Saturday, March 21, 2015

Nghiệp quả là gì?

(Trích từ cuốn Phật Giáo Nguyên Thủy
và Thuyết Nghiệp Quả
-Cùng tác giả)
 
Nghiệp là gì, quả là gì ?
Khi nguyên hành chuyển, nghiệp thì hiện ra.
Trùng trùng duyên khởi hà sa.
Quả nhân, nhân quả tạo ra ba thời[1].
***
Mười hai khoen móc12 luân hồi.
Hai mươi sức đẩy12, “cái nôi” thân nầy.
Dựng ba nối tiếp12 vần xoay.
Bốn lược trình12 ấy là xây pháp hành.
***
Não phiền, nghiệp, quả, như cành
Của cây chuyển vận12 ba nhành hai căn12.
Hai căn là gốc dục năng,
Và vô minh vốn thường tăng luân hồi.
***
Luân hồi biển khổ ra khơi…!
Ai người tỉnh thức tìm nơi quay về.
Nhận ra say, tỉnh… trong mê.
Hết khen cái mất, hết chê cái còn.
***
Sống trong thực tại vuông tròn.
Như Lai pháp xả, giũa mòn giấc mơ…
***
Thiền tâm vô chấp thành thơ.
Bài thơ chỉ để hiểu nhờ sắc không.
Phong linh [2] vốn ngọn gió lồng.
Tiếng leng keng ấy… chỉ vòng động tâm.

TUỆ LẠC (NGUYẾN ĐIỀU) sinh năm 1941 tại Bình Định, Việt Nam.

