoặc lúc áo mũ chỉnh tề thì
niệm ra tiếng hay niệm thầm đều được. Chỉ lúc ngủ, đại tiểu tiện, trần
truồng tắm gội thì nên niệm thầm, chớ nên niệm ra tiếng. Nếu gặp tai
nạn đao binh, nước, lửa, thì ở bất cứ chỗ nào, trong bất cứ trạng thái nào
đều nên niệm ra tiếng, vì niệm ra tiếng so với niệm thầm càng đắc lực
hơn. Nếu khi nữ nhân sanh con, nên niệm ngay từ lúc chưa sanh và đến
khi lâm bồn, tuy trần truồng chẳng sạch sẽ, vẫn nên niệm ra tiếng. Lúc
ấy [là lúc] có liên quan đến tánh mạng, như té trong lửa nước cầu được
cứu giúp, chẳng thể luận trên dáng vẻ chẳng đoan trang, ô uế, bất tịnh
v.v…
Nữ nhân khó sanh chẳng phải là có oán thù với đứa con sắp sanh
mà chính là oan gia đời trước, gây trở ngại hầu [sản phụ] không sanh
được, khiến cho bị đau khổ. [Sản phụ hãy] niệm Phật và những người
chăm sóc chung quanh đều cùng vì sản phụ ấy niệm Phật thì những kẻ
oan gia kia nghe tiếng niệm Phật sẽ liền tháo lui, chẳng dám cản trở! Do
vậy, càng phải nên dạy con gái niệm Phật từ nhỏ ngõ hầu diệt sẵn cái
nạn này.
Nếu là người lúc bình thường luôn niệm Phật chắc chắn sẽ chẳng
đến nỗi mắc sự nguy nan này. Dẫu là người lúc bình thường chẳng niệm
Phật mà [lúc ấy] có thể chí tâm niệm thì chắc chắn cũng được dễ sanh!
Kẻ ngu chấp lý hẹp hòi, cho là hễ đàn bà trong nhà sanh con thì cả nhà
đều chẳng được cúng Phật, cũng chẳng được niệm Phật; nếu không, sẽ
mắc tội! Đấy là chấp chết cứng vào toa thuốc để trị biến chứng, chỉ biết
lẽ thường, chẳng biết quyền biến, đáng thương vậy thay! (Ấn Quang Pháp
Sư Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng, Thư gởi cư sĩ Tự Giác)
http://hoavouu.com/images/file/owzONmAx0QgQAMoU/an-quang-phap-su-gia-ngon-luc-tuc-bien.pdf
No comments:
Post a Comment