[1] “Ba Thời” (quá khứ, hiện tại, vị lai), “Mười Hai Khoen Móc” (hay Thập Nhị Nhân Duyên), “Ba Nối Tiếp”, “Hai Mươi Sức Đẩy”, “Bốn Lược Trình”, “Ba Chuyển Vận” và “Hai Căn Gốc”… dùng trong bài thơ trên nầy, là những danh từ “đặc biệt”. Chúng ám chỉ 7 dạng của THUYẾT NGHIỆP QUẢ, nên trong bài thơ, chúng hơi khó hiểu. Nếu quí vị muốn có lời giảng cặn kẽ, hãy xem qua cuốn “PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY và THUYẾT NGHIỆP QUẢ” của Tuệ Lạc. Thành thật cám ơn.
[2] Phong linh là một loại “chuông” gồm nhiều ống đồng mỏng, treo thành chùm, ống nầy kế ống kia. Khi có luồng gíó thoáng qua, các ống bị đẩy lệch, chạm vào nhau, tạo ra những tiếng leng keng. Người ta gọi ấy là tiếng phong linh (chuông để gió làm ra âm thanh). Tương tự như thế, gió dục vọng thổi qua lục căn con người có thể ví như gió bên ngoài chuyển động, chạm vào phong linh vậy.
Vô thường, chân vọng,
PHÁP XẢ,
ĐỊNH TÂM  QUÁN SÁT
(Cảm hứng khi nghĩ đến Pháp Giới Nhị Biên)
 Hoa không nở,
thì vườn chẳng đẹp…
Gió không lên,
ai ép thông reo ?
Nở rồi, hoa tự mình…“teo”.
Reo rồi, thông rũ,
chẳng đeo… cái “buồn” !
***
Đó chính thị :
thông thường vạn vật.
Đã bắt đầu,
tất phải cáo chung.
Vô tâm” trong cảnh “tương phùng
Có chi mà gọi :
“khổ”… cùng… “phôi pha”… ?!
***
Luật vô thường,
chính là cái giá.
Để muôn loài…
“khai phá” hiện sinh.
Nước kia… có đổi dạng hình,
Thành mây… thì… mới
tưới “xinh” đất trời
***
Kìa đứa bé…
chào đời đỏ lói.
Phải lớn dần…
giữa cõi thế gian.
Biết thương, biết ghét rõ ràng,
Để mong nhận thức :
hợp tan, chính tà.
***
Vô thường ấy…
đích là dịch biến.
Đổi thay hoài…
cho tiến thêm lên.
Sướng gì nguyên trạng buồn tênh…
Nằm ỳ một cảnh,
“Chênh vênh” đọa đày !
       Luật vô thường,
-xưa nay vẫn thế !
Nó “toàn năng”,
-chẳng nể kiêng ai.
Gieo nhân, duyên kết, an bày :
Chu kỳ nghiệp quả,
trả vay… xoay vần.
***
Tâm tịnh xả,
thì thân hành thiện…
Chánh niệm là…
điều khiển” tử sinh.
Tránh xa hai cực vô minh :
Gọi “chân”, gọi “vọng”…
chống kình phân vân.
***
Bỏ “hư vọng”,
tìm “chân” : chọn lựa.
Thích”… để rồi…
chán nữa về sau…
Ghét thương, thằng thúc hai đầu,
Xoay qua, trở lại…,
trước sau cột chùm.
***
Vướng “chân, vọng,
đeo cùm ràng buộc.
Vọng” và “chân,
vốn chước đồng thau.
Cả hai cố chấp như nhau :
Cả hai ô nhiễm,
trọn bầu nhân tâm.
***
      “Chấp” chân ấy,
lạc lầm sâu thẳm.
Chân chấp” là…
căn “ấm”[1]  tái sinh.
Say “chân”, mơ cái “siêu hình”
Nó ngầm trợ uẩn,
để khuynh[2] luyến trần.
***
Trong phàm tuệ,
chân” hằng lừa gạt,
Bịa ra rằng :
“Chân” sát si ma…
Xưng tên là “chánh”, diệt “tà
Mạo danh “nguyên tánh”,
chẳng là, tử, sinh (?!)
***
Luật vô thường :
có hình phải biến !
Biến thành già…
là chuyển hóa thân.
Hóa thân tu bổ “căn nhân”,
Luân lưu tiến mãi…
đến gần “giác thông !
***
“Giác thông” ấy :
giải vòng ô trược,
Chẳng còn trong :
chấp trước nhị biên.
Xóa biên thì hết ranh phiền :
Không chân, không vọng…
“tịnh liên” nở hoài.
**
Theo đạo Phật,
chấp biên[3]thì lạc !
Chớ tưởng rằng :
Đại” khác “tiểu[4] đa.
Càng “to cố chấp càng sa,
Trầm luân càng khó
thấy đà “sắc không.
***
Còn… “tiểu”… chấp :
khó hòng giác ngộ.
Hãy luôn luôn
tìm ngõ tiến lên.
Chặt đi thiên kiến hạnh, tên[5],
Thành vô biên kiến
vượt trên[6] chánh tà.
***
Minh Sát Tuệ…
trên” mà vượt ấy.
Chẳng vướng vào…
trong bẩy “suốt qua”.
“Tròn tu” là giữ tối đa,
Những lời Phật dạy,
không đà dễ duôi.
***
      Hành kinh luật,
nghiệm mùi phạm hạnh.
Chẳng tuyên xưng,
tả cảnh siêu nhiên.
Biết tâm qua pháp tham thiền.
Không qua biện bác,
thâm uyên tuệ phàm.
***
Lấy định lực,
để làm minh sát.
Chẳng cầu nhanh
xóa bậc leo thang.
Định chưa ?-mà bỏ sang hàng,
Niệm theo cảm thọ,
Hành trang có gì ?
***
       Định Minh sát,
là khi hơi thở,
được song hành,
với trí nhớ ta.Niệm thân, từ ấy nhận ra.
Niệm thọ… qua thở,
cũng là thâm sâu.
***
Thức của người
nhập “cầu định tức[7]
Len lõi dần…
tận mức thịt da…
Thấy thân từng mỗi sát na :
Tế bào sinh diệt,
để mà niệm tâm.
***
Thấy thực sự,
chớ lầm “hiểu” thấy…
Thấy trong thân,
lẫn thấy ngoài da
Hết dùng son, phấn, lược, là…
Điểm tô vô ích,
phí đà thời gian.
***
Chứng vô thường,
phá tan si chướng.
Trực nhận ra
“ngã tướng” do đâu :
Truy nhân duyên tới khoen đầu[8].
Không suy, không luận,
hết mâu thuẫn nghì.
***
Ấy niệm Pháp,
khó chi bì kịp.
Hữu hay Vô,
cái “kiếp ngã” nầy.
Thành, tan, biến, hiện… vần xoay,
Bọt sương, đụn cát,
phô bày gió đông.
***
     Thân chứa đựng :
những dòng máu, thịt,
Bọc bằng da,
xương khít màng gân.
Luôn luôn xung khắc bụi trần.
Một vi trùng đủ…
phá thân tanh bành.
***
Luật vô thường
tháo banh ngã tướng.
Chẳng có gì,
sao vướng hợp tan ?
Để cho khổ não lan tràn,
Tham sinh, úy tử,
miên man luân hồi !
***
Hãy quay lại,
tuyệt vời pháp xả.
Của Phật Đà,
đã bá cáo ra :
Rằng “Ta” nếu thật thương “Ta”.
Mau mau phá chấp,
hủy “nhà” nhị biên !
 
                               T.L. - Pháp Quốc 16/01/2007


[1] Ấm cũng còn gọi là Uẩn” (toàn bộ ngầm chứa ham muốn, tạo ra luân hồi), tiếng Phạn gọi là Khandha.
[2] Khuynh là khuynh đảo.
[3] Hai biên ám chi Phật Giáo Nguyên Thủy bị chia làm 2 phái “Đại thừa” và “Tiểu thừa”. Mỗi bên tự cho mình là “nhất”, rồi bảo thủ, bênh vực danh xưng, nhiều khi tranh giành ảnh hưởng (quyền lợi) nói xấu lẫn nhau.
[4] Khác với ý nghĩa mập mờ, cho rằng “đại thừa”, thượng trí  “xe lớn chở nhiều”, “tiểu thừa”, hạ trí, “xe nhỏ chở ít”.
[5] Hạnh, tên : phân biệt “hạnh tu” cao thấp, hay tên gọi “chánh truyền” tốt hơn “lai căn”.
[6] Vượt “trên chánh tà : Khả năng nhìn vượt trên biên kiến, không ở trong khung, không bị nội tâm và ngoại cảnh chi phối, tiếng Phạn gọi là Vipassanā (Minh sát). Minh sát còn có nghĩa là “nhìn thấu qua”.
[7] Định tức là định trong hơi thở : Điều tức Định tâm.
[8] Khoen ám chỉ “khoen mở đầu” 12 nhân duyên.
http://tuelac.net/index.php?option=com_content&view=article&id=57:vo-thng-chan-vng&catid=13:nhng-y-thin-hoa-thanh-th&Itemid=5
Soạn giả và tác giả TUỆ LẠC (Nguyễn Điều) sinh năm 1941 tại Bình Định, Việt Nam.
Ông đã có nhiều năm tòng học môn cổ ngữ Pàlì và Sanskrit cùng Triết Học Phật Giáo tại Đại Học Viện Nalanda (Magadh Universisy).
Trước năm 1973 ông là cựu sinh viên nội trú ngành Archaeology (Khảo Cổ Học) tại Patna University, tiểu bang Bihar, Ấn Độ.
Ông học chữ Pàlì và Phật Pháp từ 15 tuổi tại 2 Phật Học Viện
PHỔ MINH và PHÁP QUANG, trước khi du học.
Những sách đã được ông thực hiện gồm : 
1 - Cuộc đời đức Xá-Lợi-Phất (dịch).
2 - Lịch sử đức Mục-Kiền-Liên (dịch).
3 - Cuộc đời Thánh tăng A-Nan-Ðà (dịch).
4 - Lịch sử ngài A-Nậu-Lâu-Ðà (hay A-Na-Luật) (dịch).
5 - Gương lành thánh Ðại-Ca-Diếp (dịch).
6 - Sự tích Tu-Ðà Cấp-Cô-Ðộc (Anàthapindika) (dịch)
7 - Sự tích “Visàkhà” (Đại tín nữ thời Phật) (dịch).
8 - Kinh Giải Bệnh (Girimànandàsutra) (dịch).
9 - Hướng Thiện Và Hành Trang (tiểu luận).
10 - Nói Chuyện Thiền (truyện chủ đề Phật giáo, sáng tác)
11 - Triết Học Luân Lý trong Phật Giáo (soạn).
12 - Phật Giáo Nói Gì Sau Khi Chết (dịch).
13 - Khoa Học và Sự Tái Sinh Theo Nhà Phật (soạn)
14 - Phật Giáo Nguyên Thủy và Thuyết Nghiệp Quả (soạn).
15 - Những ý thiền hóa thành thơ (sáng tác, có phổ nhạc).
16 - Góp nhặt pháp thoại (biên soạn).
17 - Thất Bồ đề phần (biên soạn).

Trao đổi Phật Học, xin liên lạc về : M .Nguyễn G. (Apt..332)
18 F rue G. Monmousseau  94200 Ivry Sur Seine, France. Tél: (+33) 01.46.58.97.79
Mise à jour le Mardi, 28 Juin 2011 13:12

No comments:

Post a Comment